Giáo án Khối 4 - Tuần 16 - Năm học 2011-2012 (2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Khối 4 - Tuần 16 - Năm học 2011-2012 (2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)

TẬP ĐỌC

Tiết 31 : KÉO CO.

I. Mục tiêu: giúp HS:

-Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.

-Hiểu nội dung: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ , phát huy.

- GD HS yêu thích những trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta.

II. Phương tiện :

- GV : Tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong SGK.

 - Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần luyện đọc.

 

doc 38 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 242Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 16 - Năm học 2011-2012 (2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KỲ : I Từ ngày : 28 / 11 / 2011
TUẦN : 16 Đến ngày : 02 / 12 / 2011
Thứ ngày
Mơn
Tiết CT
TÊN BÀI GIẢNG
Ghi chú
Hai
28/11
Đạo đức
16
Yêu lao động( Tiết 1)
Tốn
86
Luyện tập
Tập đọc
31
Kéo co
Khoa học
31
Khơng khí cĩ những tính chất gì ?
Mĩ thuật
16
Tập nặn tạo dáng. Tạo dáng con vật hoặc ơ tơ
Ba
29/ 11
Thể dục
31
Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hơng
Tốn
87
Thương cĩ chữ số 0 
Chính tả
16
N-V: Kéo co
LT & câu
16
Mở rộng vốn từ : Đồ choi – Trị chơi
Âm nhạc
16
Ơn 3 bài hát : Em yêu, Bạn ơi, Cị lả.
Tư
30/ 11
Tập đọc
32
Trong quán ăn “Ba cá bống”
Tốn
88
Chia cho số cĩ ba chữ số
Kể chuyện
16
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Lịch sử
16
Cuộc K/c chống quân xâm lược Mơng - Nguyên 
Anh văn
Năm
01 / 12
Thể dục
32
Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hơng
Tốn
89
Luyện tập
Tập làm văn
33
LT giới thiệu địa phương
Khoa học
32
Khơng khí gồm những thành phần nào?
Kĩ thuật
16
Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn( Tiết 2 ) 
Sáu
02 /12
Địa lí
16
Thủ đơ Hà Nội
Tập làm văn
32
Luyện tập miêu tả đồ vật
Tốn
90
Chia cho số cĩ ba chữ số(tt)
LT & câu
32
Câu kể
S hoạt lớp
Nhận xét tuần 16 . 
Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2011.
ĐẠO ĐỨC
Tiết 16 : YÊU LAO ĐỘNG ( Tiết 1 )
I. Mục tiêu: Giúp HS:
-Nêu được ích lợi của lao động.
- Tích cực tham gia các công việc lao dộng ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
-Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.
II. Phương tiện :
- Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai.
- Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai. 
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động :
2. Kiểm tra bài cũ: 
-H: Vì sao cần phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo?
3. Dạy học bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. HD học tập: 
* Hoạt động 1: 
- Đọc truyện “Một ngày của Pê-chi-a”.
- GV đọc lần 1: 
- Gọi 1 HS đọc lại lần 2:
- YC HS thảo luận và trả lời 3 câu hỏi sau:
1) Hãy so sánh 1 ngày của Pê-chi-a với những người khác trong câu chuyện?
2) Theo em, Pê-chi-a sẽ thay đổi như thế nào sau chuyện xảy ra?
3) Nếu là Pê-chi-a, em sẽ làm gì? Vì sao?
- YC các nhóm trình bày.
- GV nhận xét KL: Cơm ăn, áo mặc, sách vở, ... đều là sản phẩm của lao động. Lao động đem lại cho con người niềm vui và giúp cho con người sống tốt hơn.
-H: Lao động đã giúp con người những gì?
- GV nhận xét rút ra bài học. Ghi bảng.
- YC HS đọc bài học 
