Giáo án Khối 4 - Tuần 13 (Bản đẹp)

Giáo án Khối 4 - Tuần 13 (Bản đẹp)

I ./ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 Sau bài học, HS biết:

*Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm.

- Nước sạch:trong suốt ,không màu không mùi ,không vị,không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ con người.

- Nước bị ô nhiễm : có màu ,có chất bẩn,có mùi hôi,chứa vi sinh vật nhiều quá mức cho phép,chứa các chất hoà tan có hại cho cơ thể.

II/. CHUẨN BỊ:

 - GV: Hình trang 52, 53 SGK. Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên phóng to.

 -HS: HS chuẩn bị theo nhóm ( 3 nhóm ) : mỗi nhóm một chai nước ao, hồ hoặc nước đã dùng như rửa tay, một chai nước giếng.Hai chai không,hai.

 phễu lọc nước.

III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: Nêu vai trò của nước đối với đời sống động vật và thực vật.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp.

2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số đặc điểm của nước trong tự nhiên

 Cách tiến hành:

 -Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn

- GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm chuẩn bị các đồ dùng quan sát và làm thí nghiệm.

- Yêu cầu HS đọc mục quan sát và thưc hành tr 52, SGK để biết cách làm.

- HS tiến hành làm thí nghiệm.GV quan sát giúp các nhóm còn lúng túng

 - Bước 2: HS làm việc theo nhóm

- GV theo dõi và giúp đỡ theo gợi ý trong SGK.

 

