Giáo án Khối 4 - Tuần 11 - Năm học 2010-2011 - Trần Văn Chi

Giáo án Khối 4 - Tuần 11 - Năm học 2010-2011 - Trần Văn Chi

 Tiết 5 : Đạo đức ÔN TẬP THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KỲ I

 I. MỤC TIÊU :

 - Hiểu được : Thời giờ là cái quý nhất , cần phải tiết kiệm ; nắm cách tiết kiệm thời giờ . Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm .

 - Hiểu được: Trung thực là đức tính đáng quý

 - Ý thức cao trong việc sử dụng quỹ thời gian của mình .

 II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :

 - SGK .

 - Các truyện , tấm gương về tiết kiệm thời giờ .

 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 220 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 09/02/2022 Lượt xem 139Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 11 - Năm học 2010-2011 - Trần Văn Chi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
	 Thứ hai ngày 08 tháng 11 năm 2010
 Tiết 1 : Giáo dục tập thể: CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
 Tiết 2: Aâm nhạc: ( Đã có giáo viên chuyên trách dạy)
 Tiết 3 Tập đọc : ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
 I. MỤC TIÊU :
 - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi. Bước đầu biết đọc diên cảm đoạn văn
 - Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng Nguyên khi mới 13 tuổi ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Tranh minh họa nội dung bài đọc .
 - Bảng lớp viết câu , đoạn cần hướng dẫn HS đọc .
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
T.gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3phút
10phút
1. Khởi động : Hát .
2. Bài cũ :
- Nhận xét việc kiểm tra đọc GKI .
3. Bài mới : Oâng Trạng thả diều .
a) Giới thiệu bài :
b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
- Nói : Xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn .
- Đọc diễn cảm cả bài .
Học sinh lắng nghe
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Tiếp nối nhau đọc 4 đoạn . Đọc 2 – 3 lượt .
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . 
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
10phút
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
- Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền .
- Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào ?
- Vì sao chú bé Hiền được gọi là ông Trạng thả diều ?
- Kết luận : Mỗi phương án trả lời đều có mặt đúng . Nguyễn Hiền tuổi trẻ tài cao , là người công thành danh toại , nhưng điều mà câu chuyện muốn khuyên ta là có chí thì nên . Câu tục ngữ Có chí thì nên nói đúng nhất ý nghĩa của truyện .
Hoạt động nhóm .
- Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
- Đọc đoạn văn từ đầu đến vẫn có thì giờ chơi diều .
- Nguyễn Hiền học đến đâu hiểu ngay đến đấy , trí nhớ lạ thường : có thể thuộc 20 trang sách trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều .
- Đọc đoạn văn còn lại .
- Nhà nghèo , Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu , Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ . Tối đến , đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn . Sách của Hiền là lưng trâu , nền cát . Bút là ngón tay , mảnh gạch vỡ . Đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong . Mỗi lần có kì thi , Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ .
- Vì Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi 13 , khi vẫn còn là chú bé ham thích chơi diều .
- 1 em đọc câu hỏi 4 . 
- Cả lớp suy nghĩ , trao đổi ý kiến , nêu lập luận , thống nhất câu trả lời đúng .
10phút
3phút
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm .
MT : Giúp HS đọc diễn cảm bài văn .
PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Thầy phải kinh ngạc  đom đóm vào trong . 
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
4. Củng cố dặn dò:
- Hỏi : Truyện giúp em hiểu ra điều gì ?
- Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị cho tiết chính tả sắp tới .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp .
2 học trả lời
Học sinh lắng nghe. Ghi yêu cầu về nhà vào vở
 Tiết 4: Toán NHÂN VỚI 10 , 100 , 1000 ,  
 CHIA CHO 10 , 100 , 1000 ,  
 I. MỤC TIÊU :
 - Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10 , 100 , 1000  và chia số tròn chục , tròn trăm , tròn nghìn  cho 10 , 100 , 1000  
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Phấn màu .
