I.MỤC TIÊU
- Tiếp tục nâng cao chất luợng chữ viết kiểu chữ đứng , nét đều
-Viết đúng kích cỡ , hình nét kiểu dáng của chữ theo hướng dẫn của bài mẫu
- Có thái độ tích cực rèn viết chữ đẹp giữ vở sạch
II.LÊN LỚP
Hoạt động 1 : GV nêu MĐYC của tiết học
Hoạt động 2 : GV cho hs đọc bài viết và tìm hiểu nhanh nội dung của bài viết
Hoạt động 3 : Tổ chức cho HS nêu những hiện tượng cần lưu ý khi viết bài
- GV phân tích và nhắc lại cho HS nắm vững kĩ thuật trình bày bài viết như mẫu , nhắc lại các hiện tượng chính tả có trong bài .
- Luyện viết vào vở nháp những từ ngữ khó viết ( Những chữ viết hoa , phụ âm dễ lẫn , vần khó ) .
Hoạt động 4 : GV tổ chức cho HS hoàn thành bài viết
-GV theo dõi và giúp đỡ những em yếu kém . viết chậm
Hoạt động 5 : GV chấm 1 số bài và nhận xét trước lớp
Thứ hai ngày 21 tháng 2năm 2011 Chào cờ Nội dung do nhà trường tổ chức _______________________________________ Thể dục Đồng chí Phan Thị Hải lên lớp ________________________________________ Tập đọc Khắc phục tên cướp biển I. Mục đích, yêu cầu: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời nhân vật, phù hợp với nội dung, diễn biến sự việc. - Hiểu nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. ( Trả lời đươc các câu hỏi trong SGK). II. Đồ dung dạy học: Bảng phụ viết đoạn luyện đọc. III. Tiến trình dạy học 1. Khám Phá: Đoàn thuyền đánh cá Gọi hs đọc thuộc lòng bài Đoàn thuyền đánh cá và nêu nội dung bài Nhận xét, cho điểm 2. Kết nối: a) Giới thiệu bài: Tuần này, chúng ta học chủ điểm gì? - Tên chủ điểm gợi cho em điều gì? - YC hs quan sát tranh minh họa chủ điểm: Tranh vẽ những ai? (GV có thể gợi ý) b) HD luyện đọc và tìm hiểu bài *Luyện đọc: - Gọi hs nối tiếp nhau đọc các đoạn của bài + Lượt 1: Luyện phát âm: vạm vỡ, trắng bệch, loạn óc, rút soạt dao ra. + Lượt 2: Giúp hs hiểu nghĩa các từ khó trong bài (phần chú giải) - Bài đọc với giọng thế nào? - Y/c hs luyện đọc theo cặp - Gọi hs đọc cả bài - GV đọc diễn cảm * Tìm hiểu bài: - YC hs đọc thầm đoạn 1 và TLCH: Những TN nào cho thấy tên cướp biển rất dữ tợn? - Yc hs đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Tính hung hãn của tên chúa tàu (tên cướp biển) được thể hiện qua những chi tiết nào? - Thấy tên cướp biển như vậy, bác sĩ Ly đã làm gì? - Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào? - YC hs đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi + Cặp câu nào trong bài khắc họa hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển? + Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn? Chọn ý trả lời đúng trong 3 ý đã cho? - Tên cướp biển cũng có thể sợ bác sĩ Ly đưa ra toà, nhưng hắn phải khuất phục trước hết bởi sức mạnh của một người trong tay không có vũ khí nhưng vẫn khiến hắn phải nể sợ. - Truyện đọc Khuất phục tên cướp biển giúp em hiểu ra điều gì? 3. Luyện đọc: - Gọi 3 hs đọc theo cách phân vai. - Yc hs lắng nghe, theo dõi tìm các từ cần nhấn giọng. - HD hs đọc diễn cảm 1 đoạn theo cách phân vai + Gv đọc mẫu + YC hs luyện đọc trong nhóm 3 + Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm trước lớp - Cùng hs nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay 4. Vận dụng: - Nêu nội dung chính của bài? - Kết luận nội dung đúng (mục I) - Giáo dục: Cần noi gương hành động dũng cảm của bác sĩ Ly - Về nhà đọc bài nhiều lần, chú ý đọc đúng giọng của từng nhân vật - Bài sau: Bài thơ về tiểu đội xe ... 