Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 6 - Năm 2022

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 6 - Năm 2022

Tiết 2: TOÁN

Tiết 26: LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù

- Đọc được một số thông tin trên biểu đồ

2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: giao tiếp trong tiết học.

3. Phẩm chất

- Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG

1. Giáo viên: SGK, phiếu học tập,

2. Học sinh: SGK, vở học.

 

docx 32 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 136Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 6 - Năm 2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 10 tháng 10 năm 2022
TUẦN 6
Tiết 1:	HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Tiết 6: CHÀO CỞ
DẠY AN TOÀN GIAO THÔNG
BÀI 5: AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUY
Tiết 2:	TOÁN
Tiết 26: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù 
- Đọc được một số thông tin trên biểu đồ
2. Năng lực chung 
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: giao tiếp trong tiết học.
3. Phẩm chất 
- Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG 
1. Giáo viên: SGK, phiếu học tập,
2. Học sinh: SGK, vở học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
2. Luyện tập
Bài 1: Dựa vào biểu đồ trả lời câu hỏi:
? Đây là biểu đồ biểu diễn gì?
- KL cách làm đúng.
Bài 2. Biểu đồ nói về ngày mưa trong ba tháng của năm 2004
+ Biểu đồ biểu diễn gì ?
+ Các tháng được biểu diễn là những tháng nào?
- GV hướng dẫn HS nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét giờ học
+ 2 HS đọc - lớp đọc thầm.
- Biểu diễn số mét vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9.
a, Sai b, Đúng
c, Đúng d, Đúng
e, Sai
+ HS quan sát kĩ biểu đồ SGK .
- Biểu diễn số ngày có mưa trong 3 tháng của năm 2004
- Là các tháng: 7, 8, 9.
+ 1 HS lên bảng chữa
a, Tháng 7 có 18 ngày có mưa.
b, Tháng 8 có 15 ngày có mưa.
 Tháng 9 có 3 ngày có mưa.
Số ngày có mưa tháng 8 nhiều hơn tháng 9 là :
15 – 3 = 12 (ngày)
c. Số ngày mưa TB mỗi tháng là :
(18 + 15 + 3) : 3 = 12 (ngày)
- Ghi nhớ KT của bài
- Tìm hiểu về các loại biểu đồ khác.
Tiết 3:	TẬP ĐỌC
Tiết 11: NỖI DẰN VẶT CỦA AN – ĐRÂY - CA 
I . YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù 
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện
- Hiểu nội dung bài: Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. (trả lời được các CH trong SGK)
- Đọc diễn cảm trôi chảy lưu loát
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Yêu nước: Biết ca ngợi, học tập những người trung thực, dũng cảm.
- Chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG
1. Giáo viên: Tranh bài học, bảng phụ.
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Gọi 2 HS đọc bài “ Gà Trống và Cáo” và nêu ND của bài .
- Nhận xét
2. Khám phá
* Luyện đọc
- Gọi học sinh đọc toàn bài
- Bài có mấy đoạn
- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp đoạn, luyện đọc từ khó, giải nghĩa từ.
- GV HD ngắt nghỉ câu dài
- Giáo viên đọc toàn bài
* Tìm hiểu bài
- Khi câu chuyện xảy ra: An - đrây - ca mấy tuổi? Hoàn cảnh gia đình em lúc ấy như thế nào?
- Khi mẹ bảo An - đrây - ca đi mua thuốc cho ông thái độ của cậu lúc đó như thế nào?
- An - đrây - ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
- Chuyện gì đã xảy ra khi An-đrây-ca mua thuốc về nhà?
- Thái độ của An-đrây-ca lúc đó như thế nào?
- An -đrây -ca tự dằn vặt mình ntn?
- Câu chuyện cho thấy An - đrây - ca là một cậu bé ntn?
* Đọc diễn cảm
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn
+ Yêu cầu HS tìm nội dung chính của bài.
- Nhận xét, bổ sung
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc bài .
- Học sinh đọc toàn bài
- Có hai đoạn
Đoạn 1: Từ đầu.. về nhà.
Đoạn 2: Còn lại.
+ Lần 1: đọc + luyện đọc từ khó
+ Lần 2: đọc + giải nghĩa từ khó
+ Lần 3: so sánh giữa các lần đọc
