Giáo án Khối 4 - Tuần 1+2 (Bản tổng hợp 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 1+2 (Bản tổng hợp 2 cột)

Tiết 4: CHÍNH TẢ (NGHE - VIẾT).

Bài 1: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I. Mục tiêu:

- Nghe - viết chính xác, tương đối đẹp đoạn văn từ : Một hôm.vẫn khóc.

- Viết đẹp đúng tên riêng : Dế mèn, Nhà Trò.

- Làm đúng bài tập phân biệt l/n hoặc an /ang và tìm đúng tên vật chứa tiếng có

âm đầu l/n hoặc an /ang.

II. Đồ dùng: Bảng phụ viết bài tập 2 (5).

III. Các hoạt động dạy học.

1. Giới thiệu bài.

? Nêu tên bài tập đọc mới học? - Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.

- Gv đọc đoạn 1+2 của bài. -Hs lắng nghe.

2. Hướng dẫn viết chính tả:

- Gv gọi 1 em đọc đoạn : Một hôm.vẫn khóc. - 1 em đọc, lớp nghe.

? Đoạn trích cho em biết về điều gì? - Hoàn cảnh Dế Mèn gặp chị Nhà Trò và hình dáng yếu ớt đáng thương của Nhà Trò.

- Hướng dẫn viết bảng con; - cỏ xước xanh dài, tỉ tê, chùn chùn, đá cuội,

 

