Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 19 đến 22

Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 19 đến 22

I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

Sau bài học, HS biết:

- Nêu được một số tác hại của bão: thiệt hại về người và của.

- Nêu cách phòng chống:

- +Theo dõi bản tin thời tiết.

- +Cắt điện,. Tàu thuyền không ra khơi.

- +Đến nơi trú ẩn an toàn.

- GDBVMT trồng rừng chống bão( mức độ liên hệ bộ phận)

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Hình trang 76, 77 SGK

- Phiếu học tập đủ dùng cho các nhóm

- Sưu tầm các hình vẽ, tranh ảnh về các cấp gió, về những thiệt hại do dông, bão gây ra (nếu có)

- Sưu tầm hoặc ghi lại những bản tin thời tiết có liên quan đến gió bão

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 17 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 28/01/2022 Lượt xem 392Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 19 đến 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày:05/01/2010	Tuần: 19
Môn: Khoa học
BÀI 37: TẠI SAO CÓ GIÓ? 
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió.
Giải thích tại sao có gió.
Giải thích được nguyên nhân gây ra gióù 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang 74, 75 SGK
Chong chóng 
Chuẩn bị các đồ dùng cho nhóm: hộp đối lưu, nến, diêm, miếng giẻ hoặc vài nén hương
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động
Bài cũ: Không khí cần cho sự sống
Hãy cho biết không khí cần cho sự sống như thế nào?
GV nhận xét, chấm điểm 
Bài mới:
Giới thiệu bài
Mở bài: GV yêu cầu HS quan sát các hình 1,2 và hỏi: nhờ đâu lá cây lay động, diều bay?
Hoạt động 1: Chơi chóng chóng
Mục tiêu: HS làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió 
Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn
GV kiểm tra xem HS có đem đủ chong chóng đến lớp không, chong chóng có quay được không và giao nhiệm vụ cho các em trước khi HS ra sân chơi chong chóng:
Các nhóm trưởng điều khiển các bạn nhóm mình chơi có tổ chức
Trong quá trình chơi tìm hiểu xem:
Khi nào chong chóng không quay?
Khi nào chong chòng quay?
Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm?
Bước 2: Chơi ngoài sân theo nhóm 
HS ra sân chơi theo nhóm, GV kiểm tra bao quát hoạt động của các nhóm
Bước 3: Làm việc trong lớp
Kết luận của GV:
Khi ta chạy, không khí xung quanh ta chuyển động tạo ra gió. Gió thổi làm chong chóng quay. Gió thổi mạnh làm chong chóng quay nhanh. Gió thổi yếu làm chong chóng quay chậm. Không có gió tác động thì chong chóng không quay
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra gió 
Mục tiêu: HS biết giải thích tại sao có gió 
Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm các thí nghiệm này
GV yêu cầu các em đọc các mục Thực hành trang 74 để biết cách làm
Bước 2:
Bước 3:
Kết luận của GV:
Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí. Không khí chuyển động tạo thành gió 
Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên
Mục tiêu: HS giải thích được tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển
Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
GV đề nghị HS làm việc theo cặp
GV yêu cầu các em quan sát, đọc thông tin ở mục Bạn cần biết trang 75 và những kiến thức đã thu được qua hoạt động 2 để giải thích câu hỏi: Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển?
Bước 2:
Bước 3:
Kết luận của GV:
Sự chênh lệch nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền đã làm cho chiều gió thay đổi giữa ngày và đêm
Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Gió nhẹ, gió mạnh, phòng chống bão
HS trả lời
HS nhận xét
HS quan sát và trả lời
HS thực hiện trò chơi
Nhóm trưởng điều khiển các bạn chơi:
