Giáo án Khối 4 - Tuần 11 - Năm học 2013-2014

Giáo án Khối 4 - Tuần 11 - Năm học 2013-2014

TOÁN

NHÂN VỚI 10, 100, 1000, CHIA CHO 10, 100, 1000,.

I. MỤC TIÊU

 - Giúp học sinh biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10; 100; 1000; và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, cho 10; 100; 1000; lần.

- Làm được: Bài 1 a) cột 1,2 ; b) cột 1,2 ; Bài 2 ( 3 dòng đầu )

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

doc 36 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 236Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 11 - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
Ngµy so¹n : 25/10/2013
Ngµy gi¶ng : Thø hai , ngµy 28 th¸ng 10 n¨m 2013 
TẬP ĐỌC
ÔNG TRẠNG THẢ DIỂU
I. MỤC TIÊU 
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn .
- Hiểu ND: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Giáo dục học sinh cần kiên trì chịu khó trong học tập và rèn luyện thì mới đạt kết qủa tốt. 	
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Chuẩn bị tranh minh hoạ bài dạy, bảng phụ ghi sẵn nội dung luyện đọc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KTBC:(5'): GV tổng kết 3 chủ điểm đã học.
2. Bài mới
a. Giới thiệu chủ điểm mới (2')
– Giới thiệu bài, ghi tên bài. 
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc ( 12’)
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- Có thể chia bài làm 4 đoạn : 
- Đọc nối tiếp đoạn lần 1 kết hợp sửa phát âm.
- Đoc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ..
* Hướng dẫn qua về giọng đọc
- Đọc diễn cảm cả bài .
- Gv đọc diễn cảm toàn bài
* Tìm hiểu nội dung : (8')
 - Đoạn 1,2: Gọi 1 em đọc, nêu câu hỏi, 
? Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? 
 - GV chốt ý : Nguyễn Hiền là một người thông minh.
+ Đoạn 3,4: Gọi 1 em đọc, nêu câu hỏi, nghe HS trả lời và chốt ý của đoạn. 
? Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào ? 
? Vì sao chú bé Hiền được gọi là “ông Trạng thả diều”? 
+ Yêu cầu 1 em đọc câu hỏi 4 và mời bạn trả lời.
* Câu chuyện muốn khuyên ta Có chí thì nên.
GV chốt ý : Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên nhờ chí vượt khó.
c. Đọc diễn cảm. (10')
+ Yêu cầu học sinh nêu cách đọc diễn cảm bài văn.
- Toàn bài đọc với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi, nhấn giọng những từ ngữ nói về đặc điểm tính cách, sự thông minh, tính cần cù, chăm chỉ, tinh thần vượt khó của Nguyễn Hiền. Đoạn kết truyện đọc với giọng sảng khoái.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc đoạn “ Thầy phải kinh ngạcthả đom đóm vào”
+ Gọi 2 - 4 HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV nhận xét tuyên dương những HS đọc bài tốt.
3.Củng cố, dặn dò : (3')
? Câu chuyện ca ngợi ai? Về điều gì? 
? Truyện đọc giúp em hiểu điều gì? 
- GV chốt lại nội dung và ý nghĩa của bài .
- Nhận xét tiết học 
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới “Có chí thì nên”. 
- HS nhắc lại tên các chủ điểm đã học..
- Nhắc lại tên bài.
- HS quan sát tranh.
- 1 HS đọc
- Chia 4 đoạn
+ Đoạn 1 : “Vào đời vua . Lấy diều để chơi.”
+ Đoạn 2 : “ Lên sáu tuổi  th́ giờ chơi diều”
+ Đoạn 3 : “ Sau v́ nhà nghèo  học tṛ của thầy”.
+ Đoạn 4 : Phần còn lại
- 4 Em đọc nối tiếp nhau đến hết bài.
- Hs lắng nghe
- 1 HS đọc cả bài.
- HS đọc 
Nguyễn Hiền đọc đến đâu hiểu ngay đến đó trí nhớ lạ thường : có thể thuộc 20 trang sách trong ngày màvẫn có thời gian chơi diều. 
