Giáo án Khối 4 - Tuần 2 (Bản đẹp chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Khối 4 - Tuần 2 (Bản đẹp chuẩn kiến thức kĩ năng)

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Giúp HS biết: Giảm tải: ( bài tập 5 )

 Cần phải trung thực trong học tập.

 Trung thực trong học tập giúp ta học tập đạt kết quả tốt hơn, được mọi người tin tưởng, yêu quý. Không trung thực trong học tập khiến cho kết quả học tập giả dối, không thực chất, gây mất niềm tin.

 Trung thực trong học tập là thành thật, không dối trá, gian lận bài làm, bài thi, ktra.

2. Thái độ: Dũng cảm nhận lỗi khi mắc lỗi trong học tập & thành thật trong học tập.

 Đồng tình với hành vi trung thực, phản đối hành vi không trung thực.

3. Hành vi: Nhận biết được các hành vi trung thực, đâu là hành vi giả dối trong học tập.

 Biết được hành vi trung thực, phê phán hành vi giả dối.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh vẽ tình huống trg SGK (HĐ 1 - tiết 1).

 Giấy, bút cho các nhóm (HĐ1 – tiết 2).

 Bảng phụ, BT.

 Giấy màu xanh, đỏ cho mỗi HS (HĐ3 – tiết 1).

 