Cả nhóm xếp thành hai hàng quay mặt vào nhau, đứng yên và giơ chong chóng về phía trước. Nhận xét xem chong chóng của mỗi ngưới có quay không? Giải thích tại sao? (Nếu trời lặng gió: chong chóng không quay, nếu trời có gió mạnh một chút thì chong chóng sẽ quay)
Trường hợp chong chóng không quay, cả nhóm sẽ bàn xem: làm thế nào để chong chóng quay? (Phải tạo ra gió bằng cách chạy)
Nhóm trưởng đề nghị 2 đến 3 bạn cùng cầm chong chóng chạy qua cho những HS khác cùng quan sát: nhận xét xem chong chóng của ai quay nhanh hơn
Cả nhóm cùng tuyên dươngchong chóng của bạn nào quay nhanh nhất và cùng nhau phát hiện xem tại sao chong chóng của bạn đó quay nhanh
Do chong chóng tốt?
Do bạn đó chạy nhanh?
Giải thích tại sao khi bạn chạy nhanh, chong chóng lại quay nhanh?
Đại diện các nhóm báo cáo xem trong khi chơi, chong chóng của bạn nào quay nhanh và giải thích:
Tại sao chong chóng quay?
Tại sao chong chóng quay nhanh hay chậm?
Các nhóm HS làm thí nghiệm và thảo luận trong nhóm theo các câu hỏi gợi ý trong SGK
Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm
HS làm việc cá nhân trước khi làm việc theo cặp
Các em thay nhau hỏi và chỉ vào hình để làm rõ câu hỏi trên
Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm 
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày:07/01/2010	Tuần: 19
Môn: Khoa học
BÀI 38: GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH. PHÒNG CHỐNG BÃO
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Sau bài học, HS biết:
Nêu được một số tác hại của bão: thiệt hại về người và của.
Nêu cách phòng chống:
+Theo dõi bản tin thời tiết.
+Cắt điện,. Tàu thuyền không ra khơi.
+Đến nơi trú ẩn an toàn.
GDBVMT trồng rừng chống bão( mức độ liên hệ bộ phận)
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang 76, 77 SGK
Phiếu học tập đủ dùng cho các nhóm
Sưu tầm các hình vẽ, tranh ảnh về các cấp gió, về những thiệt hại do dông, bão gây ra (nếu có)
Sưu tầm hoặc ghi lại những bản tin thời tiết có liên quan đến gió bão 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động
Bài cũ: Tại sao có gió?
Nguyên nhân gây ra gió?
Nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên?
GV nhận xét, chấm điểm 
Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số cấp gió 
Mục tiêu: HS phân biệt được gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ 
Cách tiến hành:
Bước 1: 
GV giới thiệu hoặc cho HS đọc trong SGK về người đầu tiên nghĩ ra cách phân chia sức gió thổi thành 13 cấp độ (kể cả cấp 0 là khi trời lặng gió) 
Bước 2:
GV yêu cầu HS họp nhóm đôi, phát phiếu học tập cho mỗi nhóm, yêu cầu HS họp nhóm quan sát hình vẽ và đọc các thông tin trong trang 76 và hoàn thành phiếu bài tập
Bước 3:
GV nhận xét, chữa bài
Hoạt động 2: Thảo luận về sự thiệt hại của bão và cách phòng chống bão
Mục tiêu: HS nói về những thiệt hại do dông, bão gây ra và cách phòng chống bão
Cách tiến hành:
Bước 1: 
GV yêu cầu HS họp nhóm 4, quan sát hình 5, 6 và nghiên cứu mục Bạn cần biết trang 77 để trả lời câu hỏi:
Nêu những dấu hiệu đặc trưng của bão
Nêu tác hại do bão gây ra và một số cách phòng chống bão. 
Bước 2:
GV nhận xét
Hoạt động 3: Trò chơi Ghép chữ vào hình
Mục tiêu: Củng cố hiểu biết của HS về các cấp độ của gió: gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ 
Cách tiến hành:
GV phô tô hoặc cho vẽ lại hình minh hoạ trong SGK trang 76, viết lời ghi chú vào các tấm phiếu rời
Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Không khí bị ô nhiễm 
HS trả lời
HS nhận xét
HS đọc
HS họp nhóm và làm việc theo yêu cầu của phiếu học tập
Một số HS lên trình bày
HS nhận xét
HS họp nhóm, thảo luận và trả lời các câu hỏi. HS có thể sử dụng các hình vẽ, tranh ảnh về các cấp gió, về những thiệt hại do dông, bão gây ra và các bản tin thời tiết có liên quan đến gió bão sưu tầm được
Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình kèm theo những hình vẽ, tranh ảnh về các cấp gió, về những thiệt hại do dông, bão gây ra và các bản tin thời tiết có liên quan đến gió bão
