Giáo án giảng dạy các môn lớp 4 - Tuần 5

Giáo án giảng dạy các môn lớp 4 - Tuần 5

I/ Mục tiêu:

- Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận.

- Chuyển đổi được các đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây.

- Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỷ nào.

II/ Các hoạt động dạy-học:

 

doc 19 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 939Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy các môn lớp 4 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN
Ngày dạy: / / 20
Tiết 21: LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: 
- Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận.
- Chuyển đổi được các đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây.
- Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỷ nào.
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KTBC: Gọi hs lên bảng điền số thích hợp vào chỗ chấm.
Sự kiện lịch sử
Năm-thế kỉ
Tính đến nay được ....
- Lê Lợi đánh tan quân Minh
1448 - ..........
 ......................
- Quang Trung đại thắng quân Thanh
1789 - ...........
 .....................
- Chiến thắng Điện Biên Phủ 
1954 - ..........
 .....................
Nhận xét, cho điểm
2. Dạy-học bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Tiết học toán hôm nay các em sẽ củng cố các kiến thức đã học về các đơn vị đo thời gian.
b/ HD luyện tập:
Bài 1: Gọi hs đọc y/c
- Y/c hs tự làm bài
- Gọi hs nêu lại
Bài 2: Gọi hs đọc y/c
- Y/c hs tự làm bài 
- Y/c hs đổi vở để kiểm tra bài lẫn nhau 
Bài 3: Gọi hs đọc y/c
- Hỏi lần lượt, hs trả lời 
-Chọn câu trả lời đúng nhất.
3/ Củng cố, dặn dò: Bạn nào có thể đếm trên hai bàn tay để tính số ngày của tháng 3, tháng 11.
- Về nhà tập xem đồng hồ để đọc giờ nhanh
- Bài sau: Tìm số trung bình cộng.
Nhận xét tiết học.
- HS lên bảng thực hiện
- Lắng nghe
- 2 hs đọc đề bài
- Hs làm bài
+ Tháng có 30 ngày là 4,6,9,11
+ Tháng có 31 ngày là: 1,3,5,7,8,10,12.
+ Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày
b) Năm nhuận có 366 ngày, năm không nhuận có 365 ngày
- 1 hs đọc y/c
- HS làm bài
3 ngày = 72 giờ 1/3 ngày = 8 giớ
4 giờ = 240 phút 1/4 giờ = 15 phút
8 phút = 480 giây 1/2 giờ = 30 giây
3 giờ 10 phút = 190 phút
2 phút 5 giây = 125 giây
4 phút 20 giây = 260 giây
- HS đổi vở ktra bài.
- 2 hs đọc y/c
a) Quang Trang đại phá quân thành vào năm 1789. Năm đó thuộc thế kỉ XVIII
b) Nguyễn Trãi sinh vào năm :
 1980 - 600 = 1380 
 Năm đó thuộc thế kỉ XIV
HS khác nhận xét sau câu trả lời của bạn
- 1 hs lên bảng thực hiện.
TẬP ĐỌC
Ngày dạy: / / 20
Tiết 9: NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I/ Mục đích, yêu cầu:
Đọc rành mạch, trôi chảy, biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện.
Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực,dũng cảm, dám nói lên sự thật.
HS khá giỏi trả lời được CH4 (SGK)
II/ Đồ dùng dạy-học:
 Tranh minh họa SGK
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KTBC: Tre Việt Nam
- Gọi 2 hs đọc thuộc lòng và nêu nội dung bài.
Nhận xét, cho điểm
2/ Dạy-học bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Treo tranh minh họa và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? cảnh này em thường gặp ở đâu?
- Từ bao đời nay những câu chuyện cổ luôn là những bài học ông cha ta luôn răn dạy con cháu. Qua câu chuyện Những hạt thóc giống ông cha ta muốn nói gì với chúng ta? Các em cùng tìm hiểu nhé.
b/ HD luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc: 
- Y/c 1HS đọc toàn bài
- Chia đoạn
- SGK/ 46. Y/c hs nối tiếp nhau đọc 4 đoạn
 của bài.
