Giáo án Khối 4 - Tuần 21 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 21 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

CHÍNH TẢ

TIẾT 21 : CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI

I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

 1. Nhớ và viết đúng chính tả, trình bày đúng 4 khổ thơ trong bài : Chuyện cổ tích về loài người.

 2. Luyện viết đúng các tiếng có âm đầu, dấu thanh ngã dễ lẫn: r/d/gi , dấu hỏi/ dấu ngã

II - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Khởi động : Kiểm tra dụng cụ học tập hoặc hát.

2. Kiểm tra bài cũ:

HS viết lại vào bảng con những từ đã viết sai tiết trước.

Nhận xét phần kiểm tra bài cũ.

3. Bài mới: Chuyện cổ tích về loài người

 

doc 33 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 16/02/2022 Lượt xem 186Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 21 (Chuẩn kiến thức 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN TUẦN 21
Thứ hai ngày tháng 01 năm 2010
Tập đọc 
ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA
I Mục đích – Yêu cầu
1 – Kiến thức 
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài : Anh hùng Lao động, tiện nghi, cương vị, Cục Quân giới, bất khả xâm phạm, huân chương.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài : ca ngợi Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước. 
2 – Kĩ năng 
+ Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. 
- Chú ý đọc rõ các chỉ số thời gian, các từ phiên âm tiếng nước ngoài : 1935, 1946, 1948, 1952, súng ba-dô-ca, tên lửa SAM.2, B.52. 
- Biết đọc bài với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, đầy cảm hứng ca ngợi nhà khoa học đã có những cống hiến xuất sắc cho đất nước. Nhấn giọng khi đọc các danh hiệu cao quý Nhà nước đã trao tặng cho Trần Đại Nghĩa. 
3 – Thái độ 
- Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương đất nước qua những con người đã hi sinh cả cuộc đời của mình cho đất nước. 
II Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Các bức ảnh chụp về cảnh tiêu diệt xe tăng, bắn gục pháo đài bay B.52 .
III Các hoạt động dạy – học 
1 – Khởi động 
2 – Bài cũ : Trống dồng Đông Sơn
- Kiểm tra 2,3 HS đọc và trả lời câu hỏi.
3 – Bài mới 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a – Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- Đất nước việt Nam ta đã sinh ra nhiều anh hùng đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tên tuổi của họ được nhớ mãi. Một trong những anh hùng ấy là Giáo sư Trần Đại Nghĩa. Qua bài học hôm nay, các em sẽ hiểu thên về sự nghiệp của con người tài năng này của dân tộc.
b – Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện đọc
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. 
- Đọc diễn cảm cả bài. 
c – Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài 
Nói lại tiểu sử của Trần Đại Nghĩa trước khi theo Bác Hồ về nước. 
Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong kháng chiến ?
- Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ?
Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của ông Trần Đại Nghĩa như thế nào? 
- Nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩacó những cống hiến to lớn như vậy ? 
- Nêu đại ý của bài ? 
d – Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm 
- GV đọc diễn cảm toàn bài : giọng kể rõ ràng, chậm rãi, với cảm hứng ca ngợi. Nhấn giọng khi đọc các danh hiệu cao quý Nhà nước đã trao tặng cho Trần Đại Nghĩa. 
- HS khá giỏi đọc toàn bài .
- 5 HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn. 
- 1,2 HS đọc cả bài . 
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới. 
- HS đọc thầm đoạn đầu – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 1. 
- Ông cùng anh em chế tạo ra những loại vũ khí có sức công phá lớn : súng ba-dơ-ca, súng không giật để tiêu diệt xe tăng và lô cốt giặc .