- 2 - 3 Em nêu ý kiến.
- Vài em nhắc lại. 
- HS đọc
 Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn. Sách của Hiền là lưng trâu, nền cát; bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ. 
 Vì Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi13 khi vẫn còn là một chú bé ham thích chơi diều. 
- 3 - 4 Em nêu ý kiến.
- Vài em nhắc lại. 
- Theo dõi, thực hiện và 2 - 3 em nêu trước lớp.
- HS nêu
- HS xác định giọng đọc và các từ cần nhấn giọng.
- HS thi đọc diễn cảm lại bài.
Lớp theo dõi và nhận xét.
Ca ngợi Trạng nguyên NguyƠn Hiền. Ông là người ham học, chịu khó nên đã thành tài.
Muốn làm được việc gì cũng phải chăm chỉ, chịu khó. 
- Nhắc lại.
- Lắng nghe. 
*****************************
TOÁN
NHÂN VỚI 10, 100, 1000,  CHIA CHO 10, 100, 1000,...
I. MỤC TIÊU 
 - Giúp học sinh biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10; 100; 1000; và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, cho 10; 100; 1000; lần. 
- Làm được: Bài 1 a) cột 1,2 ; b) cột 1,2 ; Bài 2 ( 3 dòng đầu )
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KTBC: (5')
a. Nêu tính chất giao hoán của phép nhân.
b. Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
	365 x  = 8 x 365
	1234 x 5 = 1234 x 
- GV cho điểm .
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài. (2')
- Giới thiệu bài trực tiếp
b. Các hoạt động 
* HĐ1 : Hướng dẫn học sinh nhân một số tự nhiên với 10 hoặc chia số tròn chục cho 10.( 7’)
- Yêu cầu HS nêu kết quả của phép tính
	35 x 10 = ?
- Cho HS nhận xét thừa số 35 và tích 350.
Kết luận :Muốn có tích của một số với 10 ta chỉ việc viết thêm 1 chữ số 0 vào bên phải số đó.
? Ngược lại 350 : 10 = ?
- Cho HS nhận xét thương 35 và số bị chia 350.
 Kết luận : Khi chia số tròn chục cho 10 ta chỉ việc bỏ bớt đi một chữ số 0 ở bên phải số đó.
* HĐ2 : Hướng dẫn học sinh nhân một số tự nhiên với 100; 1000 hoặc chia số tròn chục cho 100; 1000.( 7’)
- Tương tự yêu cầu HS nêu kết quả của phép tính sau:
	35 x 100 = ?
	35 x 1000 = ?
- Cho HS nhận xét thừa số 35 và tích 3500 và thừa số 35 và tích 35000.
Kết luận :Khi nhân một số tự nhiên với 10; 100; 1000;  ta chỉ việc viết thêm một, hai, ba,  chữ số 0 vào bên phải số đó.
? Ngược lại 3500 : 100 = ?
	 35000 : 1000 = ?
- Cho HS nhận xét thương 35 và số bị chia 3500 và thương 35 và số bị chia 35000. 
Kết luận : Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10; 100; 1000;  ta chỉ việc bỏ bớt đi một, hai, ba, chữ số 0 ở bên phải số đó.
	* HĐ 3 : Thực hành.(15’)
Bài 1 ( a,b: cột 1,2)
- Gọi hs đọc yêu cầu
- Cho HS chơi trò chơi.
- GV chỉ định một HS trả lời phép tính thứ nhất, sau đó HS đó chỉ định một HS trả lời phép tính tiếp theo.
Bài 2 ( 3 dòng đầu)
 GV cho HS nhắc lại bảng đơn vị đo khối lượng và hướng dẫn HS làm bài tập mẫu.
- Gọi lần lượt từng HS lên bảng sửa bài.
* Yêu cầu học sinh sửa bài vào vở nếu sai.
3. Củng cố , dặn dò : (3')
- Gọi 1 vài học sinh nhắc lại cách nhân, chia nhẩm 10, 100, 1000,
- Giáo viên nhận xét tiết học.