* Hoạt động 2: Biểu hiện của yêu lao động và lười LĐ.
Thảo luận nhóm (BT1) 
- GV chia lớp thành nhóm 4, YC các nhóm tìm những biểu hiện của LĐ và lười LĐ.
- Yc các nhóm trình bày.
- GV nhận xét KL: Biểu hiện của yêu lao đông là: trồng rau, trồng hoa, giúp đỡ mẹ, làm việc nhà, chăn nuôi gà, lợn, ... 
* Hoạt động 3: Đóng vai (BT 2)
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và đóng vai theo 2 tình huống trong SGK.
- YC các nhóm lên đóng vai.
-GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống.
4. Củng cố dặn dò: 
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. 
Về nhà học bài chuẩn bị BT 3,4,5,6 SGK.
- Gv nhận xét tiết học. 
- HS hát
- HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
- Lớp theo dõi SGK.
Thảo luận nhóm đôi và TLCH:
- Mọi người làm việc còn Pê-chi-a thì mãi chơi.
- Pê-chi-a sẽ cố gắng học và làm việc không để phí thời gian.
- HS phát biểu theo suy nghĩ.
- Đại diện ácc nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS phát biểu.
- 3 em đọc bài học
- Làm việc theo nhóm.
- lần lượt các nhóm trình bày.
- Lắng nghe.
- Các nhóm tiến hành thảo luận và đóng vai.
- Mỗi nhóm đóng vai 1 tình huống. - Các nhóm khác theo dõi nhận xét cách ứng xử trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao?
- Ai có cách ứng xử khác?
- 2 HS đọc lại ghi nhớ.
TOÁN
Tiết 76 : LUYỆN TÂP.
I. Mục tiêu: giúp HS:
- Củng cố cách thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số, giải các bài toán có liên quan.
- Làm tính, giải toán nhanh, đúng.
- Giáo dục HS tính chính xác, khoa học, cẩn thận.
II. Phương tiện :
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động :
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đặt tính rồi tính:
a) 18510 : 15 ; b) 42546 : 37
- GV nhận xét cho điểm.
3. Dạy học bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. HD HS làm bài tập: 
Bài 1: Bài tập YC chúng ta làm gì?
- Yc HS lên bảng làm.
- Gv nhận xét ghi điểm.
Bài 2: Gọi HS đọc đề.
- GV treo tóm tắt lên bảng:
Tóm tắt:
25 viên : 1 m2
1050 viên : m2
- YC HS tự làm bài 
- Gv nhận xét ghi điểm.
Bài 3: Gọi HS đọc đề 
-H: Muốn biết trong cả 3 tháng TB mỗi người làm được bao nhiêu SP chúng ta phải biết được gì?
- Yc HS làm bài 
- Gv nhận xét ghi điểm.
Bài 4: YC HS thực hiện lại 2 phép chia để tìm chỗ sai.
- Gv nhận xét chốt lại: 
a) Sai ở lần chia thứ 2: 564 : 67 được 7. và dư (95). Vì số dư lớn hơn số chia.
b) Sai ở lần chia thứ 3: 285 : 67 được 4 dư 47. Số dư đúng là 17. 
4. Củng cố dặn dò: 
- H: Chúng ta vừa được ôn tập những dạng toán nào?
Về nhà làm các BT trong VBT. Chuẩn bị bài: “Thương có chữ số 0”. 
- GV nhận xét tiết học. 
- HS hát
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào nháp.
- Đặt tính rồi tính.
- 2 HS lên bảng làm bài: 
a) 4725 15	 4674 82
 22	 315 574 57
 75 00
 0
- 1 HS đọc đề, lớp đọc thầm theo.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
Bài giải:
Số mét vuông nền nhà lát được:
1050 : 25 = 42 (m2)
Đáp số: 42 m2
- 1 HS đọc đề.
- Phải biết tổng số SP đội đó làm trong 3 tháng.
- 1 HS lên bảng làm.
Bài giải:
Số SP cả đội làm trong 3 tháng:
855 + 920 + 1350 = 3125 (sản phẩm)
Trung bình mỗi người làm được là:
3125 : 25 = 125 (sản phẩm)
Đáp số: 125 sản phẩm.
- HS thực hiện và tìm ra chỗ sai.
Lắng nghe.
- HS phát biểu.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