doc 54 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 231Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 1+2 (Bản tổng hợp 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ hai ngày tháng năm 200
Tiết 1: Chào cờ
 Tiết 2: Tập đọc
Bài 1: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
A. Mục tiêu:
 	- Đọc đúng các từ ngữ ( Cánh bướm non, chùn chùn, năm trước, lương ăn...). Đọc lưu loát cả bài và biết cách đọc phù hợp với lời lẽ, tính cách của mỗi nhân vật (nhà trò, Dế Mèn ...)
	- Hiểu được bài ca ngợi tấm lòng hào hiệp, yêu thương người khác, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu cuả Dế Mèn.
B. Chuẩn bị đồ dùng:
	- Bảng phụ: Viết sẵn đoạn 2.
	- Tập truyện: Dế Mèn phiêu lưu kí ( Tô Hoài)
C. Các hoạt động dạy học.
1. Mở đầu: + Giới thiệu SGK Tiếng Việt 4 và các kí hiệu SGK.
	+ Giới thiệu chủ điểm: Thương người như thể thương thân với tranh minh hoạ ( SGK - 3) 
	+ Giới thiệu tập truyện: Dế Mèn phiêu lưu kí, Trích đoạn : Dế Mèn Bênh vực kẻ yếu.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc:
- Gv gọi 4 em đọc nối tiếp 4 -đoạn trước lớp (3 lượt) + Sửa lỗi + phát âm Kết hợp giải nghĩa từ
- 4 hs thực hiện đọc ( lượt 1) 
- Các học sinh khác đọc lượt 2, 3.
- Cả lớp đọc thầm và nhận xét bạn đọc bài.
- Gv gọi 2 em khác đọc lại toàn bài.
- 2 em đọc + cả lớp đọc thầm và nhận xét bạn đọc.
- 
- 1 em đọc + cả lớp theo dõi.
- Gv đọc mẫu lần 1:
- Theo dõi Gv đọc mẫu.
b. Tìm hiểu bài và hướng dẫn hs đọc diễn cảm.
- Truyện có những nhân vật nào?
- Dế Mèn, Nhà Trò, bọn nhện.
- Kẻ yếu được Dế Mèn bệnh vực là ai?
- Chị Nhà Trò.
- Hs đọc thầm đoạn 1.
? Dế Mèn nhìn thấy Nhà Trò trong hoàn cảnh nào?
- Nhà Trò đang gục đầu ngồi khóc tỉ tê bên tảng đá cuội.
? Đoạn 1 ý nói gì?
*Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò.
- Gv ghi ý lên bảng:
- Nhiêù học sinh nhắc lại ý 1.
- 1 Hs đọc to, cả lớp đọc thầm Đ2.
? Tìm trong đoạn 2 những chi tiết cho thấy chị nhà Trò rất yếu ớt?
* GT: Ngắn chùn chùn, : Ngắn quá mức.
- Thân hình bé nhỏ, gầy yếu, người bự phấn... cánh mỏng như cánh bướm, ngắn chùn chùn - lâm vào cảnh nghèo túng.
? Sự yếu ớt của Nhà Trò được nhìn thấy qua con mắt của ai?
- Dế Mèn.
? Dế Mèn đã thể hiện tình cảm gì khi nhìn Nhà Trò?
- Sự ái ngại, thông cảm với chị Nhà Trò.
- Đoạn 2 đọc với giọng như thế nào?
- Chậm thể hiện sự yếu ớt.
- Hs đọc đoạn 2 thể hiện giọng.
- ý đoạn 2: 
* Hình dáng yếu ớt đến tội nghịêp của chị Nhà Trò.
- Hs đọc thầm đoạn 3.
? Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp đe doạ ntn?
- Đánh, chăng tơ bắt, doạ sẽ vặt chân, vặt cánh, ăn thịt.
? Đoạn này là lời của ai?
- Nhà Trò.
? Qua lời kể của Nhà Trò chúng ta thấy được điều gì?
- Tình cảm đáng thương của chị Nhà Trò.
? Giọng đọc đoạn này?
- Kể lể, đáng thương.
* GV cho học sinh thể hiện giọng đọc.
- 2 em đọc
- Gv gọi hs đọc đoạn 4:
- 1 em đọc cả lớp đọc thầm.
? Trước tình cảnh đang thương của Nhà Trò, Dế Mèn đã làm gì?
- Xoè 2 càng, nói với chị Nhà Trò : 
" Em đừng sợ... cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu"