HS nhận xét, bổ sung 
Các nhóm HS thi nhau gắn chữ vào hình cho phù hợp, nhóm nào làm nhanh và đúng là thắng cuộc
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày:12/01/2010	Tuần: 20
Môn: Khoa học
BÀI 39: KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM 
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Sau bài học, HS biết:
Nêu được một số nguyên nhân gây ô nhiễm bầu không khí: khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn,  .
Có ý thức bảo vệ bầu khộng khí
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang 78, 79 SGK
Sưu tầm các hình vẽ, tranh ảnh về cảnh thể hiện bầu không khí trong sạch, bầu không khí bị ô nhiễm
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động
Bài cũ: Gió nhẹ, gió mạnh, phòng chống bão
Nêu tác hại do bão gây ra
Nêu 1 số cách phòng chống bão mà địa phương em đã áp dụng
GV nhận xét, chấm điểm 
Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu về không khí ô nhiễm và không khí sạch
Mục tiêu: HS phân biệt được không khí sạch (trong lành) và không khí bẩn (không khí bị ô nhiễm)
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp
GV yêu cầu HS lần lượt quan sát các hình trang 78, 79 SGK và chỉ ra hình nào thể hiện bầu không khí trong sạch? Hình nào thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm?
Bước 2: Làm việc cả lớp
GV gọi 1 số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp
GV yêu cầu HS nhắc lại một số tính chất của không khí, từ đó rút ra nhận xét, phân biệt không khí sạch và không khí bẩn
Kết luận của GV:
Không khí sạch là không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị, chỉ chứa khói, bụi, khí độc, vi khuẩn với một tỉ lệ thấp, không làm hại đến sức khoẻ con người.
Không khí bẩn hay ô nhiễm là không khí có chứa một trong các loại khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn quá tỉ lệ cho phép, có hại cho sức khoẻ con người và các sinh vật khác.
Hoạt động 2: Thảo luận về những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
Mục tiêu: HS nêu được những nguyên nhân gây nhiễm bẩn không khí
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS liên hệ thực tế và phát biểu: nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm?
Kết luận của GV:
Nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm:
Do bụi ... ước
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động
Bài cũ: Aâm thanh
Khi nào vật phát ra âm thanh?
GV nhận xét, chấm điểm 
Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh
Mục tiêu: HS nhận biết được tai ta nghe được âm thanh khi rung động từ vật phát ra âm thanh được lan truyền tới tai
Cách tiến hành:
Bước 1:
GV hỏi: tại sao khi gõ trống tai ta nghe được tiếng trống? Yêu cầu HS suy nghĩ và đưa ra lí giải của mình
GV đặt vấn đề: để tìm hiểu, chúng ta làm thí nghiệm như hướng dẫn ở trang 84
GV mô tả thí nghiệm
Bước 2: Làm cá nhân
Bước 3: Làm nhóm đôi:
Yêu cầu HS thảo luận về nguyên nhân làm cho tấm ni lông rung và giải thích âm thanh truyền từ trống đến tai nghe như thế nào
GV hướng dẫn HS đi đến nhận xét
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh qua chất lỏng, chất rắn
Mục tiêu: HS nêu được ví dụ chứng tỏ âm thanh có thể lan truyền qua chất lỏng, chất rắn
Cách tiến hành:
Bước 1:
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm như hình 2 trang 85 SGK. Khi tiến hành thí nghiệm cần chú ý chọn chậu có thành mỏng, cũng như vị trí đặt tai nên gần đồng hồ để dễ phát hiện âm thanh.
Bước 2:
GV yêu cầu HS liên hệ với thực tế và kinh nghiệm bản thân để tìm thêm những dẫn chứng khác cho sự truyền âm thanh qua chất rắn và chất lỏng
Kết luận của GV:
Aâm thanh còn có thể truyền qua chất lỏng và chất rắn
Hoạt động 3: Tìm hiểu âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi khoảng cách đến nguồn âm xa hơn