- An - đrây - ca lúc đó 9 tuổi. Em sống với mẹ và ông đang bị ốm rất nặng.
- An - đrây - ca nhanh nhẹn đi ngay.
- An - đrây - ca chơi đá bóng với các bạn, mải chơi quên lời mẹ dặn .Mãi sau mới nhớ ra, cậu vội chạy đi mua thuốc rồi mang về nhà
- An - đrây - ca hoảng hốt khi thấy mẹ khóc nấc lên. Ông đã qua đời.
- Cậu ân hận vì mình mải chơi, mang thuốc về nhà chậm mà ông mất. Cậu oà khóc dằn vặt kể cho mẹ nghe.
- An - đrây - ca oà khóc khi biết ông qua đời , cậu cho rằng đó là lỗi của mình.
- Cậu là người rất trung thực,cậu đã nhận lỗi với mẹvà nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình .
+ HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
+ HS tham gia thi đọc.
- Nội dung: Cậu bé An - đrây - ca là người rất yêu thương ông,có ý thức trách nhiệm với người thân .cậu rất trung thực và nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình.
Tiết 4:	LỊCH SỬ
Tiết 6: KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (NĂM 40)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Năng lực:
- NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
2. Phẩm chất:
- Giáo dục HS lòng tự hào dân tộc, căm thù giặc ngoại xâm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - GV: Lược đồ khởi nghĩa hai Bà Trưng, phiếu học tập của HS. 
 - HS: SGK, vở ghi, bút,..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động: 
+ Các triều đại phong kiến phương Bắc đã làm gì khi đô hộ nước ta?
+ Nhân dân ta đã phản ứng như thế nào?
-GV nhận xét, khen/động viên, dẫn vào bài mới
2. Hoạt động 2: Khám phá
2.1. Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa: - GV yêu cầu HS đọc SGK từ “Đầu thế kỉ thứ Itrả thù nhà”. 
- GV giải thích 
+ Giao Chỉ: thời nhà Hán đô hộ nước ta, vùng đất Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chúng đặt là quận Giao Chỉ. 
+ Thái thú: là 1 chức quan cai trị 1 quận thời nhà Hán đô hộ nước ta. 
- GV đưa vấn đề sau để HS thảo luận: Khi tìm nguyên nhân của cuộc KN Hai Bà Trưng, có 2 ý kiến: 
+ Do nhân dân ta căm thù quân xâm lược, đặt biệt là Thái Thú Tô Định. 
+ Do Thi Sách, chồng của Bà Trưng Trắc bị Tô Định giết hại. 
 Theo em ý kiến nào đúng? Tại sao?
* Kết luận: sau khi các nhóm báo cáo kết quả làm việc: việc Thi Sách bị giết hại chỉ là cái cớ để cuộc kn nổ ra, nguyên nhân sâu xa là do lòng yêu nước, căm thù giặc của hai Bà. 
2.2. Diễn biến:	
- GV treo lược đồ lên bảng và giải thích cho HS cuộc kn Hai Bà Trưng diễn ra trên phạm vi rất rộng nhưng trong lược đồ chỉ phản ánh khu vực chính nổ ra cuộc kn. 
- GV nhận xét tóm tắt lại diễn biến
2.3.Kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa:
- GV yêu cầu HS cả lớp đọc SGK, hỏi:
+ Khởi nghĩa hai Bà Trưng đã đạt kết quả như thế nào?
+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa gì 
+ Sự thắng lợi của khởi nghĩa Hai Bà Trưng nói lên điều gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta?
*Kết luận: Sau hơn 200 năm bị PK nước ngoài đô hộ, lần đầu tiên nhân dân ta giành được độc lập. Sự kiện đó chứng tỏ nhân dân ta vẫn duy trì và phát huy được truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm. 
3. Hoạt động 3: Vận dụng.
- GV tổng kết và GD như lòng tự hào dân tộc, căm thù giặc ngoại xâm.
- Sưu tầm tranh, ảnh, truyện kể, thơ, văn về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
+ Chúng bắt dân ta lên rừng săn voi, xuống biển mò ngọc trai, .. 
+ Không chịu sự áp bức bóc lột của chúng, nhân dân ta liên tục nổi day, đánh đuổi quân đô hộ
- 1 HS đọc
- HS các nhóm thảo luận và nêu ý kiến của nhóm mình.
- HS dựa vào lược đồ và nội dung của bài để trình bày lại diễn biến chính của cuộc kn trong nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp
- Mùa xuân năm 40 từ cửa sông Hát Môn tỉnh Hà Tây ngày nay.
- Đoàn quân tiến lên Mê Linh và nhanh chóng làm chủ Mê Linh ® tiến xuống đánh chiếm Cổ Loa ® tấn công Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh) trung tâm của chính quyền đô hộ. Quân Hán thua trận bỏ chạy toán loạn.