? Lời nói và việc làm của Dế Mèn cho em biết Dế Mèn là người như thế nào?
- Có tấm lòng hào hiệp, dũng cảm, bênh vực người yếu hơn mình.
- Đoạn cuối baì ca ngợi ai, ca ngợi về điều gì?
* Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn.
- Gv ghi ý lên bảng:
- Nhiều em nhắc lại.
- Cách đọc câu nói của Dế Mèn?
- Giọng mạnh mẽ, dứt khoát, thể hiện sự bất bình.
- Cho hs đọc:
 - 2 em đọc
? Qua câu chuyện tác giả muốn nói với ta điều gì?
ND :Tác giả ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, xoá bỏ bất công.
? Trong truyện có nhiều hình ảnh nhân hoá, em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?
- Cho học sinh tự do nêu theo ý các em.
c. Thi đọc diễn cảm: 
- Gv tổ chức cho hs đọc phân vai.
3. Củng cố, dặn dò:
- Cho hs nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài Mẹ ốm (9).
Tiết 3: Toán
Bài 1: Ôn tập các số đến 100 000.
I. Mục tiêu: 
 Giúp học sinh ôn tập về:
- Cách đọc, viết số đến 100 000.
- Phân tích cấu tạo số . Chu vi của một hình.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1, Giới thiệu bài: 
2, Hướng dẫn ôn tập .
A, Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng. Số : 83 251? Đọc và nêu rõ chữ số
 hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm , hàng nghìn, ...
? Tương tự với các số: 83 001; 80 201; 80 001.
? Nêu quan hệ giữa hai hàng liền kề?
?Nêu các số tròn trăm, tròn chục, ...?
3, Thực hành
Bài 1 ( 3 ) GV chép đề lên bảng 
? Các số trên tia số đợc gọi là số gì ?
 ? Hai số đứng liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
? Vạch thứ nhất viết số ?
? Học sinh lên làm tiếp.
- Phần b làm tương tự:
Bài 2(5) Viết theo mẫu.
- G v kẻ sẵn bảng và ghi mẫu vào bảng: 
Hs đọc
 Hs nêu
1 chục = 10 đv
1 trăm = 10 chục...
Hs nêu
a.Hs đọc yêu cầu
0 10 000 ... 30 000 ... ...
 10 000
 20 000
36 000; 37 000; 38 000; 39000; 
40 000; 41 000; 42 000.
Đọc yêu cầu
Hs đọc mẫu, lên bảng làm những số tương tự, lớp làm vào nháp. 
Viết số
Chục nghìn
Nghìn 
Trăm
Chục 
đv
Đọc số
42 571
4
2
5
7
1
Bốn mươi hai nghìn năm trăm bảy mươi mốt
63 850
6
3
8
5
0
Sáu mươi ba nghìn tám trăm năm mươi
91 907
9
1
9
0
7
16 212
70 008
7
0
0
0
8
Gv cùng hs nhận xét , chữa bài.
Bài 3 (5 ) Viết số sau thành tổng
 8723
các số khác tơng tự: 9171; 3082; 7006.
b,9000 + 200 +30 + 2 =?
- Gv chấm bài , nx.
Bài 4 ( 5 ) Tính chu vi các hình
Gv vẽ hình lên bảng
Gv nhận xét .
? Muốn tính chu vi một hình ta làm 
như thế nào?
? Giải thích cách tính chu vi hình MNPQ và hình GHIK?
4, Củng cố , dặn dò.
- Nx tiết học.
Xem trước các bài ôn tập tiếp theo.
Đọc yêu cầu:
8723 = 8000 + 700 + 20 + 3
Hs làm vào vở
.....= 9232
Bài còn lại làm tương tự
Hs làm bài vào vở, đổi chéo vở kiểm tra nhận xét.
Hs đọc yêu cầu.
Hs làm bài vào nháp, 3 hs lên bảng.
+ Chu vi hình ABCD là; 
 6 + 4 +3 + 4 = 17( cm )
+Chu vi hình MNPQlà:
 ( 4 + 8) x 2 = 24 ( cm ) 
+ Chu vi hình GHIK là : 
 5 x 4 = 20 (cm)
Hs đổi chéo nháp kiểm tra, nx bài làm trên bảng.
- Tính tổng độ dài các cạnh.
- Hình chữ nhật và hình vuông
Tiết 4: Chính tả (nghe - viết).