Mục tiêu: HS nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm chứng tỏ âm thanh yếu đi khi lan truyền ra xa nguồn âm
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS cho ví dụ về âm thanh khi lan truyền càng ra xa nguồn càng yếu đi (ví dụ: đứng gần trống trường thì nghe rõ hơn, khi ô tô ở xa nghe tiếng còi nhỏ)
Kết luận của GV:
Aâm thanh yếu dần đi khi lan truyền ra xa nguồn âm
Hoạt động 4: Trò chơi Nói chuyện qua điện thoại
Mục tiêu: Củng cố, vận dụng tính chất âm thanh có thể truyền qua vật rắn
Cách tiến hành:
Cho từng nhóm HS thực hành làm điện thoại ống nối dây. Phát cho mỗi nhóm 1 mẩu tin ngắn ghi trên tờ giấy
Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Aâm thanh trong cuộc sống
HS trả lời
HS nhận xét
HS trả lời
HS nhận xét
HS quan sát hình 1 trang 84 SGK và dự đoán điều xảy ra khi gõ trống
HS dự đoán hiện tượng. Sau đó tiến hành thí nghiệm, gõ trống và quan sát các vụn giấy nảy
HS rút ra được nhận xét: mặt trống rung động làm cho không khí gần đó rung động. Rung động này được truyền đến không khí gần đó, và lan truyền trong không khí...
HS thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn của GV. Từ thí nghiệm, HS thấy rằng âm thanh có thể truyền qua nước, qua thành chậu
HS tìm dẫn chứng khác, ví dụ:
	Cá nghe thấy tiếng chân người bước
	Cá heo, cá voi có thể “nói chuyện” với nhau dưới nước
HS nêu
Một em phải truyền tin này cho bạn cùng nhóm ở đầu dây bên kia. Em phải nói chỏ sao cho bạn mình nghe được nhưng người giám sát( do nhóm khác cử) đứng cạnh bạn đó không nghe được. Nhóm nào ghi lại đúng bản tin mà không bị lộ thì đạt yêu cầu
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày:26/01/2010	Tuần: 22
Môn: Khoa học
BÀI 43: ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG (Tiết 1) 
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Sau bài học, HS có thể:
Nêu được ví dụ về lợi ích của âm thanh trong đời sống : âm thanh dùng để giao tiếp trong sinh hoạt, học tập, lao động, giải trí: dùng để báo hiệu (tiếng trống, tiếng còi xe)
Có ý thức và thực hiện được một số hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Chuẩn bị theo nhóm:
5 chai hoặc cốc giống nhau
Tranh ảnh về vai trò của âm thanh trong cuộc sống
Tranh ảnh về các loại âm thanh khác nhau
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động
Bài cũ: Sự lan truyền âm thanh
Aâm thanh lan truyền được qua những chất nào?
Aâm thanh sẽ như thế nào khi càng lan truyền ra xa?
GV nhận xét, chấm điểm 
Bài mới:
Giới thiệu bài
Trò chơi: Tìm từ diễn tả âm thanh
GV chia lớp thành 2 đội: một đội nêu tên nguồn phát ra âm thanh, đội kia phải tìm từ phù hợp diễn tả âm thanh
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của âm thanh trong cuộc sống
Mục tiêu: HS nêu được vai trò của âm thanh trong đời sống (giao tiếp với nhau qua lời nói, hát, nghe; dùng để làm tín hiệu: tiếng trống, tiếng còi)
Cách tiến hành:
Bước 1:
GV yêu cầu HS họp nhóm quan sát các hình trang 86 để ghi lại vai trò của âm thanh 
Bước 2:Yêu cầu HS bổ sung thêm những vai trò khác của âm thanh mà HS biết
GV nhận xét
Hoạt động 2: Nói về những âm thanh ưa thích và những âm thanh không ưa thích
Mục tiêu: Giúp HS diễn tả thái độ trước thế giới âm thanh xung quanh. Phát triển kĩ năng đánh giá 
Cách tiến hành:
Bước 1:
GV nêu vấn đề để HS làm việc cá nhân và nêu lên ý kiến của mình
Bước 2:
GV chia bảng thành 2 cột: “Thích” và “Không thích”, yêu cầu HS gắn thẻ của mình vào cột thích hợp 
Bước 3:GV nhận xét
Hoạt động 3: Tìm hiểu ích lợi của việc ghi lại được âm thanh
Mục tiêu: HS nêu được ích lợi của việc ghi lại âm thanh, hiểu được ý nghĩa của các nghiên cứu khoa học và có thái độ trân trọng
Cách tiến hành:
Bước 1:
GV đặt vấn đề: Các em thích nghe bài hát nào? Do ai trình bày? Có thể bật cho HS nghe bài hát đó hoặc một bài hát bất kì (nếu có điều kiện)