- GV sửa lỗi phát âm cho hs: truyền ngôi, sững sờ, Chôm
- Gọi 4 hs đọc 4 đoạn trước lớp + Giảng nghĩa từ
- Y/c hs luyện đọc trong nhóm 4
- Gọi 1 em đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm
*. Tìm hiểu bài:
- Y/c hs đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi:
+ Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
- Gọi hs đọc đoạn 1
+ Nhà vua làm cách nào để tìm được người trung thực?
+ Theo em hạt thóc có nảy mầm được không?
- Thóc luộc kĩ không thể nảy mầm được. Vậy mà vua lại giao hẹn, nếu không có thóc sẽ bị trừng trị. Theo em, nhà vua có mưu kế gì trong việc này?
- Câu chuyện sẽ tiếp diễn ra sao? 1 em hãy đọc đoạn 2
+ Theo lệnh vua, chú bé Chôm đã làm gì?
+ Đến kì nộp thóc cho vua. Chuyện gì sẽ xảy ra?
+ hành động của cậu bé Chôm có gì khác mọi người?
- Y/c hs đọc thầm đoạn 3 và trả lời:
+ Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe Chôm nói?
- Câu chuyện kết thúc như thế nào? Các em hãy đọc đoạn cuối - gọi 1 hs đọc đoạn cuối.
+ Nhà vua đã nói như thế nào?
+ Vua khen cậu bé Chôm như thế nào?
+ Cậu bé Chôm được hưởng những gì do tính thật thà, dũng cảm của mình?
+ Theo em vì sao người trung thực là người đáng quí? (Dành cho HS khá, giỏi)
- Y/c hs đọc thầm cả bài
c. Đọc diễn cảm:
- Gọi 4 hs đọc nối 4 đoạn của bài, cả lớp theo dõi tìm ra giọng đọc thích hợp.
- Giới thiệu đoạn văn luyện đọc
- GV đọc mẫu
- HS luyện đọc trong nhóm theo vai
- Thi đọc trước lớp
- Tuyên dương nhóm đọc hay.
3/ Củng cố, dặn dò:
+ Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?
+ Câu chuyện này muốn nói với chúng ta điều gì?
- Về nhà đọc lại bài nhiều lần, cần luyện đọc diễn cảm
- Bài sau: Gà Trống và Cáo
Nhận xét tiết học.
- 2 hs đọc thuộc lòng và nêu nội dung: Bài thơ ca ngợi cây tre, tượng trưng cho con người VN có những phẩm chất tốt đẹp: ngay thẳng, trung thực, đoàn kết, giàu tình yêu thương lẫn nhau.
- Bức tranh vẽ cảnh 1 ông vua già đang dắt tay một cậu bé trước dân chúng chở hàng hóa. Cảnh này em thường thấy ở những câu chuyện cổ.
- Lắng nghe
- 1HS đọc 
- HS theo dõi
- 4 hs nối tiếp nhau đọc
+ Đoạn 1: Ngày xưa... đến bị trừng phạt
+ Đoạn 2: Tiếp theo ... nảy mầm được
+ Đoạn 3: Tiếp theo ... đến của ta
+ Đoạn 4: Phần còn lại.
- HS luyện phát âm
- 4 hs đọc lượt 2 
- Giải nghĩa các từ: bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh.
- HS đọc trong nhóm 4
- 1 hs đọc cả bài
- Lắng nghe
+ Vua muốn chọn một người trung thực để truyền ngôi
- 1 hs đọc đoạn 1
+ Vua phát cho mỗi người dân một thúng thóc đã luộc kĩ mang về gieo trồng và hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc sẽ bị trừng phạt.
+ Không thể nảy mầm được
- Nhà vua chọn người trung thực để lên ngôi
- 1 hs đọc đoạn 2
+ Chôm gieo trồng, em dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm.
+ Mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp, Chôm không có thóc, em lo lắng, thành thật quỳ tâu. Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được.
