Giáo án Khoa học, Lịch sử và Địa lý Lớp 4+5 - Tuần 30

Giáo án Khoa học, Lịch sử và Địa lý Lớp 4+5 - Tuần 30

I. MỤC TIÊU:

 - Biết:mỗi loại thực vật, mỗi giai đoạn phát triểncủa thực vật có nhu câu về chất khoáng khác nhau.

- Kể ra vai trò của chất khóang đối với đời sống thực vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

 - Sưu tầm tranh ảnh cây thật hoặc lá cây, bao bì quảng cáo các loại phân bón.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

A, Kiểm tra bài cũ. ? Giải thích tại sao trong mỗi thời điểm khác nhau các loài cây có nhu cầu nớc khác nhau?

 

doc 8 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 346Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học, Lịch sử và Địa lý Lớp 4+5 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử:lớp 5 tuần 30
thực hiện từ ngày 03/4 đến 07/ 4/ 2011
 30: Xây dựng nhà máy 
thuỷ điện Hoà Bình
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
-Việc xây dựng Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình nhằm đáp ứng yêu cầu của C M lúc đó.
-Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình là kết quả của sự lao động sáng tạo, quên mình của cán bộ, công nhân hai nước việt – Xô.
-Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình là một trong những thành rựu nổi bật của công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta trong 20 năm sau khi đất nước thống nhất.
II/ Đồ dùng dạy học: 
Tranh, ảnh tư liệu về Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: 
-Nêu ý nghĩa lịch sử của việc bầu QH thống nhất và kì họp đầu tiên của QH thống nhất?	
2-Bài mới:
Hoạt động 1( làm việc cả lớp )
-GV nêu tình hình nước ta sau 1975.
-Nêu nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm)
-GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận nhóm 4:
+Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình được chính thức xây dựng khi nào?
+Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình được XD ở đâu?
+Sau bao nhiêu lâu thì hoàn thành?
-Mời đại diện một số nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, chốt ý ghi bảng.
Hoạt động 3 (làm việc cả lớp)
-Cả lớp thảo luận câu hỏi:
+Để xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, cán bộ, CN Việt Nam và Liên Xô đã phải LĐ ra sao?
-Mời một số HS trình bày.
-Các HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét.
Hoạt động 4 (làm việc theo nhóm )
-GV cho các nhóm thảo luận câu hỏi:
+Nêu vai trò của Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình đối với công cuộc xây dựng đất nước?
+Nêu ý nghĩa của việc XD thành công Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình?
-Mời đại diện một số nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, chốt ý ghi bảng.
Hoạt động 5 (làm việc cả lớp)
-GV nhấn mạnh ý nghĩa LS của việc XD thành công Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.
-HS nêu cảm nghĩ sau khi học bài này.
-Cho HS nêu một số nhà máy thuỷ điện lớn của đất nước đã và đang xây dựng.
*Diễn biến:
-Ngày 6-11-1979, Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình được chính thức khởi công.
-Ngày 30-12-1988, tổ máy đầu tiên bắt đầu phát điện.
-Ngày 4-4-1994, tổ máy cuối cùng đã hoà vào lưới điện quốc gia. 
*Y nghĩa: 
Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là thành tựu nổi bật trong 20 năm, sau khi thống nhất đất nước. Là công trình tiêu biểuđầu tiên thể hiện thành quả của công cuộc xây dựng CNXH.
3-Củng cố, dặn dò: Cho HS nối tiếp đọc phần ghi nhớ.
-GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
buổi đầu thời nguyễn (từ 1802-1858) Nhà nguyễn thành lập
 I, Mục tiêu: Học xong bài này H biết
 Nờu được cụng lao của Quang Trung trong việc xõy dựng đất nước:
+ Đó cú nhiều chớnh sỏch nhằm phỏt triển kinh tế: “Chiếu khuyến nụng ”, đẩy mạnh phỏt triển thương nghiệp. cỏc chớnh sỏch này cú tỏc dụng thỳc đẩy kinh tế phỏt triển.
+ Đó cú nhiều chớnh sỏch nhằm phỏt triển văn hoỏ, giỏo dục,: “Chiếu lập học”, đề cao chữ Nụm, Cỏc chớnh sỏch này cú tỏc dụng thỳc đẩy văn hoỏ, giỏo dục phỏt triển
HS khỏ, giỏi:
Lớ giải được vỡ sao Quang Trung ban hành cỏc chớnh sỏch về kinh tế và văn hoỏ như “Chiếu văn hoỏ ”, “Chiếu lập học”, đề cao chữ Nụm,
 II, Đồ dùng dạy học.
