Giáo án Khối 4 - Tuần 19 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 19 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

TIẾT 19 : KIM TỰ THÁP AI CẬP

I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

 1. Nghe – viết đúng chính tả; trình bày đúng hình thức bi văn xuơi: Kim tự tháp Ai Cập.

 2. Làm đúng các bài tập phân biệt những từ ngữ có vần dễ lẫn: iêc / iêt.

 II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- VBT tập 2.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Khởi động

Kiểm tra dụng cụ học tập hoặc hát.

2. Kiểm tra bài cũ:

HS viết lại vào bảng con những từ đã viết sai tiết trước.

Nhận xét phần kiểm tra bài cũ.

3. Bài mới: Kim tự tháp Ai Cập

 

doc 36 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 16/02/2022 Lượt xem 183Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 19 (Chuẩn kiến thức 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN TUẦN 19
Thø hai, ngẳ 04 tháng 01 năm 2010
Tập đọc
	Tiết 37 : 	BỐN ANH TÀI
I . MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 
 - Biết đọc với giọng kể chuyện , bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng , sức khỏe cử bốn cậu bé. 
 - Hiểu nội dung : Ca ngợi tài năng, sức khoẻ,lịng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm. 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1 – Khởi động 
2 – Bài cũ : 
- Giới thiệu 5 chủ điểm của sách Tiếng Việt lớp 4. 
3 – Bài mới 
a – Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- Câu chuyện ca ngỡi bốn thiếu niên có sức khoẻ và tài ba hơn người đã biết hợp nhau lại để diệt trừ cái ác, mang lại cuộc sống yên bình cho nhân dân. 
b – Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện đọc
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. 
- GV đọc diễn cảm cả bài. 
c – Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài 
- Sức khoẻ và tài năng của Cẩu Khây có gì đặc biệt ? 
- HS đọc thầm 3 câu cuối trả lời câu hỏi 2, 3. 
Có chuyện gì xảy ra đối với quê hương của Cầu Khây? 
- Cẩu Khây lên đường đi diệt trừ yêu tinh cùng những ai ? 
- Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì ?
+ Đại ý : Câu truyện ca ngợi sức khoẻ, tài năng , nhiệt thành làm việc nghĩa : diệt ác, cứu dân lành của bốn anh em Cẩu Khây.
d – Hoạt động 4 :Cho HS luyện đọc lại .
 HS đọc theo cách phân vai.
 Đọc diễn cảm 
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Chú ý hướng dẫn HS ngắt giọng , nhấn giọng đúng. 
- HS khá giỏi đọc toàn bài .
- 5 HS nối tiếp nhau đọc trơn 5 đoạn. 
- 1,2 HS đọc cả bài . 
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới. 
- HS đọc thầm 2 đoạn đầu – thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 1. 
+ Về sức khoẻ : nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi, mười tuổi đã bằng trai nười tám. 
+ Về tài năng : 15 tuổi đã tin thông võ nghệ, dám quyết chí lên đường trừ diệt yêu tin. 
Yêu tinh xuất hiện, bắt người và súc vật khiến làng bản hoang mang, nhiều nơi không còn ai sống sót.
- Cùng 3 người bạn nữa là : Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tay Tát Nước và Móng Tay Đục Máng. 
- Nắm Tay Đóng Cọc có đôi tay khoẻ, cò thể dùng tay làm vồ đóng cọc.Lấy Tay Tát Nước có đôi tai to, khoẻ có thể dùng để tát nước . Móng Tay Đục Máng có móng tay sắc, khoẻ có thể đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng. 
