Giáo án Khối 4 - Tuần 11 - Năm học 2010-2011 - Tạ Ngọc Hậu

Giáo án Khối 4 - Tuần 11 - Năm học 2010-2011 - Tạ Ngọc Hậu

Thể dục (Tiết 21)

 TRề CHƠI: “ NHẢY Ô TIẾP SỨC ”

ÔN 5 ĐỘNG TÁC ĐÃ HỌC CỦA BÀI THỂ DỤC

PHÁT TRIỂN CHUNG

I/ MỤC TIấU:

 1.KT: Ôn 5 động tác: Vươn thở - Tay – Chân - lưng - bụng và Phối hợp. Chơi trũ chơi: “ Nhảy ô tiếp sức ”.

 2.KN: Yêu cầu thực hiện đúng động tác, nhớ được tên và thứ tự động tác. HS biết cách chơi và tham gia chơi nhiệt tỡnh, chủ động.

 3.TĐ: GD cho HS có ý thức trong học tập, tự tập luyện ngoài giờ lên lớp. Đoàn kết hợp tác với bạn bè trong khi chơi. Rèn luyện khả năng nhanh nhẹn trong hoạt động.

II/ ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN:

 - Địa điểm : Tập trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn trong tập luyện.

 - Phương tiện: GV: Chuẩn bị cũi, kẻ trước sân chơi.

III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

 