+ Chôm dũng cảm dám nói sự thật, không sợ bị trừng phạt
- HS đọc thầm đoạn 3
+ Sững sờ, ngạc nhiện vì lời thú tội của Chôm. Mọi người lo lắng vì có lẽ Chôm sẽ bị trừng phạt
- 1 hs đọc đoạn cuối.
- Vua nói: Thóc giống đã luộc thì làm sao còn mọc được. Mọi người có thóc nộp thì không phải là hạt giống vua ban.
+ Vua khen Chôm trung thực, dũng cảm
+ Cậu được vua truyền ngôi báu và trở thành ông vua hiền minh.
+ Vì ngưới trung thực bao giờ cũng nói thật, không vì ích lợi của mình mà nói dối, làm hỏng việc chung
+ Vì trung thực bao giờ cũng muốn nghe sự thật, nhờ đó làm được nhiều điều có ích cho mọi người
+ Vì trung thực luôn bảo vệ sự thật, bảo vệ người tốt...
- 4 hs đọc 4 đoạn
- Tìm ra giọng đọc: Đọc toàn bài giọng chậm rãi. Lời Chôm tâu vua ngây thơ, lo lắng, lời nhà vua khi ôn tồn, khi dõng dạc
- HS quan sát
- lắng nghe
- luyện đọc trong nhóm
- Từng nhóm thi đọc.
- Nhận xét cách đọc của nhóm bạn
- Ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm nói lên sự thật và cậu được hưởng hạnh phúc.
- Cần trung thực, không nên nói sai sự thật
- Lắng nghe, ghi nhớ
TOÁN
Ngày dạy: / / 20
Tiết 22: TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
I/ Mục tiêu: 
Bước đầu hiểu biết về số trung bình cộng của nhiều số.
Biết tìm số trung bình cộng của 2, 3, 4 số.
II/ Đồ dùng dạy-học:
 Sử dụng hình vẽ SGK
III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, các em sẽ được làm quen với 1 dạng toán điển hình đầu tiên đó là tìm số trung bình cộng của nhiều số.
2/ Bài mới:
a. Giới thiệu số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng
* Bài toán 1: Gọi hs đọc đề toán
- GV tóm tắt bài toán
- Tất cả có bao nhiêu lít dầu? 
- Nếu rót đều số dầu ấy vào 2 can thì mỗi can có bao nhiêu lít?
- Gọi 1 hs lên bảng giải, cả lớp làm vào vở nháp
- Bạn nào có thể rút ra nhận xét gì về bài toàn này?
- Ta nói: Trung bình mỗi can có 5 lít dầu. Số 5 được gọi là số trung bình cộng của hai số 4 và 6
- Dựa vào cách giải bài toán trên, Em nào hãy nêu cách tính số dầu trung bình trong mỗi can?
- Để tìm số trung bình cộng của 2 số 4 và 6 ta làm sao?
- Nói: 2 chính là số các số hạng của tổng 4 và 6.
- Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm sao?
Bài toán 2: Gọi hs đọc đề bài
- Muốn tìm số hs trung bình mỗi lớp có ta làm sao?
- Y/c hs tự làm bài, 1 hs lên bảng giải
- Số trung bình cộng của 3 số 25,27,32 là mấy?
- Gọi hs nhắc lại cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.
b. Bài tập ở lớp:
Bài 1: gọi hs đọc y/c
- Viết bảng lần lượt từng bài, 1 hs lên bảng làm, cả lớp thực hiện phép tính vào B
Bài 2: gọi hs đọc đề toán rồi y/c các em tự làm bài.
- Gọi 1 hs lên bảng lớp thực hiện
3/ Củng cố, dặn dò:
- Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm sao?
- Về nhà xem lại bài.
- Bài sau: Luyện tập
Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe
- 1 hs đọc to trước lớp.