Yêu cầu HS thảo luận về ích lợi của việc ghi lại âm thanh 
Bước 2:
GV nhận xét
Hoạt động 4: Trò chơi Làm nhạc cụ 
Mục tiêu: HS nhận biết được âm thanh cao, thấp (bổng, trầm) khác nhau
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS các nhóm trình bày nhạc cụ: mỗi nhóm chuẩn bị một số chai với những lượng nước trong chai khác nhau, so sánh âm thanh phát ra khi gõ vào các chai
GV đề nghị vài nhóm biểu diễn
Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Aâm thanh trong cuộc sống (tt)
HS trả lời
HS nhận xét
Ví dụ: Đội 1 nêu: “Đồng hồ”, đội 2 nêu: “Tích tắc”
HS họp nhóm bốn và thảo luận về vai trò của âm thanh
HS nêu
HS bổ sung
GV viết ý kiến của mình vào thẻ từ
GV gắn thẻ từ vào cột thích hợp
HS bổ sung
HS nhận xét
HS nêu
HS thảo luận nhóm đôi về ích lợi của việc ghi lại âm thanh
HS nhận xét
Các nhóm sẽ gõ lần lượt vào từng chai nước, sau đó thảo luận về âm thanh phát ra từ các chai có độ cao, thấp, trầm, bổng như thế nào
Vài nhóm biểu diễn 
Các nhóm khác đánh giá bài biểu diễn của nhóm bạn
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày:28/01/2010	Tuần: 22
Môn: Khoa học
BÀI 44: ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG (Tiết 2) 
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Sau bài học, HS có thể:
Nêu được ví dụ về:
+Tác hại của tiếng ồn :tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ ( đau đầu, mất ngủ); gây mất tập trung trong công việc, học tập, 
+Một số biện pháp chống tiếng ồn.
Thực hiện các quy định không gây ồn nơi công cộng.
Biết cách phòng chống tiếng ồn trong cuộc sống: bịt tai khi nghe âm thanh quá to, đóng cửa để ngăn cách tiếng ồn,
Có ý thức và thực hiện được một số hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Chuẩn bị theo nhóm: tranh ảnh về các loại tiếng ồnvà việc phòng chống 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động
Bài cũ: Aâm thanh trong cuộc sống
Nêu vai trò của âm thanh
Nêu lợi ích của việc ghi lại âm thanh 
GV nhận xét, chấm điểm 
Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn gây tiếng ồn
Mục tiêu: HS nhận biết được một số loại tiếng ồn
Cách tiến hành: 
Bước 1: 
GV yêu cầu HS họp nhóm đôi, quan sát các hình trang 88 để nêu lên các loại tiếng ồn 
Bước 2:
GV nhận xét
GV yêu cầu HS nêu thêm những loại tiếng ồn ở trường và nơi HS sinh sống
GV giúp HS phân loại những tiếng ồn chính để nhận thấy hầu hết các tiếng ồn đều do con người gây ra
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống
Mục tiêu: HS nêu được một số tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống 
Cách tiến hành:
Bước 1:
GV yêu cầu HS họp nhóm 4, quan sát các hình trang 88 và tranh ảnh do các em sưu tầm để thảo luận về các tác hại và cách phòng chống tiếng ồn
Bước 2:
GV ghi nhanh các ý kiến lên bảng, nhận xét
Kết luận của GV:
Như mục Bạn cần biết
Hoạt động 3: Nói về các việc nên/không nên làm để góp phần chống tiếng ồ cho bản thân và những người xung quanh
Mục tiêu: HS có ý thức và thực hiện được một số hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh
Cách tiến hành:
Bước 1:
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 6 về những việc nên và không nên làm để góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn ở lớp, ở nhà và ở nơi công cộng
Bước 2:
GV nhận xét 
Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Aùnh sáng
HS trả lời
HS nhận xét
HS họp nhóm đôi quan sát tranh và thảo luận
Đại diện các nhóm báo cáo
Lớp thảo luận, nhận xét, bổ sung
HS thảo luận nhóm 4
Đại diện nhóm trình bày trước lớp
Lớp bổ sung, nhận xét
HS thảo luận nhóm, nêu những việc nên làm và không nên làm
Đại diện nhóm trình bày
Lớp nhận xét, bổ sung
Các ghi nhận, lưu ý:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_lop_4_tuan_19_den_22.doc