Giáo án Khối 4 - Tuần 16 (Bản đẹp nhất)

Giáo án Khối 4 - Tuần 16 (Bản đẹp nhất)

 KHOA HỌC

Bài 31: KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

 Sau bài học, HS biết :

 - Quan sát ,làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí bằng cách:

 + Quan sát để phát hiện màu, mùi, vị của không khí

 + Làm thí nghiệmchứng minh không khí không có hình dạng nhất định, không khí có thể bị nén lại và giãn ra.

- Nêu một số ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - GV: Hình trang 64, 65 (SGK); 10 quả bóng bay. Bơm tiêm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 A. Kiểm tra bài cũ: Hỏi : Khí quyển là gì?

 - HS trả lời, GV nhận xét, ghi điểm.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu trực tiếp.

2. Hoạt động1 : Phát hiện màu, mù, vị của không khí

 - GV nêu yêu cầu . HS thảo luận và trả lời theo nhóm đôi.

 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

 - Cả lớp theo dõi, nhóm khác bổ sung.

 - GV chốt lại: Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị.

 

doc 24 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 25/01/2022 Lượt xem 218Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 16 (Bản đẹp nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch dạy học lớp 4
Năm học : 2009 – 2010
Tuần 16
 ( Từ ngày 8 đến ngày 12/12 /2008 )
Thứ ngày
Môn học
Tiết
Tên bài dạy
Thứ hai
8/12
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Khoa học
Âm nhạc 
16
31
76
31
31
Nhận xét tuần
 Kéo co 
 Luyện tập 
 Không khí có những chất gì
Ôn tập 3 bài hát
Thứ ba
9/12
Chính tả
Toán
Đạo đức
LT & câu
Thể dục 
16
77
16
31
16
Nghe viết : Kéo co
Thương có chữ số 0
Yêu lao động
Mở rộng vốn từ : Đồ chơi – trò chơi 
 BT RLTT và kỹ năng V/Đ cơ bản.TC:nhảylòcò
.
Thứ tư
10/12
Toán 
Lịch sử
Kể chuyện 
Kĩ thuật
Thể dục 
78
16
16
16
32
Chia cho số có 3 chữ số 
Cuộc KC chống quân xâm lược Mông - Nguyên 
Kể câ u chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Cắt khâu thêu sản phẩm tự chọn
BT RLTTvà k/năng V/Đ c/bản.TC: Nhảy l/sóng
Thứ năm
11/12
Tập đọc
Toán 
Địa lí
Tập làm văn
Mĩ thuật
32
79
16
31
16
Trong quán ăn “ Ba cá bống ’’
Luyện tập
Thủ đô Hà Nội 
Luyện tập giới thiệu địa phương 
Tập năn tạo dáng
Thứ sáu
12/12
Toán
Lt & câu
Khoa học
Tập làm văn 
HĐTT
80
32
32
32
16
Chia cho số có 3 chữ số ( Tiếp ) 
Câu kể
Không khí gồm những thành phần nào
Luyện tập Miêu tả đồ vật 
Sinh hoạt lớp
Tuần 16
 Thứ hai ngày 8 tháng 12 năm 2009 
 Tập đọc
 Tiết 31: Kéo co
I. mục đích, yêu cầu
1. Đọc thành tiếng: - Đọc đúng các từ : kéo co, Hữu Trấp, Tích Sơn, trai tráng
 - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm 1 đoạn điễn tả trò chơi kéo co sôi nổi, trong bài.
2. Hiểu: 
 - TN mới trong bài: Giáp 
 - ND: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc cần được gìn giữ,phát huy.
II. đồ dùng dạy học
 - GV: tranh minh hoạ SGK, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
 - 2 HS đọc thuộc lòng bài “Tuổi ngựa”, nêu nội dung bài. 
 - GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài - GV giới thiệu bài bằng tranh.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
 - Một HS khá đọc toàn bài 1 lượt.
 - HS khá chia đoạn : đoạn.