 -SGk + giáo án
 III, Phương pháp: đàm thoại, luyện tập, giảng giải
 IV,Hoạt động dạy học
1,ổn định tổ chức
2,KTBC
3,Bài mới
-Giới thiệu- ghi đầu bài
1, Hoàn cảnh ra dời của nhà Nguyễn.
-Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
-G giới thiệu thêm về Nguyễn ánh.
-Sau khi lên ngôi hoàng đế Nguyễn ánh đã làm gì? Từ 1802-1858 triều Nguyễn đã trải qua bao nhiêu đời vua?
-G giảng- chuyển ý.
2, Sự thống trị của nhà Nguyễn.
-Những sự kiện nào chứng tỏ các vua triều Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành cho ai?
-Tổ chức quân đội nhà nguyễn ntn?
-Để cai trị đất nước nhà Nguyễn ra thảo ra bộ luật gì?
-Nêu 1 số nội dung trong bộ luật nói trên?
-Một số điều luật trong bộ luật nói lên điều gì?
-Với cách thống trị của nhà Nguyễn như vậy cuộc sống của nhân dân ta sẽ ra sao?
-G giới thiệu thêm cuộc sống của người dân dưới thời Nguyễn.
-Bài học
4, Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học- cb bài sau
-Quang Trung đã có những chính sách gì để nhằm phát triển KT và văn hoá?
-1 H đọc từ đầu- Tự Đức cả lớp đọc thầm và trả lời.
-Sau khi vua Quang Trung mất, triều TS suy yếu. Lợi dụng hoàn cảnh đó, Nguyên ánh đã đem quân tấn công lật đổ nhà TS và lập ra nhà Nguyễn.
-Năm 1802 Nguyễn ánh lên ngôi hoàng đế nhọn Phú Xuân (Hu) làm nơi đóng đô và lấy niên hiệu là Gia Long. Từ năm 1802-1858 Nhá Nguyễn đã trải qua các đời vua: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.
-H đọc phần còn lại
-Các vua triều Nguyễn không đặt ngôi hoàng hậu.
-Bỏ chức tể tướng tự mình điều hành, mọi việc hệ trọng từ trung ương đến địa phương
-Mọi việc đều do vua quyết định.
-Gồm nhiều thứ quân là: bộ binh, thuỷ binh, tượng binh
-Nhà Nguyễn cho XD Các trạm ngựa nối liền từ cực bắc đến cực nam của đất nước.
-Để cai trị đất nước nhà Nguyễn đã ban hành bộ luật Gia Long với những điều luật hết sức hà khắc.
-Không được tự tiện vào thành, qua cửa phải xuống ngựa, Không được phóng ten ném đá vào thành
-Nếu vua không cho phép khi gặp riêng vua phải bịt mắt bằng băng đen.
-Ai vi phạm các điều luật phải chịu những hình phạt rất tàn bạo xẻo thịt cho chết dần, chém cổ bêu đầu hoặc đánh bằng roi.
-Nói lên sự cai trị hà khắc cảu nhà Nguyễn. Và để bảo vệ ngai vàng của mình
-Cuộc sống của nhân dân vô cùng cực khổ.
-H đọc bài học.
Khoa học: lớp5
$59: sự sinh sản của thú
I/ Mục tiêu: 
Sau bài học, HS biết:thú là động vật đẻ con.
- Bào thai của thú phát triển trong bụng mẹ.
- So sánh, tìm ra sự khác nhau và giống nhau trong chu trình sinh sản của thú và chim.
- Kể tên một số loài thú thường đẻ mỗi lứa 1 con, một số loài thú đẻ mỗi lứa nhiều con.
II/ Đồ dùng dạy học:
Hình trang 120, 121 SGK. Phiếu học tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
1-Giới thiệu bài: 
-GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. 
	2-Hoạt động 1: Quan sát
*Mục tiêu: Giúp HS:
	-Biết bào thai của thú phát triển trong bụng mẹ.
	-Phân tích được sự tiến hoá trong chu trình sinh sản của thú so với chu trình sinh sản của chim, ếch,
-Bước 1: Làm việc theo nhóm 
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình và trả lời các câu hỏi:
+Chỉ vào bào thai trong hình và cho biết bào thai của thú được nuôi dưỡng ở đâu?
+Chỉ và nói tên một số bộ phận của thai mà bạn nhìn thấy?
+Bạn có nhận xét gì về hình dạng của thú con và thú mẹ?