- HS quan sát
- Có 4 + 6 = 10 lít dầu
- Thì mỗi can có 5 lít (10:2 = 5)
- 1 hs lên bảng giải, cả lớp làm vào vở
Bài giải
Số lít dầu có tất cả:
4+ 6 = 10 (lít)
Số lít dầu rót đều vào mỗi can là:
10 : 2 = 5 (lít)
 Đáp số : 5 lít dầu
- Can thứ nhất có 6 lít dầu, can thứ hai có 4 lít dầu. Nếu rót đều số dầu này vào 2 can thì mỗi can có 5 lít dầu
- Lắng nghe
+ Trước tiên ta tính tổng số dầu trong cả 2 can
+ Thực hiện phép chia tổng số dầu cho 2 can.
- Ta tính tổng của đó rồi chia tổng đó cho 2.
- Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số, ta tính tổng các số đó, rồi chia tổng đó cho số các số hạng.
- 1 hs đọc đề bài
- Ta tính tổng số hs của 3 lớp sau đó lấy tổng chia cho 3
- 1 hs lên bảng giải, cả lớp làm bài.
- 28 là số trung bình cộng của ba số: 25,27,32
- 1 hs nhắc lại.
- 1 hs đọc y/c
- HS làm vào B và nêu cách tìm số trung bình cộng của nhiều số 
a) (42 + 52) : 2 = 27
b) (36 + 42 + 57 ) : 3 = 45
c) ( 34 + 43 + 52 + 39) : 4 = 42
- Cả lớp làm bài, 1 hs lên bảng thực hiện
Bài giải
Cả bốn em cân nặng là:
36 + 38 + 40 + 34 = 148 (kg)
Trung bình mỗi em cân nặng là:
148 : 4 = 37 (kg)
 Đáp số: 37 kg
- 1HS nhắc lại
CHÍNH TẢ (NGHE-VIẾT)
Ngày dạy: / / 20
Tiết 5: NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I/ Mục đích, yêu cầu:
Nghe-viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
Làm đúng bài tập 2b.
HS khá giỏi tự giải được câu đố ở BT(3)
II/ Đồ dùng dạy-học:
- 3 tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2b
III/ các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KTBC: Truyện cổ nước mình
- B: Y/c hs viết vào B
Nhận xét
2. Dạy-học bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nghe - vi ... iểu biết đã có để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- 6 tờ giấy khổ to viết nội dung BT 1,2,3 (phần nhận xét)
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Cốt truyện
Goị hs trả lời
- Cốt truyện là gì?
- Cốt truyện thường gồm những phần nào?
Nhận xét
B. Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: các em đã luyện tập xây dựng cốt truyện, tiết tậ làm văn hôm nay, các em sẽ học về đoạn văn trong bài văn kể chuyện để có những hiểu biết ban đầu về đoạn văn KC. Từ đó biết vận dụng những hiểu biết đã có, tập tạo lập đoạn văn kể chuyện.
2/ Bài mới:
a/ Phần nhận xét
Bài 1: Goị hs đọc y/c
- Goị 1 hs đọc thành tiếng truyện Những hạt thóc giống
- Y/c hs thảo luận nhóm 4 để hoàn thành
- Goị đại diện nhóm lên dán kết quả và trình bày.
b) Mỗi sự việc được kể trong đoạn văn nào?
Kết luận: Một câu chuyện có thể gồm nhiều sự việc. Mỗi sự việc được kể thành 1 đoạn văn
- Goị hs đọc ghi nhớ 1
Bài 2: Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc của đoạn văn?
- Em có nhận xét gì về dấu hiệu này ở đoạn 2?
- Khi viết hết một đoạn văn ta làm sao?
- Goị hs đọc ghi nhớ 2
- Goị hs đọc lại toàn bộ ghi nhớ
b/ Luyện tập:
- Goị hs đọc nội dung và y/c
+ Câu chuyện kể lại chuyện gì?
+ Đoạn nào đã viết hoàn chỉnh, đoạn nào còn thiếu?
+ Đoạn 1 kể sự việc gì?
+ Đoạn 2 kể sự việc gì?
+ Đoạn 3 còn thiếu phần nào?
+ Phần thân đoạn theo em kể lại chuyện gì?
- Y/c hs tự làm bài
- Goị hs trình bày, nhận xét, cho điểm
3/ Củng cố, dặn dò:
- Goị hs đọc lại ghi nhớ
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Trả bài văn viết thư
Nhận xét tiết học.
- Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nồng cốt cho diễn biến câu chuyện.
- Cốt truyện thường có 3 phần: Mở đầu - diễn biến - kết thúc
- Lắng nghe
- 1 hs đọc
- HS thảo luận nhóm 4
- HS lên dán kết quả và trình bày.
a) + Sự việc 1: Nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi, nghĩ ra kế: luộc chín thóc rồi giao cho dân chúng, giao hẹn: ai thu hoạch được nhiều thóc thì sẽ truyền ngôi cho
+ Sự việc 2: Chú bé Chôm dốc công chăm sóc mà lúa chẳng nảy mầm
+ Sự việc 3: Chôm dám tâu vua sự thật trước sự ngạc nhiên của moị người
+ Sự việc 4: Nhà vua khen ngợi Chôm trung thực, dũng cảm, đã quyết định truyền ngôi cho Chôm.
- HS lượt trả lời:
+ Sự việc 1 được kể trong đoạn 1 (3 dòng đầu)
+ Sự việc 2 được kể trong đoạn 2 ( 2 dòng tiếp)
+ Sự việc 3 được kể trong đoạn 3 (8 dòng tiếp)
+ Sự việc 4 được kể trong đoạn 4 (4 dòng còn lại)
- Lắng nghe
- 2 hs đọc 
- Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng viết lùi vào 1 ô. Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng.
- Ở đoạn 2 khi kết thúc lời thoại cũng viết xuống dòng như không phải là một đoạn văn.
- Ta phải chấm xuống dòng
- 2 hs đọc.
- 2 hs đọc lại ghi nhớ
- 5 hs nối tiếp nhau đọc.
+ Câu chuyện kể về một em bé vừa hiếu thảo, vừa trung thực, thật thà
+ Đoạn 1 và 2 đã hoàn chỉnh, đoạn 3 còn thiếu
+ Đoạn 1 kể về cuộc sống và tình cảnh của 2 mẹ con: nhà nghèo phải làm lụng vất vả quanh năm
+ Đoạn 2: Mẹ cô bé ốm nặng, cô bé đi tìm thầy thuốc
+ Phần thân đoạn
+ Kể kại sự việc cô bé trả người đánh rơi túi tiền.
- HS làm bài viết vào vở nháp
- Đọc bài làm của mình.
TOÁN
Ngày dạy: / / 20
Tiết 25: BIỂU ĐỒ (tiếp theo)
I/ Mục tiêu
- Bước đầu biết về biểu đồ cột
- Biết đọc một số thông tin trên biểu đồ cột
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Biểu đồ về " Số chuột bốn thôn đã diệt được" vẽ trên tờ giấy hình chữ nhật
- Biểu đồ BT 1, biểu đồ 2, giấy khổ lớn thực hiện câu b
III/ các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Giới thiệu bài: Ngoài biểu đồ tranh các em đã làm quen trong bài trước. Trong thực tế còn có nhiều dạng biểu đồ khác nhau. Tiết toán hôm nay, các em sẽ làm quen với dạng biểu đồ khác đó là biểu đồ hình cột.
2/ Bài mới: 
 Làm quen với biểu đồ
- Treo biểu đồ và giới thiệu: Đây là biểu dồ biểu diễn "Số chuột bốn thôn đã diệt được", các em hãy quan sát để trả lời các câu hỏi sau:
- Hàng dưới ghi gì? Nêu tên các thôn diệt chuột?
- Các số ghi bên trái của biểu đồ biểu thị gì? tăng bao nhiêu?
- Các số ghi trên mỗi cột biểu diễn gì?
- Chiều cao của mỗi cột có ý nghĩa như thế nào?
- Hãy đọc số chuột thôn Đông đã diệt được? 
- Vì sao em biết?
- Nêu số chuột đã diệt của các thôn còn lại?
- Qua quan sát và đọc các số liệu trên biểu đồ. Bạn nào hãy nêu cách đọc biểu đồ?