 Đoạn 1 : Từ đầu bên ấy thắng
 Đoạn 2 : Tiếp đến ....người xem hội
 Đoạn 3: Phần còn lại.
 - HS tiếp nối đọc từng đoạn (2 lượt)
 + Lượt 1: GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS, HD đọc câu dài : “ Hội làng ...có năm bên nữ thắng”
 + Lượt 2: Giúp HS hiểu nghĩa các từ : Giáp
 - HS luyện đọc trong nhóm (nhóm đôi).
 - Gọi 1 HS đọc toàn bài.
 - GV đọc mẫu toàn bài.
b) Tìm hiểu bài
- 1 HS đọc đoạn1, cả lớp đọc thầm SGK, trả lời câu hỏi 1 (SGK).
 + HS trả lời các câu hỏi. GV ghi các từ : hai đội, ôm chặt lưng,(nắm chung 1 sợi dây thừng dài),3 keo, kéo tuột .
 + HS rút ý1.
 + GV chốt ý1 : Cách chơi kéo co
- 1 HS đọc đoạn 2, Cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi 2 (SGK). 
 + HS trả lời, GV ghi bảng : Bên nam - bên nữ, nam thua, sôi nổi,cổ vũ náo nhiệt.
 + HS rút ý 2.
 + GV chốt ý2: Trò chơi kéo co ở làng Hữu Trấp
- HS trả lời câu hỏi 3 (SGK): trai tráng hai giáp, không hạn chế,bại thành thắng.
 + HS rút ý3 : Trò chơi kéo co ở làng Tích Sơn
- HS đọc lướt toàn bài. Nêu nội dung bài.
- GV chốt:
 * Nội dung : Tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau.Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 2 : 
 - GV đọc mẫu. Hướng dẫn HS đọc nhấn giọng , ngắt nghỉ ( bảng phụ)
- Hướng dẫn HS luyện đọc theo nhóm đôi.
 - 3 nhóm thi đọc trước lớp. Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay nhất( đọc đúng)
3. Củng cố, dặn dò : 
 - Ngoài trò chơi kéo co ra em còn biết các trò chơi dân gian nào?
 - Một HS nhắc lại nội dung bài. Chuẩn bị bài sau : Tuổi ngựa
 Toán
 Tiết 76: Luyện tập
I. mục đích, yêu cầu
 Giúp HS :
 - Thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số
 - Giải bài toán có lời văn
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
 1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Nội dung luyện tập:
* Bài1: Đặt tính rồi tính . HS đọc yêu cầu đề bài
 380: 76 = 24662 : 59 = 34290 : 16 =
 - HS tự làm bài vàovở ôli.GV giúp đỡ HS yếu hoàn thành 1/2 số bài.
 - HS nối tiếp nêu kết quả,cả lớp chú ý theo dõi và nhận xét.
 - GV chốt kết quả đúng. 
* Bài 2: Bài toán: 
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
 -HS tự tóm tắt và tìm cách giải ; làm bài tập vào vở.1HS chữa bài trên bảng.
 - GV nhận xét, bổ sung:
 Bài giải:
 Số mét vuông nền nhà lát đượclà: 
 1050 : 25 = 42(m2)
Đáp số: 42m2
Đối với BT3,4 ,Hs nào hoàn thanh BT1,2 thì làm tiếp. 
 * Bài 3: Bài toán: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- GV giúp HS tìm các bước giải bài toán:
 +Tính tổng số sản phẩm của đội làm trong 3 tháng
 + Tính số sản phẩm trung bình mỗi người làm.
- HS tự giải bài toán vào vở ô li. GV thu 10 bài chấm, chữa bài:
 Bài giải:
 Trong 3 tháng đội đó làm được là:
 855+ 920+ 1350 = 3125 (sản phẩm)
 Trung bình mỗi người làm được là:
 3125 : 25 = 125 ( sản phẩm) 
 Đáp số: 125 sản phẩm 
* Bài 4: Tìm chỗ sai trong phép chia: 
- GV viết nhanh 2 phép chia lên bảng. 
- HS quan sát tìm chỗ sai , thực hiện lại phép chia.
- GV kết luận.
3. Củng cố, dặn dò.
 - Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà làm các bài tập trongVBT. 
---------------------------------------------------
 Khoa học