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
T.gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3phút
5phút
1. Khởi động : Hát .
2. Bài cũ : Tính chất giao hoán của phép nhân .
- Sửa các bài tập về nhà .
3. Bài mới : Nhân với 10 , 100 , 1000  - Chia cho 10 , 100 , 1000 
a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
b) Các hoạt động 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nhân một số tự nhiên với 10 hoặc chia số tròn chục cho 10 .
MT : Giúp HS nắm cách nhân nhẩm và chia nhẩm một số với 10 .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Ghi phép nhân ở bảng : 35 x 10 = ?
- Hướng dẫn HS từ 35 x 10 = 350 suy ra 350 : 10 = 35 .
Học sinh đối chiếu bài làm sửa bài vào vở
Học sinh lắng nghe
Hoạt động lớp .
- Nêu , trao đổi về cách làm :
35 x 10 = 10 x 35 
 = 1 chục x 35 = 35 chục = 350 
- Vậy : 35 x 10 = 350 
- Nhận xét thừa số 35 với tích 350 để nhận ra : Khi nhân 35 với 10 , ta chỉ việc viết thêm vào bên phải số 35 một chữ số 0 . Từ đó , nhận xét chung như SGK .
- Nêu nhận xét : Khi chia số tròn chục cho 10 , ta chỉ việc bỏ bớt đi một chữ số 0 ở bên phải số đó .
- Thực hành thêm một số ví dụ SGK . 
5phút
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS nhân một số với 100 , 1000  hoặc chia một số tròn trăm , tròn nghìn  cho 100 , 1000  
MT : Giúp HS nắm cách nhân nhẩm và chia nhẩm với 100 , 1000  
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Hướng dẫn các bước tương tự như hoạt động 1 .
Hoạt động lớp .
20phút
3phút
Hoạt động 3 : Thực hành .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành .
- Bài 1 : 
- Bài 2 : 
+ Hướng dẫn mẫu : 300 kg = ? tạ
Ta có : 100 kg = 1 tạ 
Nhẩm : 300 kg = 3 tạ 
-Nêu bài chữa chung cho cả lớp 
4. Củng cố dặn dò :
- Các nhóm cử đại diện thi đua tính nhanh ở bảng .
- Nêu lại cách nhân , chia với 10 , 100 , 1000
- Nhận xét tiết học .
- Làm các bài tập tiết 51 sách BT .
Hoạt động lớp .
- Nhắc lại nhận xét ở bài học .
- Lần lượt trả lời các phép tính ở phần a , b . Nhận xét các câu trả lời . 2 em nêu lại nhận xét chung .
- Trả lời các câu hỏi :
+ 1 yến , 1 tạ , 1 tấn bằng bao nhiêu kg ?
+ Bao nhiêu kg bằng 1 yến , 1 tạ , 1 tấn ?
- Làm tương tự các phần còn lại .
- Đổi vở , nhận xét bài làm của bạn .
3 đại diện lên thực hiên tính nhanh
2 học sinh nêu lại
Học sinh lắng nghe, ghi yêu cầu về nhà vào vở
 Tiết 5 : Đạo đức ÔN TẬP THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KỲ I
 I. MỤC TIÊU :
 - Hiểu được : Thời giờ là cái quý nhất , cần phải tiết kiệm ; nắm cách tiết kiệm thời giờ . Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm .
 - Hiểu được: Trung thực là đức tính đáng quý 
 - Ý thức cao trong việc sử dụng quỹ thời gian của mình . 
 II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
 - SGK .
 - Các truyện , tấm gương về tiết kiệm thời giờ .
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
T.gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3phút
1. Khởi động : Hát .
2. Bài cũ : Tiết kiệm thời giờ .
- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
3. Bài mới : Thực hành các kĩ năng đã học.
a) Giới thiệu bài :
- Nêu mục đích , yêu cầu tiết học .
b) Các hoạt động :
2 học sinh lần lượt nêu bài học
Học sinh lắng nghe
15phút
Hoạt động 1 : 
MT : Giúp HS nêu được việc tiết kiệm thời giờ của bản thân .