- Treo bảng các bước đọc biểu đồ (viết sẵn bảng phụ) gọi hs đọc lại
- Gọi 1 hs lên bảng đọc lại biểu đồ "Số chuột bốn thôn đã diệt"
3. Luyện tập:
Bài 1: Gọi hs đọc y/c
- Y.c hs hoạt động nhóm đôi, 1 em hỏi, em kia trả lời sau đó đổi việc cho nhau.
- Gọi từng cặp hs lên thực hiện.
a) Những lớp nào đã tham gia trồng cây?
b) Lớp 4 A trồng được bao nhiêu cây?
 Lớp 5 B trồng được bao nhiêu cây?
 Lớp 5C trồng được bao nhiêu cây?
c) Khối lớp Năm có mấy lớp tham gia trồng cây?
d) Có mấy lớp trồng trên 30 cây, là những lớp nào?
e) Lớp nào trồng được nhiều cây nhất? Lớp nào trồng ít cây nhất?
Bài 2: Gọi hs đọc y/c
- Treo biểu đồ, gọi 2 hs lên bảng điền tiếp vào chỗ chấm. (câu a)
3/ củng cố, dặn dò:
- Hãy nêu cách đọc biểu đồ?
- Về nhà tập đọc và nhận xét biểu đồ (bảng số liệu thống kê môn Địa lí)
- Bài sau: Luyện tập
Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe
- HS quan sát biểu đồ
- Các tên các thôn diệt chuột: Thôn Đông, Đoài, Trung, Thượng.
- Ghi số chuột theo thứ tự tăng dần và tăng đều 250 con.
- Biểu diễn số chuột thôn đó đã diệt.
- Cột cao hơn biểu diễn số chuột nhiều hơn. Cột thấp hơn biểu diễn số chuột ít hơn. 
- Thôn Đông diệt được 2000 con 
- Vì trên đỉnh cột biểu diễn số chuột diệt được của thôn Đông có số 2000
- Thôn Đoài 2200 con, thôn Trung 1600 con, thôn Thượng 2750 con.
- Muốn đọc được biểu đồ, trước tiên ta đọc tên biểu đồ, xem tên hàng ngang dưới, xem tên và các số ghi bên trái biểu đồ, độ cao thấp của các cột trong biểu đồ và số ghi trên cột.
- 2 hs đọc to trước lớp.
- 1 hs lên bảng đọc to trước lớp
- 2 hs nối tiếp nhau đọc bài 1
- HS hoạt động nhóm đôi
- 2 cặp hs lên thực hiện, các bạn khác nhận xét.
- 4A, 4B, 5A, 5B, 5C
- 35 cây
- 40 cây
- 23 cây.
- có 3 lớp tham gia trồng cây: 5A, 5B, 5C
- Có 3 lớp trồng trên 30 cây: 4A, 5B, 5C
- 5A trồng nhiều cây nhất, 5C trồng ít cây nhất.
- 3 hs nối tiếp nhau đọc
- 2 hs lên bảng thực hiện. Các bạn khác nhận xét.
- Đọc tên biểu đồ, xem tên hàng ngang dưới, xem tên và các số ghi bên trái cột biểu đồ, xem độ cao thấp các cột và các số ghi trên cột. 
KỂ CHUYỆN
Ngày dạy: / / 20
Tiết 5: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
 Đề bài: Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về tính trung thực. 
I/ Mục đích, yêu cầu:
Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực.
Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Sách Truyện đọc lớp 4
- Một số truyện viết về tính trung thực
- Bảng lớp viết đề bài. Giấy khổ to viết gợi ý 3 (dàn ý KC), tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Gọi 2 hs nối tiếp nhau kể từng đoạn câu chuyện Một nhà thơ chân chính.
- Gọi 1 hs kể toàn truyện
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- Trong tuần các em đã học những bài nào nói về trung thực, tự trọng?
- Hôm nay chúng ta sẽ được nghe nhiều câu chuyện kể hấp dẫn mới lạ của các bạn nói về lòng trung thực.
2/ HD kể chuyện:
a. Tìm hiểu đề bài
- Goị hs đọc đề bài
- GV phân tích đề, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: được nghe, được đọc, tính trung thực.