Bài 31: Không khí có những tính chất gì?
I. mục đích, yêu cầu
 Sau bài học, HS biết :
 - Quan sát ,làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí bằng cách:
 + Quan sát để phát hiện màu, mùi, vị của không khí
 + Làm thí nghiệmchứng minh không khí không có hình dạng nhất định, không khí có thể bị nén lại và giãn ra.
- Nêu một số ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống.
II. đồ dùng dạy học
 - GV: Hình trang 64, 65 (SGK); 10 quả bóng bay. Bơm tiêm.
III. Các hoạt động dạy học
 A. Kiểm tra bài cũ: Hỏi : Khí quyển là gì?
 - HS trả lời, GV nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu trực tiếp.
2. Hoạt động1 : Phát hiện màu, mù, vị của không khí
 - GV nêu yêu cầu . HS thảo luận và trả lời theo nhóm đôi.
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
 - Cả lớp theo dõi, nhóm khác bổ sung.
 - GV chốt lại: Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
3. Hoạt động 2 : Thi thổi bóng phát hiện hình dạng của không khí.
 Bước1:
 - GV chia nhóm.Nhóm trưởng báo cáo số bóng của nhóm đã chuẩn bị 
 - GV phổ biến cách chơi, luật chơi
 - HS thực hành chơi , GV điều khiển về thời gian.
Bước2: Thảo luận:
- HS mô tả hình dạng các quả bóng vừa thổi. GV đặt câu hỏi gợi ý để HS rút ra kết luận:
Không khí không có hình dạng nhất định mà có hình dạng của toàn bộ khoảng trống bên trong vật chứa nó
 4. Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất bị nén và giãn ra của không khí
Bước1: Tổ chức và hướng dẫn.
- GV chia lớp 3 nhóm yêu cầu lớp đọc mục Quan sát trang 65 SGK
Bước2: Làm việc theo nhóm
- HS mô tả hiện tượng xảy ra ở hình 2b, 2c- SGK 
- HS thực hành bằng kim tiêm theo nhóm.
- HS trình bày trước lớp.
- GV kết luận: Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.Tính chất này được ứng dụng nhiều trong cuộc sống.
5. Tổng kết, dặn dò: 
 -Gv nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà làm bài VBT.
___________________________________________________________________
 Thứ ba ngày 9 tháng 12 năm 2009
 Chính tả
 Tuần 16: Nghe viết : Kéo co
I. mục đích, yêu cầu
 - Nghe - viết đúng chính tả đoạn từ “ Hội làng Hữu Trấp...chuyển bại thành thắng” của bài “Kéo co”trình bày đúng đoạn văn.
 - Tìm và viết đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn r/gi/d đúng nghĩa đã cho.(BT2a/b)
II. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
 - Gọi 2 HS lên bảng viết 5 - 6 tiếng bắt đầu bằng s /x ; HS dưới lớp viết vào giấy nháp. 
 - HS cả lớp theo dõi và nhận xét, GV nhận xét và ghi điểm.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài - GV giới thiệu trực tiếp bằng lời.
2. Hướng dẫn HS nghe-viết chính tả
 - GV đọc văn cần viết chính tả : 1 lần, cả lớp đọc thầm.
 - Gọi 1 HS đọc đoạn văn.
 - HS viết các từ khó, dễ lẫn trong bài : Hữu Trấp, Quế Võ,Tích Sơn, ganh đua, khuyến khích.
 - Nhắc HS cách trình bày.
 - HS viết chính tả : GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu.
 - GV chấm chữa 7-10 bài. Trong khi đó từng cặp đổi vở soát lỗi cho nhau.
 - GV nhận xét bài của HS.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập (Sử dụng VBT).
 Bài 2a : Tìm và viết các từ ngữ chứa tiếng có âm đầu là r/ gi/ d theo nghĩa 
 - Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập, HS làm bài cá nhân vào VBT.
 - HS nối tiếp đọc kết quả .
 - Cả lớp nhận xét, GV chốt lại lời giải đúng: 
 + nhảy dây.
 + múa rối
 + giao bóng
 4. Củng cố dặn dò 
 - Một HS nhắc lại tên bài viết. Hoàn thiện các bài tập 2b trong VBT.
 ----------------------------------- -----
 Toán
Tiết 77: Thương có chữ số 0
I. mục đích, yêu cầu
 Giúp HS: 
- Biết thực hiện phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương.
II. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
 - 2 HS lên bảng làm: 3125 :25 ; 4674 : 82, 
 - GV nhận xét, đánh giá chung. 
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu tiết học.
2. Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị:
 - GV viết lên bàng phép chia: 9450 : 35 = ?
 - HS làm bài vào vở nháp.
 - Một HS khá lên thực hiện. 
 (Trường hợp HS không làm được, GV giới thiệu cách chia).
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. 
 - HS khá chốt lại cách thực hiện :
 + Đặt tính.
 + Chia theo thứ tự từ trái sang phải.
GV giúp HS lưu ý: ở lần chia thứ 3 có 0 chia cho 35 được 0; viết chữ số 0 ở vị trí thứ 3 của thương
3. Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàngchục:
 - GV viết lên bàng phép chia: 2448 : 24 = ?
 Cách tiến hành : Tương tự như ví dụ trên.
Lưu ý : : ở lần chia thứ 2 có 4 chia cho 24 được 0; viết chữ số 0 ở vị trí thứ 2 của thương
4. Hướng dẫn luyện tập 
* Bài 1 : - HS đọc đề bài: Đặt tính rồi tính
 5974 : 58 = 31902 : 78 = 28350 : 47 =
 - HS làm bài cá nhân theo nhóm (GV giúp đỡ HS yếu).
 - HS chữa bài .HS khác nhận xét, GV chốt lại kết quả đúng.
* Bài2: Bài toán
 -1 HS đọc nội dung, yêu cầu bài toán.
 - HS thảo luận nhóm đôi tìm cách giải (Tạo Đ/K giúp đỡ HS yếu).
 - HS tự giải bài toán vào vở nháp, 1HS lên bảng giải. HS khác nhận xét, bổ sung.
 - GV chốt kết quả đúng : 
 Bài giải:
1 giờ 12 phút = 72 phút
Trung bình mỗi phút bơm được là:
97200 :72 = 1350 (l)
 Đáp số: 1350 l nước
 * Bài 3: Bài toán 
 - HS đọc yêu cầu.
 - Một HS nhắc lại : Quy tắc tính chu vi, diện tích hình chữ nhật
 - GV giúp HS thực hiện theo các bước:
+ Tính chu vi mảnh đất
+ Tính chiều dài, chiều rộng mảnh đất ( Tìm 2 số khi ...  nhà học bài - Chuẩn bị bài“ Rất nhiều mặt trăng”
 ------------------------------------------------
 Toán
 Tiết 79 : Luyện tập
 I. mục đích, yêu cầu
 Giúp HS :
 - Thực hiện phép chia cho số có 3 chữ số.
 - Chia một số cho một tích
 - Giải bài toán có lời văn.
II .Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn luyện tập:
* Bài1: - HS đọc yêu cầu : Đặt tính rồi tính
3144 : 524 = 8322 : 219 = 7590 : 251 =
 - HS tự làm bài vào vở ôli.HS nối tiếp nêu kết quả,cả lớp chú ý theo dõi và nhận xét.
 - GV chốt kết quả đúng. 
* Bài 2: Bài toán: 
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
 -HS tìm cách giải ; tự làm bài tập vào vở.1HS chữa bài trên bảng.
 - GV nhận xét, bổ sung.
 Bài giải:
 Số gói kẹo trong 24 hộp là:
 120 x24 = 2880(gói)
 Nếu mỗi hộp chứa160 gói kẹo thì cần số hộp là:
 2880 : 160 = 18 ( hộp)
 Đáp số: 18 hộp
* Bài 3: Tính bằng 2 cách:
- HS nhắc lại quy tắc chia một số cho một tích
- HS làm bài cá nhân vào vở theo 2 cách khác nhau. 