Bài 1: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
I. Mục tiêu: 
- Nghe - viết chính xác, tương đối đẹp đoạn văn từ : Một hôm....vẫn khóc.
- Viết đẹp đúng tên riêng : Dế mèn, Nhà Trò.
- Làm đúng bài tập phân biệt l/n hoặc an /ang và tìm đúng tên vật chứa tiếng có
âm đầu l/n hoặc an /ang.
II. Đồ dùng: Bảng phụ viết bài tập 2 (5).
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài.
? Nêu tên bài tập đọc mới học?
- Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
- Gv đọc đoạn 1+2 của bài.
-Hs lắng nghe.
2. Hướng dẫn viết chính tả:
- Gv gọi 1 em đọc đoạn : Một hôm...vẫn khóc.
- 1 em đọc, lớp nghe.
? Đoạn trích cho em biết về điều gì?
- Hoàn cảnh Dế Mèn gặp chị Nhà Trò và hình dáng yếu ớt đáng thương của Nhà Trò.
- Hướng dẫn viết bảng con;
- cỏ xước xanh dài, tỉ tê, chùn chùn, đá cuội,
? Trong bài có từ nào viết hoa? Vì sao?
- Dế Mèn, Nhà Trò ( Tên riêng)
- Hs viết bảng con.
? Bài viết trình bày như thế nào?
- Trình bày là 1đoạn văn.
- Gv đọc bài viết tốc độ vừa phải 90 tiếng / 1 phút.
- Hs viết bài vào vở.
- Gv đọc lại cho học sinh soát lỗi.
- Hs đổi vở soát lỗi.
3. Hướng dẫn làm bài tập và chấm bài.
Bài 2a (5).
Đọc yêu cầu bài:
- 1 hs đọc
Bài yêu cầu gì?
- Điền l hay n vào chỗ ...
- Y/c hs tự làm bài vào sgk bằng chì.
- 1 em làm vào bảng phụ.
- Chấm bài chính tả:
- Chữa bài: 
- Nhận xét chữa bài của bạn trên bảng phụ.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng: lẫn - nở nang, béo lẳn, chắc nịch, lông mày, loà xoà,...
Bài 3 (6).
- Hs đọc yêu cầubài.
- Bài yêu cầu gì?
- Giải đố.
- Gv cho hs giải vào bảng con:
- Nhóm 2 thảo luận và ghi vào bảng con.
- G chấm bài chính tả.
- Hướng dẫn giải đố và chốt lời giải đúng:
a. Cái la bàn.
b. Hoa ban.
* Chữa lỗi chính tả trong bài viết của các em.
4. Củng cố : - Lưu ý các trường hợp viết l/n; - Nhận xét giờ học.
* Dặn dò: Bài tập 2b, Những em viết xấu sai nhiều lỗi chính tả viết lại.
Tiết 5: Đạo Đức.
Bài 1: Trung thực trong học tập ( tiết 1 ).
I- Mục tiêu:
Học xong bài này, Hs có khả năng:
- Nhận thức được cần phải trung thực trong học tập.
- Giá trị của trung thực nói chung và trung thực nói riêng.
- Biết trung thực trong học tập .
- Biết đồng tình ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực.
II- Tài liệu và phương tiện
- Hs mỗi em chuẩn bị 3 tấm bìa: xanh, trắng, đỏ.
- Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.
III- Các hoạt động học tập.
1, Hoạt động 1: Xử lý tình huống.
- Mục tiêu: Biết đề ra các cách xử lý cho tình huống và chọn cách giải quyết có nhiều mặt tích cực hơn.
- Cách tiến hành.
Cho Hs quan sát tranh SGk, đọc nội dung tình huống
Cả lớp quan sát.
1,2 học sinh đọc tình huống.
? Theo em, bạn Long có thể có những cách giải quyết nào?
- Nhiều học sinh trả lời với các cách giải quyết khác nhau.
Gv ghi tóm tắt các cách giải quyết:
a- Mượn tranh ảnh của bạn đa cô xem.
b- Nói dối cô đã sưu tầm mà quên.
c- Nhận lỗi với cô và sưu tầm nộp sau.
- Mỗi nhóm đều có các cách giải quyết trên.
 Hs thảo luận nhóm câu 2
 - Các nhóm thảo luận.