PP : Động não , đàm thoại , thực hành .
Nhận xét , khen ngợi những em đã biết sử dụng thời giờ tiết kiệm và nhắc nhở những em còn sử dụng thời giờ lãng phí .
Hoạt động nhóm đôi .
- Thảo luận theo nhóm đôi việc bản thân đã sử dụng thời giờ như thế nào và dự kiến thời gian biểu của mình trong thời gian tới .
- Một vài em trình bày với lớp .
- Lớp trao đổi , chất vấn , nhận xét .
10phút
3phút
Hoạt động 2 : 
MT : Giúp HS rút được những bài học bổ ích qua các tranh vẽ , bài viết , tư liệu .
PP : Động não , đàm thoại , giảng giải .
- Khen các em chuẩn bị tốt và giới thiệu hay 
4. Củng cố dặn dò :
- Giúp HS chốt lại bài học :
- Giáo dục HS ý thức cao trong việc sử dụng quỹ thời gian của mình .
Hoạt động lớp .
- Cả lớp trao đổi , thảo luận về ý nghĩa của các tranh vẽ , ca dao , tục ngữ , truyện , tấm gương  vừa trình bày .
^^^^^^^^^^^^^^^^^^*************************************^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^
 Ngày giảng : Thứ ba ngày 09 tháng 11 năm 2011
 Tiết 1 : Toán TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN
 I. MỤC TIÊU :
 - Nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân .
 - Bước đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính .
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Bảng phụ kẻ bảng phần b SGK .
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
T.gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3phút
15phút
1. Khởi động : Hát .
2. Bài cũ : Nhân một số với 10 , 100 , 1000  Chia một số cho 10 , 100 , 1000 .
- Sửa các bài tập về nhà .
3. Bài mới : Tính chất kết hợp của phép nhân 
a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : So sánh giá trị của hai biểu thức . Viết các giá trị của biểu thức vào ô trống .
MT : Giúp HS nắm tính chất kết hợp của phép nhân .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Viết lên bảng 2 biểu thức :
( 2 x 3 ) x 4 và 2 x ( 3 x 4 )
- Treo bảng phụ đã chuẩn bị , giới thiệu cấu tạo bảng và cách làm .
- Cho lần lượt giá trị của a , b , c . Gọi từng em tính giá trị của các biểu thức rồi viết vào bảng.
- Chỉ rõ cho HS thấy đây là phép nhân có 3 thừa số , biểu thức bên trái là một tích nhân với một số , nó được thay thế bằng phép nhân giữa số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba . Từ đó rút ra kết luận khái quát bằng lời : Khi nhân một tích hai số với số thứ ba , ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba .
- Nêu : Từ nhận xét trên , ta có thể tính giá trị của biểu thức a x b x c như sau :
a x b x c = ( a x b ) x c = a x ( b x c ) . Nghĩa là có thể tính a x b x c bằng 2 cách . Tính chất này giúp ta chọn được cách làm thuận tiện nhất ... ời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau, đàn chim chao cánh bay đi nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.
2. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1. Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà có đặc điểm gì?