doc 56 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 08/01/2022 Lượt xem 533Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 11 - Năm học 2010-2011 - Tạ Ngọc Hậu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Thứ/ Ngày
Tiết
Môn học
Tên bày dạy
Đồ dùng dạy học
Hai
25/10/2010
11
Chào cờ
51
Toán
Nhân 10, 100, 1000.. chia 10, 100,1000
Phiếu học tập
11
Âm nhạc
Ôn tập: Khăn quàng thắm mãi vai em
21
Tập đọc
Ông Trạng thả diều
Tranh minh hoạ bài TĐ
11
Kĩ thuật
Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột( T.2)
Mảnh vải trắng,len, kim,kéo,bút chì,thước.
Ba
26/10/2010
21
Thể dục
Bài 21
Chuẩn bị 1 – 2 còi
52
Toán
Tính chất kết hợp của phép nhân
Phiếu học tập
11
Lịch sử
Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
Bản đồ hành chính VN, Phiếu học tập của HS.
11
Chính tả
(Nghe viết) Nếu chúng mình có phép lạ
Bảng phụ viết bài tập 2a và bài tập 3.
21
Khoa học
Ba thể của nước
Vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước,cốc TT,nến,
Tư
27/10/2010
21
Luyện từ và câu
Luyện tập về động từ
Giấy khổ to và bút dạ viết BT2a bà BT2b.
22
Mỹ thuật
Thường thức mỹ thuật: xem tranh..
53
Toán
Nhân với số có tận cùng là chữ số 0
Phiếu học tập
11
Kể chuyện
Bàn chân kì diệu
Tranh minh hoạ truyện trong SGK (phóng to).
11
Địa lý
Ôn tập
Bản đồ ĐLTNVN.
Năm
28/10/2010
22
Thể dục
Bài 22
Chuẩn bị 1 còi.
22
Tập đọc
Có chí thì nên
Tranh minh hoạ bài TĐ
54
Toán
Đề xi mét vuông
Chuẩn bị 1 hình vuông
21
Tập làm văn
Luyện tập trao đổi ý kiến của người thân
Bảng phụ ghi sẳn tên truyện,nhân vật.
22
Khoa học
Mây được tạo thành như thế nào? Mưa...?
Các hình minh hoạ SGK,chuẩn bị giấy A4..
Sáu
29/10/2010
22
Luyện từ và câu
Tính từ
Bảng lớp kẻ sẵn tong cột ở bài tập 2.
11
Đạo đức
Ôn tập và thực hành kỹ năng GK I
Bảng phụ ghi các thông tin,phiếu quan sát
55
Toán
Mét vuông
Chuẩn bị hình vuông.
22
Tập làm văn
Mở bài trong bài văn kể chuyện
BP viết sẵn hai mở bài trực tiếp và gián tiếp
11
Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm trong tuần
Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2010
Toán (Tiết 51)
Nhân với 10, 100, 1.000, ...
Chia cho 10, 100, 1.000, ...
	I. Mục tiêu: Giúp học sinh
	- Biết cách thực hiện nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000...
	- Biết cách thực hiện chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn... cho 10,100, 1000,...
	- áp dụng phép nhân số tự nhiên với 10, 100, 1000,... chia các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, ... cho 10, 100, 1000 .. để tính nhanh
	II. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ :
-Gọi HS lên bảng làm các bài tập sau :
Bài 1: Cho 123 x 4 x 9=4428.
Không cần tímh hãy nêu ngay giá trị của các tích dưới đây và giải thích: 123 x 9 x 4=..
9 x 4 x 123=; 9 x 123 x 4=
Bài 2: Đổi chỗ các thừa số để tính tích theo cách thuận tiện:
5 x 74 x 2=.; 4 x 5 x 25=..
-Gv nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 10, chia số tròn chục cho 10.
a) Nhân một số với 10
- Giáo viên viết lên bảng phép tính:
35 x 10