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc gợi ý 1-2-3-4
- Tính trung thực được biểu hiện như thế nào? Lấy ví dụ một truyện về tính trung thực mà em biết? 
- Em đọc được câu chuyện ở đâu?
- Ham đọc sách là rất tốt , ngoài những kiến thức về tự nhiên, xã hội mà chúng ta học được, những câu chuyện trong sách báo, trên tivi còn cho ta những bài học quý về cuộc sống. Các em có thể kể những truyện trong SGK như khi đó điểm của các em sẽ không bạn ham đọc sách, tự tìm được câu chuyện.
- HS lần lượt giới thiệu tên câu chuyện của mình (nói rõ đó là câu chuyện thuộc biểu hiện nào của tính trung thực.)
 b. Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Gọi hs đọc gợi ý 3
- Treo dàn ý bài KC lên bảng. gọi 1 hs đọc.
- Y/c hs kể chuyện theo cặp (theo gợi ý 3,4) và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Gợi ý để hs hỏi lẫn nhau
c. Thi kể và nói ý nghĩa câu chuyện
- Dán lên bảng tiêu chí đánh giá.
- HS xung phong thi kể và noí ý nghĩa câu chuyện.
- GV ghi nhanh tên truyện, xuất xứ, ý nghĩa, giọng kể lên bảng
- Goị hs nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu.
- Bình chọn: Bạn có câu chuyện hay nhất
 Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.
- Tuyên dương
3/ Củng cố, dặn dò:
- Khuyến khích hs về tìm truyện đọc
- Chuẩn bị bài sau: Kể chuyện đã nghe, đã đọc về lòng tự trọng
- Nhận xét tiết học.
- 2 hs nối tiếp nhau kể
- 1 hs kể toàn truyện
- Câu chuyện ca ngợi nhà thơ chân chính của vương quốc Đa-ghét-xtan thà chết trên giàn lửa thiêu, không chịu ca tụng vị vua bạo tàn. Khí phách của nhà thơ chân chính đã khiến nhà vua cũng phải khâm phục, kính trọng, thay đổi hẳn thái độ
- Một người chính trực, Một nhà thơ chân chính, Những hạt thóc giống.
- HS lắng nghe
- 1 hs đọc đề bài
- HS theo doĩ
- 4 hs nối tiếp đọc gợi ý
+ Không vì của cải hay tình cảm riêng tư mà trái lẽ công bằng: Ông Tô Hiến Thành trong truyện Một người chính trực
+ Dám noí ra sự thật, dám nhận lỗi: Câu bé Chôm trong truyện những hạt thóc giống
+ Không làm việc gian dối: Hai chị em trong truyện Chị em tôi
+ Không tham của người khác: Chành tiều phu trong truyện Ba chiếc rìu.
- Em đọc trên báo, trong sách đạo đức, trong truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, xem ti-vi, em nghe bà kể...
- HS lắng nghe
- HS lần lượt giới thiệu
- 1 HS đọc gợi ý 3
- 1 hs đọc.
+ Trong câu chuyện mình kể, bạn thích nhân vật nào? vì sao?
+ Chi tiết nào trong truyện bạn cho là hay nhất
+ Bạn học tập nhân vật chính trong truyện đức tính gì?
+ Qua câu chuyện bạn muốn noí với moị người điều gì?
+ Bạn sẽ làm gì để học tập đức tính của nhân vật đó?
+ Nếu nhân vật đó xuất hiện ngoài đời bạn sẽ nói gì?
- Goị 1 hs đọc
+ Nội dung câu chuyện đúng chủ đề: 4đ
+ Câu chuyện ngoài SGK: 1 đ
+ Cách kể: hay, hấp dẫn, phối hợp điệu bộ, cử chỉ: 3đ
+ Nêu đúng ý nghĩa truyện: 1đ
+ Trả lời được câu hoỉ của bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn: 1 đ
- HS lần lượt thi kể
- HS nhận xét câu chuyện của bạn

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 4-Tuan 5 Chuan KTKN+GDMT.doc