- Trao đổi tìm đại ý của truyện. 
HS đọc theo cách phân vai
- HS luyện đọc diễn cảm.
4 – Củng cố – Dặn dò 
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
- Về nhà kể lại câu chuyện. 
- Chuẩn bị : Chuyện cổ tích về loài người. 
CHÍNH TẢ ( Nghe viết)
TIẾT 19 : KIM TỰ THÁP AI CẬP
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
 1. Nghe – viết đúng chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuơi: Kim tự tháp Ai Cập.
 2. Làm đúng các bài tập phân biệt những từ ngữ có vần dễ lẫn: iêc / iêt.
 II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
VBT tập 2.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Khởi động 
Kiểm tra dụng cụ học tập hoặc hát. 
2. Kiểm tra bài cũ: 
HS viết lại vào bảng con những từ đã viết sai tiết trước. 
Nhận xét phần kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới: Kim tự tháp Ai Cập
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Giáo viên ghi tựa bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe viết.
 a. Hướng dẫn chính tả: 
Giáo viên đọc đoạn viết chính tả.
Tìm hiểu nội dung bài:
Đoạn văn nói điều gì? 
Học sinh đọc thầm đoạn chính tả 
Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con: kiến trúc, nhằng nhịt, đá tảng, Ai Cập.
 b. Hướng dẫn HS nghe viết chính tả:
Nhắc cách trình bày bài
Giáo viên đọc cho HS viết 
Giáo viên đọc lại một lần cho học sinh soát lỗi.
 Hoạt động 3: Chấm và chữa bài.
Chấm tại lớp 5 đến 7 bài. 
Giáo viên nhận xét chung 
 Hoạt động 4: HS làm bài tập chính tả 
HS đọc yêu cầu bài tập 2 và 3b. 
Giáo viên giao việc : Làm vào VBT sau đó thi tiếp sức
Cả lớp làm bài tập 
HS trình bày kết quả bài tập 
Bài 2: sinh vật-biết-biết-sáng tác-tuyệt mĩ-xứng đáng.
Bài 3b: từ sai chính tả: thân thiếc, nhiệc tình, mải miếc
 Từ đúng chính tả: thời tiết, công việc, chiết cành. 
Nhận xét và chốt lại lời giải đúng 
HS theo dõi trong SGK 
HS đọc thầm 
(Ca ngợi kim tự tháp là một công trình kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập)
HS viết bảng con 
HS nghe.
HS viết chính tả. 
HS dò bài. 
HS đổi tập để soát lỗi và ghi lỗi ra ngoài lề trang tập
Cả lớp đọc thầm
HS làm bài 
HS trình bày kết quả bài làm. 
HS ghi lời giải đúng vào vở. 
4. Củng cố, dặn dò:
	GV nhận xét tiết học
 Chuẩn bị bài sau:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 37: CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ.
I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. HS hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ? ( nội dung ghi nhớ)
2. Nhận biết dược câu kể Ai làm gì? xác định bộ phận chủ ngữ trong câu (BT1, mục III); biết đặt câu với bộ phận chủ ngữ cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ( BT2, BT3).
 II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sơ đồ: cấu tạo 2 bộ phận của các câu mẫu..
 III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1 . Bài cũ: 
- GV nhận xét.
 2 . Bài mới
 a) Giới thiệu.
 b) Hướng dẫn.
+ Hoạt động 1: Phần nhận xét.
- GV chia lớp thành 6 nhóm. Các nhóm đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.
- GV chốt.
Bộ phận chủ ngữ.
Một đàn ngỗng.
Hùng.
Thắng.
 Em
Đàn ngỗng.
- Chủ ngữ nêu tên người, con vật.
- Chủ ngữ do danh từ, cụm danh từ tạo thành.