- 2HS làm bài trên bảng. Lớp nhận xét,nêu cách làm khác của bạn.
- GV kết luận :
 + Cách1: 2205 : ( 35 x7) = 2205 : 245 = 9
 + Cách 2: 2205 : ( 35 x7) = 2205 : 35 : 7 = 63: 7 = 9
 + Cách3 : 2205 : ( 35 x7) = 2205 :7 : 35 = 315 : 35 = 9
3 .Củng cố, dặn dò.
 - Nhận xét tiết học
 - Dặn HS về nhà làm các bài tập trongVBT.
 Địa lí
Tiết 16 Bài 15: thủ đô hà nội 
I. mục đích, yêu cầu
 Học xong bài này HS biết:
 - Nêu và chỉ đượcvị trí của thủ đô Hà Nội trên bản đồ Việt Nam, bản đồ ĐBBB
 - Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội.
- Một số dấu hiệu thể hiện Hà Nội là thành phố cổ , là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học.
-Hs khá giỏi dựa vào các hình 3,4 SS những điểm khác nhau giữa khu phố cổ và khu phố mới .
II. Chuẩn bị
 GV: Bản đồ HC Việt Nam, tranh, ảnh sưu tầm về thủ đô Hà Nội
III. Các hoạt động dạy học
A-Kiểm tra bài cũ: Kể tên các nghề truyền thống của người dân ĐBBB?
B-Dạy bài mới 
1 – Giới thiệu bài :
2- Hoạt động 1: Hà Nội - thành phố lớn ở trung tâm ĐBBB.
 Bước 1:
 -HS quan sát bản đồ hành chínhVN, lược đồ SGK, nêu: Vị trí của thủ đô Hà Nội; Trả lời các câu hỏi SGK.
- HS làm việc cá nhân.
 + Bước 2 : 
 -HS trình bày kết quả: (Chỉ trên bảng)
 - GV kết luận: Thủ đô Hà Nội nằm ở trung tâm ĐBBB, có sông Hồng chảy qua,rất thuận lợi để giao thông với các vùng. Từ HN có thể đến các nơi khác
 3 - Hoạt động 2: Hà Nội - thành phố cổ đang phát triển. 
Bước 1:
 - HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV- HS HĐ nhóm đôi.
 -Hs khá giỏi dựa vào các hình 3,4 SS những điểm khác nhau giữa khu phố cổ và khu phố mới.
Bước2: - HS trình bày trước lớp, HS nhận xét ,bổ sung - GV kết luận .
4 - Hoạt động 3: Hà Nội- trung tâm chính trị,văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước
 Bước 1: -HS dựa vào SGK, thảo luận các câu hỏi .
 Bước 2: - HS các nhóm trình bày lần lượt từng câu hỏi, các nhóm khác bổ sung. 
 - GV nhận xét, bổ sung.
5 .Củng cố, dặn dò. -Nhận xét tiết học 
 ----------------------------------------------
 Tập làm văn : 
Tiết 31 : luyện tập giới thiệu địa phương 
I. mục đích, yêu cầu
 - Biết giới thiệu tập quán kéo co của 2 địa phương Hữu Trấp và Tích Sơn dựa vào bài học kéo co.
 - Biết giới thiệu trò chơi hoặc lễ hội ở quê em. Giới thiệu rõ ràng , ai cũng hiểu được.\
 II - Đồ dùng : - Tranh minh hoạ sgk
 III – các hoạt động dạy học
 1 – Giới thiệu bài :
 2 – Hướng dẫn luyện tập:
 * Bài 1 : - HS đọc đề bài : Cả lớp đọc thầm bài “ Kéo co”
 + HS trả lời các câu hỏi - 1-2 HS trình bày, cả lớp nhận xét.
 * Bài 2: Giới thiệu trò chơi hoặc lễ hội ở quê em 
 - 1 HS đọc yêu cầu .Quan sát 6 tranh minh họa nêu tên , lễ hội được vẽ trong tranh.So sánh với địa phương mình xem có trò chơi lễ hội như trên không.
- HS nối tiếp giới thiệu quê mình ở đâu, tên trò chơi hoặc lễ hội em sẽ giới thiệu . - HS thực hành theo cặp. 
- HS thi giới thiệu trước lớp.
- Lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn giới thiệu tốt nhất. 
3. Củng cố, dò -Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài tập làm văn sau. 
 Thứ sáu ngày 12 tháng 12 năm 2008 
 Toán
 Tiết 80 : chia cho số có ba chữ số (tiếp)
I. mục đích, yêu cầu
Giúp HS:
 - Biết cách chia số có năm chữ số cho số có ba chữ số.
II Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 2 HS làm bài trên bảng: 2880 : 160 ; 2205 : 245 
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
2. Hướng dẫn chia cho số có 3 chữ số:
 a) Trường hợp chia hết :
41535 195
0253 213
 0585
 000 
- GV ghi lên bảng: 41535 : 195 =? 
 - HS tính vào vở nháp, theo 2 bước: +Đặt tính.
 +Tính từ trái sang phải
- 1HS lên bảng làm bài, nêu cách chia. Lớp nhận xét.
- Gv kiểm tra một số HS yếu kết quả và cách chia. 41535 : 195 = 213 
b) Trường hợp chia có dư:
 - GV ghi lên bảng: 80120 : 245 =?	
 - HS tính vào vở nháp, HS lên bảng tính. HS so sánh kết quả. HS nêu cách chia - GV nhận xét cho điểm.
3 Hướng dẫn luyện tập : 
* Bài 1: -HS đọc yêu cầu bài tập : Đặt tính rồi tính
 33592 : 247 = 51865 : 253 = 80080 : 157 = 
 -HS hoạt động cá nhân; HS lên bảng chữa bài. HS cả lớp nhận xét. GV chốt kết quả đúng.
Bài 2: Tìm X:
- HS đọc yêu cầu bài tập.- HS tự làm vàovở ôli, chữa bài
Bài 3: Bài toán 
 - Gọi 1HS đọc yêu cầu - HS tự làm vàovở ôli, GV giúp đỡ HS yếu.
 - 1HS lên bảng chữa bài.
 Bài giải:
 Trung bình mỗi ngày nhà máy sản xuất là:
49410 : 305 = 162 ( sản phẩm)
 Đáp số: 162 sản phẩm
4. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
 Tiết 32 : câu kể
I. mục đích, yêu cầu
- HS hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể.
- Biết tìm câu kể trong đoạn văn; biết đặt một vài câu kể để kể, để tả, trình bày ý kiến.
II Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
 - 1HS làm lại BT 2 ở tiết trước.
 - GV nhận xét, cho điểm HS
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài - Nêu mục đích yêu cầu cầu của tiết học
2. Phần nhận xét
Bài 1:Câu in đậm trong đoạn văn dùng làm gì? Cuối câu có dấu gì?
 - 1HS đọc yêu cầu bài tập1, 1 HS đọc đoạn văn.
 - Cả lớp đọc thầm lại, tìm câu in đậm trong đoạn văn và nêu tác dụng của câu.
 - HS trả lời.GV chốt câu trả lời đúng:
Câu được in đậm trong đoạn văn là câu hỏi về một điều cha biết. Cuối câu códấu chấm hỏi.
Bài 2:Những câu còn lại ở bài tập 1 được dùng làm gì? Cuối câu có dấu gì?
 -HS đọc to yêu cầu của BT, suy nghĩ , trả lời câu hỏi bài tập. 
 - GV nhận xét chốt lại lời giải đúng:
Bài 3: Các câu kể trong bài được dùng làm gì?
 - HS trả lời, GV bổ sung, ghi lại lời giải đúng. Kết luận:Câu kể có thể được dùng để nói lên ý kiến, tâm tư tình cảm của mỗi người.
 3 . Ghi nhớ
	HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
4. Luyện tập
 * Bài tập1:Tìm câu kể trong đoạn văn. Tác dụng các câu?
 - GV treo bảng phụ chép nội dung bài tập 1
 - HS đọc yêu cầu bài tập,suy nghĩ , thảo luận nhóm, nêu ý kiến.
 -HS cả lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt kết quả đúng.
 * Bài tập2: Đặt vài câu kể theo các yêu cầu đã cho.
 -HS đọc yêu cầu bài tập, 1 HS đọc 4 yêu cầu đã cho.
 -HS hoạt động theo cặp, đại diện một số nhóm đặt câu.
- HS nhận xét, 
- GV nhận xét, kết luận ( dán bảng phụ đã chuẩn bị lên bảng)
4 . Củng cố, dặn dò -Nhận xét tiết học..
 Khoa học
 Bài 32 : Không khí gồm những thành phần nào?
I. mục đích, yêu cầu
 Sau bài học, HS biết:
 - Làm thí nghiệm xác định hai thành phần chính của không khí là khí ô -xi duy trì sự cháy và khí ni - tơ không duy trì sự cháy.