A. Đầy ánh sáng.
B. Đầy màu sắc. 
C. Đầy ánh sáng, đầy màu sắc.
2. Từ “búp vàng” trong câu : “Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng” chỉ gì ?
A. Chim vàng anh 	
B. Ngọn bạch đàn.
C. Aùnh nắng trời. 
3. Tuy đàn chim đã bay đi nhưng tiếng hót của vàng anh cứ âm vang mãi trong : 
A. Khung cửa sổ của bé Hà.
B. tâm trí của bé Hà .
C. Những ngọn bạch đàn. 
4. Câu hỏi “ Sao chú chim vàng anh này đẹp thế ?” dùng để thể hiện điều gì ?
A. Thái độ khen ngợi . 
B. Sự khẳng định .
C. Yêu cầu, mong muốn. 
5. Trong các dòng dưới đây dòng nào có 2 tính từ ?
A. Oùng ánh, bầu trời. 
B. Rực rỡ, cao. 
C. Hót, bay. 
---------------------------------------------------------------------------------
ĐÁP ÁN MƠN TIẾNG VIỆT ĐỌC HIỂU ĐỀ 2
Mỗi câu khoanh đúng được 1 điểm:
1. C. Đầy ánh sáng, đầy màu sắc.
2. A. Chim vàng anh.	
3. B. Tâm trí của bé Hà.
4. A. Thái độ khen ngợi. 
5. B. Rực rỡ, cao. 
---------------------------------------------------------------------------------
 	Tiết 3 : KIỂM TRA HỌC KỲ I 
Mơn: Tiếng Việt: Viết
 Thời gian: 40 phút
ĐỀ SỐ 1
Chính tả (Nghe-viết): 
Chiếc xe đạp của chú Tư
 Chiếc xe của chú Tư là chiếc xe đẹp nhất, khơng cĩ chiếc nào sánh bằng. Xe màu vàng, hai cái vành láng bĩng, khi chú ngừng đạp, chiếc xe cứ ro ro thật êm tai. Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái giẻ dưới yên lên, lau, phủi sạch sẽ rồi mới bước vào nhà, vào tiệm. Chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt.
 Theo Nguyễn Quang Sáng
2. Tập làm văn:
Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích (khoảng 7 đến 10 câu). 
ĐÁP ÁN MƠN TIẾNG VIỆT
Đề 1: Viết
1. Chính tả: ( 5 điểm) 
Trình bày đúng hình thức, nội dung bài viết; khơng mắc lỗi chính tả được 4 điểm; bài viết sạch sẽ, chữ đẹp được 1 điểm. Sai một lỗi chính tả trừ 0,2 điểm.
2. Tập làm văn: ( 5 điểm) 
Viết được bài văn miêu tả đồ dùng học tập yêu thích đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu, dùng từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
 Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, khơng mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp.
Bài viết đúng chủ đề: 1điểm.
Bố cục đúng: 1 điểm.
Dùng từ chính xác, lời văn mạch lạc, súc tích: 2 điểm.
Trình bày đẹp, sạch sẽ: 1 điểm.
---------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ SỐ 2
Chính tả (Nghe-viết): 
Chiếc xe đạp của chú Tư
 Chiếc xe của chú Tư là chiếc xe đẹp nhất, khơng cĩ chiếc nào sánh bằng. Xe màu vàng, hai cái vành láng bĩng, khi chú ngừng đạp, chiếc xe cứ ro ro thật êm tai. Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái giẻ dưới yên lên, lau, phủi sạch sẽ rồi mới bước vào nhà, vào tiệm. Chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt.
 Theo Nguyễn Quang Sáng
2. Tập làm văn:
Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn tả một đồ chơi mà em yêu thích (khoảng 7 đến 10 câu). 
ĐÁP ÁN MƠN TIẾNG VIỆT
Đề 2: Viết
1. Chính tả: ( 5 điểm) 
Trình bày đúng hình thức, nội dung bài viết; khơng mắc lỗi chính tả được 4 điểm; bài viết sạch sẽ, chữ đẹp được 1 điểm. Sai một lỗi chính tả trừ 0,2 điểm.
Tập làm văn: ( 5 điểm) 
Viết được bài văn miêu tả đồ chơi yêu thích đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu, dùng từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
 Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, khơng mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp.
Bài viết đúng chủ đề: 1điểm.
Bố cục đúng: 1 điểm.
Dùng từ chính xác, lời văn mạch lạc, súc tích: 2 điểm.
Trình bày đẹp, sạch sẽ: 1 điểm.