- Dựa vào tính chất giáo hoán của phép nhân bạn nào cho biết 35 x 10 bằng gì?
- 10 còn gọi là mấy chục.
- Vậy 10 x 35 = 1 chục x 35
- 1 chục nhân với 35 bằng?
- 35 chục là bao nhiêu?
- Em có nhận xét gì về thừa số 35 và kết quả của phép nhân 35 x 10
- Vậy khi nhân một số với 10 chúng ta có thể viết ngay kết quả của phép tính như thế nào?
- Hãy thực hiện:
12 x 10
78 x 10
457 x 10
7891 x 10
b) Chia số tròn chục cho 10
- Giáo viên viết lên bảng phép tính 350 : 10 yêu cầu học sinh thực hiện
- Giáo viên: ta có 35 x 10 = 350
Vậy khi lấy tích chia cho một thừa số thì kết quả sẽ là gì?
- Vậy 350: 10 bằng bao nhiêu ?
- Có nhận xét gì về số bị chia và thương trong phép chia 350 : 10 = 35
- Vậy khi chia số tròn chục cho 10 ta có thể viết ngay kết quả của phép chi như thế nào?
- Hãy thực hiện
70 : 10
140 : 10
2170 : 10
7800 : 10
2.3. Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 100, 1000.. chia số tròn trăm, tròn nghìn,... cho 100, 1000, ...
- Hướng dẫn học sinh tương tự như nhân một số tự nhiên với 10 chia một số tròn trăm, tròn nghìn... cho 100, 1000
2.4. Kết luận
Giáo viên hỏi: Khi nhân 1 số tự nhiên với 10, 100, 1000, ... ta có thể viết ngay kết quả của phép nhân như thế nào?
- Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn... cho 10, 100, 1000, ... ta có thể viết ngay kết quả của phép chia như thế nào?
- Yêu cầu nhiều em nhắc lại.
3. Luyện tập
Bài 1: Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc ngay kết quả.
- Giáo viên ghi nhanh kết quả lên bảng lớp.
Bài 2: Giáo viên viết lên bảng 300 kg = ... tạ
- Giáo viên hướng dẫn cách làm như SGK.
+ 100 kg = ? tạ
+ Muốn đổi 300kg thành tạ ta nhẩm 300 : 100 = 3 tạ
Vậy 300 kg = 3 tạ
Yêu cầu học sinh làm nốt các phần còn lại.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
-2 HS lên bảng làm bài tập.
- HS ở lớp nhân xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đọc phép tính.
- 35 x 10 = 10 x 35
 - Là 1 chục.
- Bằng 35 chục.
- Là 350
- Kết quả của phép 35 x 10 chính là thừa số thứ nhất 35 thêm một chữ số 0 vào bên phải.
- Ta chỉ việc viết thêm 1 chữ số 0 vào bên phải số đó.
- Học sinh nhẩm và nêu 
12 x 10 = 120
78 x 10 = 780
457 x 10 = 4570
7891 x 10 = 78910
- Học sinh suy nghĩ thực hiện.
- Lấy tích chia cho một thừa số thì được kết quả là thừa số còn lại.
 - Học sinh nêu 350 : 10 = 35
- Thương chính là số bị chia xóa đi một chữ số 0 ở bên phải.
- Ta chỉ viết bỏ bớt đi 1 chữ số 0 ở bên phải của số đó.
 - Học sinh nhẩm và nêu:
70 : 10 = 7
140 : 10 = 14
2170 : 10 = 217
7800 : 10 = 780
- Ta chỉ viết thêm một, hai, ba,.. chữ sóo 0 vào bên phải số đó.
- Ta chỉ viết bỏ bớt đi một, hai, ba, .. chữ số 0 ở bên phải số đó.
 + 5 - 10 em nhắc lại.
- Gọi vài em đọc lại bài tập 1 khi hoàn thành trên bảng lớp.
 - Học sinh nêu 300 kg = 3 tạ.
+ 100 kg = 1 tạ
+ Học sinh nhắc lại.
Học sinh làm:
10 kg = 1 yến
800 kg = 8 tạ
300 tạ = 30 tấn
120 tạ = 12 tấn
5000 kg = 5 tấn
4000 g = 4 kg
	3. Củng cố dặn dò
	- Muốn nhân 1 số với 10, 100, 1000, .. ta làm thế nào?
 Cho ví dụ