doc 30 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 25/01/2022 Lượt xem 255Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 13 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Kế hoạch giảng dạy lớp 4
Năm học : 2009 – 2010
Tuần 13 ( Từ ngày 17/11 đến ngày21/11 /2008 )
Thứ ngày
Môn học
Tiết
Tên bài dạy
Thứ hai
17/11
 Chào cờ
 Tập đọc 
 Toán 
 Khoa học
 Âm nhạc
 13
 25
 61
 25
 13
 Tuần 13
 Người tìm đường lên các vì sao
 Nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
 Nước bị ô nhiễm
 Ôn tập bài hát: Cò lả
Thứ ba
 18/11
 Chính tả
 Toán
 Đạo đức
 LT&C
 Thể dục
 13
 62
 13
 25
 25
 N-V :Người tìm đường lên các vì sao
 Nhân với số có 3 chữ số
 Vận dụng – thực hành
 MRVT: ý chí – nghị lực
 ĐT điều hoà của bài TDPT chung...
Thứ tư
19/11
 Toán
 Lịch sử
 Kể chuyện 
 Kĩ thuật
 Thể dục
 63
 13
 13
 13
 26
 Luyện tập
 Cuộc K/c chống quân Tống XL lần thứ 2
 Kể chuyện đã nghe đã đọc
 Thêu móc xích
 Ôn bài TDPT chung
Thứ năm
20/11
 Tập đọc 
 Toán
 Địa lí
 TLV
 Mĩ thuật
 26
 64
 13
 25
 13
 Văn hay chữ tốt
 Luyện tập
 Người dân ở ĐBBB
 Trả bài văn kể chuyện
 Vẽ trang trí: TT đường diềm
Thứ sáu
21/11
 Toán
 LT&C
 Khoa học
 TLV
 HĐTT
 65
 26
 26
 26
 13
 Luyện tập chung
 Câu hỏi và dấu chấm hỏi
 Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
 Ôn tâp văn kể chuyện 
 Họp lớp 
 Thứ hai ngày 17 tháng 11 năm 2008
Tập đọc
Tiết25:Người tìm đường lên các vì sao
I./ mục đích yêu cầu:
 1. Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài: Xi-ôn-cốp-xki.Biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện. 
- Đọc trôi chảy, lưu loát được toàn bài. 
 2. Đọc - hiểu
- Hiểu các từ ngữ: bay, khí cầu, sa hoàng, thiết kế, tâm niệm, tôn thờ.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.
II/. Chuẩn bị:
 - GV: Tranh SGK , bảng phụ 
 - HS: VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ : 2 HS đọc tiếp nối bài “ Vẽ trứng”, nêu nội dung của bài
B.Dạy học bài mới: 
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài bằng tranh
2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài:
 Hoạt động 1: Luyện đọc
- 1 HS khá đọc toàn bài, lớp theo dõi SGK
- HS chia đoạn : 4 đoạn
 + Đoạn1: Từ đầu bay được
 + Đoạn2: Để tìm tiết kiệm thôi
 + Đoạn3: Đúng là vì sao
 + Đoạn4: Còn lại
- 4 HS đọc tiếp nối 4 đoạn của bài ( 2 lượt)
 + Hết lượt1: GV sửa lỗi phát âm , cách ngắt nghỉ giọng cho HS . Hướng dẫn đọc câu dài ( bảng phụ ) . GV hướng dẫn giọng đọc toàn bài.
 + Hết lượt 2: GV giúp HS hiểu nghĩa một số từ mới . HS đọc phần chú giải SGK . Đặt câu có từ “ tâm niệm”
- HS luyện đọc trong nhóm đôi
- 1 HS khá đọc toàn bài
- GV đọc mẫu
 Hoạt động2: Tìm hiểu bài
 * Đoạn1 :
- 1HS đọc to đoạn 1, lớp theo dõi SGK để trả lời câu hỏi 1: 
- GV ghi bảng : Bay lên bầu trời
- HS khá rút ý1 :
 - ý1 : Ước mơ của Xi-ôn-cốp-ki.
- HS trung bình, yếu nhắc lại
 * Đoạn 2, 3:
- 1HS đọc đoạn 2, 3, lớp theo dõi SGK trả lời câu hỏi 2, 3 :
- GV ghi bảng : hì hục, trăm lần, có ước mơ, có nghị lực, quyết tâm
- HS khá rút ý 2 :
 - ý 2 : Xi-ôn-cốp-ki thành công vì ông có ước mơ đẹp
- HS trung bình, yếu nhắc lại
 * Đoạn 4 : 
- HS đọc thầm đoạn 4 trả lời câu hỏi 4 SGK:
- HS nêu ý3 :
 - ý 3 : Sự thành cônh của Xi-ôn-cốp-ki
- 1 HS khá đọc toàn bài, nêu nội dung chính của bài
- GV chốt nội dung bài: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.
- HS trung bình, yếu nhắc lại
 Hoạt động3: Luyện đọc diễn cảm :
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn1 ( bảng phụ )
- Đối với HS khá, giỏi : Đọc hay và đọc diễn cảm