doc 21 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 428Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 2 (Bản đẹp chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
 Ngày soạn : 28/08/2009
 Ngày dạy: 31/ 09/ 2009
 Môn : Đạo đức. 	 
 Bài: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (Tiết 2)	
MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Giúp HS biết: Giảm tải: ( bài tập 5 )
Cần phải trung thực trong học tập.
Trung thực trong học tập giúp ta học tập đạt kết quả tốt hơn, được mọi người tin tưởng, yêu quý. Không trung thực trong học tập khiến cho kết quả học tập giả dối, không thực chất, gây mất niềm tin.
Trung thực trong học tập là thành thật, không dối trá, gian lận bài làm, bài thi, ktra.
Thái độ: Dũng cảm nhận lỗi khi mắc lỗi trong học tập & thành thật trong học tập.
 Đồng tình với hành vi trung thực, phản đối hành vi không trung thực.
Hành vi: Nhận biết được các hành vi trung thực, đâu là hành vi giả dối trong học tập.
 Biết được hành vi trung thực, phê phán hành vi giả dối.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh vẽ tình huống trg SGK (HĐ 1 - tiết 1).
 Giấy, bút cho các nhóm (HĐ1 – tiết 2).
 Bảng phụ, BT.
 Giấy màu xanh, đỏ cho mỗi HS (HĐ3 – tiết 1).
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
1. Bài cũ: 5’
 - Học sinh đọc phần ghi nhớ
 - Giáo viên nhận xét
2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài: 1’
 b.Các hoạt động
Hoạt động 1 (13)Thảo luận nhóm:
Bài 3: 
- Giáo viên k. luận cách ứng xử trong mỗi tình huống.
Hoạt động 2 (14 ) Trình bày tư liệu đã sưu tầm được bài tập 4,5 theo nhóm
+ Em nghĩ gì về mẫu chuyện tấm gương đó?
Giáo viên kât luận: xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương trung thực trong học tập, chúng ta cần học tập các bạn đó.
- 2 em đọc.
- Các nhóm thảo luận và cử đại diện nhóm trình bày:
+ Chịu nhận điểm kém rồi quyết tâm học lại.
+Báo lại đã chữa sửa điểm cho đúng.
+ Nói bạn thông cảm, vì làm như vậy là thiếu trung thực trong học tập.
- Cả lớp thảo luận.
- Học sinh tự do phát biểu.
IV/Củng cố dặn dò (4)
- Nhận xét tiết học
- Vài em đọc lại mục ghi nhớ.
----------------------------------------------
Tập đọc: tiết 3
 DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU(tt)
	I. Mục tiêu: Hs đọc yế u đọc 1-2 câu 
	- Đọc đúng: sừng sững, béo múp béo míp, quang hẳng, ... Đọc trối chảy toàn bài, ngắt nghỉ, đúng dấu câu. Đọc diễn cảm toàn bài, giọng đọc phù hợp với nội dung nhân vật.
	- Hiểu các tù ngữ: sừng sững, lủng củng, chóp bu, nặc nô, kéo bè kéo cánh, cuống cuồng. 
	- Hiểu nội dung câu chuyệ n: ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức bất công, bênh vực Nhà Trò yếu bất hạnh.
	- Giáo dục các em noi gương nhân vật Dế Mèn.
	II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh minh họa bài tập đọc trang 15 SGK.
	III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: (4)
- 2 em đọc thuộc lòng bài Mẹ ốm và trả lời SGK.
 - 2 em đọc lại truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu phần 
2. Bài mới
* Giới thiệu bài
Treo tranh minh hoạ : nhìn vào tranh em hình dung ra cảnh gì?
- Học sinh lên thực hiện yêu cầu.
- Học sinh khác nhận xét.
- Quan sát tranh minh họa.
- Cảnh Dế Mèn trừng trị bọn Nhện, bênh vực chị Nhà Trò.
 Hoạt độg 1(10) Luyện đọc
- Yêu cầu học sinh mở SGK/15 gọi 3 em đọc nối tiếp 3 lượt .
- 1 em đọc lại toàn bài.
- Tìm hiãu nghĩa cđa tâ.
- Giáo viên đọc méu lần 1
- Học sinh 1: Bọn nhện .... hung dữ.
- Học sinh 2: Tôi cất tiếng .... giã gạo.
- Học sinh 3: Tôi thét .... Quang hẳn.
- 1 em đọc to, học sinh khác theo dâi.