+Thú con ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì?
+So sánh sự sinh sản của thú và của chim, bạn có nhận xét gì?
-Bước 2: Làm việc cả lớp
+Mời đại diện một số nhóm trình bày.
+Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+GV nhận xét, kết luận: SGV trang 189.
HS thảo luận hóm 
-Bằng sữa mẹ
-Sự sinh sản của thú khác với sự sinh sản của chim là:
 +Chim đẻ trứng ànở thành con.
 +Ơ thú, hợp tử được phát triển trong bụng mẹ, thú con mới sinh ra đã có hình dạng giống như thú mẹ.
Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập
*Mục tiêu: HS biết kể tên một số loài thú thường đẻ mỗi lứa một con ; mỗi lứa nhiều con.
*Cách tiến hành:
-Bước 1: Làm việc theo nhóm 4
GV phát phiếu học tập cho các nhóm. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 119 SGK và dựa vào hiểu biết của mình để hoà thành nhiệm vụ đề ra trong phiếu:
-Bước 2: Làm việc cả lớp
+Mời đại diện một số nhóm trình bày.
+Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+GV nhận xét, tuyên dương những nhóm điền được nhiều tên con vật và điền đúng.
	3-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học. 
-Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Khoa học:lớp 4
Bài 59: Nhu cầu chất khoáng của thực vật.
I. Mục tiêu: 
	- biết:mỗi loại thực vật, mỗi giai đoạn phát triểncủa thực vật có nhu câu về chất khoáng khác nhau.
- Kể ra vai trò của chất khóang đối với đời sống thực vật.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Sưu tầm tranh ảnh cây thật hoặc lá cây, bao bì quảng cáo các loại phân bón.
III. Hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ. ? Giải thích tại sao trong mỗi thời điểm khác nhau các loài cây có nhu cầu nớc khác nhau?
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Kiểm tra 
?Em có nhận xét gì về nhu cầu nước của các loại cây.
-Nhận xét ghi điểm.
II- Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Phát triển bài: 
+ HĐ1: Vai trò của các chất khoáng đối với đời sống thực vật
 -Y/C học sinh đọc thầm mục bạn cần biết trang 118
?Trong đất có những yếu tố nào cần cho sự sống và phát triển của cây.
?Khi trồng cây người ta có bón thêm phân cho cây không? bón thêm phân cho cây nhằm mục đích gì.
?Em biết người ta thường bón những loại phân nào.
KL: Mỗi loại phân cung cấp 1 loại khoáng chất cần thiết cho cây. thiếu 1 trong các chất khoáng cần thiết cây sẻ không sinh trưởng và phát triển được.
=>Y/C các em đọc phần quan sát trang 118
? Các cây cà chua ở hình b, c, d thiếu các chất khoáng gì ? Kết quả ra sao ?
? Em có nhận xét gì về sự phát triển của cây a và cây b
KL: Trong quá trình sống nếu cây không được cung cấp đủ chất khoáng cây sẻ kém phát triển và không đưa lại năng suất trong thu hoạch. Các loại cây khác nhau cần nhu cầu chất khoáng với những liều lượng khác nhau.
HĐ2:Nhu cầu các chất khoáng của T V
? Loại cây nào cần được cung cấp nhiều ni-tơ(đạm) và phốt-pho(lân)
?Loại cây nào thì cần nhiều Ka-li
?Em có nhận xét gì về nhu cầu chất khoáng của các loại cây.
?Quan sát cách bón phân ở H2 em thấy họ bón như thế nào.
3. Củng cố: 
? Người ta đã ứng dụng nhu cầu về chất khoáng của cây trong trồng trọt như thế nào.
? Vai trò của chất khoáng đối với đời sống thực vật như thế nào.
-Nhận xét tiết học, dặn dò học bài ở nhà.
- Nhận xét và bổ xung
-Cả lớp đọc thầm, 1 em đọc to.
mùn, cát, khoáng, không khí, nước
phải bón thêm các loại phân vì trong đất không đủ khoáng chất để cho cây phát triển. Bón thêm để cung cấp đầy đủ khoáng chất cho cây.
đạm, lân, phân chuồng
+Đọc, quan sát H1,hoạt động nhóm đôi
+Trả lời câu hỏi ở phần quan sát
cây a phát triển tốt vì được bón đầy đủ chất khoáng. Cây b kém phát triển vì thiếu ni-tơ không thể ra hoa, kết quả được.
+Đọc mục bạn cần biết trang 119
+Hoạt động cả lớp.