- HS trung bình, yếu luyện đọc dể có giọng đọc tốt
- HS luyện đọc trong nhóm. Các nhóm thi đọc
IV/. Củng cố ,dặn dò: 
 -GV nhận xét tiết học . Dặn về chuẩn bị trước bài “ Văn hay chữ tốt’’
 -------------------------------------
Toán
Tiết 61: Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
I/ mục đích yêu cầu:
 -Giúp HS biết cách và có kĩ năng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
II/. Chuẩn bị:
 - HS:VBT 
III/. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ : 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính 
 96 x 54 155 x 21
B.Bài mới :
 - Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học
 * Hoạt động1 Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10 : 
 - GV đưa ví dụ : 27 x 11
 - HS đặt tính và tính vào vở nháp, 1 HS lên bảng làm
 - HS khá, giỏi nêu cách nhẩm và tính nhẩm
 - HS trung bình, yếu nhắc lại cách nhẩm
 - GV nhận xét, kết luận.
 * Hoạt động2 Trường hợp tổng hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10: 
 - GV đưa ví dụ : 48 x 11
 - HS khá, giỏi nhân nhẩm và nêu cách nhẩm
 - Lớp đặt tính và tính vào vở nháp
 - 1 HS lên bảng làm
 - Lớp và GV nhận xét
 - GV hướng dẫn HS nhận xét kết quả phép nhân với thừa số 48. Rút ra cách nhẩm đúng ( SGV )
 - GV giúp HS rút ra cách nhẩm cả 2 trường hợp trên.
 * Hoạt động3 Luyện tập: 
 Bài1: Đặt tính rồi tính:
 - HS đọc yêu cầu bài tập
 - HS tự làm vào vở nháp, sau đó gọi 3 HS lên bảng thực hiện. HS cả lớp chú ý nhận xét, chốt lại cách nhẩm
 - GV chốt kết quả đúng.
 Bài 2 : Tính giá trị của biểu thức(HS nào hoàn thành B1,3 thì làm tiếp b2)
 - HS đọc yêu cầu BT
 - HS làm vào vở nháp , 2 HS lên bảng thực hiện, GV lưu ý HS áp dụng cách nhân nhẩm với 11, HS cả lớp nhận xét. GV chốt kết quả đúng.
 Bài 3 : Giải toán
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu BT
-HS khá, giỏi nêu cách làm hai cách, HS TB nhắc lại 
- HS làm bài vào vở ô li , 2 HS khá lên bảng làm bài. 
- GV nhắc nhở HS khi thực hiện phép tính áp dụng cách nhân nhẩm với 11 
- HS cả lớp chú ý theo dõi nhận xét. GVchốt kết quả đúng.
Bài giải
 Học sinh của khối lớp Bốn có là:
 11 x 17 = 187 ( học sinh )
 Học sinh của khối lớp Năm có là:
 11 x 15 = 165 ( học sinh )
Số học sinh của cả hai khối lớp có là:
 187 + 165 = 352 ( học sinh )
 Đáp số: 352 học sinh
IV/ Củng cố, dặn dò :
 - GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm BT trong VBT
 --------------------------------------------------
Khoa học
Tiết25: Nước bị ô nhiễm
I ./ mục đích yêu cầu:
	Sau bài học, HS biết:
*Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm.
Nước sạch:trong suốt ,không màu không mùi ,không vị,không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ con người.
Nước bị ô nhiễm : có màu ,có chất bẩn,có mùi hôi,chứa vi sinh vật nhiều quá mức cho phép,chứa các chất hoà tan có hại cho cơ thể.
II/. Chuẩn bị:
 - GV: Hình trang 52, 53 SGK. Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên phóng to.
 -HS: HS chuẩn bị theo nhóm ( 3 nhóm ) : mỗi nhóm một chai nước ao, hồ hoặc nước đã dùng như rửa tay, một chai nước giếng.Hai chai không,hai.
 phễu lọc nước.
III/. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Nêu vai trò của nước đối với đời sống động vật và thực vật.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp.
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số đặc điểm của nước trong tự nhiên
 Cách tiến hành:
 -Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm chuẩn bị các đồ dùng quan sát và làm thí nghiệm.
- Yêu cầu HS đọc mục quan sát và thưc hành tr 52, SGK để biết cách làm.