------------------------------------------------------
	Tiết 4 : Địa lý KIỂM TRA HỌC KỲ I 
Đề số 1
Câu 1 . Khoanh trịn vào trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau:
 a / Đường giao thơng chủ yếu ở vùng núi cao là:
 A . Đường ơ tơ 
 B . Đường sơng 
 C. Đường sắt 
 D . Đường mịn
 b/ Khí hậu ở Tây Nguyên cĩ :
 A . Hai mùa khơng rõ rệt là mùa mưa và mùa khơ 
 B . Hai mùa rõ rệt là mùa hạ nĩng bức và mùa đơng lạnh 
 C . Hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khơ 
 D . Bốn mùa xuân, hạ, thu, đơng 
 c/ Hồng Liên Sơn là dãy núi :
 A . Cao nhất nước ta, cĩ đỉnh trịn, sườn thoải . 
 B . Cao nhất nước ta, cĩ đỉnh nhọn, sườn dốc . 
 C . Cao thứ hai ở nước ta, cĩ đỉnh nhọn, sườn dốc . 
 D . Cao nhất nước ta, cĩ đỉnh trịn, sườn dốc .
 d/ Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là :
 A . Người Kinh 
 B . Người Tày 
 C . Người Mơng
 D . Người Thái 
Câu 2: Điền từ hàng hĩa ,nghề gì ,mua bán vào chỗ trống cho thích hợp : 
 Ở các chợ phiên của đồng bằng Bắc Bộ, hoạt động (a).hàng hĩa là hoạt động diễn ra tấp nập nhất . Hàng hĩa bán ở chợ phần lớn là những sản phẩm sản xuất tại (b) ..Nhìn các (c) bán ở chợ, ta cĩ thể biết được người dân địa phương sống chủ yếu bằng những nghề gì.
Câu 3: Tây Nguyên cĩ những cao nguyên nào? 
Câu 4: Nối mỗi ý ở cột A với mỗi ý ở cột B sao cho thích hợp:
A
Đặc điểm tự nhiên của Hồng Liên Sơn
B
Hoạt động sản xuất của người dân ở Hồng Liên Sơn
1 . Khí hậu lạnh quanh năm
 a ) Khai thác khống sản 
2 . Đất dốc
 b ) Làm ruộng bậc thang 
3 . Cĩ nhiều loại khống sản
 c ) Trồng rau, quả xứ lạnh 
---------------------------------------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA MÔN ĐỊA LÍ LỚP 4
Đề 1
Câu 1 : (2điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm.
 Câu a :Khoanh vào D . Đường mịn
 Câu b :Khoanh vào C . Hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khơ
 Câu c :Khoanh vào B . Cao nhất nước ta, cĩ đỉnh nhọn, sườn dốc 
 Câu d :Khoanh vào A . Người kinh
Câu 2 : ( 3điểm) Điền đúng vào mỗi chỗ trống được 1 điểm.
(a) mua bán
 địa phương
 hàng hĩa
Câu 3 : (2điểm) Ghi đúng mỗi cao nguyên được 0,5 điểm .
 Cao nguyên Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh 
Câu 4 : (3điểm) Nối đúng mỗi ý ở cột A với mỗi ý ở cột B được 1điểm
A
Đặc điểm tự nhiên của Hồng Liên Sơn
B
Hoạt động sản xuất của người dân ở Hồng Liên Sơn 
 1 . Khí hậu lạnh quanh năm 
 a ) Khai thác khống sản 
 2 . Đất dốc
 b ) Làm ruộng bậc thang 
 3 . Cĩ nhiều loại khống sản
 c ) Trồng rau, quả xứ lạnh 
---------------------------------------------------------------------------------
Đề số 2
Câu 1: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống:
Dãy Hoàng Liên Sơn có đỉnh. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . cao nhất nước ta và được gọi là. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . của Tổ quốc. Ở những nơi cao của dãy núi này, khí hậu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . quanh năm. Vào mùa đông có khi có. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..