 - Ni - tơ cần cho cây : lúa, ngô, cà chua, đay, rau muống.
- Ka - li cần cho : khoai lang, cà rốt, cải củ, 
 mỗi loại cây có nhu cầu chất khoáng khác nhau 
bón vào gốc không cho phân lên lá,bón vào giai đoạn cây sắp ra hoa.
biết cách bón phân và bón vào giai đoạn thích hợp để cây cho năng suet và sản phẩm chất lượng cao.
$30: Các đại dương trên thế giới
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS:
Nhớ được 4 đại dương. Thái Bình dương, Đại Tây Dương, ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương
	-Nhớ tên và xác định được vị trí 4 đại dương trên quả Địa cầu hoặc trên Bản đồ Thế giới.
	-Mô tả được một số đặc điểm của các đại dương (vị trí địa lí, diện tích).
	-Biết phân tích bảng số liệu và bản đồ (lược đồ) để tìm một số đặc điểm nổi bật của các đại dương.
II/ Đồ dùng dạy học: 
Bản đồ thế giới, quả địa cầu.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: 
Nêu đặc điểm chính của kinh tế châu Mĩ? Nêu phần ghi nhớ.
	2-Bài mới:
-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 
 a) Vị trí của các đại dương:
 Hoạt động 1: (Làm việc theo nhóm 4)
-GV phát phiếu học tập.
-HS quan sát hình 1, 2 trong SGK hoặc quả Địa cầu rồi hoàn thành phiếu học tập.
-Mời đại diện một số nhóm trình bày, đồng thời chỉ vị trí các đại dương trên quả Địa cầu.
-Cả lớp và GV nhận xét.
 b) Một số đặc điểm của các đại dương: 
Hoạt động 2: (Làm việc theo cặp)
*Bước 1: HS dựa vào bảng số liệu trao đổi với bạn theo gợi ý sau:
+Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích.
+Độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào?
*Bước 2:
-Đại diện một số cặp báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
*Bước 3: GV yêu cầu một số HS chỉ trên quả Địa cầu hoặc bản đồ Thế giới vị trí từng đại dương và mô tả theo thứ tự: vị trí địa lí, diện tích.
-GV nhận xét, kết luận (SGV-146).
-HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.
-HS thảo luận nhóm 2.
+Thứ tự đó là: TBD, ĐTD, ÂĐD, BBD
+Thuộc về Thái Bình Dương.
-Đại diện các nhóm trình bày.
-HS nhận xét.
3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. 
 -Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ
Địa lí
Thành phố Huế
A. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết
- Xác định vị trí Huế trên bản đồ Việt Nam
- Giải thích được vì sao Huế được gọi là cố đô và ở Huế du lịch lại phát triển
- Tự hào về thành phố Huế ( được công nhận là Di sản Văn hoáthế giới từ năm 1993)
B. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ hành chính Việt Nam
- Một số tranh ảnh, cảnh đẹp về Huế
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức
II- Kiểm tra: Kể tên một số cảnh đẹp ở miền Trung mà em biết?
III- Dạy bài mới:
1. Thiên nhiên đẹp với các công trình kiến trúc cổ
+ HĐ1: Làm việc cả lớp và theo cặp
B1: Cho HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi ở SGK
- Từ quê em có thể đi đến Huế bằng các phương tiện nào ?
- Thành phố Huế thuộc tỉnh nào ? Có dòng sông nào chảy qua ?
- Huế có các công trình kiến trúc cổ nào ?
B2: Gọi học sinh trả lời
- Giáo viên nhận xét
2. Huế - thành phố du lịch
+ HĐ2: Làm việc theo nhóm
B1: Cho học sinh trả lời các câu hỏi của mục 2
- Nếu đi thuyền trên sông Hương chúng ta có thể đến thăm những điểm du lịch nào ?
- Mô tả một trong những cảnh đẹp của thành phố Huế
- Vì sao Huế được gọi là thành phố du lịch 
B2: Gọi các nhóm lên trả lời
- Đại diện các nhóm lên trình bày
- Giáo viên nhận xét và mô tả thêm
- Hát
- Vài em trả lời
- Nhận xét và bổ xung
- Học sinh đọc sách giáo khoa và trả lời
- Học sinh nêu
- Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Có dòng sông Hương chảy qua
- Huế có các công trình kiến trúc cổ : Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng Tự Đức...