 - Trả lời:
- Đại diện nhóm
 Gv kết luận.
 - Lớp trao đổi, bổ sung.
Cách giải quyết ( c ) phù hợp , thể hiện tính trung thực trong học tập.
- Hs đọc ghi nhớ trong Sgk
2, Hoạt động 2: Làm việc cá nhân ( Bài tập 1 / Sgk ) .
- Mục tiêu: Nhận biết được những việc làm thể hiện tính trung thực và những việc làm thiếu tính trunh thực. Đồng tình ủng hộ hành vi có tính trung thực.
- Cách tiến hành :
- Hs nêu yêu cầu bài.
Gv hỏi: ...
- Học sinh trả lời theo cá nhân.
- Hs khác có ý kiến khác trao đổi và giải thích tại sao ?
*Gv kết luận: Việc ( c) : "Không chép bài của bạn trong giờ kt" là trung thực trong học tập . Việc a, b, d... thiếu trung thực.
-Nhắc nhở Hs thực hiện tốt : cần trung thực.
- Hs nhắc lại việc làm có tính trung thực.
3, Hoạt động 3: Thảo luận nhóm - Bài tập 2 Sgk .
- Mục tiêu : Bày tỏ thái độ của mình đối với hành vi có tính trung thực.
- Cách tiến hành :
- Gv chia nhóm 2, tổ chức thảo luận.
- Hs thảo luận, lựa chọn ý kiến nêu trong nhóm và giải thích lí do sự lựa chọn đó.
- Trình bày ý kiến: -Đỏ - tán thành
 -vàng - lưỡng lự
 - xanh - không tán thành. 
- Gv kết luận: ý kiến : b,c đúng 
 a , sai
 Hs nhắc lại ý kiến tán thành.
4, Hoạt động 4: Liên hệ bản thân ( Làm việc cả lớp ) .
- Mục tiêu : Tự vận dụng bài học để phân biệt những việc làm của bản thân, việc làm có tính trung thực và thiếu trung thực.
- Cách tiến hành: 
 - Gv tổ chức làm việc cả lớp
Hs suy nghĩ trả lời 
? Nêu những hành vi của bản thân mà em cho là trung thực ? 
 Hs trả lời.
? Nêu những hành vi thiếu trung thực mà ... h/chậm (Tgian)
+ Rõ ràng, rành mạch/lúng túng (cách trình bày)
- T đánh giá
- Cho H nêu thứ tự kể các hành động.
- ađ b đ c
- Hành động xảy ra trước thì kể trước, hành động xảy ra sau thì kể sau.
 3/ Ghi nhớ:
- Gọi H đọc nội dung ghi nhớ
- 2 đ 3 H đọc nối tiếp nhau.
4/ Luyện tập:
a) Bài số 1:
 Thứ tự đúng của truyện
- H đọc yêu cầu:
1) Một hôm Sẻ được bà gửi cho một hộp hạt kê.
5) Sẻ không muốn chia cho Chích cùng ăn
- Cho H lên điền tiếp sức
2) Thế là hàng ngày Sẻ nằm trong tổ ăn hạt kê một mình.
- Cho 1 đ 2 H kể lại câu chuyện theo dàn ý bên
4) Khi ăn hết, Sẻ bèn quẳng chiếc hộp đi.
7) Gió đưa những hạt kê còn xót trong hộp bay xa.
3) Chích đi kiếm mồi tìm được những hạt kê ngon lành ấy.
 6 đ 8 đ 9
5/ Củng cố - dặn dò:
- Hành động của nhân vật muốn nói lên điều gì?
- Nhận xét giờ học.
- VN học thuộc ghi nhớ.
=======================*****==========================
Thứ sáu ngày 21 tháng 9 năm 2007.
Kĩ thuật - Tiết 4:
Khâu thường
I. Mục tiêu:
- H biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu và đặc điểm mũi khâu, đường khâu thường.
- Biết cách khâu thường theo đường vạch dấu.
- Rèn luyện tính kiên trì, sự khéo léo của đôi tay.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Mẫu khâu thường
 - Tranh quy trình khâu thường.
 - Vật liệu và vật dụng cần thiết.
H : đồ dùng học tập
III. Các hoạt động dạy - học.
A- Bài cũ:
- Nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu.
B- Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Bài mới
a. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu.
- Cho H quan sát vật mẫu.
- H quan sát mặt phải và mặt trái mẫu
- Nêu những đặc điểm của mũi khâu thường.
- Đường khâu ở mặt phải và mặt trái giống nhau.
- Mũi khâu ở mặt phải và mặt trái giống nhau, dài bằng nhau và cách đều nhau.
đThế nào là khâu thường
- Là cách khâu để tạo thành các mũi khâu cách đều nhau ở 2 mặt vải, khi khâu mũi thường có thể khâu liền nhiều mũi mới rút chỉ 1 lần.
- Cho H nhắc lại
b. HĐ2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
* Hướng dẫn một số thao tác khâu thêu cơ bản.
- T cho H quan sát H.1
- Nêu cách cầm vải.
- H quan sát H.1 (T.11)
 - Tay trái cầm vải, ngón cái và ngón trỏ cầm vào đường vạch dấu cách vị trí khâu 1cm, tay phải cầm kim. 
- Cho H quan sát H.2a, 2b
nêu cách lên kim, xuống kim
- H nêu và lên làm thử
* Hướng dẫn thao tác kỹ thuật khâu thường.
- T treo tranh quy trình.
- Cho H nêu các bước.
- T làm mẫu lần 1 kết hợp giải thích.
- H quan sát H.4
- Vạch dấu đường khâu:
 + Vạch bằng thước.
 + Kim gẩy 1 sợi vải.
- Lần 2 làm lại các thao tác.
- Khâu đến cuối đường vạch dấu ta phải làm gì?
- Cho H đọc ghi nhớ cuối SGK.
- H quan sát T làm mẫu.
- Khâu lại mũi để kết thúc đường khâu.
- Lớp đọc thầm.
3/ Hoạt động nối tiếp: 
- Nêu các bước khâu thường.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị vật liệu giờ sau thực hành.
=======================*****==========================
Tập làm văn - Tiết 3:
tả ngoại hình của nhân vật
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Giúp học sinh biết : Ngoại hình của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật.
2. Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để XD nhân vật cho một bài văn cụ thể.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Viết sẵn các câu hỏi của phần nhận xét.
 - 9 câu văn ở phần luyện tập.
III. Các hoạt động dạy - học.
A- Bài cũ:
- Thế nào là kể chuyện? 
B- Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Phần nhận xét:
a. Hoạt động 1: Đọc truyện "Bài văn bị điểm không"
- T cho H đọc bài.
- 2 H nối tiếp nhau.
- H đọc 2 lần
- GV đọc diễn cảm.
b. HĐ 2: H thảo luận nhóm.
- T dán nội dung y/c của bài tập.
- Gọi 1 H lên bảng thực hiện thử 1 ý đ ghi lại vắn tắt một hành động của cậu bé bị điểm không.
- T nhận xét bài của H
- H đọc yêu cầu.
VD: 
 Giờ làm bài nộp giấy trắng
- H làm việc theo N8
- Cho H trình bày
- T cử 1 tổ trọng tài để tính điểm.
- Bài tính theo tiêu chí:
+ Đúng/sai (Lời giải)
+ Nhanh/chậm (Tgian)
+ Rõ ràng, rành mạch/lúng túng (cách trình bày)
- T đánh giá
- Cho H nêu thứ tự kể các hành động.
- ađ b đ c
- Hành động xảy ra trước thì kể trước, hành động xảy ra sau thì kể sau.
 3/ Ghi nhớ:
- Gọi H đọc nội dung ghi nhớ
- 2 đ 3 H đọc nối tiếp nhau.
4/ Luyện tập:
a) Bài số 1:
 Thứ tự đúng của truyện
- H đọc yêu cầu:
1) Một hôm Sẻ được bà gửi cho một hộp hạt kê.
5) Sẻ không muốn chia cho Chích cùng ăn
- Cho H lên điền tiếp sức
2) Thế là hàng ngày Sẻ nằm trong tổ ăn hạt kê một mình.
- Cho 1 đ 2 H kể lại câu chuyện theo dàn ý bên