+ Hoạt động 2: Phần ghi nhớ:
- GV: Giải thích nội dung ghi nhớ.
+ Hoạt động 3: Luyện tập
Bài tập 1:
- HS làm việc cá nhân.
- GV chốt ý.
(Câu 3, 4, 5, 6, 7, 8)
Bộ phận chủ ngữ.
Câu 3: Chim chóc.
Câu 4: Thanh niên.
Câu 5: Phụ nữ.
Câu 6: Em nhỏ.
Câu 7: Các cụ già.
Câu 8: Các bà, các chị.
Bài tập 2:
- Mỗi em từ đặt câu hỏi với các từ ngữ đã cho làm chủ ngữ.
- Từng cặp HS đổi bài chữa lỗi cho nhau.
- GV nhận xét.
Bài tập 3: 
- GV yêu cầu HS khá, giỏi làm mẫu nói về hoạt động của người và vật trong tranh được miêu tả.
- GV nhận xét.
- 1,2 HS đọc đoạn văn và yêu cầu bài tập.
- Đại diện nhóm lời.
- Cả lớp nhận xét.
- 4 HS đọc ghi nhớ.
 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS phát biểu.
- HS đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc bài của mình.
- HS nhận xét.
- HS đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp đọc thầm.
HS làm việc cá nhân. HS đọc bài của mình.
 3 . Củng cố – dặn dò:
Nhắc lại nội dung ghi nhớ.
Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Tài năng
KỂ CHUYỆN
Tiết 19: BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG THẦN
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Dựa vào lời kể của GV nĩi được lời thuyết minh cho từng tranh minh hoa (BT1)ï,kể lại được từng đoạn của câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần rõ ràng, đủ ý.(BT2)
Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi bác đánh cá thông minh, mưu trí đã đánh thắng gã hung thần vô ơn, bạc ác.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh họa truyện trong SGK (có thể phóng to, nếu có điều kiện)
Tranh, ảnh về hồ Ba Bể ( nếu sưu tầm được).
III- HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1 – Bài cũ
2 – Bài mới
a)Giới thiệu bài
b)Hướng dẫn hs kể chuyện:
*Hoạt động 1:GV kể chuyện
Giọng kể chậm rãi ở đoạn đầu (bác đánh cá ra biển ngán ngẩm vì cả ngày xui xẻo); nhanh hơn, căng thẳng ở đoạn sau ( cuộc đối thoại giữa bác đánh cá và gã hung thần); hào hứng ở đoạn cuối (đáng đời kẻ vô ơn). Kể phân biệt lời các nhân vật (lời gã hung thần: hung dữ, độc ác; lời bác đánh cá: bình tĩnh, thông minh).
-Kể lần 1:Sau khi kể lần 1, GV giải nghĩa một số từ khó chú thích sau truyện (ngày tận số, hung thần, thông minh).
-Kể lần 2 : Vừa kể vừa chì vào tranh minh hoạ phóng to trên bảng.
-Kể lần 3 (nếu cần)
*Hoạt động 2:Hướng dẫn hs kể truyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-Yêu cầu hs đọc yêu cầu bài tập 1.
-Dán bảng 5 tranh minh hoạ phóng to, yêu cầu hs suy nghĩ nói lời thuyết minh cho 5 tranh. Ghi bảng lời thuyết minh của hs.
-Yêu cầu hs đọc bài tập 2 và 3.
-Cho hs kể trong nhóm và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Cho hs thi kể :
+Theo nhóm nối tiếp.
+Thi kể cá nhân.
-Cho hs bình chọn hs kể tốt.
-Lắng nghe.
-Hs nghe kết hợp nhìn tranh minh hoạ, đọc phần lời dưới mỗi tranh trong SGK.
-Tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh.
-Nêu lời thuyết minh.
-Nhận xét lời thuyết minh của bạn.
-Đọc yêu cầu bài tập 2, 3.
-Kể trong nhóm và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Hs thi kể.
-Lắng nghe bạn kể và đặt câu hỏi cho bạn.
 3 . Củng cố, dặn dò:
-Gv nhận xét tiết học, khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.
-Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết sau.