- 1 em đọc tâ chú giải.
- Theo dõi giáo viên đọc mẫu.
Nhấn giọng ở 1 số từ ngữ: sừng sững lủng củng, im như đá, cong chân, nặc no, thét...	
Hoạt động 2:(10) Tìm hiểu bài
- Truyện xuất hiện tthêm nhân vật nào?
- Dế Mèn gặp bọn Nhện đã làm gì?
Dế Mèn đã hành động như thế nào, các em tìm hiểu bài hôm nay.
Đoạn 1:
- Trận địa mai phục đ bọn nhện đáng sợ như thế nào?
- Bọn nhện sẽ làm gì với trận địa đó?
- sừng sững,lủngcủng nghĩa là gì?
Đoạn 1: Yêu cầu học sinh đọc và trả lời đọan 1 cho em hình dung ra cảnh gì?
- Giáo viên ghi bảng?
Đoạn 2: Dế Mèn làm cách nào cho bọn nhện phải sợ?
- Thái độ của bọn nhện ra sao?
Đoạn 2 giúp em hình dung ra cảnh gì?
- Cho vài em nhắc lại?
Đoạn 3: 
- Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải?
- Từ ngữ “ cuống cuồng ”cho em cảnh gì?
- Gọi học sinh thảo luận theo câu hỏi. Học sinh đọc trên bảng phụ đã hiẻu nghĩa các từ: 
- Dế Mèn xứng đáng với danh hiệu nào? (phù hợp nhất).
Gv hưỡng dẫn học sinh nêu đại ý
Hoạt động 3:(9)Đọc diễn cảm 
- Để đọc 2 đoạn trích này các em cần đọc giọng như thế nào?
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
- Bọn nhện.
- Đã đòi lại công bằng, bênh vực Nhà Trò yếu ớt.
- Đọc thầm và trả lời.
- Chăng tơ tâ bên nọ sang bên kia.. lủng củng những nhện rất hung dữ.
- Bắt Nhà Trò phải trả nợ.
- sững sững: dáng 1 vật to chắn ngang tầm nhìn.
- lủng củng: lộn xộn, không có ngăn nắp.
- 2 em nhắc lại.
- 1 em đọc to thành tiâng.
- Thấy vị chúa trùm nhà Nhện, Dế Mèn quay phắt lưng, phãng càng đạp phanh phách.
- Lúc đầu đanh đá, nặ c nô sau co rúm lại, rập đầu xuống đất...
- 2 em nhắc lại.
- 1 em đọc thành tiếng.
- Thét lên, so sánh bọn nhện giàu có, béo múp... cứ đòi món nợ bé tí của Nhà Trò yếu ớt, ... và còn đe doạ chúng.
- Chúng sợ hãi cùng dạ rân... phá hết dây tơ chăng lối.
- Cảnh: bọn nhện rất vội vàng, rối rít vì lo lắng.
- tráng sỹ, chiến sỹ, hiệp sỹ, dũng sỹ, anh hùng.
- hiệp sỹ.
 - 2 em nêu và đọc
Hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn 
Hs luyện đọc diễn cảm
- Học sinh thi đọc diễn cảm
IV. Củng cố dặn dò:(4)
- Qua đoạn truyện em học tập được Dế Mèn được đức tính gì?
- Các em về đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét tiết học
----------------------------------------------
Toán :tiết 6
Bài: CÁC SỐ CÓ 6 CHỮ SỐ
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
 - Ôn tập các hàng liền kề: 10 đơn vị = 1 chục; 10 chục = 1 trăm, 10 trăm = 1 nghìn....
 - Biết đọc, viết thành thạo các số có 6 chữ số.
 - Giáo dục tính cẩn thận chính xác.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ ghi các hàng số có 6 chữ số.
III. Các hoạt động dạy hoc :
Hoạt động của giáo viên
1. Bài cũ:(3)
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài.
- Giáo viên kiểm tra, chữa vở bài tập 7 em.
2. Bài mới
Giới thiệu bài: 1’
Hoạt động 1(14)Ôn tập về các hàng: đơn vị, chục, trăm....
+ Mấy đơn vị bằng 1 chục (1 chục bằng mấy đơn vị).
+ Hướng dẫn tương tự cho đến hàng chục nghìn.
-Yêu cầu viết số 1 trăm nghìn
+ Số 100.000 nghìn có mấy chữ số.
c) Giới thiệu số có 6 chữ số
- Giáo viên treo bảng phụ
+ Giới thiệu số: 432.546
- Nêu tên các hàng của số và giá trị các chữ số đó.
- Gọi học sinh viết số
+ Giới thiệu cách viết số 432.516
Giáo viên nhận xét và hỏi
- Số 432.516 có mấy chữ số?
- Khi viết số này ta bắt đầu viết từ đâu?
- Giáo viên khẳng định: Đó là cách viết số có 6 chữ số .
+ Giới thiệu cách đọc số 432.516
- Cách đọc số: 432.516 và 32.516 có gì khác?
- Giáo viên viết bảng từng cặp số và gọi nhiều em đọc:
12.357 và 312.357
81.759 và 381.759
Hoạt động 2:(15) Luyện tập thực hành