 - Xem lại bài, chuẩn bị bài “ Tính chất kết hợp của phép nhân”.
- 3 hs lên bảng 
- Lắng nghe
35 x 10 = 350
- Tích 350 thêm một chữ số 0 so với thừa số 35.
- Nghe và nhắc lại.
350 : 10 = 35
- Thương 35 đã bớt đi một chữ số 0 so với số bị chia 350.
- Hs lắng nghe
 35 x 100 = 3500
	35 x 1000 = 35 000
- Tích 3500 thêm hai chữ số 0 so với thừa số 35.
- Tích 35000 thêm ba chữ số 0 so với thừa số 35.
 3500 : 100 = 35
	35000 : 1000 = 35
- Thương 35 đã bớt đi hai chữ số 0 so với số bị chia 3500.
- Thương 35 đã bớt đi ba chữ số 0 so với số bị chia 35000.
- Lắng nghe
- Hs đọc
a. 18 x 10	 = 180 82 x 100	= 8200
18 x 100 	= 1800 75 x1000 = 75000
18x 1000	= 18000 19 x 10 = 190
	b. 9000 : 10 = 900
6800 : 100 = 68 9000 : 100 = 90
420 : 10 = 42 9000 : 1000 = 9 
2000 : 1000 = 2 
- HS nhắc lại
- HS lên bảng làm
70kg	= 7 yến	
800kg	= 8 tạ	
300 tạ	= 30 tấn	
- Thực hiện sửa bài.
- Một vài em nhắc lại .
- Theo dõi, lắng nghe.
***************************
ĐẠO ĐỨC
 THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU 
- Giúp HS củng cố các kiến thức đã học trong 5 bài đạo đức.
- Thực hành ôn tập và các kĩ năng vận dụng của HS trong học tập, sinh hoạt
- Mỗi em cần vận dụng tốt kiến thức đã học vào học tập, sinh hoạt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - Chuẩn bị tranh ảnh , các tình huống.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài mới 
a . Giới thiệu bài ( 2' )
– Ghi đề bài lên bảng. 
b. Các hoạt động 
* HĐ1 : Củng cố kiến thức đã học từ đầu năm đến giờ.( 15’)
- Yêu cầu từng nhóm 3 em ghi tên các bài đạo đức đã học. 
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
* HĐ2 : Thực hành làm các bài tập ( 15’)
- Yêu cầu từng học sinh làm bài tập trên phiếu: 
Bài 1: Cô giáo giao cho các bạn về nhà sưu tầm tranh cho tiết học sau. Long không làm theo lời cô dặn.
Nếu là Long, em sẽ chọn các giải quyết nào trong các cách giải quyết sau :
 a/ Mượn tranh, ảnh của bạn để đưa cô giáo xem.
 b/ Nói dối cô là đa sưu tầm nhưng quên ở nhà.
 c/ Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm, nộp sau. 
Bài 2: Em hãy bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến dưới đây (tán thành, phân vân hay không tán thành) :
 a/ Trung thực trong học tập chỉ thiệt mình.
 b/ Thiếu trung thực trong học tập là giả dối.
 c/ Trung thực trong học tập là thể hiện lòng tự trọng.
Bài 3: Em hãy nêu những khó khăn trong học tập.
Bài 4: Trong các việc làm sau, việc làm nào thể hiện ý thức tiết kiệm tiền của.:
 a. Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.	
 b. Giữ gìn quần áo, đồ dùng, đồ chơi.
 c. Xé sách vở.	
 d. Làm mất sách vở, đồ dùng học tập.
 đ. Vứt sách vở, đồ dùng đồ chơi bừa bãi
 e. Không xin tiền ăn quà vặt.
 g. Ăn hết suất cơm của mình.	
 h. Quên khoá vòi nước.
 i. Vẽ bậy, bôi bẩn ra sách vở, bàn ghế, tường lớp.
 k. Tắt điện khi ra khỏi phòng.
Bài 5: Em đã thực hiện tiết kiệm thời giờ như thế nào?