4) Khi ăn hết, Sẻ bèn quẳng chiếc hộp đi.
7) Gió đưa những hạt kê còn xót trong hộp bay xa.
3) Chích đi kiếm mồi tìm được những hạt kê ngon lành ấy.
 6 đ 8 đ 9
5/ Củng cố - dặn dò:
- Hành động của nhân vật muốn nói lên điều gì?
- Nhận xét giờ học.
- VN học thuộc ghi nhớ.
=======================*****==========================
Toán – Tiết 10
Triệu và lớp triệu
I. Mục tiêu
 Giúp học sinh:
- Biết về hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu.
- Nhận biết được thứ tự các số có nhiều chữ số đến lớp.
- Củng cố thêm về lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu.
II. Hoạt động lên lớp.
A- Bài cũ:
- Chỉ các cs trong số 653708 thuộc hàng nào, lớp nào?
- Lớp đơn vị gồm những hàng nào? Lớp nghìn gồm những hàng nào?
B- Bài mới:
1/ Giới thiệu lớp triệu.
- T gọi 1 H lên bảng viết số.
- T đọc : một nghìn, mười nghìn, một trăm nghìn, mười trăm nghìn.
- H viết lần lượt
1000 ; 10000 ; 100000 ; 1000000
- T giới thiệu mười trăm nghìn gọi là 1 triệu viết là: 1.000.000
- H đọc số 1.000.000
(Một triệu)
- Đếm xem số 1 triệu có bao nhiêu csố 0, số 1 triệu có tất cả bao nhiêu chữ số? 
- Có 6 chữ số 0
- Có 7 chữ số
- Mười triệu còn gọi là 1 chục triệu.
- H viết bảng con số 10.000.000
- Mười chục triệu còn gọi là một trăm triệu.
- H viết : 100.000.000
- Vừa rồi các em biết thêm mấy hàng mới là những hàng nào?
- 3 hàng mới: Triệu, chục triệu, trăm triệu.
- 3 hàng : Triệu, chục triệu, trăm triệu hợp thành lớp triệu.
- H nhắc lại các hàng của lớp.
- Nêu các hàng, lớp đã học từ bé đ lớn
- H nêu - lớp nhận xét bổ sung.
2/ Luyện tập: 
a) Bài số 1:
- Gọi H đọc y/c
- Đếm thêm từ 10 triệu đ 100 triệu.
- Đếm thêm từ 100 triệu đ 900 triệu
- H nêu miệng.
1 triệu, 2 triệu, 3 triệu, ... 10 triệu, 20 triệu,... 100 triệu.
- 100T, 200T, ..., 900 triệu 
b) Bài số 2:
- H đọc y/c của BT
- H làm vào SGK
H nêu miệng
- T nhận xét
Lớp nhận xét- bổ sung
c) Bài số 3:
- Mỗi số bên có bao nhiêu chữ số
- H làm bài vào vở.
+ Mười lăm nghìn: 15000
- Ba trăm năm mươi: 350
- Sáu trăm : 600
- Một nghìn ba trăm: 1300
- Năm mươi nghìn: 50000
- Bảy triệu: 7000000
- Chín trăm triệu: 900000000
d) Bài số 4: 
- Cho H đọc y/c của bài
- H làm bài SGK
Nêu miệng
Lớp nhận xét - bổ sung
3/ Củng cố - dặn dò:
	- Lớp triệu có mấy hàng là những hàng nào?
- NX giờ học
	- VN xem lại các bài tập.
=======================*****==========================
Địa lí - Tiết 2:
Dãy hoàng liên sơn
I. Mục tiêu:
Học xong bài này H biết:
- Chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Trình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn (Vị trí địa lí, địa hình, khí hậu)
- Mô tả đỉnh nói Phan-xi-păng.
- Dựa vào lược đồ (bản đồ) tranh, ảnh, bảng số liệu để tìm ra KT.
- Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Bản đồ địa lý Việt Nam.
 - Tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Phan-xi-păng 
III. Các hoạt động dạy - học.
A- Bài cũ:
- Nêu một số yếu tố của bản đồ.
B- Bài mới:
1/ Hoàng Liên Sơn - Dãy núi cao nhất và đồ sộ nhất của Việt Nam.