- Đọc thầm SGK
+ Trong vòng không đầy một tháng cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi
+ Sau hơn 2 thế kỉ bị phong kiến nước ngoài đô hộ đã giành được độc lập. 
+ Nhân dân ta rất yêu nước và truyền thống bất khuất chống ngoại xâm. 
Tiết 5:	ĐỊA LÍ
Tiết 6: TÂY NGUYÊN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất
- Biết trân quý người dân trên mọi miền Tổ quốc
2. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: +Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
 +Tranh, ảnh và tư liệu về các cao nguyên ở Tây Nguyên. 
- HS: Vở, sách GK,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động:
+ Hãy mô tả vùng trung du Bắc Bộ. 
+ Trung du Bắc Bộ thích hợp trồng những loại cây nào?
- Nhận xét, khen/ động viên.
- GV chốt ý và giới thiệu bài
- TBHT điều hành lớp trả lời và nhận xét:
+ Là một vùng đồi núi với các đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp. 
+ Cây ăn quả: cam, chanh, dứa, vải; cây CN: cọ, chè
2. Bài mới: 
HĐ 1: Tây Nguyên –xứ sở của các cao nguyên xếp tầng: 
a. Xác định vị trí và đặc điểm chung của các cao nguyên
- GV chỉ vị trí của khu vực Tây Nguyên trên bản đồ địa lí TN Việt Nam
- GV yêu cầu HS dựa vào kí hiệu chỉ vị trí của các cao nguyên trên lược đồ hình 1 trong SGK. 
- GV gọi HS lên bảng chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường và đọc tên các cao nguyên theo thứ tự từ Bắc xuống Nam. 
- Dựa vào bảng số liệu ở mục 1 trong SGK, xếp thứ tự các cao nguyên theo độ cao từ thấp tới cao? 
+ Em có nhận xét gì về các cao nguyên ở Tây Nguyên?
- GV kết luận về các cao nguyên
b. Tìm hiểu đặc điểm riêng của từng cao nguyên
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tranh, ảnh và tư liệu về một cao nguyên. 
+ Nhóm 1: cao nguyên Đắc Lắc. 
+ Nhóm 2: cao nguyên Kon Tum. 
+ Nhóm 3: cao nguyên Di Linh. 
+ Nhóm 4: cao nguyên Lâm Viên. 
- GV cho HS các nhóm thảo luận theo gợi ý sau: Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của cao nguyên (mà nhóm được phân công tìm hiểu). 
- GV cho HS đại diện các nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm mình kết hợp với tranh, ảnh. 
- GV sửa chữa, bổ sung giúp từng nhóm hoàn thiện phần trình bày. 
HĐ3: Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô: 
- YC HS dựa vào mục 2 và bảng số liệu trong SGK, trả lời các câu hỏi sau: 
+ Ở Buôn Ma Thuột mùa mưa vào những tháng nào? Mùa khô vào những tháng nào?
+ Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Là những mùa nào?
+ Mô tả mùa mưa và mùa khô ở TN?
- GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời và kết luận 
3. Hoạt động vận dụng
- TKNL, BVMT: Tây Nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông, các con sông chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau nên lòng sông lắm thác ghềnh. Bởi vậy, Tây Nguyên có tiềm năng thuỷ điện to lớn. Sử dụng năng lượng  ... ỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 12: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC - TỰ TRỌNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù 
- Biết thêm được nghĩa của một số từ ngữ về chủ điểm Trung thực - Tự trọng (BT1, BT2).
- Bước đầu biết sắp xếp các từ hán việt có tiếng trung theo hai nhóm nghĩa (BT3) và đặt câu được với một số từ trong nhóm (BT4).
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tự trả lời được các câu hỏi.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết đề xuất các cách làm bài tập khác nhau.
- Năng lực ngôn ngữ: Có thái độ tích cực nghe giảng và trả lời câu hỏi.
3. Phẩm chất.
- Chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ 
- HS: Vở BT, bút, ..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
+ Thế nào là DT chung, DT riêng.
+ Lấy VD về DT chung, DT riêng
- Nhận xét, khen/ động viên.
- Dẫn vào bài mới
2. Khám phá
Bài tập 1: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào ô trống.