TẬP ĐỌC
Tiết 31 : KÉO CO.
I. Mục tiêu: giúp HS: 
-Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.
-Hiểu nội dung: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ , phát huy..
- GD HS yêu thích những trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta.
II. Phương tiện :
- GV : Tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong SGK.
 - Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động :
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi:
-H: Ngựa con theo ngọn gió rong chơi những đâu?
-H: Trong khổ thơ cuối Ngựa con nhắn nhủ mẹ điều gì?
- Gv nhận xét cho điểm.
3. Dạy học bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. Luyện đọc: 
- Gọi HS đọc cả bài 
- Gv chia 3 đoạn: 
+ Đoạn 1: 5 dòng đầu.
+ Đoạn 2: 4 dòng đầu
+ Đoạn 3: còn lại
- YC HS đọc nối tiếp đoạn (2 lượt)
+ Lần 1: GV sửa từ HS phát âm sai.
+ Lần 2: kết hợp giảng từ khó:
-H: Giáp có nghĩa là gì? 
-H: Thế nào là ganh đua?
-H: Khuyến khích là gì?
- Gọi HS khá đọc cả bài.
- GV đọc mẫu cả bài.
c. Tìm hiểu bài: 
- YC HS đọc thầm đoạn 1 và TLCH:
-H: Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi kéo co như thế nào?
- H: Đoạn 1 giới thiệu về điều gì?
- Yc HS đọc thầm đoạn 2 và TLCH:
-H: Hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp?
- Gv nhận xét bình chọn bạn giới thiệu tự nhiên, sôi nổi nhất.
-H:Ù Đoạn 2 nói lên điều gì?
-Yc HS đọc đoạn 3.
-H: Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?
-H: Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui?
-H: ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian nào khác?
-H: Đoạn 3 nói lên điều gì? 
-H: Em hiểu được điều gì về tục lệ chơi kéo co ở mỗi địa phương?
d) Đọc diễn cảm:
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp cả bài.
- Gv nhận xét HD cách đọc: Giọng đọc sôi nổi, hào hứng, nhấn giọng 1 số từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- HD HS luyện đọc đoạn 2: “Hội làng Hữu Trấp ... xem hội”.
- GV gạch chân những từ cần nhấn giọng: nam, nữ, rất là vui, ganh đua, hò reo, khuyến khích.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- GV và HS nhận xét, bình chọn bạn có giọng đọc tốt nhất.
4. Củng cố dặn dò: 
-H: Em hiểu được điều gì về tục lệ chơi kéo co ở mỗi địa phương?
Vềø nhà kể lại câu chuyện kéo co cho bạn nghe. Chuẩn bị bài: Trong quán ăn “ba cá bống”.
- Nhận xét tiết học. 
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi. Mỗi em đọc 2 khổ thơ.
- Lớp đọc thầm theo.
- HS đánh dấu vào sách.
- Đơn vị dân cư dưới cấp thôn ngày xưa.
- Tramh giành phần thằng về mình.
- Động viên kích lệ tinh thần cho những người tham gia chơi.
- Lớp đọc thầm theo.
- Lắng nghe.
- Lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
- Kéo co phải có 2 đội, số người 2 đội phải bằng nhau.... Kéo co phải có 3 keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhièu keo hơn là bên ấy thắng.
* Giới thiệu cách chơi kéo co.
- Cuộc thi kéo co ở làng Hữu Trấp rất đặc biệt so với cách thi thông thường ... cổ vũ náo nhiệt của những người xem xung quanh.
* Cuộc thi kéo co của làng hội Trấp.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Đó là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số người mỗi bên không hạn chế.... chuyển bại thành thắng.
- Vì có rất đông người tham gia, không khí ganh đua sôi nổi, những tiếng hò reo khích lệ của người xem.