Bài 1: Gắn các thẻ ghi số vào bảng số Yêu cầu học sinh đọc và viết số này.
- Nhận xét.
Bài 2:
- Học sinh tự làm bài.
- Đổi vở chéo và kiểm tra.
- Gọi 2 học sinh lên bảng; 1 em đọc số trong bài cho em kia viết số
Bài 3: Giáo viên viết số bất kỳ trong bài tập lên bảng rồi gọi học sinh đọc số - giáo viên nhận xét.
Bài 4: Giáo viên đọc từng số (trong hoặc ngoài bài)
- Giáo viên nhận xét chung bài làm bảng con.
Hoạt động của học sinh
- 2 em lên bảng làm
+ Với n = 3 thì 14 x n = 14 x 3 = 42.
+ Với m = 72 thì m : 9 = 72 : 9 = 8.
+......
- Quan sát hình và trả lời câu hỏi:
+ 10 đơn vị: 1 chục
(1 chục = 10 đơn vị)
+ 10 chục nghìn = 100 nghìn.
+ 1 học sinh viết bảng, lớp viết vào bảng con: 100.000 
- Có 6 chữ số: chữ số 1 và 5 chữ số 0 đứng bên phải chữ số 1.
- Học sinh quan sát bảng số
- 4 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 1 chục, 6 đơn vị.
- 1 em lên bảng viết.
- 2 em lên bảng viết. Học sinh khác viết bảng con.
- Có 6 chữ số
- Viết từ trái sang phải: từ hàng cao đến hàng thấp.
- 2 em đọc.
- Khác ở hàng trăm nghìn (4 trăm nghìn và 3 mươi nghìn).
- 4 em đọc từng cặp số đó.
- 2 em lên bảng, học sinh khác làm vở bài tập.
a. 313.241
b. 523.453.
- Học sinh dùng bút chì làm vào SGK, 2 em đổi vở.
- Học sinh lần lượt đọc trước lớp , mỗi em đọc 3 - 4 số .
- Học sinh viết vào bảng con.
IV/ Củng cố dặn dò:(4)
	- Nhận xét chung tiết học
	- Hướng dẫn về nhà đọc và viết các số sau:
a. Số gồm 4 trăm nghìn 7 chục nghìn, 3 nghìn, 2 trăm, 6 chục, 7 đơn vị.
b Số gồm 2 trăm nghìn, 8 chục nghìn, 7 nghìn, 6 trăm, 1 chục, 8 đơn vị.
------------------------------------------------
Môn : Khoa học ( Tiết 3 )
Bài 3: TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI (tiếp)
I. MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS biết :
Kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao dổi chất và những cơ quan thực hiện quá trình đó.
Nêu được vai trò của cơ quan tuần hòan trong quá trình trao đổi chất xảy ra bên trong cơ thể.
Trình bày được sự phối hợp hoạt động của cơ quan tiêu hóa, hô hấp tuần hòan, bài tiết trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở bên trong cơ thể và giũa cơ thể với môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình trang 8, 9 SGK.
Phiếu học tập.
Bộ đồ chơi “Ghép chữ vào chỗ trong sơ đồ”.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 4 VBT Khoa học.
GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới (30’) 
Hoạt động 1 : 15’-Làm việc với phiếu học tập
Cách tiến hành : - GV phát phiếu học tập, nội dung phiếu học tập như SGV trang 31.
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc với phiếu học tập trước lớp. - GV chữa bài.
Thảo luận cả lớp:
- Dựa vào kết quả làm việc với phiếu học tập, hãy nêu lên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường?
- Kể tên các cơ quan thực hiện quá trình đó?
- Nêu vai trò của cơ quan tuần hoàn trong việc thực hiện quá trình trao đổi chất diễn ra ở bên trong cơ thể?
Kết luận: Như SGV trang 32
Hoạt động 2 :12’ Tìm hiểu mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở người
- GV phát cho mỗi nhóm một bộ đồ chơi gồm : một sơ đồ như hình 9 trong SGK và các tấm phiếu rời co ghi những từ còn thiếu (chất dinh dưỡng ; ô-xi ; khí các-bô-níc ; ô-xi và các chất dinh dưỡng ; khí các-bô-níc và các chất thải ; các chất thải).
- GV hướng dẫn cách chơi.
- GV yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm của mình.
- GV yêu cầu các nhóm làm giám khảo để chấm về nội dung và hình thức của sơ đồ.
- GV yêu cầu các nhóm trình bày về mối quan hệ giữa các cơ quan trong cơ thể trong qua trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