- Sửa bài và yêu cầu HS chấm bài (Mỗi bài đúng 2 điểm)
- GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS.
3. Củng cố , dặn dò ( 4')
- Yêu cầu học sinh nhắc lại các bài đạo đức đã học.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà và chuẩn bị bài mới.	
- Học sinh nhắc lại đề
- Nhóm 3 em ghi trên nháp.
- 3 – 4 Nhóm trình bày: 
	1. Trung thực trong học tập.
	2. Vượt khó trong học tập.
	3. Biết bày tỏ ý kiến.
	4. Tiết kiệm tiền của.
	5. Tiết kiệm thời giờ.
- Làm bài trên phiếu.
- HS đọc đề bài.
- HS chọn cách giải quyết
Bài 1: c
Bài 2:
Không tán thành.
Tán thành.
Bài 3: Nêu những khó khăn mình gặp trong học tập.
Bài 4: Các việc làm thể hiện ý thức tiết kiệm tiền của là:
Ý : a, b, e, g, k.
Bài 5:HS nêu những việc mình đã làm thể hiện việc tiết kiệm thời giờ.
- Đổi bài chấm chéo.
- 1 em nhắc lại, lớp theo dõi.
- Nghe và ghi bài.
*****************************
KHOA HỌC
BA THỂ CỦA NƯỚC 
I. MỤC TIÊU
- Nêu được nước tồn tại ở ba thể: lỏng, khí, rắn.
- Làm thí nghiệm về sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại.
- Giáo dục HS luôn khám phá những điều bổ ích trong lĩnh vực khoa học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - GV : Chuẩn bị tranh ảnh phục vụ cho bài dạy và một phích nước nóng. 
 - HS : Chuẩn bị cốc, đĩa, khay,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.KTBC(5')
? Nước có những tính chất gì?
? Nêu ghi nhớ của bài?
- GV nhận xét và ghi điểm.
2.Bài mới 
a. Giới thiệu bài :(2')
- Giới thiệu mục đích yêu - cầu của bài
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể khí và ngược lại.
 ( 10' ... h vuông lớn bằng bao nhiêu? 
GV kết luận : Mét vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1m. 
- Mét vuông viết tắt là m2 
? 1 mét vuông bằng bao nhiêu đề-xi-mét vuông? 
GV ghi 1m2 = 100dm2 
? 1dm2 bằng bao nhiêu xăng-ti-mét vuông? 
? Vậy 1m2 bằng bao nhiêu xăng-ti-mét vuông?
GV viết 1m2 = 10 000cm2 
? Nêu mối quan hệ giữa mét vuông với đề-xi-mét vuông với xăng-ti-mét vuông? 
c.Thực hành. 15' 
Bài 1
- Gọi 1 em nêu yêu cầu của đề 
-Yêu cầu HS tự làm. 	
- Yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng.	
- GV sửa bài chung cho cả lớp, yêu cầu HS đọc lại các số vừa viết. 
Bài 2 ( cột 1)
- GV nêu yêu cầu HS tự làm. Giải thích cách điền số. 
- GV sửa theo đáp án : 
1m2 = 100dm2 100dm2 = 1m2
1m2 = 10000cm2 10000cm2 = 1m2	
Bài 3
Yêu cầu HS đọc đề bài. 
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
-Yêu cầu HS khá giỏi tự làm bài vào vở. 
- Gợi ý cho đối tượng còn lại, 
? Người ta dùng hết bao nhiêu viên gạch để lát nền căn phòng? 
? Diện tích căn phòng chính là diện tích của bao nhêiu viên gạch? 
? Mỗi viên gạch có diện tích là bao nhiêu? 
? Vậy diện tích căn phòng là bao nhiêu mét vuông?
- GV thu một số vở và chấm điểm.
GV sửa bài theo đáp án : 
Diện tích của một viên gạch là :
30 x 30 = 900 (cm2)
Diện tích của căn phòng đó là:
900 x 200 = 18000 (cm2)
18000 cm2 = 18m2
Đáp số: 18m2
3. Củng cố , dặn dò :3'
? Mét vuông là gì? 