- VD: Đấu vật, múa võ, đá cầu, đu bay, thổi cơm thi,...
* Tục lệ thi kéo co của làng Tích Sơn.
Nội dung :Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ , phát huy..
- Lớp theo dõi tìm giọng đọc.
- 1 HS đọc, lớp tìm từ nhấn giọng: 
- 3 em thi đọc, lớp  ... ët tính rồi tính.
- GoÏi HS nêu cách thực hiện.
-H: Phép chia 41535 : 195 là pháp chia hết hay phép chia có dư ?
*) GV viết lên bảng phép chia: 80120 : 245, YC HS đặt tính rồi tính.
- GoÏi HS nêu cách thực hiện.
-H: Phép chia 41535 : 195 là pháp chia hết hay phép chia có dư ?
c. Luyện tập: 
Bài 1: - BT YC chúng ta làm gì ? 
-YC HS tự làm bài.
-GV nhận xét ghi điểm.
Bài 2: - BT YC chúng ta làm gì ? 
-YC HS tự làm bài.
-H: Muốn tìm thừa số, số chia chưa biết ta làm thế nào ? 
- GV nhận xét ghi điểm.
Bài 3: - Gọi HS đọc đề bài.
-GV treo tóm tắt, YC HS đọc lại đề bài.
 Tóm tắt:
305 ngày : 49410 sản phẩm.
1 ngày : .... sản phẩm ? 
- GV nhận xét ghi điểm.
4. Củng cố dặn dò: 
-H: Muốn thực hiện chia cho số có ba chữ số ta làm thế nào?
-H: Muốn tìm thừa số, số chia chưa biết ta làm thế nào ? 
Về nhà làm các BT trong VBT. Chuẩn bị bài: “Luyện tập”.
-GV nhận xét tiết học. 
- 2 em lên bảng thực hiện.
- 1 HS lên bảng thực hiện, lớp làm vào nháp.
 41535 195
 0253 213
 0585
 000
- 1 em nêu, lớp nhận xét.
- Là phép chia hết vì trong lần chia cuối cúng ta tìm được số dư là 0.
- 1 HS lên bảng thực hiện, lớp làm vào nháp.
 80120 245
 0662 327
 1720
 05
- 1 em nêu, lớp nhận xét.
- Là phép chia có dư vì trong lần chia cuối cúng ta tìm được số dư là 5.
- Đặt tính rồi tính:
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
a) 62321 307 b) 81350 187 
 00921	 203 0655 435
 000 0940
 	 005
- Tìm x:
-2 HS lên bảng làm:
a) X 405 = 86265 
 X = 86265 : 405 
 X = 213
b) 89656 : X = 293
 X = 89656 : 293
 X = 306
- HS phát biểu 
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- 1 em lên bảng làm, lớp làm vào vở.
Bài giải:
Trung bình mỗi ngày nhà máy sản xuất được số sản phẩm là:
 49410 : 305 = 162 (sản phẩm)
 Đáp số: 162 sản phẩm.
- HS nêu.
- HS phát biểu.
- Lắng nghe, thực hiện.
TẬP LÀM VĂN
Tiết 32 : LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT.
I. Mục tiêu: - Giúp HS:
- Dựa vào dàn ý đã lập (Bài: quan sát đồ vật), HS viết đước 1 bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Rèn kĩ năng bố cục bài, diễn đạt ý trọn vẹn, có cảm xúc.
- Giáo dục HS lòng yêu thích văn học, say mê sáng tạo.
II. Phương tiện :
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động :
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc bài giới thiệu một trò chơi hoặc lễ hội ở quê em.
- GV nhận xét cho điểm.
3. Dạy học bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. HD HS bài viết:	
+) HD HS nắm vững YC của bài: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- YC 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý trong sgk. 
- YC HS đọc thầm dàn ý bài văn tả đồ chơi mình đã chuẩn bị tuần trước.
-Gọi HS khá, giỏi đọc lại dàn ý của mình.
+) HD HS xây dựng kết cấu 3 phần của 1 bài văn:
* Chọn cách MB.
-YC HS đọc thầm lại M: a (mở bài trực tiếp)và b (mở bài gián tiếp) trong sgk.
-Gọi HS trình bày bài làm mẫu cách mở bài kiểu trực tiếp của mình.
* Viết từng đoạn thân bài ( mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn):