Câu 2: Đánh dấu × vào £ đứng trước câu trả lời đúng nhất:
a) Đồng bằng Bắc Bộ được bồi đắp bởi phù sa của:
£ Sông Hồng
£ Sông Thái Bình
£ Cả hai ý trên
b) Tây Nguyên là nơi trồng nhiều cây gì nhất nước ta?
£ Chè
£ Hồ tiêu
£ Cà phê
Câu 3: Em hãy sắp xếp các từ sau theo thứ tự đúng các công việc phải làm trong việc sản xuất lúa gạo của người nông dân:
phơi thóc, gieo mạ, làm đất, cấy lúa, nhổ mạ, 
chăm sóc lúa, tuốt lúa, cắt lúa.
Câu 4: Em hãy kể tên một số cây trồng và vật nuôi có nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ.
---------------------------------------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA MÔN ĐỊA LÍ LỚP 4
Đề 2
Câu 1: 4 điểm (mỗi từ ngữ điền đúng được 1 điểm)
Thứ tự các từ ngữ cần điền:
Phan-xi-păng / nóc nhà / lạnh / tuyết rơi..
Câu 2: 2 điểm (mỗi ý chọn đúng được 1 điểm)
Ý đúng:	c. Cả hai ý trên
	c. Cà phê
Câu 3: 2 điểm (sắp xếp đúng mỗi từ được 0,25 điểm)
Sắp xếp đúng:
làm đất, gieo mạ, nhổ mạ, cấy lúa, chăm sóc lúa, 
cắt lúa, tuốt lúa, phơi thóc.
Câu 4: 2 điểm (nêu đúng mỗi loại được 1 điểm)
- Một số loại cây trồng: Ngoài cây lúa, đồng bằng Bắc Bộ còn có các loại cây trồng khác như: ngô, đỗ, cây ăn quả...
- Một số loại vật nuôi: trâu, bò, heo, gà, vịt, ngan ...
---------------------------------------------------------------------------------
 Tiết 5 : Giáo dục tập thể : SINH HOẠT LỚP
A. Ôån định tổ chức lớp học : ( 5 phút )
- Cho học sinh hát .
B. Đánh giá tình hình trong tuần : ( 15 phút )
+ Lớp trưởng đánh giá lại mọi hoạt động trong tuần qua .
+ Giáo viên nhận xét và bổ sung những thiếu sót .
1. Về học tập : 
- Trong tuần qua , đã có nhiều cố gắng trong học tập , đi học chuyên cần , hăng say phát biểu xâydựng bài .
- Duy trì được nề nếp lớp học như đầu giờ .
- Tăng cường học bản cưu chương phục vụ cho học toán và đã được kiểm tra thường xuyên
- Đã tham gia Hội khoẻ Phù Đổng cấp trường và đã có một giải nhất môn nếm bóng bậc tiểu học
- Hoàn thành việc kiểm tra chất lượng học kì I
2. Về vệ sinh : 
- Tổ trực đã quét dọn lớp học sạch sẽ , lao động vệ sinh lớp học .
- Nhặt giấy, rác theo đúng lịch , sạch sẽ .
- Đã đổ nước vào các chậu cảnh đầy đủ.
3. Các hoạt động khác : 
- Mọi hoạt động của nhà trường đã diển ra trong tuần qua các em đã thực hiện nghiêm túc .
C. Kế hoạch tuần tới : ( 15 phút )
- Tiếp tục vận động những bạn còn vắng đến lớp .
- Tiến hành Ngoại khoá theo chủ điểm của nhà trường .
- Phát động phong trào thi đua học tập tốt lập thành tích cao nhất chào mừng ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam 03 – 2 và triển khai các hoạt động của tháng 1+2/2011 .
- Nâng cao hơn nữa chất lượng học tập , hăng say phát biểu xây dựng bài .
- Đi học chuyên cần , đúng giờ .
- Duy trì công tác vệ sinh cá nhân .
- Lao động vệ sinh lớp học , sân trường theo đúng lịch quy định .
^^^^^^^^^^^^^^^^^^*************************************^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_11_nam_hoc_2010_2011_tran_van_chi.doc