- Làm việc cả lớp
GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời các câu hỏi trong SGV trang 34
Kết luận: - Nhờ c ... được thể hiện trên bản đồ?
- Giáo viên hoàn thiện các câu trả lời của học sinh.
Ghi chú: SGK
Hoạt động 3:(9) Cả lớp
- Giáo viên treo bản đồ hành chính Việt Nam lên bảng, nêu câu hỏi
 Chỉ vị trí của tỉnh Đăk Lắc nơichúng ta đang sống trên bản đồ?
 Nêu tên một số tỉnh giáp với tỉnh mình (Gia Lai) trên bản đồ?
- GV cùng lớp nhận xét, bổ sung
Hoạt động của học sinh
- 2 em trả lụứi
- Học sinh khác nhận xét.
- Lắng nghe giáo viên giới thiệu.
- Học sinh dựa vào bài 2 trả lời.
...Sông, hồ, mỏ than; mỏ dầu, thủ đô, thành phố...
- HS thực hiện
...Căn cứ vào ký hiệu ở bảng chú giải.
- 2 - 3 em nêu: đọc tên bản đồ. Xem bảng chú giải. Tìm đối tượng lịch sử và địa lý...
a. Quan sát H1, hãy:
- Chỉ hướng BN -ĐT trên lược đồ.
- Hoàn thành bảng sau vào vở:
Đối tượng lịch sử
----------
quân ta tấn công
-----------
Ký hiệu thể hiện
 ----------
b) Quan sát H2
- Đọc tỉ lệ của bản đồ.
- Hoàn thành bảng sau:
Đối tượng địa lý
...........
Sông
Thủ đô
Ký hiệu thể hiện
- - - - -
....
....
-Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung
- Trung Quốc, Lào, Cămpuchia. Vùng biển nước ta là một phần của biển Đông. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Đảo Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo...
- Sông Hồng - sông Thái Bình, Sông Tièn - Sông Hậu.
- 2 - 3 em đọc ghi nhớ trang 10.
- 1- 2 học sinh lên đọc tên bản đồ và chỉ các hướng B-N-Đ-T.
- 2 - 3 em chỉ, học sinh khác nhận xét.
- 2 em lên chỉ và nêu.
IV/ Củng cố dặn dò: 
- Nêu các bước sử dụng bản đồ.
- Về chuẩn bị bài: nước Văn Lang.
- Nhận xét tiết học
------------------------------------------------
Soạn ngày: 01/09/09
Dạy ngày 04/09/09
Môn : Luyện từ và câu( tiết 4)
Bài: DẤU HAI CHẤM
 I. Mục tiêu:
- Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm trong câu báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trưóc.
- Biết dùng dấu hai chấm khi viết văn.
 II. Đồ dùng dạy học:- Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ trong bài
III. Các hoạt đông dạy học
Hoạt động dạy
 1. Bài cũ:(4)
 - 2 em lên bảng làm lại bài 1 và 4 tiết LTVC trước.
 - Nhận xét và cho điểm.
 2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Bài học hôm nay giúp các em biét tác dụng và cách dùng dấu 2 chấm.
Hoạt động 1:(10)Phần nhận xét
 Bài 1:Nêu yêu cầu
 +Nhận xét tác duùng của dấu hai chấm trong các câu a, b, c.
 + Gọi nhiều em trả lời.
* Phần ghi nhớ
 - Dấu 2 chấm có tác dụng gì?
 - Học sinh đọc phần ghi nhớ, giáo viên ghi bảng, nhắc học sinh thuộc.
Hoạt động 2(17) Luyện tập
 Bài 1:(7)
- Học sinh đọc nội dung bài 1.
- Yêu cầu làm việc theo nhóm.
- Nêu tác dụng của dấu 2 chấm trong câu a?
- Nêu tác dụng của dấu hai chấm trong câu b?
- GV cùng lớp nhận xét, chữa bài.
 Bài 2:(10)
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Giáo viên nhắc nhở học sinh.
 +Để báo hiệu lời nói của nhân vật, có thể dùng dấu hai chấm phối hợp với dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch đầu dòng (nếu là những lời đối thoại)
Hoạt động học
- Học sinh 1: Bài 1
- Học sinh 2: Bài 4
- Lắng nghe giáo viên giới thiệu.
- 3 em, mỗi em đọc 1 ý
- Học sinh đọc thầm và trao đổi theo cặp.
a. Dấu 2 chấm báo hiệu phần sau là lời nói của Bác Hồ (dấu 2 chấm dùng phải hợp với dấu ngoặc kép).
b. Dấu 2 chấm báo hiệu câu sau là lời nói của Dế Mèn (dấu 2 chấm dùng phải hợp với dấu gạch đầu dòng).
c. Dấu 2 chấm báo hiệu bộ phận đi sau là lời giải thích những điều lạ...