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2: Chọn từ ứng với mỗi nghĩa sau
- Một lòng một dạ gắn bó với lý tưởng tổ chức hay với người nào đó là:
- Trước sau như một không gì lay chuyển nổi là:
- Một lòng một dạ vì việc nghĩa là.
- Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một là:
- Ngay thẳng, thật thà là:
- Gv nxét
Bài tập 3: Xếp các từ trong ngoặc đơn thành hai nhóm
- Y/c các nhóm làm bài.
- Nhận xét
Bài tập 4: Đặt câu với một từ đã cho
- HS tiếp nối đặt câu của mình. 
- GV nxét, tuyên dương những câu hay.
3. Củng cố - dặn dò
- Ghi nhớ các từ ngữ thuộc chủ điểm
- VN đặt 1 câu với từ ngữ về trung thực - tự trọng.
- Nhận xét giờ học.
- HS trả lời
- 2 HS lên bảng viết danh từ.
- HS đọc yêu cầu 
- Lời giải đúng: tự trọng, tự kiêu, tự ti, tự tin, tự ái, tự hào.
- 1 hs đọc, cả lớp theo dõi.
- Trung thành.
- Trung kiên
- Trung nghĩa
- Trung hậu.
- Trung thực.
- 1 hs đọc y/c.
- Hoạt động trong nhóm.
- Các nhóm lên trình bày.
+ Trung thu, trung bình, trung tâm.
+ Trung thành, trung kiên, trung thực, trung hậu, trung kiên.
- Hs suy nghĩ, đặt câu.
+ Bạn Tuấn là học sinh trung bình của lớp.
+ Thiếu nhi ai cũng thích tết trung thu.
Tiết 3: KHOA HỌC
Tiết 12: PHÒNG MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù 
- Biết một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng gây nên và cách phòng tránh một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng 
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- NL khoa học: Biết quan sát, khám phá để giải quyết các câu hỏi đặt ra. 
3. Phẩm chất.
- Chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Các hình minh hoạ ở trang 18, 19 / SGK 
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt đông của của học sinh
1. Khởi động 
+ Hãy nêu các cách để bảo quản thức ăn?
+ Theo em, tại sao những cách bảo quan thức ăn (Ướp lạnh, muối, nướng, phơi khô, ) lại giữ thức ăn được lâu hơn?
- GV nhận xét, khen/ động viên.
+Ướp lạnh, muối, nướng, phơi khô,  
+ Vì những cách này làm ngưng lại hoạt động của các loại vi khuẩn
2. Khám phá
HĐ1: Nhận dạng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng. Nguyên nhân gây bệnh
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 26 / SGK và tranh ảnh do mình sưu tầm được, sau đó trả lời các câu hỏi: 
+ Người trong hình bị bệnh gì? Những dấu hiệu nào cho em biết bệnh mà người đó mắc phải?
+ Nêu nguyên nhân dẫn đến các bệnh trên?
*GVKL: 
HĐ2: Cách phòng bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng: 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: 
+ Ngoài các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, bướu cổ em còn biết những bệnh nào do thiếu dinh dưỡng?
+ Nêu cách phát hiện và cách đề phòng?
- GV nhận xét, kết luận. 
3. Vận dụng
- HS quan sát. Thảo luận theo nhóm 2. 
- Báo cáo kết quả:
+ Hình 1: Bị suy dinh dưỡng. Cơ thể em bé rất gầy, chân tay rất nhỏ. 
+ Hình 2: Bị bệnh bướu cổ, cổ bị lồi to. 
+ Do không được ăn đầy đủ lượng và chất. 
- HS quan sát và lắng nghe. 
- Nhóm 4 thảo luận- Chia sẻ trước lớp
+ Các bệnh như: quáng gà, khô mắt, bệnh phù, chảy máu chân răng. 
+ Cách phát hiện: Mắt kém, chân tay phù, chân răng dễ bị chảy máu. 
+ Cách phòng: cần ăn đủ lượng, đủ chất dinh dưỡng, đối với trẻ cần theo dõi cân nặng thường xuyên, 
- Ghi nhớ một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng và cách phòng bệnh thiếu dinh dưỡng
- Sưu tầm tranh ảnh về bệnh do thiếu dinh dưỡng.
Tiết 4:	TẬP LÀM VĂN
Tiết 12: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù 
- Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu và lời dẫn giải dưới tranh để kể lại được cốt truyện (BT1)
- Biết phát triển ý nêu dưới 2, 3 tranh để tạo thành 2, 3 đoạn văn kể chuyện (BT2)
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe và trả lời các câu hỏi.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia thảo luận trong nhóm.