2 hs lên đọc thuộc lòng và nêu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp của lao động. - Những người quả cảm - Tên chủ điểm gợi cho em nhớ đến những người dũng cảm, gan dạ, dám hi sinh bản thân mình vì người khác hoặc vì lí tưởng cao đẹp - Tranh vẽ: Nguyễn Văn Trỗi, Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Nguyễn Bá Ngọc,... - HS lắng nghe - HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài + Đoạn 1: Từ đầu...bài ca man rợ. + Đoạn 2: Tiếp theo...phiên toà sắp tới + Đoạn 3: Phần còn lại - Luyện cá nhân - Lắng nghe, giải thích - Giọng rõ ràng, dứt khoát, gấp gáp dần theo diễn biến câu chuyện. - HS luyện đọc theo cặp - 1 hs đọc cả bài - Lắng nghe - Những TN: đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm, hung hăng. - Các chi tiết: tên chúa tàu đập tay xuống bàn quát mọi người im; thô bạo quát bác sĩ Ly "Có âm mồm không?"; rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm bác sĩ Ly. - Bác sĩ Ly vẫn ôn tồn giảng giải cho chủ quán cách trị bệnh, điềm tĩnh khi hỏi lại hắn: "Anh bảo tôi có phải không?", bác sĩ Ly dõng dạc và quả quyết: nếu hắn không cất dao sẽ đưa hắn ra tòa. - Cho thấy ông là người rất nhân hậu, điềm đạm nhưng cũng rất cứng rắn, dũng cảm, dám đối đầu chống cái xấu, cái ác, bất chấp nguy hiểm. - Đọc thầm đoạn 3 + Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng. - Bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển vì bác sĩ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải. - Lắng nghe + Phải đấu tranh một cách không khoan nhượng với cái xấu, cái ác. + Trong cuộc đối đầu quyết liệt giữa cái thiện với cái ác, người có chính nghĩa, dũng cảm và kiên quyết sẽ chiến thắng. + sức mạnh tinh thần của một con người chính nghĩa, quả cảm có thể làm một đối thủ hung hãn phải khiếp sợ, khuất phục. - 3 hs đọc theo phân vai (người dẫn chuyện, tên cướp, bác sĩ Ly) - Trả lời theo sự hiểu - Lắng nghe - Luyện đọc trong nhóm 3 - Vài nhóm thi đọc trước lớp - Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn - Vài hs đọc to trước lớp - Lắng nghe, thực hiện ____________________________________ TOáN Phép nhân phân số I/ Mục tiêu: Biết thực hiện phép nhân hai phân số. Bài tập cần làm: Bài 1, bài 3 Bài 2* dành cho HS khá, giỏi. II/ Đồ dùng dạy-học: - Vẽ hình trong SGK lên bảng phụ III/ Các hoạt động dạy-học: 1. Giới thiệu bài: Các em đã biết cách cộng, trừ phân số, thế nhân phân số với phân số ta làm sao? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Bài mới: a/ Tìm hiểu ý nghĩa của phép nhân phân số thông qua tính diện tích hình chữ nhật - Y/c hs thực hiện vào B tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài là 5m, chiều rộng là 3m. (1 hs lên bảng tính) - Các em tính tiếp diện tích hình chữ nhật có chiều dài và chiều rộng - Yêu cầu HS thực hiện tính diện tích b. Tìm quy tắc thực hiện phép nhân phân số b.1. Tính diện tích hình chữ nhật đã cho dựa vào hình vẽ - GV yêu cầu