- Giáo viên nhận xét tiết học, nhắc HS học bài và chuẩn bị bài “ Nhân một số với một tổng”
- 3 hs lên bảng làm bài.
- Nhận xét.
-Theo dõi, lắng nghe.
- Nghe và nhắc lại đề.
1m (10dm)
gấp 10 lần. 
1dm2 
100 hình. 
100dm2 
-Vài em nhắc lại. 
1m2 = 100dm2 
1dm2 = 100 cm2
1m2 = 10 000 cm2
-Vài em nêu 
1m2 = 100dm2
1m2 = 10 000 cm2
-1 em nêu yêu cầu.
-HS tự làm. Hai em tự đổi chéo vở kiểm tra nhau. 
- 5 em lên bảng đọc và viết. 
- 2 em lên bảng, lớp làm vào vở. 
-1 em đọc đề, 2 em phân tích đề. 
200 viên. 
200 viên gạch. 
30cm2 x 30cm2 = 900cm2 
900cm2 x 20 = 180000cm2 
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT.
- Theo dõi và sửa bài, nếu sai.
- Vài em nêu. 
- Lắng nghe. . 
***************************
ĐỊA LÍ
ÔN TẬP
I . MỤC TIÊU 
 - Chỉ được dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ địa lí Việt Nam. 
 - GDHS biết yêu quý các dân tộc ở Tây Nguyên và có ý thức tôn trọng truyền thống văn hóa của các dân tộc, yêu quí quê hương đất nước giàu đẹp.
*GDBVMT: tÝch hîp tõ c¸c bµi tr­íc GDHS thÊy ®­îc cÇn ph¶i b¶o vÖ rõng ®Çu nguån , b¶o vÖ nguån n­íc .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - Gv: Bản đồ địa lí Việt Nam; phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
KTBC : 5' 
 “Thành phố Đà Lạt”. 
? Đà Lạt có những điều kiện thuận lợi để trở thành một thành phố du lịch và nghỉ mát? 
? Tại sao Đà Lạt có nhiều rau, hoa quả sứ lạnh?
? Nêu ghi nhớ? 
- GV nhận xét và ghi điểm.
 2. Bài mới : 
 a. GV giới thiệu bài :2'
 b. Các hoạt động : 25' 
HĐ1: làm việc cá nhân.
 - GV treo bản đồ địa lí Việt Nam, yêu cầu HS lên chỉ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt.
 - GV điều chỉnh lại phần làm việc của HS cho đúng.
HĐ2: làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành câu hỏi 2 trong SGK.
- Theo dõi giúp đỡ các nhóm còn lúng túng.
- Gọi mỗi nhóm trình bày một ý, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt kiến thức
 -Con người và các hoạt động sản xuất.
* Hoàng Liên Sơn
- Địa hình: nằm giữa sông Hồng và sông Đà, là dãy núi cao, đồ sộ, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu.
- Khí hậu: ở những nơi cao lạnh quanh năm.
-Dân tộc: Thái, Dao, Mông.
- Trang phục: mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng, trang phục được may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sỡ.
- Lễ hội: hội chơi núi mùa xuân, hội xuống đồng, hội thi hát, múa sạp, ném còn, thường tổ chức vào mùa xuân.
- Trồng trọt: lúa ,ngô, chè, rau và cây ăn quả,
- Nghề thủ công: dệt, thêu, đan, rèn ,đúc,
- khai thác khoáng sản.
* Tây Nguyên
- Địa hình: là một vùng đất cao, rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau.
- Khí hậu: có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
- Dân tộc: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng,một số dân tộc khác đến xây dựng: Kinh, Tày, Nùng,..
- Trang phục: nam đóng khố, nữ quấn váy, trang phục được trang trí hoa văn nhiều màu sắc.
- Lễ hội:hội cồng chiêng, đua voi, hội xuân, lễ đâm trâu, lễ ăn cơm mới, thường tổ chức vào mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch
- Trồng trọt: cây công nghiệp lâu năm: chè, cà phê, hồ tiêu, cao su.