- Năng lực văn học: Biết xác định các sự việc trong truyện.
3. Phẩm chất.
- Nhân ái: Biết ca ngợi những người thẳng thắn, chính trực
- Chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: bảng phụ
 - HS: Vở BT, SGK
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Khởi động
2. Khám phá
Bài tập 1: Dựa vào tranh và kể lời kể dưới tranh kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu
- GV đặt câu hỏi gợi ý để HS nắm được cốt truyện:
+Truyện có những nhân vật nào?
+ Câu chuyện kể lại chuyện gì?
+ Truỵên có ý nghĩa gì?
*GV: Câu chuyện kể lại việc chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu.
- Gọi HS đọc lời gợi ý dưới mỗi bức tranh. 
- Yêu cầu HS dựa vào tranh minh họa, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu. 
- GV chữa cho từng HS, nhắc HS nói ngắn gọn, đủ nội dung chính. 
- Nhận xét, khen những HS nhớ cốt truyện và lời kể có sáng tạo. 
Bài tập 2. Phát triển ý nêu dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện
- Gv nhận xét – Tuyên dương
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dũ HS
- Hát kết hợp vận động tại chỗ
- 2 HS Đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài, quan sát tranh
- Lớp thảo luận nhóm 2 và báo cáo:
+Truyện có hai nhân vật: chàng tiều phu và cụ già (tiên ông).
+ Câu chuyện kể lại việc chàng trai nghèo đi đốn củi và được ông tiên thử thách tính thật thà, trung thực qua việc mất rìu. 
+Truyện khuyên chúng ta hãy trung thực, thật thà trong cuộc sống sẽ được hưởng hạnh phúc.
- HS đọc tiếp nối lời gợi ý dưới tranh – Tập kể trong nhóm 4
Ví dụ về lời kể: 
 Ngày xưa có một chàng tiều phu sống bằng nghề chặt củi. Cả gia tài của anh chỉ là một chiếc rìu sắt. Một hôm, chàng đang đốn củi thì lưỡi rìu bị văng xuống sông. Chàng đang không biết làm cách nào để vớt lên thì một cụ già hiện lên hứa giúp chàng. Lần thứ nhất, cụ vớt lên bằng một lưỡi rìu bằng vàng, nhưng chàng bảo không phải của mình. Lần thứ hai, cụ vớt lên bằng một lưỡi rìu bằng bạc, nhưng chàng không nhận là của mình. Lần thứ ba, cụ vớt lên bằng một lưỡi rìu bằng sắt, anh sung sướng nhận ra lưỡi rìu của mình và cám ơn cụ. Cụ già khen chành trai thât thà và tặng chàng cả ba lưỡi rìu. 
- Học sinh viết đoạn văn.
+ Đoạn 1: Có một chàng tiều phu nghèo, gia sản chỉ có một lưỡi rìu bằng sắt. Chàng vào rừng đốn củi. Vừa chặt được mấy nhát thì lưỡi rìu gẫy cán, văng xuống sông. Chàng tiều phu buồn rầu, than : “ Ta chỉ có lưỡi rìu này để kiếm sống, nay rìu mất thì biết sống sao
+ Đoạn 2:
Bỗng có một cụ giá râu tóc bạc phơ, khuôn mặt hiền hậu xuất hiện. Ông nói: - Con đừng buồn ta sẽ giúp con tìm lại lưỡi rìu đó. Chàng trai chắp tay cảm ơn
- Các đoạn còn lại tương tự
Tiết 5: SINH HOẠT LỚP
Tiết 6: DẠY THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG
BÀI 3: LẮNG NGHE VÀ CHIA SẺ (TT)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần.
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. 
- Biết được phương hướng tuần tới.
- GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. 
- Thực hiện an toàn giao thông khi đi ra đường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Chủ tịch Hội đồng tự quản và các Trưởng ban ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ND báo cáo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Lớp hát tập thể: 
- Bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết
2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:
- 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.
- Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.
- Chủ tịch HĐTQ lên nhận xét chung các ban.
- GV nhận xét chung:
 + Nề nếp:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 + Học tập: 	
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Phương hướng tuần sau: 
- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Lớp văn nghệ - múa hát tập thể.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_6_nam_2022.docx