Tập đọc
	Tiết 38:	 CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI
I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết đọc bài thơ với giọng kể chậm rãi bước đầu biết đọc diễn cảm được một đoạn thơ 
 - Hiểu ý nghĩa : Mọi vật trên trái đất được sinh ra vì con người , vì trẻ em . do vậy cần dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất .( trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc ít nhất 3 khổ thơ).
 II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Sưu tầm những bức ảnh khác về sinh hoạt vui chơi, học tập của trẻ em.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 .Khởi động 
2 – Bài cũ : Bốn anh tài
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi trong SGK. 
3 – Bài mới 
a – Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- Các truyện cổ tích thường giải thích về nguồn gốc của loài người, của muôn loài, muôn vật. Bài thơ hôm nay các em đọc Chuyện cổ tích về loài người là một câu chu ...  dân , bác sĩ , người giúp việc , lái xe ôm , giám đốc công ti , nhà khoa học , người đạp xích lô , kĩ sư tin học , nhà văn , nhà thơ đều là những người lao động ( trí óc hoặc chân tay )
- Những người ăn xin , những kẻ buôn bán ma tuý , buôn bán phụ nữ không phải là người lao động vì những việc làm của họ không mang lại lợi ích , thậm chí còn có hại cho xã hội .
d .Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm ( Bài tập 2 ).
 Mục tiêu : Học sinh nhận biết được công việc và lợi ích của người lao động. 
 Cách tiến hành : 
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tranh . 
- Ghi lại trên bảng theo 3 cột : STT , Người lao động , ích lợi mang lại cho xã hội . 
=> Kết luận : Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân , gia đình và xã hội .
e Hoạt động 4 : Làm việc cá nhân( Bài tập 5 )
- Nêu yêu cầu bài tập . 
- Kết luận : 
+ các việc làm (a) , (c) , (d) , (e) , (g) là thể hiện sự kính trọng , biết ơn người lao động .
+ Các việc (b) , (h) là thiếu kính trọng người lao động .
- HS nêu .
- HS kể lại truyện . 
- Thảo luận theo hai câu hỏi trong SGK . 
- Các nhóm thảo luận . 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả . Cả lớp trao đổi , tranh luận . 
 Các nhóm làm việc . 
- Đại diện nhóm trình bày . Cả lớp trao đổi , nhận xét . 
- Làm bài tập . 
- HS trình bày ý kiến .Cả lớp trao đổi , bổ sung . 
4 - Củng cố – dặn dò
- 1 – 2 HS đọc ghi nhớ trong SGK .
- Chuẩn bị bài tập 5 , 6 SGK .
- Thực hiện nội dung trong mục thực hành của SGK 
MÔN : KĨ THUẬT 
Tiết 19 : LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG RAU , HOA
I . MỤC TIÊU :
 HS biết được ích lợi của việc trồng rau , hoa . – Biết liên hệ thực tiễn về lợi ích của việc trồng rau, hoa.
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Giáo viên : 
Tranh ảnh một số cây rau , hoa ; Tranh minh họa ích lợi của việc trồng rau , hoa.
Học sinh :
SGK. 
III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1 . Khởi động:
2 . Bài cũ:
Nhận xét các sản phẩm tự làm ở bài trước.
3 . Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
Bài “Lợi ích của việc trồng rau và hoa”
b).Phát triển:
*Hoạt động 1:GV hướng dẫn hs tìm hiểu về lợi ích của việc trồng rau và hoa 
-GV treo tranh hình 1 SGK yêu cầu hs quan sát.
-Em hãy nêu lợi ích của việc trồng rau ?