- Gọi HS đọc thầm M: trong sgk.
-GV nhắc: Trong M: câu mở đoạn là Bọn con trai cho là anh lính này nom rất oách.
- Gọi HS giỏi dựa theo dàn ý, nói thân bài của mình.
* Chọn cách kết bài:
-Gọi HS trình bày bài mẫu 2 cách kết bài.
c. HS viết bài:
- Dựa vào dàn ý viết hoàn chỉnh bài văn với đầy đủ 3 phần: MB, TB, KB.
4. Củng cố dặn dò: 
- GV thu bài. 
Về nhà viết bài văn hoàn chỉnh. Chuẩn bị bài: “Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật”.
- Nhận xét tiết. 
- 1 HS đọc giới thiệu 1 trò chơi hoặc lễ hội ở quê em..
- 2 HS đọc đề bài: Tả 1 đồ chơi mà em thích.
- 4 HS thực hiện theo YC.
đọc dàn ý tả đồ chơi của em.
- Lớp đọc thầm.
- 2 HS đọc dàn ý tả đồ chơi.
- 1 HS đọc M: a và b/ SGK.
- 2 HS trình bày mẫu cách mở đầu bài viết của mình.
+Trực tiếp: Trong những đồ chơi em có, em thích nhất con gấu bông.
+Gián tiếp: Những đồ chơi làm bằng bông mềm mại, ấm áp là thứ đồ chơi mà con gái thường thích. Em có 1 chú gấu bông, đó là người bạn thân thiết nhất của em suốt năm nay.
- 1 HS đọc bài M/ SGK.
- 1 HS trình bày mẫu thân bài của mình. 
+VD: Gấu bông của em trông rất đáng yêu. Nó không to lắm đâu. Nó là gấu ngồi nên dáng người tròn, 2 tay chắp thu lu trước bụng. Bộ lông nó màu nâu sáng pha mấy mảng hồng nhạt ở tai, mõm, gan bàn chân làm nó có vẻ rất khác những con gấu khác. Hai mắt gấu đen láy, trông như mắt thật, rất nghịch và thông minh. Mũi gấu màu nâu, nhỏ, trông như 1 cúc áo gắn trên mõm. Trên cổ gấu thắt 1 chiếc nơ đỏ chói làm nó trông rất bảnh. Em đặt 1 bông hoa giấy màu trắng trên đôi tay chắp lại trước bụng gấu làm cho nó càng đáng yêu hơn.
-2 HS trình bày mẫu 2 cách kết bài:
+Kiểu không mở rộng: Ôm chú gấu như ôm một cục bông lớn vào lòng, em thấy rất dễ chịu.
+Kiểu mở rộng: Em luôn mơ ước có nhiều đồ chơi. Em cũng mong muốn cho tất cả trẻ em trên thế giới đều có đồ chơi, vì chúng em sẽ rất buồn nếu cuộc sống thiếu đồ chơi.
- HS làm bài trong không khí nghiêm túc, yên tĩnh.
- HS nộp bài.
- Lắng nghe, thực hiện.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 32 : CÂU KỂ
I. Mục tiêu: - Giúp HS:
- Hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể.
- Nhận biết câu kể trong đoạn văn, biết đặt 1 vài câu kể để kể, tả, trình bày ý kiến.
- Giáo dục HS biết dùng câu kể để nói và viết trong cuộc sống hàng ngày.
II. Phương tiện :
- Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động :
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi Hs làm miệng BT 2,3 sgk / 157
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Dạy học bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. Phần nhận xét: 
Bài 1,2: - Gọi HS đọc YC.
-H: Câu in đậm trong đoạn văn trên được dùng làm gì ? Cuối câu ấy có dấu gì ?
* GV chốt: Câu in đậm trong đoạn văn là câu hỏi về một điều chưa biết. Cuối câu có dấu chấm hỏi.
-H: Những câu còn lại trong đoạn văn trên được dùng làm gì ? Cuối mỗi câu có dấu gì ? 
- GV nhận xét chốt: Đó là các câu kể.
Bài 3: - Gọi HS đọc YC.
-YC HS suy nghĩ làm bài.
*GV nhận xét chốt: Câu kể có thể được dùng để nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người.
-H: Câu kể dùng để làm gì ?
-H: Cuối câu kể có dấu gì ? 
-Gọi HS đọc ghi nhớ.
c. Luyện tập: 
Bài 1: - Gọi HS đọc YC của bài tập 
- GV phát phiếu đã ghi sẵn các câu văn cho mỗi nhóm.
-YC các nhóm trình bày.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: 