- HS tiến hành làm thí nghiệm.GV quan sát giúp các nhóm còn lúng túng
 - Bước 2: HS làm việc theo nhóm
- GV theo dõi và giúp đỡ theo gợi ý trong SGK.
 -Bước 3: Đánh giá
- Các nhóm làm xong, GV tới kiểm tra kết quả và nhận xét
- Khen các nhóm nào thực hiện đúng quy trình làm thí nghiệm.
- Rút ra kết luận:
 + Nước sông, ao, hồ hoặc nước đã dùng rồi thường bị lẫn nhiều đất, cát, đặc biệt nước sông có nhiều phù sa nên chúng thường bị vẩn đục.
 + Nước mưa giữa trời, nước giếng,nước máy không bị lẫn nhiều đất, cát, bụi nên thường trong.
3. Hoạt động 2: Xác định tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiễm và nước sạch.
 Cách tiến hành:
 -Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
 -GV giao yêu cầu cho các nhóm thảo luận và đưa ra các tiêu chuẩn về nước sạch và nước bị ô nhiễm theo chủ quan của các em ( HS không mở SGK)
 -Bước 2: Làm việc theo nhóm
- GV chia lớp thành 3 nhóm, nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo hướng dẫn của GV. Kết quả thảo luận nhóm được trình bày vào phiếu theo mẫu đã ghi sẵn 
 -Bước3: Trình bày và đánh giá
- Đại diện các nhóm gắn kết quả thảo luận của nhóm mình lên bảng.
- GV yêu cầu HS mở SGK Tr 53 ra đối chiếu. Các nhóm tự đánh xem nhóm mình đánh giá xem làm đúng sai như thế nào.
- GV nhận xét và khen nhóm có kết quả đúng
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận: Như mục Bạn cần biết trang 53, SGK
IV/. Tổng kết, dặn dò
- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm bài tập trong VBT 
Buổi 2: Thứ 2ngày 17 tháng 11 năm 2008 
 Tiếng việt 
 Phân môn : Luyện từ và câu 
I/ mục đích yêu cầu: 
 - Hệ thống hoa và mơ rộng và một số từ ngữ thuộc chủ đề ý chí và nghị lực 
 - Biết sử dụng khi nói viết
II/ Các hoạt động trên lớp :
 1/ Kiểm tra bài cũ :
 ? Thế nào là câu hỏi : ? cho ví dụ
 2/Dạy bài mới :
HĐ1: Giới thiệu bài chép đầu bài:
HĐ2: Củng cồ mở rộng vốn từ ngữ thuôc chủ đề ý chí nghị lực
 1/ Chọn từ ngữ thíchs hơp trong các câu sau để điên vào chỗ trống
 - ý chí , chí huớng , quyết chí, chí thân 
 a - Nam là người bạn... của tôi
 b -...của Bác Hồ cũng là... của toàn thể dân tộc Viêt Nam
 2/tìm các từ trái nghĩa với các từ sau: bền chí, bền lòng, đặt câu với mỗi từ tìm được.
Hoạt động 3 : Luyện tập về câu hỏi
 1- Hãy đặt dấu chấm hỏi vào các câu sau:
 Một chú lùn nói:
 - Ai đẵ ngòi vào ghế của tôi
 Chú lùn thứ hai nói:
 - Ai đã ăn đĩa của tôi
HĐ4: Chấm chữa bài nhận xét
3/ Củng cố dặn dò
 - Nhăc lại kiến thức trọng tâm
 - Nhận xét giờ
 - về nhà ôn lại các bài tập đẵ làm
 ---------------------------------------------
 Toán
 Ôn tập 
I /mục đích yêu cầu: Củng cố lai nhân nhẩm với 11 và nhân vơi số có ba chữ số
II/ Các hoạt động trên lớp
1/ Kiểm tra bài cũ:
 - kiểm tra và chữa bài tập về nhà
2/Dạy bài mới
HĐ1: giới thiệu bài chép đầu bai lên bảng
HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau
 Bài1: Tính nhẩm:
 45 x 11 = 37 x 11 =
 23 x 11 = 56 x 11 =
Bài2 : Đặt tính rồi tính:
 234 x 8 = 678 x 8 =
 4567 x 7 = 780 x 8 =
 456 x 56 = 890 x 45 =
Bài3: Trung bình cộng của hai số là 30. Biết rằng số thứ 2 kém số thứ nhấtlà 6 đơn vị. Tìm 2 số đó
HĐ3: Chấm chữa bài nhận xét
 Tuyên dương những em hoc tập có tiến bộ
3/ Củng cố dặn dò:
 - Nhắc lại kiến thức trọng tâm
 -Nhận xét giờ.
 Thứ ba ngày 18 tháng 11 năm 2008
Chính tả
Tiết13:Người tìm đường lên các vì sao
I ./ mục đích yêu cầu: 
 Giúp HS :
 - Nghe-viết lại đúng  ...  một vài bài làm tốt của HS.
 - HS trao đổi, tìm ra cái hay của đoạn văn, bài văn.