- 2 em đọc phần ghi nhớ SGK.
- 2 em, mỗi em đọc 1 ý.
-Từng nhóm các em đọc thầm và trao đổi về tác dụng của dấu 2 chấm trong các câu.
- Đại diện các nhóm trình bày trườc lớp.
 Câu a: Dấu 2 chấm thứ nhát (phối hợp dấu gạch đầu dòng) báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của nhân vật tôi (cha)
 Dấu 2 chấm thứ 2 (phối hợp với dấu ) báo hiệu phần sau là câu hỏi của cô giáo.
 Câu b: dấu 2 chấm có tác dụng giải thích cho bộ phận đứng trước. Phần đi sau làm rõ những cảnh tuyệt đẹp của đất nước.
-1 em đọc to, học sinh khác đọc thầm.
-Học sinh thực hành viết đoạn văn vào vở
-Một vài HS viết ở bảng học nhóm, treo lên bảng,đọc giải thích tác dụng của dấu 2 chấm.
 - GV cùng lớp nhận xét, góp ý, ghi điểm.
 IV. Củng cố dặn dò:(4)
 - Dấu 2 chấm có tác dụng gì?
 - Về nhà học thuộc phần ghi nhớ và tìm trong các bài đọc 3 trường hợp dùng dấu 2 chấm, giải thích tác dụng của các cách dùng đó.
-----------------------------------------------
Môn : Toán : tiết 10
Bài : TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU
I. Mục tiêu
 - Biết được lớp triệu gồm các hàng: triệu, chục triệu, trăm triệu.
 - Biết đọc, viết các số tròn triệu.
 - Củng cố về lớp đơn vị, lớp nghìn, thứ tự các số có nhiều chữ số, giá trị của chữ số theo hàng.
 II. Đồ dùng dạy học:- Bảng phụ kẻ sẵn các lớp, các hàng
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
 1. Bài cũ:(4)- 1 em lên bảng nêu cách so sánh 2 số có nhiều chữ số.
 -1HS lên bảng làm bài, lớp làm vào bảng con: So sánh các số sau:
a. 786 90 .....786 91. b. 173 258...172 58
 - GV nhận xét, ghi điểm
 2. Bài mới
- a.Giới thiệu bài: 1’
 b. Các hoạt động.
Hoạt động 1(10) Giới thiệu hàng triệu, chục triệu, trăm triệu.
+ Hãy kể tên các hàng đã học theo thứ tự từ bé đến lớn.
+ Hãy kể tên các lớp đã học.
- 1 em lên bảng, lớp làm bảng con. 
Hoạt động học
-1HS nêu
-HS thực hiện
- Hàng đơn vị, hàng chục... hàng trăm nghìn.
- Lớp đơn vị, lớp nghìn.
-HS viết 100, 1.000, 10.000, 100.000, 1.000.000.
 - Giáo viên giới thiệu, ghi baỷng: 10 trăm nghìn gọi là 1 triệu, viết là: 1.000.000
 10 triệu còn gọi 1à 1 chục triệu, viết là: 10.000.000
 10 chục triệu còn gọi là 1 trăm triệu: 100.000.000
 Lớp triệu gồm các hàng: 	Triệu
 Chục triệu
 Trăm triệu
 - Giáo viên hỏi học sinh về các chữ số trong các số trên.
 + Kể tên các hàng, các lớp đã học?
Hoạt động 2(22) Luyện tập
 Bài 1:(4)
+ Một triệu thêm 1 triệu là mấy triệu?
+ 2 triệu thêm 1 triệu là mấy triệu?
+ Em hãy đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu.
+ Giáo viên chỉ (không theo thứ tự) cho học sinh đọc các số đó.
Bài 2:(5) Tương tự như bài 1
- Giáo viên hỏi: 1 chục triệu thêm 1 chục triệu là bao nhiêu triệu.
- Học sinh đêm thêm 1 chục triệu từ 1 chục triệu đến 10 chục triệu?
Bài 3(6)
-GV đọc từng số cho HS viết vào bảng con.
-Mỗi số có bao nhiêu chữ số, mỗi số có bao nhiêu chữ số 0.
Bài 4:(6) Nêu yêu cầu bài tập.
 -GV giúp HS thống nhất kết quả.
- Học sinh thi đua kể.
... 2 triệu.
...là 3 triệu
- 1 em đếm. Lớp đếm thầm theo.
-1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS quan sát mẫu,làm vào SGK bằng bút chì. Một số em lên bảng viết.
-1 HS đọc yêu cầu bài tập.
-HS viết vào bảng con. Một số lên bảng viết.
-HS nhìn bảng, trả lời.
-HS làm vào SGK bằng bút chì.
- Một số HS nêu
IV/ Củng cố dặn dò(3)
-HS nhắc lại các hàng và lớp đã học.
- Nhắc nhở học sinh về học bài và xem lại các bài tập đã làm, làm bài vào vở 
- Nhận xét tiết học.
--------------------------------------------------
Môn : Địa lí: tiết 2
Bài : DÃY HOÀNG LIÊN SƠN