Ông có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nuớc nhà. Nhiều năm liền, giữ cương vị Chủ nhiệm Uỷ ban khoa học và Kĩ thuật nhà nước.
+ HS đọc đoạn “ Những cống hiến . . . hết “ 
Năm 1948, ông được phong Thiếu tướng, Năm 1952 ông được tuyên dương Anh hùng Lao động. Được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý.
- nhờ ông có tấm lòng lẫn tài năng. Oâng yêu nước , tận tụy, hết lòng vì nước ; ông lại là khoa học xuất sắc, ham nghiên cứu , học hỏi.
- Bài văn ca ngợi Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước. 
- HS luyện đọc diễn cảm. 
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm.
4 – Củng cố – Dặn dò 
- HS nêu ý nghĩa của bài. 
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
- Chuẩn bị : Bè xuôi sông La. 
CHÍNH TẢ 
TIẾT 21 : CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
 1. Nhớ và viết đúng chính tả, trình bày đúng 4 khổ thơ trong bài : Chuyện cổ tích về loài người.
 2. Luyện viết đúng các tiếng có âm đầu, dấu thanh ngã dễ lẫn: r/d/gi , dấu hỏi/ dấu ngã
II - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Khởi động : Kiểm tra dụng cụ học tập hoặc hát. 
2. Kiểm tra bài cũ: 
HS viết lại vào bảng con những từ đã viết sai tiết trước. 
Nhận xét phần kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới: Chuyện cổ tích về loài người
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Giáo viên ghi tựa bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe viết.
 a. Hướng dẫn chính tả: 
Giáo viên đọc đoạn viết chính tả từ Mắt trẻ con sáng lắm đến Hình tròn là trái đất. 
Học sinh đọc thầm đoạn chính tả 
Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con: sáng, rõ, lời ru, rộng
 b. Hướng dẫn HS nghe viết chính tả:
Nhắc cách trình bày bài
Giáo viên đọc cho HS viết 
Giáo viên đọc lại một lần cho học sinh soát lỗi.
 Hoạt động 3: Chấm và chữa bài.
Chấm tại lớp 5 đến 7 bài. 
Giáo viên nhận xét chung 
 Hoạt động 4: HS làm bài tập chính tả 
HS đọc yêu cầu bài tập 2b và 3. 
Giáo viên giao việc 
Cả lớp làm bài tập 
HS trình bày kết quả bài tập 
Bài 2b: mỗi cánh hoa, mỏng manh, rực rỡ, rải kín, làn gió thoảng, tản mát
Bài tập 3: HS thi tiếp sức
dáng thanh – thu dần – một điểm – rắn chắc – vàng thẫm – cánh dài – cần mẫn. 
Nhận xét và chốt lại lời giải đúng 
HS theo dõi trong SGK 
HS đọc thầm 
HS viết bảng con 
HS nghe.
HS viết chính tả. 
HS dò bài. 
HS đổi tập để soát lỗi và ghi lỗi ra ngoài lề trang tập
Cả lớp đọc thầm
HS làm bài 
HS trình bày kết quả bài làm. 
HS ghi lời giải đúng vào vở. 
4. Củng cố, dặn dò
Nhắc nhở HS viết lại các từ sai (nếu có )
Nhận xét tiết học,
KỂ CHUYỆN
Tiết 21: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
 I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Rèn kĩ năng nói :
-Hs biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) các em đã nghe, đã đọc nói về một người có khã năng hoặc có sức khoẻ đặc biệt. Biết kể chuyện theo cách sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện có đầu có cuối hoặc chỉ kể sự việc chứng minh khả năng đặc biệt của nhân vật (không yêu cầu kể thành chuyện).
Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện .
Lời kể tự nhiên, chân thật, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ một cách tự nhiên.
 2. Rèn kỹ năng nghe:
Chăm chú theo dõi bạn kể truyện. Nhận xét , đánh giá đúng lời kể
II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh họa truyện trong SGK (có thể phóng to, nếu có điều kiện)
Bảng lớp viết sẵn đề bài.
Viết sẵn gợi ý 3(dàn ý cho 2 cách kể)
Giấy khổ to viết tiêu chuẩn đánh giá bài KC.
III – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
A – Bài cũ
B – Bài mới
Giới thiệu bài
Hướng dẫn hs kể chuyện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
*Hoạt động 1:Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu đề bài
-Yêu cầu hs đọc đề bài và gạch dưới các từ quan trọng.
-Yêu cầu 4 hs nối tiếp đọc các gợi ý.