Hoạt động5. HS chọn viết lại một đoạn trong bài làm của mình
 - HS tự chọn đoạn văn cần viết lại và thực hành viết
 - HS so sánh đoạn văn viết lại và đoạn văn chưa viết lại
 - GV nhận xét, kết luận.
IV/. Củng cố, dặn dò.
 - Nhận xét tiết học, những HS viết chưa đạt về nhà viết lại,
 - Chuẩn bị bài sau: Ôn tập văn kể chuyện. 
 ______________________________________________________ 
 Thứ 6 ngày 21 tháng 11 năm 2008
Toán
Tiết65: Luyện tập chung
I mục đích yêu cầu: 
 Giúp HS ôn tập, củng cố về:
 - Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng, diện tích,
 - Thực hiện được nhân với số có hai hoặc ba chữ số và một số tính chất của phép nhân.
 -Biết vận dụng T/C của phép nhân trong thực hành tính
II. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ : - 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính: 
 916 x 27 394 x 206
 - Lớp nhận xét, GV ghi điểm
B. Hướng dẫn luyện tập
BT cần làm ;1,2(dòng 1),3 HS nào hoàn thành thì làm tiếp các bài còn lại.,
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 - HS đọc yêu cầu đề bài.
 - HS làm bài vào vở nháp.
 - HS nêu miệng kết quả, lớp nhận xét, GV kết luận. 
Bài 2 : Tính:
 - HS đọc yêu cầu bài tập.
 - GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm làm một cột vào vở nháp.
 - Mỗi nhóm 1HS trung bình lên bảng chữ bài. lớp nhận xét, GV kết luận bài làm đúng.
Bài 3 : Tính bằng cách thuận tiện nhất
 - HS đọc yêu cầu bài tập 
 - HS khá, giỏi nêu cách tính, HS TB nhắc lại cách tính.
 - HS làm bài vào vở ô li
 - 3 HS khá lên bảng chữa bài 
 - HS cả lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt kết quả đúng. HS chữa bài vào vở.
Bài 4 : Giải toán
 - 1HS đọc yêu cầu bài tập.
 - GV giúp HS nắm vững yêu cầu BT
 - HS tìm cách giải, HS khá, giỏi nêu cách làm, GV chốt câu trả lời đúng. HS TB nhắc lại cách làm.HS tự làm bài vào vở ô li
 - 1HS khá lên chữa bài, GV chốt kết quả đúng
Bài giải
1giờ 15 phút = 75 phút
Mỗi phút hai vòi nước cùng chảy vào bể được là:
25 + 15 = 40 ( l )
Sau 1 giờ 15 phút hay 75 phút cả 2 vòi nước chảy vào bể được là:
40 x 75 = 3000 ( l )
 Đáp số: 3000 lít
Bài 5: Giải toán: 
 - HS đọc yêu cầu BT
 - GV giúp HS nắm vững yêu cầu BT
 - HS khá, giỏi nêu cách tính, HS trung bình, yếu nhắc lại
 - HS làm bài vào vở nháp
 - 1 HS khá lên chữa bài, lớp nhận xét, GV kết luận.
 a. S = a x a
 b. Với a = 25 thì S = 25 x25 = 625 ( m )
IV/. Tổng kết, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học và dặn về làm BT trong VBT.
Luyện từ và câu
Tiêt26: Câu hỏi và dấu chấm hỏi
I mục đích yêu cầu: 
 - Hiểu tác dụng của câu hỏi, nhận biết hai dấu hiệu chính của câu hỏi là từ nghi vấn và dấu chấm hỏi.
 - Xác định được câu hỏi trong một văn bản 
;bước đầu biết đặt câu hỏi để trao đổi theo ND,Y/c cho trước.
-HS khá giỏi đặt được câu hỏi để tự hỏi mình theo 2,3 ND khác nhau.
II./ Chuẩn bị
 - GV: Giấy khổ to chép sẵn bài tập phần nhận xét SGK (Tr 90 ) 
 - HS:VBT 
III/. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
 - HS đọc đoạn văn viết về người có ý chí nghị lực
 - GV nhận xét, cho điểm HS
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài: GVnêu mục đích yêu cầu cầu tiết học
2.Bài mới
Hoạt động1: Phần nhận xét
 - GVgắn bảng phụ kẻ các cột của bài tập phần nhận xét.
* Bài tập 1:
 - HS đọc yêu cầu bài tập 
 - Cả lớp đọc thầm bài Người tìm đường lên các vì sao, phát biểu. 
 - GV ghi bảng “câu hỏi” trong bài mà HS vừa trả lời
* Bài tập 2, 3:
 - HS đọc yêu cầu của BT2, 3
 - HS thảo luận nhóm đôi, trả lời.
 - GV ghi kết quả trả lời lên bảng. 