HS tính diện tích hình vuông có cạnh 1m - GV hướng dẫn HS tính diện tích phần tô màu như SGK b.2. Phát hiện quy tắc nhân hai phân số - Dựa vào cách tính diện tích hình chữ nhật GV rút ra cho HS cách diện tích bằng việc thực hiện nhân hai phân số - Dựa vào ví dụ trên bạn nào cho biết: Muốn nhân hai phân số tà làm sao? Kết luận: Ghi nhớ SGK/132 3) Thực hành: Bài 1: Yc hs nêu yêu cầu Tự làm nháp, sau đó lên bảng tham gia chữa bài *Bài 2: Gọi hs nêu yc - HD mẫu câu a, các câu còn lại yc hs tự làm bài (gọi 2 hs lên bảng làm) Bài 3: Gọi hs đọc đề bài - YC hs tự làm bài vào vở (1 hs lên bảng lớp thực hiện) - Cùng hs nhận xét, kết luận lời giải đúng C/ Củng cố - Muốn nhân hai phân số ta làm sao? - Về nhà xem lại bài - Bài sau: Luyện tập - Lắng nghe - Thực hiện B: 5 x 3 = 15 (m2) - Ta thực hiện phép nhân - Diện tích hình vuông là 1m2 - Mỗi ô có diện tích là: 2 - 8 ô Được tô màu - Bằng m2 m2 - Ta lấy tử số nhân với tử số, lấy mẫu số nhân với mẫu số. - Vài hs đọc lại -3 HS thực hiện vào bảng lớp a) - rút gọn trước rồi tính M a) - 1 hs đọc đề bài - Tự làm bài Diện tích hình chữ nhật là: (m2) Đáp số: m2 - Ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số _______________________________________________________ Buổi chiều : Đồng chí Mạc Thị Hương - lên lớp __________________________________________________________________ Thứ ba ngày 22 tháng 2 năm 2011 Buổi sáng Đồng chí Mạc Thị Hương lên lớp __________________________________________________________________ chiều Dạy phân loại đối tượng Học sinh khá giỏi khối 4 Môn Tiếng việt GV tổ chức cho các em ôn luyện chuẩn bị cho KTĐK lồn 3 i/ Phần đọc thầm : (5điểm). 1/ Đọc thầm bài : "Hoa học trò" (TV 4 - Tập 2 - trang 43).và trả lời các câu hỏi sau a/ Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt? (1,5 điểm). .................................................................................................................................................................... b/ Tại sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò? (1,5 điểm). .................................................................................................................................................................... c/Tìm trong bài 2 từ láy, 2 từ ghép (1điểm) .................................................................................................................................................................... d/ Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau (1điểm) Hằng năm, vào mùa xuân, tiết trời ấm áp, đồng bào Ê đê, Mơ- nông lại tưng bừng mở hội đua voi. iI/ Phần viết : (10điểm). Chính tả: Nghe - viết Bài: Hoa giấy Trước nhà, mấy cây bông giấy nở hoa tưng bừng. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết. Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước. Tất cả như nhẹ bỗng, tưởng chừng chỉ cần một trận gió ào qua, cây bông giấy sẽ bốc bay lên, mang theo cả ngôi nhà lang thang giữa bầu trời... Hoa giấy đẹp một cách giản dị.. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ. 