-Yêu cầu hs giới thiệu nhân vật muốn kể: Người ấy là ai, ở đâu, có tài gì?
-Dán bảng 2 phương án kể chuyện theo gợi ý 3.
-Yêu cầu hs lặp dàn ý cho bài kể, khen ngợi những hs đã chuân bị trước dàn ý ở nhà.
-Nhắc hs kể chuyện ở ngôi thứ nhất (tôi, em)
*Hoạt động 2: Hs thực hành kể chuyện
-Cho hs kể chuyện theo cặp và hướng dẫn góp ý cho từng nhóm.
-Dán tiêu chuẩn đánh giá cho cả lớp xem và dựa vào đó mà nhận xét bạn
-Cho hs thi kể trước lớp.
-Cho hs bình chọn bạn kể tốt và nêu được ý nghĩa câu chuyện.
-Đọc và gạch: Kể lại một chuyện về một người có khả năng hoặc có sức khoẻ đặt biệt mà em biết.
-Đọc gợi ý.
-Giới thiệu người muốn kể.
-Đọc và lựa chọn 1 trong 2 gợi ý để thực hiện:
+Kể một câu chuyện cụ thể có đầu, có cuối.
+Kể sự việc chứng minh khả năng đặc biệt của nhân vật (không kể thành chuyện)
-Lập dàn ý cho bài kể của mình.
-Kể theo cặp về câu chuyện của mình
-Hs thi kể và cả lớp nghe, đặt câu hỏi cho bạn trả lời.
3.Củng cố, dặn dò:
-Gv nhận xét tiết học, khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.
-Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết sau.
Tập đọc 
BÈ XUÔI SÔNG LA
I Mục đích – Yêu cầu
1 – Kiến thức 
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ : Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và nói lên tài năng, sức mạng của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước, bất chấp bom đạn của kẻ thù. - Học thuộc lòng bài thơ.
2 – Kĩ năng 
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ.
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, trìu mến phù hợp với nội dung miêu tả cảnh đẹp thanh bình, êm ả của dòng sông La, với tâm trạng của người đi bè đang say mê ngắm cảnh và mơ ước tương lai.
3 – Thái độ 
- HS biết yêu mọi người vì mọi người đều sống vì các em.
* GD Môi trường :Qua đó học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước ,từ đó thêm yêu quý môi trường thiên nhỉên ,và có ý thức bảo vệ môi trường .
II Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III Các hoạt động dạy – học 
1 – Khởi động 
2 – Bài cũ : Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi trong SGK. 
3 – Bài mới 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a – Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- Hôm nay các em sẽ được học bài thơ Bè xuôi sông La. Với bài thơ này, các em sẽ được biết vẻ đẹp của dòng sông La, mơ ước củ ... dần mặt ống thì các vụn giấy có còn rung động không?
-Em có kết luận gì ?
-Nêu ý kiến.
-Làm thí nghiệm như SGK và quan sát: Giơ trống phía trên mặt ống bơ, mặt trống song song với tấm ni lông bọc miệng ống và gần tấm ni lông; tấm ni lông rung 
-Mặt trống rung chuyền sự rung động vào không khí và chuyền tới bề mặt tấm ni lông.
-Rung động lan truyền trong không khí đến tai ta làm cho màng nhĩ rung và ta cảm nhận được âm thanh.
-Làm như hướng dẫn và đặt tai sát thành 
chậu chỗ gần chiếc đồng hồ để nghe.
-Giải thích. Aâm thanh truyền được qua chất lỏng và chất rắn.
-Gõ thước lên mặt bàn, áp tai xuống nghe và bít tai kia lại, ta sẽ nghe được âm thanh.
-Aùp tai xuống đất nghe tiếng vó ngựa, bước chay tứ xa
-Cá heo, cá voi nói chuyện với nhau
-Đứng gần trống nghe to, xa nghe nhỏ
-Aâm thanh càng xa nguồn thì càng nhỏ đi.
Củng cố:
Trò chơi “Nói chuyện qua điện thoại”
-Yêu cầu hs làm điện thoại nối dây. Phát cho mỗi em một mẫu tin ghi trên tờ giấy, hs phải truyền tin này cho bạn ở đầu dây kia, chú ý nói nhỏ không cho người giám sát nghe. Nhóm nào nói đúng tin là đạt yêu cầu.
Dặn dò:
Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học.
NHÀ HẬU LÊ VÀ VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÍ ĐẤT NƯỚC
I Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức: 
- HS nắm được nhà Hậu Lê ra đời trong hoàn cảnh nào .
- Nhà Hậu Lê đã tổ chức được một bộ máy nhà nước quy củ và quản lí đất nước tương đối chặt chẽ.
2.Kĩ năng:
- Nắm được bộ máy nhà nước thời Lê.
- Nhận thức bước đầu về vai trò của pháp luật .