- Chăn nuôi:trâu, bò, voi.
- Khai thác sức nước để sản xuất ra điện.
HĐ3: Làm việc cả lớp. 
- Yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học trả lời các câu hỏi:
? Nêu đặc điểm địa hình vùng trung du Bắc Bộ. Ở đây. Người dân đã làm gì để phủ xanh đất trống, đồi trọc.
- GV chốt ý:
 Trung du Bắc Bộ nằm giữa miền núi và đồng bằng Bắc Bộ là vùng đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp. Ở đây người ta đã trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm và trồng cây ăn quả để phủ xanh đất trống, đồi trọc.
*GDBVMT: Để bảo vệ rừng đầu nguồn, người dân đã làm gì để phủ xanh đất trống đồi trọc.?
3. Củng cố , dặn dò : 3'
 - Gọi HS nhắc lại phần kiến thức trên bảng.
- Nhận xét giờ học. 	
- Học bài. Chuẩn bị :“Đồng bằng Bắc Bộ”. 
- 3 hs lên bảng
- Nghe, nhắc lại. 
- Quan sát bản đồ và thực hiện tìm vị trí.
- Nhóm 2 em thực hiện trao đỗi để hoàn thành câu hỏi 2.
- Lần lượt các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Mỗi cá nhân dựa vào kiến thức đã học trả lời các câu hỏi, mời bạn nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe và nhắc lại.
- Hs nêu 
- Lắng nghe. 
- Nghe, ghi nhận. 
***********************
TẬP LÀM VĂN
MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU
 - Nắm được hai cách mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn kể chuyện ( ND ghi nhớ)
 - Nhận biết được mở bài theo cách đã học ( BT 1,2, mục III); bước đầu viết được mở bài theo cách gián tiếp (BT 3, mục III).
* TÝch hîp ND “ Häc tËp vµ lµm theo tÊm g­¬ng §§ HCM ” : B¸c Hå lµ g­¬ng s¸ng vÒ ý chÝ vµ nghÞ lùc , v­ît qua mäi khã kh¨n ®Ó ®¹t ®­îc môc ®Ých .
Bài tập 2,3 : Qua c©u chuyÖn Hai bµn tay , c¶m phôc nghÞ lùc cña B¸c trong qu¸ tr×nh t×m ®­êng cøu n­íc .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 1. KTBC: 5'
 - Gọi 2HS lên bảng thực hành trao đổi với người thân về một người có nghị lực, ý chí vươn lên trong cuộc sống.
 - Nhận xét-ghi điểm.
2.Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài : (2')
 b.Các hoạt động: 30'
 *Hoạt động 1: HD tìm hiểu ví dụ 
Bài 1,2:
- Gọi 2 em đọc truyện. Cả lớp đọc thầm tìm hiểu yêu cầu. Tìm đoạn mở bài trong truyện trên.
- Yêu cầu Hs đọc đoạn mở bài mình tìm được.
- Yêu cầu Hs nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài 3
- Gọi Hs đọc yêu cầu và nội dung. HS trao đổi nhóm đôi.
- Treo bảng phụ ghi sẵn hai cách mở bài (BT2 và BT3).
- Yêu cầu Hs phát biểu bổ sung.
+ Cách mở bài thứ nhất: kể ngay vào sự việc đầu tiên của câu chuyện là mở bài trực tiếp. Còn cách mở bài thứ hai là mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn chuyện mình định kể.
- Thế nào là mở bài gián tiếp?
 *Hoạt động 2: Ghi nhớ:
- yêu cầu Hs đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi Hs phát biểu.
- Nhận xét chung kết luận về lời giải đúng.
Cách a) là mở bài trực tiếp
Cách b)là mở bài gián tiếp.
- Gọi 2 em đọc lại hai cách mở bài.
Bài 2
Cho HS đọc yêu cầu của bài.
? Câu chuyện hai bàn tay mở bài theo cách nào?
