Giáo án Khối 4 - Tuần 22, Thứ 4 - Năm học 2010-2011

Giáo án Khối 4 - Tuần 22, Thứ 4 - Năm học 2010-2011

CHỢ TẾT

I. Mục đích - yêu cầu:

- Đọc diễn cảm một đoạn trong bài thơ với giọng nhẹ nhàng tình cảm.

-Hiểu ND:Cảnh chợ Tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê.(trả lời được các câu hỏi ;thuộc được một vài câu thơ yêu thích)

- Hs khá, giỏi thuộc lòng cả bài thơ

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 5 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 184Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 22, Thứ 4 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 2011
Tiết 1: Tập đọc
Chợ tết
I. Mục đích - yêu cầu:
- Đọc diễn cảm một đoạn trong bài thơ với giọng nhẹ nhàng tình cảm.
-Hiểu ND:Cảnh chợ Tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê.(trả lời được các câu hỏi ;thuộc được một vài câu thơ yêu thích)
- Hs khá, giỏi thuộc lòng cả bài thơ
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc bài Sầu riêng.
- Nhận xét.
2, Dạy học bài mới: 
 Giới thiệu bài:
2.1, Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a, Luyện đọc
- Chia đoạn: 4 đoạn (4 dòng thơ là một đoạn) 
- Tổ chức cho h/s đọc đoạn.
- G/v sửa phát âm, ngắt giọng cho hs, giúp Hs hiểu nghĩa từ khó.
- G/v đọc mẫu.
b,Tìm hiểu bài:
- Người các ấp đi chợ tết trong khung cảnh đẹp như thế nào?
- Mỗi người đến chợ tết với dáng vẻ riêng ra sao?
- Bên cạnh dáng vẻ riêng đó, những người đi chợ Tết có điểm chung gì?
- Bài thơ là một bức tranh giàu màu sắc về chợ Tết. Tìm những từ ngữ đã tạo nên bức tranh giàu màu sắc ấy?
- Các màu hồng, đỏ, tía, thắm, son có cùng gam màu gì? Dùng các màu như vậy nhằm mục đích gì?
- Bài thơ cho chúng ta biết điều gì?
c, Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.
- Gv gợi ý giúp hs tìm được giọng đọc phù hợp.
- Hướng dẫn Hs đọc diễn cảm đoạn:
"Họ vui vẻ... như giọt sữa"
- Tổ chức cho hs luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.
- Nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò: 
- Em đã đi chợ tết bao giờ chưa? Em thấy không khí lúc đó như thế nào?
- Nhắc Hs về học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
- H/s đọc bài và trả lời câu hỏi cuối bài.
- 1 Hs khá đọc toàn bài.
- H/s chia đoạn.
- H/s đọc nối tiếp đoạn trước lớp 2 lượt.
Luyện đọc:
1hs đọc chỳ giải
Giải nghĩa từ:
- H/s đọc trong nhóm đôi.
- Hs chú ý nghe gv đọc mẫu.
- Mặt trời lên làm đỏ dần những dải mây trắng và những làn sương sớm. Núi đồi như cũng làm duyên, núi uốn mình trong chiếc áo the xanh, đồi thoa son. Những tia nắng nghịch ngợm nhảy hoài trong ruộng lúa. Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên êm ả.
- Những thằng cu mặc áo đỏ chạy lon xon. Các cụ già chống gậy bước lom khom. Cô gái mặc áo yếm đỏ che môi cười lặng lẽ. Em bé nép đầu bên yếm mẹ. Hai người gánh lợn, theo sau là con bò vàng ngộ nghĩnh. 
- Ai ai cũng vui vẻ, tưng bừng ra chợ Tết, vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc.
- Các màu sắc trong bức tranh: trắng, đỏ, hồng lam, xanh, biếc, thắm, vàng tía, son.
- ...có cùng gam màu đỏ. Dùng các màu như vậy để miêu tả thấy được phiên chợ tết rất đông vui, nhộn nhịp, đủ sắc màu.
-Y nghĩa: Cảnh chợ Tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên , gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê.
- 2 Hs tiếp nối nhau đọc bài. Cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
- 2 Hs đọc diễn cảm đoạn thơ tỡm giọng đọc.
Hs đọc tỡm từ nhấn giọng
- Hs chú ý luyện đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ.
- Hs tham gia thi đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ.
- HS trả lời
Tiết 2:Am nhạc
Tiết 3: Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
-So sánh được hai phân số có cùng mẫu số
- So sánh được một phân số với 1.
- Biết viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn. Làm các BT1, 2(5 ý cuối), 3 (a,c) 
- Hs khá, giỏi làm hết BT
III. Các hoạt động dạy học: 
1, Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu Hs nêu cách so cánh 2 phân số cùng mẫu số.
2, Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1: So sánh hai phân số sau.
- Tổ chức cho hs làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2:So sánh các phân số sau với 1. 
- Yêu cầu hs làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3:Viết các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Chữa bài, nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau. 
- 2 Hs nêu.
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs so sánh:
a, > b, <
c, 
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs làm bài.
+ Phân số > 1 là: ; ; .
+ Phân số < 1 là: ; ; .
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs làm bài:
a, ; ; ; b, ; ; .
c, ; ; ; c, ; ; ;
Tiết 4 : Lịch sử 
TRƯờNG HọC THờI LÊ
I.Mục tiêu:
- Biết được sự phát triển của giáo dục thời đại Hậu Lê (những sự kiện cụ thể về tổ chức giáo dục, chính sách khuyến học):
+ Đến thời Hậu Lê giáo dục có quy củ chặt chẽ: ở kinh đô có Quốc Tử Giám, ở các địa phương bên cạnh trường công còn có các trường tư ; ba năm có một kì thi Hương và thi Hội ; nội dung học tập là Nho giáo,
+ Chính sách khuyến khích học tập : đặt ra lễ xướng danh, lễ vinh quy, khắc tên tuổi người đỗ cao vào bia đá dựng ở Văn Miếu.
II.Đồ dùng dạy học
- Tranh Vinh quy bái tổ, Lễ xướng danh, bảng phụ,.
III.Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
Nhà Lê ra đời trong hoàn cảnh nào ?
Bộ máy nhà nước của thời Lê như thế nào ?
2.Bài mới 
 Giới thiệu bài
a/Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- GV yêu cầu HS đọc SGK để các nhóm thảo luận các câu hỏi và thống nhất đi đến kết luận. Sau đó cho các nhóm báo cáo, GV nhận xét kết luận 
+Việc học dưới thời Hậu Lê được tổ chức như thế nào? 
+ Trường học thời Hậu Lê dạy những gì ?
+ Chế độ thi cử thời Hậu Lê thế nào ?
b/Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
+ Nhà Hậu Lê đã làm gì đẻ khuyến khích học tập ?
- GV cho HS xem và tìm hiểu nội dung các hình trong SGK và tranh, ảnh. 
4. Củng cố dặn dò
3- 4 HS đọc ghi nhớ bài
-Nhận xét tiết học. Biểu dương HS học tốt.
- Xem trước bài “Văn học và khoa học thời Hậu Lê”.
- 2 HS trả lời
1. Tổ chức giáo dục dưới thời Hậu Lê
- Lập văn Miếu, xây dựng lại và mở rộng thái học viện , thu nhận cả con em thường dân vào trường Quốc Tử Giám; trường có lớp học, chỗ ở, kho trữ sách; ở các đạo đều có trường do Nhà nước mở
- Nho giáo, lịch sử các vương triều phương Bắc.
- Ba năm có một kì thi Hương và thi Hội, có kì thi kiểm tra trình độ của quan lại).
. Những biện pháp khuyến khích học tập của nhà Hậu Lê
- Tổ chức lễ đọc tên người đỗ, lễ đón rước người đỗ về làng, khắc vào bia đá tên những người đỗ cao rồi cho đặt ở Văn Miếu.
Tiết 5 : Mĩ thuật
 Vẽ theo mẫu: Vẽ cái ca và quả.
I, Mục tiêu:
- Hiểu hình dáng, cấu tạo của cái ca và quả.
- Biết cách vẽ theo mẫu cái ca và quả.
- Vẽ được hình cái ca và quả theo mẫu.
II, Chuẩn bị:
- Mẫu vẽ; hình gợi ý cách vẽ cái ca và quả.
- Giấy, vở vẽ, bút vẽ.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
2, Dạy học bài mới:
 Giới thiệu bài:
a,Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét:
- Gv giới thiệu mẫu
- Gv gợi ý để hs nhận xét:
+ Hình dáng, vị trí của cái ca và quả.
+ Màu sắc và độ đậm nhạt của mẫu
+ Cách trình bày mẫu nào hợp lí hơn?
+ Hình nào có bố cục đẹp? Tại sao?
b,Hoạt động 2: Cách vẽ cái ca và quả:
- Hình 2 sgk 51.
- Gv gợi ý để hs nhận ra cách vẽ.
- Gv lưu ý học sinh:
+ Nét vẽ cần có độ đậm nhạt thay đổi.
+ Vẽ xong hình, có thể vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu.
c,Hoạt động 3: Thực hành:
- Tổ chức cho hs vẽ.
d, Nhận xét, đánh giá:
- Gv gợi ý để hs nhận xét một số bài vẽ về bố cục, tỉ lệ, hình vẽ.
3, Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs quan sát và nhận xét.
- Hs quan sát hình nhận ra các bước vẽ:
+ Vẽ khung hình
+ Vẽ phác khung hình chung
+ Tìm tỉ lệ bộ phận của ca và quả.
- Hs thực hành vẽ.
- Hs trưng bày bài vẽ.
- Hs nhận xét bài vẽ của mình và bài vẽ của bạn.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_22_thu_4_nam_hoc_2010_2011.doc