* Mục tiêu: 
	H nắm được vị trí và đặc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn
* Cách tiến hành:
+ Cho H quan sát lược đồ
- T chỉ cho H vị trí của dãy núi HLS
- Kể tên những dãy núi chính ở phía bắc của nước ta.
- Trong các dãy núi đó, dãy núi nào dài nhất.
- H quan sát lược đồ.
- H dựa vào kí hiệu tìm vị trí của dãy núi HLS ở hình 1-SGK.
- Dãy HLS, dãy sông Gâm, Ngân sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
- Dãy HLS
- Dãy HLS nằm ở phía nào của sông Hồng và sông Đà?
- Nằm ở giữa sông Hồng và sông Đà.
- Dãy HLS dài bao nhiêu Km, rộng bao nhiêu Km? 
- Dài khoảng 180Km, rộng gần 30Km
- Đỉnh núi và sườn núi, thung lũng của dãy núi HLS này ntn?
- Đỉnh nhọn, sườn rất dốc, thung lũng hẹp và sâu.
* KL : Nêu đặc điểm của dãy HLS
* H nêu phần ghi nhớ.
Dãy HLS nằm giữa sông Hồng và sông Đà, đây là dãy núi cao, đồ sộ nhất nước ta có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu. 
- T cho H nhắc lại đặc điểm của dãy HLS
- Cho H chỉ dãy HLS trên bản đồ.
- Cho H quan sát H2 SGK
- Chỉ đỉnh núi Phan-xi-păng trên hình 1 nêu độ cao của nó.
- T đánh giá sửa chữa.
- H vừa chỉ vừa mô tả đặc điểm của dãy HLS.
- H thực hiện
- H quan sát H2 hoặc tranh ảnh.
Nêu đỉnh núi Phan-xi-păng.
2/ Hoạt động 2: Khí hậu lạnh quanh năm
* Mục tiêu:
H hiểu được khí hậu ở những nơi cao HLS
* Cách tiến hành:
- Gọi 1 H đọc bài.
- Khí hậu ở những nơi cao HLS như thế nào?
- ở độ cao khác nhau thì dãy HLS có đặc điểm gì?
- H đọc mục 2- lớp đọc thầm.
- Lạnh quanh năm nhất là về mùa đông.
- Từ độ cao 2000m đ2500m thường mưa nhiều, rất lạnh, từ độ cao 2500m trở lên khí hậu càng lạnh hơn, gió thổi mạnh, trên các đỉnh núi mây mù hình như bao phủ quanh năm.
- Cho H chỉ vị trí Sa Pa
- Cho H nhận xét về nhiệt độ của SaPa vào tháng 1 và tháng 7.
- H chỉ trên lược đồ.
- H nêu bảng số liệu về nhiệt độ TB ở SaPa
* KL: 
Những nơi cao của HLS có khí hậu ntn?
- Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm
3/ Hoạt động nối tiếp.
- Dãy HLS có đặc điểm gì?
- Cho H đọc và chỉ tên các dãy núi trên bản đồ địa lí Việt Nam.
- Nhận xét giờ học.
Sinh hoạt lớp
Nhận xét trong tuần 2
I. yêu cầu:
- H biết nhận ra những ưu điểm, tồn tại về mọi hoạt động trong tuần 2.
- Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải.
II. Lên lớp:
1/ Nhận xét chung:
	- Duy trì tỷ lệ chuyên cần cao.
	- Đi học đầy đủ, đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp tương đối nhanh nhẹn, có ý thức.
	- Có ý thức tự quản trong giờ truy bài.
	- Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
	- Có ý thức trong việc xây dựng bài.
Tồn tại:
	- 1 số em chưa có ý thức tự rèn, tự giác trong học tập.
	- Đi học hay quên đồ dùng
	- Khả năng tiếp thu còn chậm
	- Chữ xấu + ẩu
	- Có học sinh còn nghịch trong giờ học.
2/ Phương hướng:	- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại.
	- K tra thường xuyên một số em lười.
	- Rèn chữ cho 1 số em.
=================****&&&****====================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_12_ban_tong_hop_2_cot.doc