-Gia đình em thường sử dụng loại rau nào làm thức ăn? Loại rau đó được chế biến như thế nào?
-Rau còn được sử dụng làm gì?
-Nhận xét và tóm ý.
-Cho hs quan sát hình 2 và đặt câu hỏi tương tự như trên cho hoa.
-Chốt ý, mở rộng kiến thức cho hs về các vùng kinh tế chủ yếu nhờ vào rau và hoa như Đà Lạt, Tam Đảo, Sa Pa
*Hoạt động 2:GV hướng dẫn hs tìm hiểu điều kiện, khả năng phát triển cây rau, hoa ở nước ta .
-Khí hậu nước ta có đặc điểm gì?
-GV chốt lại : Nước ta có điều kiện thích hợp để phát triển nghề trồng rau và hoa.
-Có nhiều loại rau và hoa râát dễ trồng, ta có thể trồng ngay tại nhà như : rau muống, xà lách, cải xoong..hoa hồng, hoa cúc..các em cần nắm kĩ thuật trồng để trồng tại nhà.
-Quan sát và trả lời.
-Cung cấp thức ăn
-Xà lách, bắp cải .
-Xuất khẩu, chế biến thực phẩm đóng hộp
-Quan sát và trả lời.
-Trả lời.
4 . Củng cố:
Tóm tắt nội dung bằng Ghi nhớ.
5 . Dặn dò:
Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
MÔN ÂM NHẠC
Tiết 19 : HỌC HÁT BÀI CHÚC MỪNG
MỘT SỐ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY BÀI HÁT
MỤC TIÊU :
Biết đây là bài hát nhạc nước ngoài.
Biết hát theo giai điệu và lời ca.
HS khá giỏi: + Biết đây là bài hát Nga , nhạc sĩ Hoàng Lân viết lời Việt. .
 + Biết một số hình thức hát như đơn ca, song ca,...
 II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Chép lời bài hát ra bảng phụ ; 
Bản đồ và một vài tranh ảnh về nước Nga . 
Nhạc cụ gõ , thanh phách , song loan  ; Đọc trước lời ca trong SGK .
 III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
	1.Phần mở đầu: 
Giới thiệu nội dung tiết học: 
Giới thiệu bài hát.
GV sử dụng tranh ảnh, bản đồ nước Nga để giới thiệu bài. 
 2. Phần hoạt động :
Nội dung 1: 
 HS học bài hát Chúc mừng. GV tổ chức cho HS hát đồng thanh, theo tổ , theo nhóm và cá nhân .
Nội dung 2: Một số hình thức trình bày bài hát.
Giảng phần này, GV cần cho các em biết ý nghĩa các thuật ngữ chỉ hình thức biểu diễn như : đơn ca, song ca.. 
 3. Phần kết thúc:
H: Hôm nay chúng ta học bài hát gì?
 Cả lớp hát lại bài hát.
 Dặn về nhà ôn lại bài hát.
HS thực hiện theo sự hướng dẫn của GV.
HS hát .
HS nhắc lại để hiểu thế nào là đơn ca, song ca. 
Tiết : 19 .HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ.
QUYỀN TRẺ EM
ĐẤT NƯỚC VÀ CỘNG ĐỒNG
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : 
-Biết mình là thành viên của gia đình nhỏ của xã hội tức cộng đồng nơi trẻ đang sống.
-Mọi thứ trẻ đang được hưởng như :Quyền được học hành, được chăm sóc sức khoẻ, được bảo vệ, được thừa hưởng những thành quả văn hóa khoa học kĩ thuật là do tất cả cộng đồng đem lại.
2.Kĩ năng : Tự nhận thức được các quyền trẻ sẽ thừa nhận và gắn bó với cộng đồng, có bổn phận tham gia xây dựng đất nước, cộng đồng ngày càng giàu dđẹp, văn minh hơn.
3.Thái độ : Có thái độ đúng về mối quan hệ giữa bản thân, gia đình và xã hội.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh vẽ về :Bệnh viện, công viên, doanh trại quân đội, trường học.
 Nội dung hái hoa dân chủ.
 2.Học sinh : Sổ tay ghi chép.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1.ỔÀn định lớp : 
-Hát vui văn nghệ.
2. Tuyên bố lý do :
- Chi đội trưởng. ( lớp trưởng).
3. Điều khiển buổi sinh hoạt :
Lớp phó học tập , Gv chủ nhiệm
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