 I. Giảm tải : Yêu cầu dựa vào bảng số liệu sau: Bạn hãy nhận xét về nhiệt độ của SaPa viết vào bảng số liệu về nhiệt độ trong hình ở SaPa .... Bỏ
Câu hỏi 3 : Bỏ
II. Yêu cầu: Sau bài học, học sinh có khả năng:
 - Biết và chỉ được vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
 - Nêu được 1 số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn cao, nhièu đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lòng hẹp và sâu... Mô tả được đỉnh núi Phan - xi - păng.
 - Rèn luyện kĩ năng xem bản đồ, lược đồ, bảng thống kê. Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên đất nưức Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam (loại lớn)
 - Lược đồ các dãy núi chính ở Bắc Bộ (phóng to)
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
 1. Bài mới: a. Giới thiệu bài:(1’)
 b. Các hoạt động.
 Hoạt động 1:(9`)Hoàng Liên Sơn - dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam.
-Yêu cầu học sinh quan sát lượt đồ và keồ tên những dãy núi chính ở Bắc Bộ ?
- Tìm hiểu về dãy Hoàng Liên Sơn
- Yêu cầu học sinh tìm vị trí dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ.
- Nêu đăc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn?
Hoạt động học
- Lắng nghe.
- 2 học sinh cạnh nhau chỉ và nói cho nhau nghe.
- 2 em lên bảng chỉ lược đồ: Dãy Hoàng Liên Sơn - Sông Gâm - Ngân Sơn - Bắc Sơn - Đông Triều.
- 1 em chỉ
- Học sinh thảo luận theo cặp
 Giáo viên hệ thống:
 Hoàng Liên Sơn 	 Vị trí ở phía bắc nước ta giữa sông Hồng và sông Đà.
 	Dài khoảng 180km, rộng = 30m.
	Độ cao: dãy núi cao, đồ sộ nhất Việt Nam.
	Đỉnh: có nhiều đỉnh nhọn.
	Sườn: dốc
	Thung lũng: hẹp và sâu.
Giáo viên nêu kết luận: dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở phía bắc và là dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu.
Hoạt động 2: (9`) Đỉnh Phan xi păng nóc nhà của Tổ quốc
 Tổ chức hoạt động cả lớp
 - Treo H2/71 và hỏi:
+ Hình chụp đỉnh núi nào? Đỉnh này thuộc dãy núi nào?
+ Đỉnh núi này có độ cao?
+ Theo em tại sao có thể nói đỉnh ni Phan xi- păng là nóc nhà của Tổ quốc ta?
+ Hãy mô tả đỉnh núi Phan xi păng?
- Gọi vài em nhắc lại
- Học sinh quan sát và nêu
- Đỉnh núi Phan xi păng thuộc dãy Hoàng Liên Sơn.
- 3.143m
- Vì đây là đỉnh núi cao nhất ở nước ta.
- Phan xi păng là đỉnh núi cao nhất ở nước ta, đỉnh nhọn quanh năm mây mù bao phủ.
Hoạt động 3: (9`)Khí hậu lạnh quanh năm
- Yêu cầu học sinh đọc SGK mục 2/71.
+ Những dãy cao của Hoàng Liên Sơn có khí hậu như thế nào?
- Giáo viên nhận xét bổ sung (nếu thiếu)
khí hậu ở nơi thấp hơn của Hoàng Liên Sơn. Thị traỏn SaPa, khu du lịch ở vùng núi phía Bắc nước ta.
- Yêu cầu: học sinh quan sát bản đồ và chỉ vị trí của SaPa và cho biết độ cao của SaPa?
- Sa Pa có khí hậu như thế nào?
- 1 em đọc to - học sinh khác đọc thầm.
- Khi hậu lạnh quanh năm, nhất là những tháng mùa đông, có khi có tuyết rơi. Từ độ cao 2.500m trở lên khí hậu càng lạnh hơn, gió thổi mạnh.
- 2 em chỉ và nêu: Sa Pa có độ cao 1.570m.
- Quanh năm mát mẻ
 Giáo viên giảng thêm: Bên cạnh việc có khí hậu quan năm mát mẻ, Sa Pa còn có nhiều cảnh đẹp tự nhiên như Thác Bạc, Cầu Mây, Cổng Trời, rừng Trúc... nên Sa Pa đã trở thành khu du lịch nghỉ mát nổi tiếng ở vùng núi phía bắc nước ta.
- Giới thiệu tranh ảnh Sa Pa 
- Học sinh quan sát
 IV. Củng cố dặn dò:(6’)Trò chơi: Tập làm hưóng dẫn viên du lịch
- Giáo viên chuẩn bị 3 thẻ có ghi chữ: Hoàng Liên Sơn, Sa Pa, Phan xi păng.
- Phổ biến luật chơi: lớp chia 3 đội, mỗi đội cư 1 đại diện bốc thăm, được thẻ nào thì thuyết minh về địa danh đó.
- GV nhận xét tiết học
---------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_2_ban_dep_chuan_kien_thuc_ki_nang.doc