3. Tập làm văn: (5 điểm)Em hãy tả lại một cái cây mà em thích. Môn toán I. Phần trắc nghiệm Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng : (Mỗi câu đúng 0,5 điểm ) Câu 1. Phân số nào chỉ phần đã tô màu của hình dưới đây ? A. B . C. D. Câu 2. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm của = là ; A.1 B. 4 C.9 D.36 Câu 3.Trong các phân số sau: , , , phân số nào bằng phân số: A. B. C. D. Câu 4. Hình bình hành là hình có: A. Có bốn góc vuông B. Có bốn cạnh bằng nhau C. Có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau. D. Có bốn góc vuông và có hai cặp cạnh đối diện bằng nhau. Câu 5. Các phân số : ; ; được xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là : A. ; ; B. ; ; C. ; ; D. ; ; Câu 6. Khoanh tròn số thích hợp điền vào chỗ chấm: 4 tấn 25 kg =.kg A. 4025 kg B. 425 kg C. 4250 kg D. 40025 kg II. Phần Tự luận Câu 1 : Đặt tính rồi tính: (2 điểm) a/ + b/ - c/ x d/ : Câu 2: Tính giá trị biểu thức (1,5điểm) - + = ( - ) : 5 = Câu3 : ( 2 điểm) Một sân bóng hình chữ nhật có chiều dài là 60 m. Chiều rộng bằng chiều dài. Tính chu vi và diện tích sân bóng đó ? Thứ tư ngày 23 tháng 2 năm 2011 CHíNH Tả Nghe – viết: Khuất phục tên cướp biển I/ Mục tiêu: - Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn trích. - Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ (2) b. II/ Các hoạt động dạy-học: A/ KTBC: Họa sĩ Tô Ngọc Vân - Gọi 1 hs đọc BT2a, gọi 2 hs lên bảng viết, cả lớp viết vào giấy nháp. - Nhận xét B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Nêu MĐ, yccủa tiết học 2) HD hs nghe-viết - Gv đọc mẫu đoạn văn cần viết chính tả trong bài Khuất phục tên cướp biển ... hao kĩ năng chăm sọc bảo vệ hàm răng : thướng xuyên đánh răng vào buổi sáng thức dậy và sau bữa ăn tối, không dúng răng cắn những vật rắn , hoặc uống những đồ lạnh.... ___________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 25 tháng 2 năm 2011 Thể dục Đồng chí Phan Thị Hải lên lớp __________________________________________ Tập làm văn Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối I/ Mục tiêu: Nắm được hai cách mở bài ( trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một cây mà em thích. GDMT:-HS quan sát, tập viết mở bài để giới thiệu về cây sẽ tả, có thái độ gần gũi, yêu quý các loài cây trong môi trường thiên nhiên II/ Đồ dùng dạy-học: - Tranh, ảnh một vài cây, hoa để HS quan sát trong bộ ĐDDH - Bảng phụ viết dàn ý quan sát BT3 III/ Các hoạt động dạy-học: A/ KTBC: Luyện tập tóm tắt tin tức - Gọi hs đọc bản tin và phần tóm tắt về hoạt động của chi đội, liên đội của trường mà em đang học hoặc tìm về hoạt động của thôn xóm, phường xã nơi em ở. - Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC tiết học 2) HD làm bài tập Bài 1: Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung - - Gọi hs phát biểu về dự khác nhau trong hai cách MB trên Bài 2: Gọi hs đọc yc - Gợi ý: Các em hãy viết MB gián tiếp cho một trong 3 loài cây trên. MB gián tiếp các em chỉ cần viết 2-3 câu. (phát phiếu cho 3 hs) - Gọi hs đọc đoạn MB của mình, sửa lỗi dùng từ, đặt câu cho từng hs. Bài 3: Gọi hs đọc yêu cầu bài tập - Gọi HS giới thiệu về cây mình chọn Bài 4: Gọi hs đọc yêu cầu bài tập - Dựa vào các câu trả lời ở BT3 viết 1 đoạn MB giới thiệu chung về cây định