- Yêu cầu Hs trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét chung, kết luận câu trả lời đúng.
*HCM: Các con học tập được gì ở Bác? 
3. Củng cố , dặn dò: 3'
- Có những cách mở bài nào trong bài văn kể chuyện?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn Hs về nhà viết lại cách mở bài cho chuyện hai bàn tay.
- 2 hs lên bảng
- Lắng nghe
- 2 HS đọc nối tiếp nhau.
+ Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy.
- Đọc thầm lại đoạn mở bài .
- 1 em đọc. 2 em trao đổi trong nhóm đôi.
- Cách mở bài ở BT3 không kể ngay sự việc rùa đang tập chạy mà nói chuyện rùa thắng thỏ khi nó vốn là con vật chậm chạp hơn thỏ rất nhiều.
- HS trả lời.
- 2 em đọc, lớp đọc thầm.
- 4 em đọc nối tiếp.
Cách a) là mở bài trực tiếp vì ..
Cách b) c) d) là mở bài gián tiếp vì 
- 1 em đọc cách a, một em đọc cách b.
- 1 em đọc. Cả lớp theo dõi trao đổi câu hỏi.
- Truyện Hai bàn tay mở bài theo kiểu mở bài trực tiếp – kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện: Bác Hồ hồi ở Sài Gòn có một người bạn tên là Lê.
- ..ý chí, nghị lực..
- Lắng nghe.
- Dựa vào ghi nhớ và trả lời.
	**************************
 sinh ho¹t TUẦN 11
I. MỤC TIÊU
 - Nhận xét đánh giá chung tình hình tuần 11
 - Đề ra phương hướng kế hoạch tuần 12
 - Hs có ý thức nhận ra khuyết điểm để khắc phục và phát huy những ưu điểm.
II. LÊN LỚP
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1)Lớp tự sinh hoạt:(10')
 - GV yêu cầu lớp trưởng điều khiển lớp.
- GV quan sát, theo dõi lớp sinh hoạt.
2) GV nhận xét lớp:(10')
- Lớp tổ chức truy bài 15p đầu giờ có tiến bộ.
- Nề nếp của lớp tiến bộ hơn, bên cạnh đó vẫn còn một số em mất trật tự gây ảnh hưởng chung đến lớp: Trung, Hà
- Nhìn chung đã có nhiều cố gắng, nhưng còn một số em chưa chịu khó học bài, làm bài ở nhà:Hào, Huyên
- Một số em thường xuyên quên VBT ở nhà :Bích, Hà
- Về nề nếp đạo đức : đi học đúng giờ, ra vào lớp nghiêm túc. 
- Ngoan ngoãn lễ phép. Bên cạnh đó một số em chưa ý thức hay nói chuyện: Ngọc, Phát
- Vệ sinh : 
+Lớp học sạch sẽ gọn gàng. 
+Vệ sinh cá nhân chưa sạch.
+ Một số em mặc đồng phục chưa đúng quy định:Phương
- Hoạt động đội : Nhanh nhẹn, hoạt động giữa giờ nghiêm túc, xếp hàng 
tương đối nhanh nhẹn.
3) Phương hướng tuần tới:(7')
- Phát huy những ưu điểm đạt được và hạn chế các nhược điểm còn mắc phải.
- Tiếp tục thi đua HT tốt dành nhiều điểm 10 chào mừng ngày NGVN 20/11
- Thi đua giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
- Thực hiện tốt quy định của đội đề ra.
- Tiếp tục giải toán qua mạng
- Thực hiện tốt ATGT
4) Văn nghệ:(8')
- GV quan sát, động viên HS.
- Các tổ trưởng nhận xét, thành viên góp ý.
- Lớp phó HT: nhận xét về HT.
- Lớp phó văn thể: nhận xét về hoạt động đội.
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- Lớp nghe nhận xét, tiếp thu.
- Lớp nhận nhiệm vụ.
- Lớp phó văn thể điều khiển lớp.
NHẬN XÉT, KÍ DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_11_nam_hoc_2013_2014.doc