- Học sinh trả lời
- Đi thuyền dọc sông Hương thăm lăng Tự Đức, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ, cầu Trường Tiền, chợ Đông Ba, kinh thành Huế
- Học sinh nêu
- Học sinh trả lời
- Nhận xét và bổ xung
khoa học lớp 5 sự nuôi và dạy con
của một số loài thú
I/ Mục tiêu: 
Sau bài học, HS biết:
Nêu được ví dụ về sự nuôi và dạy con của của một số loại thú
Trình bày sự sinh sản, nuôi con của hổ và hươu.
II/ Các hoạt động dạy học:
1-Giới thiệu bài: 
-GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. 
	2-Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
*Mục tiêu: HS trình bày được sự sinh sản, nuôi con của hổ và hươu.
-Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm: 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hổ, 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu.
-Bước 2: Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình và trả lời các câu hỏi:
a) 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hổ:
+Hổ thường sinh sản vào mùa nào?
+Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt tuần đầu khi sinh?
+Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi?
+Khi nào hổ con có thể sống độc lập.
b) 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu.
+Hươu ăn gì để sống? Hươu đẻ mỗi lứa mấy con?
+Hươu con mới sinh ra đã biết làm gì?
+Tại sao hươu con mới khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy?
-Bước 2: Làm việc cả lớp
+Mời đại diện một số nhóm trình bày.
+Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét.
3-Hoạt động 2: Trò chơi “Thú săn mồi và con mồi”
*Mục tiêu: -Khắc sâu cho HS kiến thức về tập tính dạy con của một số loà thú.
	 -Gây hướng thú học tập cho HS.:
+GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi (SGV-trang 193).
+GV tổ chức cho HS chơi 
+Các nhóm khác nhận xét, đánh giá lẫn nhau.
+GV nhận xét, tuyên dương những nhóm chơi tốt.
	3-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học. 
-Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Nhu cầu không khí của thực vật.
I. Mục tiêu:
	biết: mỗi loại thực vật, mỗi giai đoạn phát triểncủa thực vật có nhu câu về không khí khác nhau.
- Kể ra vai trò của không khí đối với đời sống thực vật.
II. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ.
? Nêu vai trò của chất khoáng đốivới TV?
? Nêu nhu cầu các chất khoáng của T vật?
- 2,3 Hs nêu, lớp nx, bổ sung.
- GV nhận xét chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 1: Vai trò của không khí trong quá trình trao đổi khí của thực vật.
	* Mục tiêu: Kể ra vai trò của không khí đối với đời sống thực vật. Phân biệt đợc quang hợp và hô hấp.
? Không khí gồm những thành phần nào?
- ... 2thành phần chính là ô xi và khí ni tơ, ngoài ra còn khí: các-bô-níc .
? Khí nào quan trọng đối với thực vật?
- khí ô- xi và khí các bô níc.
- Quan sát hình sgk/120, 121.
- Cả lớp quan sát:
? Trong quang hợp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì?
- Hút các bô níc, thải ô xi.
? Trong hô hấp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì?
- Hút ô xi, thải các bô ních.
? Quá trình quang hợp xảy ra khi nào?
...chỉ diễn ra khi có ánh sáng mặt trời.
? Quá trình hô hấp xảy ra khi nào?
...diễn ra suốt ngày đêm.
? Điều gì xảy ra nếu một trong hai hoạt động trên ngừng?
- ...thực vật bị chết.
- Gv kết luận:
- Hs trình bày toàn bộ quá trình quang hợp và quá trình hô hấp của cây.
* Kết luận: Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp. Cây dù đợc cung cấp đủ nớc, chất khoáng và ánh sáng nhng thiếu không khí cây cũng không sống đợc.
3. Hoạt động 2: ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật.
	* Mục tiêu: Hs nêu đợc một vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật.
? Thực vật ăn gì để sống? Nhờ đâu thực vật thực hiện đợc điều kiện đó?
Khí các bô níc có trong không khí đợc lá cây hấp thụ và nớc có trong đất đợc rễ cây hút lên.
Nhờ chất diệp lục có trong lá cây mà thực vật có thể sử dụng năng lợng ánh sáng mặt trời để chế tạo chất bột đờng từ khí các bô níc và nớc.
? Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu khí các bô níc của thực vật?
? Nêu ứng dụng về nhu cầu khí ô xi của thực vật?
- Hs trả lời dựa vào mục bạn cần biết.
	* Kết luận: Mục bạn cần biết.
4. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học, vn học thuộc bài và chuẩn bị bài 61.
 Duyệt ngày 3/4/ 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_lich_su_va_dia_ly_lop_45_tuan_30.doc