	- Muốn chia 1 số cho 10, 100, 1000, ... ta làm thế nào?
	- Nhận xét tiết học
-------------------------------------------------------
Âm nhạc (Tiết 11)
Ôn tập bài hát: khăn quàng thắm mãi vai em.
Tập đọc nhạc TĐN số 3
(Gv dạy mĩ thuật – Soạn giảng)
-----------------------------------------------
Tập đọc (Tiết 21)
Ông Trạng thả diều
	I. Mục tiêu
	- Đọc trơn trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi.
	- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
	II. Đồ dùng dạy học
	Tranh minh họa nội dung bài học trong SGK.
	III. Các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu học sinh nêu một số nội dung, chủ đề đã học ở từ tuần 1 - 10.
- Giáo viên nhận xét bổ sung
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
b.1) Luyện đọc
- Yêu cầu 4 học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- Gọi học sinh đọc toàn bài.
- Giáo viên đọc mẫu. Chú ý giọng đọc. Nhấn giọng ở những từ: rất ham thả diều, bé tí, kinh ngạc, lạ thường, hai mươi, thuộc bài, như ai, lưng trâu, ngón tay, mảnh gạch, vỏ trứng, cánh diều, tiếng sáo, bay cao, vi vút, vượt xa, mười ba tuổi, trẻ nhất,...
b.2) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1, 2 trả lời câu hỏi:
+ Nguyễn Hiền sống ở đời vua nào? Hoàn cảnh gia đình cậu như thế nào?
+ Cậu bé ham thích trò chơi gì?
+ Những chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
Đoạn 1, 2 cho biết điều gì?
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3 trao đổi và trả lời.
+ Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
Nội dung đoạn 3
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi:
+ Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông trạng thả diều”?
- Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 4: Học sinh trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Câu chuyện khuyên ta điều gì?
- Câu nào có ý nghĩa đúng với câu chuyện nhất?
- ý 4 của bài.
- Nội dung chính của bài?
c) Đọc diễn cảm
- Yêu cầu 4 học sinh tiếp nối nhau từng đoạn. Cả lớp theo dõi tìm ra cách đọc hay.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc đoạn văn.
- Học sinh nêu.
- Học sinh lắng nghe
- Đoạn 1: Vào đời vua.. đến làm diều để chơi.
- Đoạn 2: Lên 6 tuổi... chơi diều.
- Đoạn 3: Sau vì... đến học trò của thầy.
- Đoạn 4: Thế rồi... nước Nam ta.
- 2 học sinh đọc thành tiếng.
- 2 học sinh đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm và trao đổi, trả lời câu hỏi:
+ Sống ở đời vua Trần Nhân Tông, gia đình cậu rất nghèo.
+ Trò chơi diều.
+ Học đầu hiểu đó, có trí nhớ lạ thường, cậu có thể thuộc 20 trang sách trong ngày mà cẫn còn thì giờ chơi diều.
Đoạn 1, 2: Tư chất thông minh của Nguyễn Hiền.
- 2 học sinh đọc thành tiếng. Học sinh đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, cậu đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến đợn bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn. Sách của Hiền là lưng trâu, mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trứng thả đom đóm và trong. Mỗi lần có kỳ thi Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ.