Câu 1: Kể sự việc.
Câu 2: Tả cánh diều.
Câu 3: Kể sự việc và nói lên tình cảm
Câu 4: Tả tiếng sáo diều.
Câu 5: Nêu ý kiến nhận định.
Bài 2: - Gọi HS đọc YC BT.
- YC HS tự làm bài.
- YC HS trình bày.	
*GV nhận xét chốt: VD:
a) Hằng ngày, sau khi đi học về, em giúp mẹ dọn cơm....
b) Em có một chiếc bút bi rất đẹp. Chiếc bút dài, màu xanh biếc,...
4. Củng cố dặn dò: 
-H: Thế nào là câu kể?
-H: Nêu 1 số ví dụ về câu kể?
Về nhà hoàn chỉnh BT2 (phần luyện tập). Chuẩn bị bài: Câu kể Ai làm gì?
-GV nhận xét tiết học. 
- 2 em lần lượt lên bảng làm bài.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo.
- HS suy nghĩ và phát biểu ý kiến.
- Dùng để giới thiệu về Bu-ra-ti-nô là 1 chú bé bằng gỗ, miêu tả chú có cái mũi rất dài hoặc kể về một sự việc Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Toóc-ti-la tặng cho chiếc chìa khoá vàng để mở 1 kho báu. Cuối các câu trên có dấu chấm.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS phát biểu ý kiến.
+Ba-ra-ba uống rượu đã say (kể về Ba-ra-ba). Vừa hơ bộ râu, lão vừa nói: 
(kể về Ba-ra-ba)- Bắt được thằng người gỗ, ta sẽ tống nó vào cái lò sưởi này.(Nêu suy nghĩ của Ba-ra-ba). 
- Để kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc.
- Nói lên ý kiến tâm tư, tình cảm của mỗi người.
- Cuối câu kể có dấu chấm.
- 2 HS đọc ghi nhớ.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập
HS trao đổi, làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả:
- Cả lớp nhận xét 
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS làm bài vào VBT – mỗi em viết khoảng 3 câu kể theo 1 trong 4 đề bài đã nêu.
- HS tiếp nối nhau trình bày. Cả lớp nhận xét 
- HS phát biểu.
- Vài HS nêu VD.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
I.Đánh giá tuần 16:
1 / Ưu điểm :
- Các em đều ngoan ngỗn, lễ phép với thầy cơ, đồn kết với bạn bè.
Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, lớp học gọn gàng, sạch. Thực hiện tốt nề nếp ra vào lớp, đi học đúng giờ.
- Học bài, làm bài đầy đủ khi đến lớp. Chuẩn bị đồ dùng học tập tốt, trong lớp chú ý nghe giảng, hăng say phát biểu xây dựng bài: Đạt , Dũng 
- Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp : Cẩm Ly ,Vy , Liên , Hồng.
 2/ Tồn tại : 
- Trong giờ học cịn nĩi chuyện, chưa chú ý học tập : Mỹ ,Hồng,....
- Chuẩn bị ĐDHT chưa tốt : Hương , Lộc ,..
- Chưa làm bài tập khi đến lớp : Long , Hồng .
- Viết chữ xấu, lỗi chính tả nhiều, trình bày vở viết chưa sạch đẹp : Tây , Hiếu , Lộc , Nam,Hồng ,.. 
 II / Phương hướng tuần 17:
- GD học sinh ngoan ngỗn lễ phép . Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy và luật giao thơng đường bộ .Noi gương chú bộ đội. 
- Duy trì tốt các nề nếp sinh hoạt, học tập.
- Chuẩn bị tốt sách, vở, ĐDHT,học bài, làm bài đầy đủ khi đến lớp.
- Một số em rèn chữ viết, rèn đọc thêm ở nhà: Tây , Lộc ,Mỹ .Thủy, ...
- Đầu giờ học các em tự kiểm tra bài , chữa bài trên bảng cho các bạn nhận xét .
- Duy trì đơi bạn cùng tiến.
 III/Cơng tác khác :
- Lao động dọn vệ sinh lớp học , vệ sinh sân trường sạch sẽ .
- Đĩng các khoản đĩng gĩp theo qui định .
NHẬN XÉT CỦA TỔ KHỐI TRƯỞNG
NHẬN XÉT CỦA CHUYÊN MƠN
NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM HIỆU

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_16_nam_hoc_2011_2012_2_cot_chuan_kien_th.doc