 - HS trung bình, yếu đọc lại nội dung tren bảng.
Hoạt động 2:. Phần ghi nhớ: HS đọc phần ghi nhớ ( SGK ).
Hoạt động3: Luyện tập
Bài 1: Tìm câu hỏi trong các bài “ Thưa chuyện với mẹ” ; “ Hai bàn tay” và làm theo mẫu ( SGK )
 - GV treo bảng phụ chép nội dung bài tập 1
 - HS đọc yêu cầu nội dung bài tập , đọc mẫu và bài tập theo mẫu.
 - HS làm bài vào vở nháp ( HS nối tiếp lên bảng làm bài tập )
 - HS cả lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt kết quả đúng ( SGV ) trang 272.
Bài 2: Chọn 3 câu trong bài “ Văn hay chữ tốt”. Đặt câu hỏi trao đổi với bạn.
 - HS đọc yêu cầu bài tập, đọc mẫu ( SGK )
 - 2 HS khá lên bảng thực hành hỏi, đáp mẫu
 - HS thực hành hỏi, đáp theo nhóm đôi .
 - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả.
 - GV nhận xét về cách đặt câu hỏi, ngữ điệu trình bày. Ghi điểm HS 
Bài 3 : Đặt một câu hỏi để tự hỏi mình.
 - HS đọc thầm yêu cầu bài tập và mẫu
 - HS suy nghĩ đặt câu hỏi, GV gợi ý tình huống giúp HS trung bình, yếu đặt được câu hỏi.
 - HS nối tiếp nhau đọc câu hỏi của mình 
 - Lớp nghe nhận xét. GVtuyên dương HS đặt câu hỏi hay, đúng ngữ điệu 
IV/. Củng cố, dặn dò
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà làm bài tập trong VBT và chuẩn bị bài sau “ Luyện tập về câu hỏi”.
 ----------------------------------------------
Khoa học
tiết26: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
I mục đích yêu cầu: 
 Sau bài học, HS có thể:
 - Nêu được 1 số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước
 -Nêu tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người.
II./ Chuẩn bị 
 - GV: Hình vẽ trang 54, 55 SGK, sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương và tác hại do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: nêu tiêu chuẩn đánh giá nước sạch và nước bị ô nhiễm
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu một số nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
 Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
 -Yêu cầu HS quan sát từ hình 1 đến hình 8 trang 54, 55 - SGK; tập đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình.
Bước 2: Làm việc theo nhóm đôi
 -2 HS quay lại với nhau chỉ vào từng tranh trang 54, 55 - SGK để hỏi và trả lời như GV đã gợi ý như ở bước 1
 - GV quan sát các nhóm, giúp đỡ nhóm còn lúng túng
 - HS liên hệ nguyên nhân làm nước ô nhiễm ở địa phương.
 Bước 3: Làm việc cả lớp
 - GV gọi một số HS trình bày kết quả làm việc của nhóm. Mỗi nhóm chỉ nói về một nội dung.
 - HS nhận xét, GV đánh giá kết luận( như mục bạn cần biết trang 55, SGK )
3. Hoạt động 2: Thảo luận về tác hại của sự ô nhiễm nước
 Cách tiến hành:
 - GV yêu cầu HS thảo luận: Điều gì sẽ sảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm ?
 - HS quan sát hình và mục bạn cần biết trang 55, SGK và những thông tin sưư tầm được để trả lời.
 - HS lần lượt trình bày, các HS khác nhận xét. GV cùng HS nhận xét , đánh giá,kết luận ( như mục bạn cần biết trang 55, SGK ).
IV./ Củng cố – dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài sau: Một số cách làm sạch nước. 
 ----------------------------------------------
Tập làm văn
 Tiết 26: ôn tập văn Kể chuyện
I mục đích yêu cầu: 
 - Nắm được một số đặc điểm đã học về văn kể chuyện.(ND,nhân vật ,cốt chuyện)
 - Kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước. Nắm được nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện đó để trao đổi với bạn.
II. Chuẩn bị
 - GV: Bảng phụ 
 - HS : VBT 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
A. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra một số bài viết lại chưa đạt. 
 - GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.Hướng dẫn ôn tập:
Bài 1: Cho 3 đề bài như SGK
 - HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại, thảo luận nhóm đôi, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
 - GV nhận xét chốt lại lời giải đúng: Đề 2 là văn kể chuyện
Bài 2,3: Kể một câu chuyện về một trong các đề tài cho sẵn. Trao đổi với các bạn trong tổ câu chuyện em vừa kể.
 - HS đọc yêu cầu của bài tập 2, 3.
 - HS nói đề tài câu chuyện mình chọn kể.
 - HS thực hành kể trong nhóm đôi
 -HS thi kể trước lớp, đối thoại cùng các bạn về nhân vật trong truyện, tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện, cách mở đầu, cách kết thúc câu chuyện.
 - GV gắn bảng phụ viết sẵn một số kiến thức về văn kể chuyện.
 - HS đọc lại.
IV/. Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau: “ Thế nào là miêu tả” ?
 -----------------------------------------------
 Hoạt động tập thể
 Họp lớp 
I mục đích yêu cầu: 
 -HS biết được những ưu khuyết điểm trong tuần 13, từ đó sẽ có hướng phấn đấu trong tuần tới.
 -GV sẽ thông báo kế hoạch tuần tới.
II/ Các hoạt động trên lớp 
Hoạt động 1:Thông báo xếp loại của các tổ viên
 -Lớp trưởng gọi các tổ trưởng đọc điểm xếp loại của các thành viên trong tổ.
 -Các tổ viên nghe thông báo kết quả hoạt động của mình và xếp loại hạnh kiểm 
 -Các tổ viên phát biểu ý kiến
 -Lớp trưởng nhận xét chung
 -GV chỉ ra những mặt được và chưa được để hs rút ra kinh nghiệm
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới
 -Thi đua đạt nhiều bông hoa điểm 9,10 để chào mừng ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.
III/ Hoạt động nối tiếp:
 -GV dặn dò HS 
---------------------------------------------------
 Buổi 2: Thứ 6 ngày 20 tháng 11 năm 2008
 Tiếng Việt
 PM: Tập làm văn
I/ mục đích yêu cầu: -Củng cố cách làm một bài văn kể chuyện 
 - Làm bài tập sạch đẹp
II/Các hoạt động trên lớp 
1/Kiểm tra bài cũ 
 - Có mấy cách kết bài? Mở bài ?trong bài văn kể chuyện ?
 2/Dạy bài mới
Hoạt động1:Giới thiệu bài
Hoạt động2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu đề
 Đề bài : Hãy kể lại truyện :’’Hai bàn tay ‘’SGK trang 114 –bằng cách dẫn lời gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp và chuyển kết bài không mở rộng thành kết bài mở rộng .
Hoạt động 3: Học sinh viết bài vào vở 
 -Thu vở chấm 5-8 học sinh
 -Nhận xét tuyên dương nhưng em làm bài hay 
 -Các học sinh khác đổi chéo bài để kiểm tra
3/ Củng cố-dặn dò:
 -Nhắc lại kiến thức trọng tâm
 -Nhận xét giờ
 -----------------------------------------
 Toán 
 Ôn tập:
 I/ mục đích yêu cầu: :Củng cố lại tính nhẩm
 - Phép nhân với số có hai hai chữ số, ba chữ số
 -Tính giá trị của biểu thức, tìm thành phần chưa biết
II/ Các hoạt động trên lớp :
 1/ Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra và chữa bài tập vê nhà
 2/ dạy bài mới 
HĐ1 : Giới thiệu bài và chép đầu bài lên bảng
HĐ2 : Hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau
 Bài1 : Củng cố tính nhẩm 
 15 x100 = 645000 : 100 =
 124 x 1000 = 340000 :1000 =
 23 x 11 = 34 x11 =
 bài1 : Củng cố nhân nhẩm với số có 2 chữ số
 Đặt tính rồi tính
 234 x 45 = 567 x 34 =
 567 x 43 = 456 x67 =
 Bài3 : Củng cố tính giá trị của biểu thức
Cho a = 6 b = 5 c =12
Tính a + b x c
 a x b x c
HĐ3 : Chấm chữa bài nhận xét giờ
 Tuyên dương những em học tâp có tiến bộ
3/ Củng cố dặn dò 
 Về nhà ôn lại các bài tập đã làm
 -----------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_13_ban_dep.doc