ý3: Đức tính ham học và chịu khó của Nguyễn Hiền.
- 2 em đọc thành tiếng.
+ Vì cậu đỗ Trạng Nguyên năm 13 tuổi, lúc ấy cậu vẫn thích chơi diều.
- 1 học sinh đọc thành tiếng, 2 em cùng trao đổi trả lời:
+ Câu trẻ tuổi tài cao nói lên Nguyễn Hiền đỗ Trạng Nguyên năm 13 tuổi. Ông còn nhỏ mà đã có tài.
+ Câu Có chí thì nên nói lên Nguyễn Hiền còn nhỏ mà đã có chí hướng, ông quyết tâm học khi gặp nhiều khó khăn.
+ Công thành danh toại nói lên Nguyễn Hiền đỗ Trạng Nguyên vinh quang đã đạt được.
- Khuyên ta phải có ý chí, quyết tâm thì sẽ làm được điều mình mong muốn.
- Câu có chí thì nên
ý 4: Nguyễn Hiền đỗ Trạng Nguyên
Nội dung chính: ca ngợi Nguyễn Hiền thông minh, có ý vượt khó nên đã đỗ Trạng Nguyên khi mới 13 tuổi.
- 4 học sinh đọc, cả lớp phát biểu.
- 2 học sinh ngồi cùng bàn luyện đọc
Thầy giáo kinh ngạc... chơi thả diều
Sau vì nhà nghèo quá... vỏ trứng thả đom đóm vào trong.
- Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
3. Củng cố dặn dò
+ Câu chuyện ca ngợi ai? Về điều gì?
+ Truyện đọc giúp em hiểu điều gì?
- 3 - 5 em.
+ Câu chuyện ca ngợi Trạng Nguyên Nguyễn Hiền. Ông là người ham học, chịu khó nên đã thành tài.
+ Muốn làm được việc gì cũng phải chăm chỉ, chịu khó.
+ Nguyễn Hiền là tấm gương sáng cho chúng em noi theo.
+ Nguyễn Hiền là người có Chí. Nhờ đó ông là Trạng Nguyên nhỏ tuổi nhất nước ta.
	- Nhận xét tiết học.
	- Dặn học sinh phải chăm chỉ học tập, làm việc theo gương Trạng Nguyên Nguyễn Hiền.
-------------------------------------------------
Kỹ thuật (Tiết 11)
Khâu viền đường gấp mép vải bằng ... iện tích của hình vuông có cạnh 1m
	- Biết đọc, viết số đo diện tích theo mét vuông.
	- Biết mối quan hệ giữa xăng ti mét vuông, đề xi mét vuông, mét vuông để giải các bài toán có liên quan.
	II. Đồ dùng dạy học
	- Giáo viên vẽ sẵn trên bảng hình vuông có diện tích 1m2 được chia thành 100 ô vuông nhỏ, mỗi ô vuông có diện tích là 1dm2.
	III. Các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ
Gọi HS lên bảng làm bài tập luyện thêm của tiết 54, đồng thời kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác.
- Gv chữa bài , nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Giới thiệu mét vuông (m2)
- Giáo viên treo lên bảng hình vuông có diện tích là 1m2 và được chia thành 100 hình vuông nhỏ, mỗi hình có diện tích là 1dm2.
Giáo viên nói: Mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1m.
- Mét vuông viết tắt là gì?
- Giáo viên hỏi: 1m2 bằng bao nhiêu đề xi mét vuông? Giáo viết bảng: 1m2 = 100 dm2.
- 1 dm2 bằng bao nhiêu xăng ti mét vuông?
- Giáo viên viết bảng: 1m2 = 10.000cm2.
- Yêu cầu học sinh nêu mối quan hệ giữa mét vuông với dm2 và cm2.
3. Luyện tập
Bài 1, 2: yêu cầu học sinh đọc đề. Yêu cầu học sinh đọc kết quả từng câu.
- Giáo viên nhận xét và kết luận chung:
- 1 em lên đổi.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh quan sát.
 -1m2.
- 1m2 = 100dm2
- Học sinh nêu:
1m2 = 100dm2
1 dm2= 100 cm2
 1m2 = 10.000cm2
- Học sinh lần lượt tiếp nối nhau đọc. Học sinh khác nhận xét bổ sung.