3.Thái độ:
- Tự hào về truyền thống của dân tộc
II Đồ dùng dạy học :
- Sơ đồ về nhà nước thời Hậu Lê
- Phiếu học tập của HS .
- Một số điểm của bộ luật Hồng Đức .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Khởi động: 
Bài cũ: Chiến thắng Chi Lăng
Ai là người đã chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn đánh tan quân Minh ở Chi Lăng?
Trận Chi Lăng có tác dụng gì trong cuộc kháng chiến chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn?
GV nhận xét.
Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
- Giới thiệu một số nét khái quát về nhà Hậu Lê : Tháng 4 – 1482 , Lê Lợi chính thức lên ngôi vua , đặt tên nước là Đại Việt . Nhà Hậu Lê trải qua một số đời vua . Nước Đại Việt thời Hậu Lê phát triển rực rỡ nhất ở đời vua Lê Thánh Tông ( 1460 – 1497 ) 
Hoạt động 2: Hoạt động cả lớp
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm .
+ Nhìn vào tranh tư liệu về cảnh triều đình vua Lê và nội dung bài học trong SGK, em hãy tìm sự việc thể hiện vua là người có quyền hành tối cao?
Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân
- GV giới thiệu bản đồ Hồng Đức và Bộ luật Hồng Đức rồi nhấn mạnh, đây là công cụ để quản lí đất nước .
GV thông báo một số điểm về nội dung của Bộ luật Hồng Đức sau đó chia nhóm cho HS thảo luận
Luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi của ai?
Luật Hồng Đức có điểm nào tiến bộ ?
GV khẳng định mặt tích cực của Bộ luật Hồng Đức: đề cao đạo đức của con cái đối với bố mẹ, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ.
Tính tập quyền (tập trung quyền hành ở vua) rất cao. Vua là con trời (Thiên tử ) có quyền tối cao, trực tiếp chỉ huy quân đội.
HS quan sát
Vua, nhà giàu, làng xã, phụ nữ.
- Đề cao đạo đức của con cái đối với bố mẹ, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ.
Củng cố - Dặn dò: 
- Giải thích vì sao vua (thiên tử) có quyền hành tối cao?
Nhà Lê ra đời như thế nào?
Chuẩn bị bài: Trường học thời Hậu Lê
Địa lý
Tiet 20 BAI: NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I Mục đích – Yêu cầu
1.Kiến thức: 
HS biết 
Nhà ở & làng xóm của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
Một số trang phục & lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
2.Kĩ năng:
HS trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân tộc, nhà ở, làng xóm, trang phục lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
Xác lập được mối quan hệ giữa thiên nhiên với nơi định cư của con người.
Biết dựa vào tranh ảnh để tìm ra kiến thức.
3.Thái độ:
Có ý thức tôn trọng thành quả lao động của người dân & truyền thống văn hoá của dân tộc.
II Đồ dùng dạy học
Bản đồ dân tộc Việt Nam.
Tranh ảnh về nhà ở, làng quê, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam 
 Bộ.
III Các hoạt động dạy - học
Khởi động: 
Bài cũ: Đồng bằng Nam Bộ.
Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước? Do sông nào bồi đắp nên?
Nêu đặc điểm của đồng bằng Nam Bộ?
Vì sao đồng bằng Nam Bộ không có đê?
GV nhận xét
Bài mới: 
Hoạt động của Giáo viên
Họat động của Học sinh
Giới thiệu: 
 Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh. Còn ở đồng bằng Nam Bộ thì người dân sống ở đây là những dân tộc nào? Nhà ở, làng xóm nơi đây có đặc điểm gì khác đồng bằng Bắc Bộ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài: Người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
GV treo bản đồ các dân tộc Việt Nam
Người dân sống ở đồng bằng Nam Bộ thuộc những dân tộc nào?
Người dân thường làm nhà ở đâu?
GV giải thích thêm về “giống đất”: Dải đất hoặc dải cát cao từ 4-5 m song song với bờ biển, dài hàng chục km. Giồng còn dùng để chỉ các dải cát ven sông (giống như dải đê tự nhiên), hình thành do các lớp phù sa được bồi đắp cao dần sau mỗi kì nước lũ tràn rồi rút đi. Các giồng đất hai bên các sông lớn thường là nơi có làng xóm, dân cư đông đúc.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi
GV yêu cầu HS quan sát hình 1
Nhà ở của người dân làm bằng vật liệu gì?
Nhà có gì khác với nhà ở của người dân đồng bằng Bắc Bộ?
Vì sao người dân thường làm nhà ven sông?
GV nói thêm về nhà ở của người dân ở đồng bằng Nam Bộ: Vì khí hậu nắng nóng quanh năm, ít có gió bão lớn nên người dân ở đây thường làm nhà ở rất đơn sơ. Nhà ở truyền thống của người dân Nam Bộ, cả vách nhà & mái nhà, thường làm bằng lá cây dừa nước (loại cây mọc ở các vùng trũng có nước hoặc ven các sông ngòi, kênh rạch, lá dừa nước rất dai & không thấm nước). Đây là vùng đất thấp, nhiều sông ngòi, kênh rạch nên người dân thường chọn các giồng đất cao để làm nhà tránh lũ. Mặt khác, trước đây đường giao thông trên bộ chưa phát triển, người dân đi lại chủ yếu bằng xuồng, ghe vì thế người dân thường làm nhà ven sông để thuận tiện cho việc đi lại.
GV cho HS xem tranh ảnh về những ngôi nhà mới xây: bằng gạch, xi măng, đổ mái hoặc lợp ngói để thấy sự thay đổi trong việc xây dựng nhà ở của người dân nơi đây.
Giải thích vì sao có sự thay đổi này?
Hoạt động 3: Thi thuyết trình theo nhóm
GV yêu cầu HS thi thuyết trình dựa theo sự gợi ý sau:
Hãy nói về trang phục của các dân tộc?
Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì?
Trong lễ hội, người dân thường tổ chức những hoạt động gì? 
Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân đồng bằng Nam Bộ?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
GV kể thêm một số lễ hội của người dân đồng bằng Nam Bộ.
GV nói thêm: ngày thường trang phục của các dân tộc ở đồng bằng Nam Bộ gần giống nhau. Trang phục truyền thống của các dân tộc thường chỉ mặc trong các ngày lễ hội.
HS xem bản đồ & trả lời
Các nhóm thảo luận theo gợi ý
Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
HS xem tranh ảnh
HS trong nhóm lựa chọn tranh ảnh sưu tầm được, kênh chữ trong SGK để thuyết trình về trang phục & lễ hội của người dân đồng bằng Nam Bộ.
Củng cố 
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
MÔN : KĨ THUẬT - TIẾT: 20
BÀI: VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ TRỒNG RAU , HOA
A. MỤC TIÊU :
HS biết đặc điểm , tác dụng của các vật liệu , dụng cụ thường dùng để gieo trồng , chăm sóc rau , hoa 
 HS biết sử dụng một số dụng cụ lao động trồng rau , hoa đơn giản 
HS có ý thức giữ gìn bảo quản và đảm bảo an toàn LĐ khi sử dụng dụng cụ gieo trồng . 
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Giáo viên : 
Mẫu hạt giống , một số loại phân hoá học , phân vi sinh , cuốc , cào, đầm xới , bình có vòi hoa sen , bình xịt nước .
Học sinh :
Một số vật liệu và dụng cụ như GV .
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
I.Khởi động:
II.Bài cũ:
Những loại rau và hoa nào em biết? Rau và hoa có lợi ích như thế nào?
III.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1.Giới thiệu bài:
Bài “Vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa”
2.Phát triển:
*Hoạt động 1:GV hướng dẫn hs tìm hiểu những vật liệu chủ yếu được sử dụng khi gieo trồng rau, hoa 
-Yêu cầu hs đọc mục I trong SGK.
-Khi trồng hoa ta cần có những vật liệu dụng cụ gì?
-Nhận xét bổ sung:
+Ta cần có hạt giống, hoặc cây giống.
+Phân bón.
+Đất trồng
*Hoạt động 2:GV hướng dẫn hs tìm hiểu các dụng cụ gieo trồng, chăm sóc rau, hoa 
-Yêu cầu hs đọc mục 2 trong SGK.
-Yêu cầu hs mô tả cấu tạo và cách sử dụng các dụng cụ trồng trọt.
-Chú ý không đứng hoặc ngồi trước người đang cuốc, không đùa nghịch với các dụng cụ và vệ sinh bảo quản sau khi dùng.
-Đọc SGK.
-Nêu tên các dụng cụ mà hs biết.
-Hs đọc mục 2.
-Mô tả cấu tạo cách sử dụng các dụng cụ.
+Cuốc; có hai bộ phận là lưỡi cuốc và cán cuốc; một tay cầm cuối cán một tay cầm gần giữa.
+Một số dụng cụ khác như: cày, bừa, máy bơm, xẻng, ..
IV.Củng cố:
Ghi nhớ.
V.Dặn dò:
Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.
Âm nhạc

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_21_chuan_kien_thuc_2_cot.doc