Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tiết 8: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật

Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tiết 8: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nêu được các món ăn chứa nhiều chất đạm.

2. Kĩ năng: Giải thích dược vì sao càn thiết phải ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.

3. Thái độ: Nêu lợi ích của các món ăn chế biến từ cá.

 Có ý thức ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Bảng phụ thông tin về giá trị dinh dưỡng của một số thức ăn chứa đạm

 

doc 2 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 304Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tiết 8: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa học
Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	Nêu được các món ăn chứa nhiều chất đạm.
2. Kĩ năng:	Giải thích dược vì sao càn thiết phải ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
3. Thái độ:	Nêu lợi ích của các món ăn chế biến từ cá.
	Có ý thức ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
II. đồ dùng dạy – học: Bảng phụ thông tin về giá trị dinh dưỡng của một số thức ăn chứa đạm
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
Hoạt động khởi động (kiểm tra bài cũ)
Gọi 2 học sinh lên bảng kiểm tra bài cũ:
Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món?
Nhận xét - cho điểm từng học sinh 
2 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu 
Hoạt động 1
Trò chơi: “Kể tên những món ăn chứa nhiều chất đạm”
Giáo viên tiến hành trò chơi theo các bước:
Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội của 1 trọng tài giám sát đội bạn.
Chia đội và cử trọng tài cảu đội mình
Thành viên trong mỗi đội nối tiếp nhau lên bảng ghi tên các món ăn chứa nhiều chất đạm. Lưu ý mỗi học sinh chỉ viết tên 1 món ăn.
Học sinh lên bảng viết tên các món ăn: gà rán, cá kho, đậu sốt, thịt luọc, thịt kho, đậu kho thịt, gà luộc, tôm hấp ...
Giáo viên cùng các trọng tài công bố kết quả 2 đội.
Hoạt động 2
Tại sao phải ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật
Việc 1: 
Giáo viên treo bảng phụ
2 học sinh nối tiếp đọc to, lớp đọc thầm
Việc 2: 
Giáo viên chia nhóm, cho học sinh Yêu cầu các nhóm quan sát bảng, thảo luận và trả lời câu hỏi
Học sinh thảo luận nhóm
Những món ăn nào vừa chứa chất đạm động vật, vừa chứa đạm thực vật?
Đạu kho thịt, lẩu cá, thịt bò, xào rau cải, tom nấu bóng, canh cua...
Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc đạm thực vật?
Nếu chỉ ăn 1 loại đạm động vật hoặc đạm thực vật thì sẽ không đủ chất dinh dưỡng cho hoạt động sống.
Vì sao chúng ta nên ăn nhiều cá?
Chúng ta nên ăn nhiều cá vì: cá là loại thức ăn dễ tiêu, trong chất béo của cá có nhiều a xít béo không nao có vai trò phòng chống xơ vữa động mạch.
Sau 5-7 phút, Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến thảo luận của mình. Nhận xét và tuyên dương nhóm có ý kiến đúng.
Đại diện nhóm trình bày.
Việc 3: 
Cho 2 học sinh đọc phần đầu của mục: Bạn cần biết.
2 học sinh đọc to
Giáo viên kết luận.
Học sinh nghe.
Hoạt động 3
Cuộc thi: Tìm hiểu những món ăn 
vừa cung cấp đạm động vật, vừa cung cấp đạm thực vật.
Giáo viên tổ chức cho học sinh kể về các món ăn theo định huowngs.
Học sinh theo hướng dẫn của GV.
Yêu cầu mỗi học sinh chunả bị giới thiệu 1 món ăn vừa cung cấp đạm động vật, vừa cung cấp đạm thực vật với các nội dung: Tên các món ăn, các thực phẩm dùng để chế biến, cảm nhận của mình khi ăn món ăn đó.
Ví dụ về trả lời: Em rất thích món đạu phụ nhồi thịt. Món này ăn với cơm rát ngon và được chế biến từ đậu và thịt. Món này ăn nóng rất ngậy, không béo và thơm.
Học sinh trình bày, giáo viên nhận xét.
Lớp nhận xét 
Hoạt động kết thúc
Nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh, nhóm học sinh tham gia sôi nổi các hoạt động; Nhắc nhở học sinh, nhóm học sinh còn chưa chú ý bài học.
Dặn học sinh về nhà học thuộc mục Bạn cần biết; sưu tầm các tranh ảnh về ích lợi của việc dùng muối i ốt trên báo hoặc tạp chí.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_lop_4_tiet_8_tai_sao_can_an_phoi_hop_dam_do.doc