	+ 2005m2.
	+ Một nghìn chín trăm tám mươi mét vuông.
	+ Tám nghìn sáu trăm đề xi mét vuông.
	+ 28911cm2.
	Bài 2: Viết số thích hợp và chỗ chấm
	+ 1m2 = 100dm2 	 + 400dm2 = 4 m2 
	+ 100dm2 = 1m2	 + 2110m2 = 211000dm2
 + 1m2 = 10000cm2	 + 15m2 = 150000cm2
	+10000cm2 = 1m2	 + 10dm2 2cm2 = 1002cm2	
Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc đề bài
+ Người ta đã dùng biết bao nhiêu viên gạch để lát nền căn phòng?
+ Vậy diện tích căn phòng chính là diện tích của bao nhiêu viên gạch.
+ Mỗi viên gạch có diện tích là bao nhiêu?
+ Vậy diện tích của căn phòng là bao nhiêu mét vuông?
- Giáo viên yêu cầu học sinh lên trình bày bài giải.
- Giáo viên nhận xét đi đến kết luận đúng.
- 2 học sinh đọc đề.
+ Dùng hết 200 viên gạch.
+ Là diện tích của 200 viên gạch.
+ 30cm2 x 30cm2 = 900cm2
+ 900 x 200 = 180.000cm2.
 = 18m2.
- 1 em lên trình bày. Học sinh khác làm vào vở.
Bài giải
Diện tích của một viên gạch là:
30 x 30 = 900 (cm2)
Diện tích của căn phòng đó là:
900 x 200 = 180000(cm2) = 18(m2).
Đáp số: 18m2.
 - Giáo viên nhận xét ghi điểm.
Bài 4: Giáo viên vẽ hình lên bảng
- Học sinh quan sát.
	Giáo viên nói: 
	Cách 1: Cắt hình đã cho thành các hình chữ nhật bằng cách kéo dài một “cạnh”, như hình dưới đây.
 4 cm 6 cm
(2)
(1)
 3 cm	3 cm	3 cm
(3)
15 cm
Cách 2: Cắt hình đã cho thành các hình chữ nhật bằng cách kéo dài hai “cạnh” như hình vẽ dưới đây:
 4 cm 6 cm
(2)
(1) 
 5 cm 3 cm 3 cm	
 5cm
Cách 3: Diện tích miếng bìa chính là diện tích hình chữ nhật ta bớt đi diện tích của hình (4)
 4 cm 6 cm
(2)
(1)
 2 cm
 5 cm 3 cm
 5cm
	 15 cm
Bài giải
	Cách 1: Quan sách hình vẽ, ta thấy hình đã cho được cắt thành 3 hình chữ nhật 1, 2, 3
Diện tích hình chữ nhật 1 là:
4 x 3 = 12(cm2)
Diện tích hình chữ nhật 2 là:
6 x 3 = 18(cm2)
Diện tích hình chữ nhật 3 là:
15 x 2 = 30(cm2)
Diện tích miếng bìa đã cho là:
12 + 18 + 30 = 60(cm2)
Đáp số: 60cm2
Cách 2:
Diện tích hình chữ nhật 1 là
5 x 4 = 20(cm2)
Diện tích hình chữ nhật 2 là
6 x 5 = 30(cm2)
Diện tích hình chữ nhật 3 là
5 x 2 =10(cm2)
Diện tích miếng bìa đã cho là:
20 + 30 + 10 = 60(cm2)
Đáp số: 60cm2
Cách 3:
Diện tích hình chữ nhật to là:
15 x 5 = 75(cm2)
Diện tích hình chữ nhật 4 là
5 x 3 = 15(cm2)
Diện tích miếng bìa đã cho là:
75 - 15 = 60(cm2)
Đáp số: 60cm2
	- Giáo viên nhận xét ghi điểm
	3. Củng cố dặn dò
	- Cạnh hình vuông dài 1m vậy có diện tích bao nhiêu?
	- Nêu mối quan hệ giữa cm2, dm2, m2
	- Về hoàn chỉnh bài tập 4 vào vở
	- Nhận xét tiết học
------------------------------------------------
Tập làm văn (Tiết 22)
Mở bài trong bài văn kể chuyện
	I. Mục tiêu
	- Hiểu được thế nào là mở đầu trực tiếp, mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện.
	- Biết viết đoạn mở đầu một bài văn kể chuyện theo 2 cách: gián tiếp và trực tiếp.
	- Vào bài một cách tự nhiên, lời văn sinh động, dùng từ hay.
	II. Đồ dùng dạy học
	Bảng phụ viết sẵn hai mở bài trực tiếp và gián tiếp truyện Rùa và thỏ.