a).Cho học sinh hát bài “Trái đất này là của chúng mình”
b). Giới thiệu bài : Tuần trước đã học chủ đề 2, hôm nay ta tìm hiểu chủ đề 3 : Đất nước cộng đồng. Một gia đình vĩ đại – cộng đồng và tổ quốc của tôi.
Hoạt động 1 : Hoạt động nhóm .
Mục tiêu : Biết mình là thành viên của gia đình nhỏ của xã hội tức cộng đồng nơi trẻ đang sống.
-Trực quan : 4 tranh
-GV đưa câu hỏi thảo luận :
+Khi nào thì em đến bệnh viện ?
+Khi nào thì ta đến công viên ?
+Các chú bộ đội làm nhiệm vụ gì ?
+Trường học là nơi dành cho ai ?
-Giáo viên tóm ý : Mọi người sống quanh ta, họ làm việc trong các cơ quan, nhà máy, ngoài đồng ruộng, trong các cửa hàng hay chợ búa. Tất cả hợp thành cộng đồng người chung sống trên đất nước Việt Nam.
-Giải thích : Cộng đồng : Là bao gồm tất cả cá nhân và tập thể trường học, bệnh viện, công an, nhà máy . Cùng chung sống có truyền thống, tiếng noí chữ viết, phong tục tập quán và chung sống trên một mảnh đất từ lâu đời đó là dân tộc, đất nước .. gọi chung là cộng đồng.
Hoạt động 2 : Hái hoa dân chủ.
Mục tiêu : Học sinh biết trả lời câu hỏi hái hoa dân chủ.
-GV cho mỗi em hái 1 hoa.
1.Hàng ngày các em cần làm gì để sống?
2.Các thức ăn hàng ngày mẹ mua ở đâu ?
3.Vì sao em đến trường ?
4.Vì sao em phải giữ vệ sinh nơi công cộng ?
5.Bệnh viện để làm gì ?
6.Ở trường ai có nhiệm vụ dạy bảo các em ?
7.Để đường phố luôn sạch đẹp ta cần đến ai ?
8.Các chú bộ đội làm nhiệm vụ gì ?
9.Các cô chú công nhân góp phần gì cho mọi người 10. Các bác nông dân góp phần gì cho mọi người ?
-GV tóm ý : Chúng ta sống phải có quan hệ với mọi người xung quanh.Đó là một gia đình lớn, gia đình Việt Nam. Tất cả các hoạt động của cộng đồng giúp các em sống và học tập.
-GV gợi ý học sinh rút ra các quyền :
Kết luận : Đất nước và cộng đồng là nơi ta sinh sống, ở đó bao gồm nhiều người làm những công việc khác nhau. Trẻ em được cộng đồng quan tâm chăm sóc và giáo dục.
 4 .Củng cố : Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò. Xem lại nội dung bài.
-Hát bài “Trái đất này là của chúng mình”
-1 em nhắc tựa bài.
-Quan sát thảo luận nội dung 4 tranh.
-Các nhóm lần lượt trình bày các nội dung trên :
1.Bệnh viện là nơi chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh cho mọi người. Khi bị bệnh khám sức khoẻ định kì, thăm người thân bị bệnh thì em đến bệnh viện.
2.Công viên là nơi nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của mọi người. Những lúc nhàn rỗi dã ngoại cùng tập thể gia đình, em đến công viên.
3.Doanh trại quân đội là nơi đóng quân của các chú bộ đội. Các chú bộ đội làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, canh giữ biên giới, hải đảo, bầu trời và trọn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc ta.
4.Trường học là nơi học tập vui chơi của các em học sinh.Trường học là nơi dành cho mọi người có nhu cầu đến học, trong đó có em và bạn bè của em.
-1 em nhắc lại.
-1 em nhắc lại cộng đồng là gì.
-Học sinh lần lượt lên hái hoa đọc câu hỏi vả trả lời ngay.
- Nhiều em nhắc lại.
+Quyền được nghỉ ngơi.
+Quyền được hưởng về y tế dinh dưỡng.
+Quyền được sống đầy đủ về thể chất tinh thần và xã hội.
-Vài em đọc bài.
-Đồng thanh.
-Hát bài “Trái đất này là của chúng mình”
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_19_chuan_kien_thuc_2_cot.doc