- Làm thí nghiệm để chứng minh trong không khí còn có các thành phần khác. II. Chuẩn bị 
- Hình vẽ trang 66, 67 SGK
- Lọ thuỷ tinh, nến, chậu thủy tinh, vật liệu dùng làm đế kê lọ; nớc vôi trong.
III . Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Nêu các tính chất của không khí.
B. Dạy bài mới :
1 – Giới thiệu bài: 
 2 - Hoạt động 1: Xác định thành phần chính của không khí:
Cách tiến hành: + Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn:
 - Gv chia nhóm, yêu cầu nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm.
 - HS đọc mục thực hành SGK - Trang 66 để biết cách làm thí nghiệm
 + Bước 2: Làm thí nghiệm theo nhóm, GV đến các nhóm giúp đỡ.
 + Bước3: Trình bày
 - Đại diện báo cáo kết quả và giải thích về cách nhận biết các thành phần của không khí 
 - GV nhận xét,kết luận: 
Không khí có hai thành phần chính: Thành phần duy trì sự cháy là ô xi , thành phần còn lại không duy trì sự cháy là khí ni tơ
(Người ta đã chứng minh được rằng thể tích khí ni tơ gấp 4 lần thể tích khí ô xi trong không khí.)
3 - Hoạt động 2: Tìm hiểu một số thành phần khác của không khí.
 Cách tiến hành:
 Bước 1: Tổ chức hướng dẫn
 - HS đọc mục thực hành SGK - Trang 67 để biết cách giải thích hiện tượng.
Bước 2: - HS thực hiện theo chỉ dẫn của GV
 - Các nhóm thực hiện và rút ra kết luận
 Bước 3: Trình bày
 - Các nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét.
- GV kết luận chung: Ngoài 2 thành phần chính của không khí là khí ô xi và ni tơ trong không khí còn chứa khí các - bô- níc, hơi nớc, bụi bẩn, vi khuẩn.
4. Củng cố, dặn dò. -Nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài sau
 Tập làm văn
Tiết 32 : Luyện tập miêu tả đồ vật
I. mục đích, yêu cầu
- Dựa vào dàn ý đã lập ở trong bài TLV tuần15 HS viết đợc một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
II .Các hoạt động dạy học
1 .Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu của tiết học.
2 . Hướng dẫn chuẩn bị viết bài:
a)Hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu đề bài
- HS nối tiếp đọc yêu cầu đề bài. GV ghi nhanh lên bảng.
- 4HS nối tiếp đọc 4 gợi ý SGK. Lớp theo dõi.
- HS mở vở đọc dàn ý bài văn đã chuẩn bị.
- 2 HS khá đọc dàn bài cho cả lớp nghe.
b) Hướng dẫn xây dựng kết cấu 3 phần của bài văn:
- Chọn cách mở bài.
- Viết từng đoạn thân bài.
- Chọn cách kết bài
* Mỗi phần yêu cầu 1 HS khá làm mẫu.
3 . HS viết bài vào vở.
- GV nhắc HS viết bài sạch sẽ, câu văn rõ ý, trình bày theo 3 phần.
4. Củng cố, dặn dò
 -Nhận xét giờ học
 -Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau
 Sinh hoạt lớp
I. mục đích, yêu cầu
 - Nhận xét nền nếp của HS trong tuần 16
 - Nhận xét về đạo đức và kết quả học tập trong tuần.
 - Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần 
 . II- các hoạt động trong tuần 
 + Về ư u điểm : - Học sinh thực hiện tốt các nội quy của nhà trường
 - Một số em có tiến bộ trong học tập
 - ý thức xây dựng bài được phát huy
 xếp hàng ra vào lớp , múa hát sân trừơng nhanh nhẹn
 + Về khuyết điểm : ý thức học tập ở nhà chưa tốt.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_16_ban_dep_nhat.doc