	III. Các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 cặp học sinh lên bảng thực hành trao đổi với người thân về một người có nghị lực, ý chí vươn lên trong cuộc sống.
- Gọi học sinh nhận xét trao đổi.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Tìm hiểu bài
+ Giáo viên treo tranh minh họa: Em biết gì qua bức tranh này?
+ Để biết nội dung truyện, từng tình tiết truyện chúng ta tìm hiểu.
Bài 1, 2
- Gọi 2 học sinh tiếp nối nhau đọc truyện. Cả lớp đọc thầm. Tìm đoạn mở bài trong đoạn văn trên.
- Gọi học sinh đọc đoạn mở bài mà mình tìm được.
- Giáo viên nhận viên và chốt lại.
Bài 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung. Học sinh trao đổi trong nhóm.
- Treo bảng phụ ghi sẵn 2 cách mở bài (BT2 và BT3)
- Giáo viên giới thiệu có 2 cách mở bài: mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp?
2.3. Ghi nhớ
- Yêu cầu học sinh đọc mục ghi nhớ.
3. Luyện tập
Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung và trả lời câu hỏi:
+ Đó là những cách mở bài nào? Vì sao em biết?
- Gọi học sinh phát biểu.
- Gọi 2 học sinh đọc lại 2 cách mở bài.
Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu học sinh trả lời.
Bài 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu
+ Có thể mở bài gián tiếp cho truyện bằng lời của những ai?
+ Giáo viên gọi học sinh trình bày. Giáo viên sửa lỗi dùng từ ngữ pháp cho từng học sinh.
- 2 cặp lên bảng trình bày.
- Nhận xét bạn trao đổi theo tiêu chí đã nêu.
- Học sinh lắng nghe.
+ Đây là câu chuyện Rùa và Thỏ. Câu chuyện kể về cuộc thi chạy giữa Rùa và Thỏ. Kết quả Rùa đã về đích trước Thỏ trong sự chứng kiến của nhiều muông thú.
+ Học sinh lắng nghe.
- 2 học sinh tiếp nối nhau đọc truyện.
+ Học sinh 1: Trời thu mát mẻ.. đến đường đó.
+ Học sinh 2: Rùa không... đến trước nó. Học sinh dùng bút chì đánh dấu mở bài của truyện và SGK.
- Mở bài: Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy.
- Học sinh đọc thầm lại đoạn m bài.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
+ Mở bài trực tiếp: kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.
+ Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác đề dẫn vào câu chuyện định kể.
- 2 - 3 học sinh đọc: cả lớp đọc thầm.
- 4 học sinh tiếp nối nhau đọc từng cách mở bài:
+ Cách a: là mở bài trực tiếp vì đã kể ngang vào sự việc mở đầu câu chuyện Rùa đang tập chạy trên bờ sông.
+ Cách b, c, d là mở bài gián tiếp vì không kể ngay sự việc đầu tiên của truyện và nêu ý nghĩa, hay những truyện khác để vào truyện.
- 1 em đọc cách a, 1 học sinh đọc cách 3 (hoặc c, d)
- Câu chuyện Hai bàn tay (sách TV 4, tập một /114) mở bài theo cách nào?
+ Mở bài theo kiểu mở bài trực tiếp - kể ngay sự việc ở đầu câu chuyện: Bác Hồ hồi ở Sài Gòn có một người bạn tên là Lê.
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu SGK.
+ Bằng lời của người kể chuyện hoặc là của bác Lê.
- Gọi 5 - 7 học sinh đọc mở bài của mình.
	Bài tham khảo:
	1) Mở bài gián tiếp bằng lời của người kể chuyện:
	Bác Hồ là lãnh tụ của nhân dân Việt Nam và là danh nhân của thế giới. Sự nghiệp của Bác thật là vĩ đại. Nhưng sự nghiệp vĩ đại âys lại bắt đầu từ một suy nghĩ rất giản di, một quyết định rất táo bạo từ thời thanh niên của Bác. Câu chuyện thế này.
	2) Mở bài gián tiếp bằng lời của bác Lê:
	Từ hai bàn tay, một người yêu nước và dũng cảm có thể làm nên tất cả. Điều đó tôi rất thấm thía mỗi khi nhớ lại cuộc nói chuyện giữa tôi và Bác Hồ ngày chúng tôi ở Sài Gòn nắm ấy. Câu chuyện thế này:
	3. Củng cố dặn dò:
	- Hỏi: có những cách mở bài nào trong bài văn kể chuyện.
	- Nhận xét tiết học
	- Về viết lại cách mở bài gián tiếp cho truyện Hai bàn tay.
-----------------------------------------------
Sinh hoạt (Tiết 11)
Kiểm điểm trong tuần
I . MUẽC TIEÂU :
Hoùc sinh nhaọn roừ ửu khuyeỏt ủieồm cuỷa baỷn thaõn, cuỷa toồ mỡnh vaứ cuỷa caỷ lụựp .
Hoùc sinh bieỏt coõng vieọc phaỷi laứm cuỷa tuaàn tụựi .
Giaựo duùc hoùc sinh tửù giaực hoùc taọp, thửùc hieọn toỏt neà neỏp 
Giuựp HS : Tỡm hiểu và kỉ niệm nhớ ngày 15/10 ; 20/10
II. LEÂN LễÙP :
1. Hoaùt ủoọng 1 : Kieồm ủieồm ủaựnh giaự coõng taực tuaàn qua
a. Nhaọn xeựt caực maởt reứn luyeọn :
1.1. ẹaùo ủửực :
 * ệu ủieồm: neà neỏp tửù quaỷn khaự toỏt khi GV ủi vaộng, nhieàu HS nhaởt cuỷa rụi traỷ laùi ngửụứi maỏt.
1.2. Hoùc taọp :
 * ệu ủieồm: caựn sửù lụựp ủieàu khieồn tửù quaỷn toỏt, truy baứi nghieõm tuực, laứm baứi hoùc baứi ủaày ủuỷ, moọt vaứi HS coự tieỏn boọ roừ reọt trong hoùc taọp (Ngoùc Sụn, Huy, Nữ)
 * Toàn taùi: moọt soỏ HS coứn queõn duùng cuù hoùc taọp, vụỷ baứi taọp (Ta Bi, Minh,Thiện An). 
1.3. Theồ chaỏt :
 * ệu ủieồm: ẹa soỏ HS baỷo ủaỷm sửực khoỷe toỏt trong tuaàn hoùc, tham gia taọp theồ duùc ủaàu giụứ nghieõm tuực.
 * Toàn taùi: Coứn 01 HS nghổ hoùc do beọnh naởng (Thảo) 
1.4. Thaồm mú :
 * ệu ủieồm: Giửừ veọ sinh cụ theồ vaứ quaàn aựo, caột toực goùn gaứng, ủoàng phuùc ủuựng quy ủũnh. 
 * Toàn taùi: Moọt vaứi HS coứn ủeồ aựo ngoaứi quaàn, mang deựp khi ủi hoùc.
1.5. Lao ủoọng :
* ệu ủieồm: Toồ 04 thửùc hieọn trửùc nhaọt nghieõm tuực, tửù giaực.
* Toàn taùi: coứn ủoồ nửụực ra lơựp khi uoỏng nửụực, chuự yự nhaởt raực trong lớp khi ra về.
b. ẹaựnh giaự keỏt quaỷ thi ủua giửừa caực toồ :
Toồ 1 : HS coự nhieàu tieỏn boọ, tớch cửùc phaựt bieồu hụn	Xeỏp loaùi :Khỏ
Toồ 2 : Hoùc gioỷi ủeàu, vieỏt vụỷ saùch ủeùp, tớch cửùc phaựt bieồu .	Xeỏp loaùi : Tốt
Toồ 3 : Hoùc khaự ủeàu, coứn noựi chuyeọn rieõng	 Xếp loaùi : Khỏ
Toồ 4 : Hoùc khaự , neà neỏp toỏt	
Xếp loaùi : Tốt
2. Hoaùt ủoọng 2 :. Tỡm hiểu và kỉ niệm nhớ ngày 15/10 ; 20/10.
3. Hoaùt ủoọng 3 : Coõng taực tuaàn tụựi
Chuỷ ủieồm tuaàn tụựi : Học tập và làm theo 5 điều Bac Hồ dạy
ẹi hoùc chuyeõn caàn, ủuựng giụứ ứ, truy baứi, xeỏp haứng nghieõm tuực
Giửừ veọ sinh caự nhaõn toỏt .
Hoùc baứi vaứ laứm baứi ủaày ủuỷ . 
Thửùc hieọn toỏt ATGT vaứ giửừ veọ sinh moõi trửụứng .
Trửùc nhaọt : toồ 3
3. Hoaùt ủoọng 4 : Vaờn ngheọ , ủeà nghũ tuyeõn dửụng – pheõ bỡnh
Hoùc sinh haựt muựa, keồ chuyeọn, ủoùc thụ, ủoùc baựo 
Tuyeõn dửụng :	 Lan Anh, Thanh Nhi, Mỹ Duyờn.
Pheõ bỡnh : khoõng
---------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 11 CKTKN GDKNS.doc