tả - Gọi hs nối tiếp nhau đọc đoạn MB của mình. Trước khi đọc các em nói rõ đó là đoạn MB viết theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp. - Cùng hs nhận xét C/ Củng cố - Về nhà hoàn chỉnh, viết lại đoạn MB giới thiệu chung một cái cây (BT4). Tiếp tục quan sát một cái cây, biết ích lợi của cây đó để chuẩn bị học tiết sau. - 2 hs thực hiện theo yêu cầu - Lắng nghe - 1 hs đọc to trước lớp - Tự làm bài - Điểm khác nhau của 2 cách MB + Cách 1: MB trực tiếp - giới thiệu ngay cây hoa cần tả + Cách 2: MB gián tiếp - nói về mùa xuân, các loài hoa trong vườn, rồi mới giới thiệu cây hoa cần tả. - 1 hs đọc yêu cầu - Lắng nghe, tự làm bài - hs làm bài trên phiếu lên bảng dán và trình bày Mẫu a) Từ xa nhìn lại trường em như một khu vườn cổ tích với rất nhiều cây bóng mát. Đó là những món quà mà các anh chị đi trước trồng tặn trường. Mỗi cây đều có một kỉ niệm riêng với từng lớp. Nhưng to nhất, đẹp nhất là cây phượng vĩ trồng ở giữa sân trường. - 1 hs đọc yêu cầu - Hoạt động nhóm 4 giới thiệu với các bạn cây mà mình yêu thích dựa vào ảnh mang đến lớp và các câu hỏi gợi ý. - 1 hs đọc yêu cầu - Tự làm bài - Đọc trước lớp đoạn MB của mình. * MB trực tiếp: Phòng khách nhà tôi Tết năm nay có bày một cây trạng nguyên. Mẹ tôi mua cây về trước tết để trang trí phòng khách. Vừa thấy cây trạng nguyên xinh xắn chỉ cao hơn cái thườc kẻ học trò mà đã có bao nhiêu lá đỏ rực rỡ, tôi thích quá, reo lên: "Ôi, cây hoa đẹp quá!" * MB gián tiếp: Tết năm nay, bố mẹ tôi bàn nhau không mua cúc, hồng, hoa mai mà đổi màu hoa khác để trang trí phòng khách. Nhưng mua hoa gì thì bố mẹ chưa nghĩ ra. Thế rồi một hôm, tôi thấy mẹ chở về một cây trạng nguyên xinh xắn, có bao nhiêu là lá đỏ rực rỡ. Vừa thấy cây hoa, tôi thích quá reo lên: " Ôi, cây hoa đẹp quá!" - Lắng nghe, thực hiện ________________________________________ Toán Phép chia phân số I/ Mục tiêu: Biết thực hiện phép chia hai phân số: lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai dảo ngược. Bài tập cần làm bài 1, bài 2, bài 3 và bài 4* dành cho HS khá giỏi II/ Các hoạt động dạy-học: A/ KTBC: Tìm phân số của một số - Gọi hs lên bảng thực hiện: + Tìm của 12 quả cam + Tìm của 15 - Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Nê MĐYC tiết học 2) HD thực hiện phép chia phân số GV hướng dẫn HS tứng bước như SGK 3) Thực hành Bài 1: Gọi hs đọc yêu cầu - YC cả lớp thực hiện vào B Bài 2: YC hs thực hiện B Bài 3: Gọi hs lên bảng tính, cả lớp làm vào vở nháp *Bài 4: Gọi hs đọc đề bài - - YC hs tự làm bài C/ Củng cố - Muốn nhân phân số ta làm sao? - Bài sau: Luyện tập - 2 hs thực hiện - 12 x 15 x - Lắng nghe Nghe và nêu lại bài toán Hình chữ nhật ABCD có diện tích m2, chiều rộng . Tính chiều dài của hình đó. =Thử lại - 1 hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp - 1 hs đọc to trước lớp - Thực hiện B: - Thực hiện B a) a) 1 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở nháp Giải Chiều dài của hình chữ nhật là: Đáp số: - Ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược _____________________________________________ Khoa học Nóng, lạnh và nhiệt độ I/ Mục tiêu: - Nêu được ví dụ về vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn. - Sử dụng được nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí. II/ Đồ dùng dạy-học: Chuẩn bị chung: Một số loại nhiệt kế, phích nước sôi, một ít nước đá. Chuẩn bị theo nhóm: Nhiệt kế, ba chiếc cốc III/ Các hoạt động dạy-học: A/ KTBC: Anh sáng và việc bảo vệ đôi mắt 1) Để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra, ta nên và không nên làm gì 2) Anh sáng không thích hợp sẽ hại cho mắt như thế nào? Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt - Các em hãy kế tên một số vật nóng, lạnh thường gặp hàng ngày? - Yêu cầu hs quan sát hình 1 SGK/100 và đọc nội dung dưới mỗi hình. - Trong 3 cốc nước trong hình vẽ thì cốc a nóng hơn cốc nào và lạnh hơn cốc nào? - GV: Người ta dùng khái niệm nhiệt độ để diễn tả mức độ nóng, lạnh của các vật. Kết luận: Một vật có thể là vật nóng so với vật này nhưng là vật lạnh so với vật khác, điều đó phụ thuộc vào nhiệt độ ở mỗi vật. - Giới thiệu: Để đo nhiệt độ của vật, ta sử dụng nhiệt kế. Hình 2a là nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể, hình 2b là nhiệt kế để đo nhiệt độ kh. khí YC hs quan sát hình 3 SGK/101, sau đó gọi hs đọc nhiệt độ ở hai nhiệt kế. - Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là bao nhiêu? - Nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu? - Nhiệt độ của cơ thể người lúc khỏe mạnh khoảng 370C. Khi nhiệt độ cơ thể cao hơn hoặc thấp hơn ở mức 37 độ C thì đó là dấu hiệu của cơ thể bị bệnh, cần phải đi khám và chữa trị. Thực hành đo nhiệt độ - YC hs thực hành trong nhóm 6 đo nhiệt độ của cơ thể bạn và 3 cốc nước: nước phích, nước có đá đang tan, nước nguội. - Gọi hs đọc nhiệt độ và đối chiếu nhiệt độ giữa các nhóm C/ Củng cố - Gọi hs đọc mục bạn cần biết SGK/101 - Nên có nhiệt kế ở nhà để đo nhiệt độ của cơ thể khi cần thiết. - Bài sau: Nóng, lạnh và nhiệt độ (tt) 2 hs trả lời - Lắng nghe + Vật nóng: nước đun sôi, bóng đèn, nồi canh đang nóng, bàn ủi đang ủi đồ + vật lạnh: Nước đá, đồ trong tủ lạnh - Quan sát và đọc: a) cốc nước nguội, b) cốc nước nóng; c) cốc nước có nước đá. - Cốc a nóng hơn cốc c và lạnh hơn cốc b - Lắng nghe - hình 2a: nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể, hình 2b nhiệt kế để đo nhiệt độ không khí - Lắng nghe - Đọc: nhiệt độ là 30 độ C - 100 độ C - 0 độ C - 1 hs lên bảng thực hiện - - HS lắng nghe - Chia nhóm thực hành đo, ghi lại kết quả - Đọc kết quả đo - Vài hs đọc trước lớp ______________________________________________ TViệt(TH) Luyện viết các đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối I. Mục đích yêu cầu - HS củng cố về cách xây dựng đoạnvăn trong bài văn tả cây cối - Vận dụng để viết câu văn theo mục đích đặt ra - GD ý thức viết đúng mẫu câu II. Chuẩn bị: Vở TV thực hành III. Các hoạt động dạy học . Hoạt động 1 : GV tổ chức cho HS thực hành Hãy viết một đoạn văn (từ 5-7 câu) tả cảnh hoặc tả cây cối có sử dụng các biện pháp tu từ đã học, có câu mở đầu là: Mỗi khi mùa xuân về... Mùa hè sang... Thu đến... Khi trời chuyển mình sang đông... *Đáp án tham khảo: a) Mỗi khi mùa xuân về, những búp bàng cựa mình chui ra khỏi những nhánh khô gầy, khẳng khiu sau cả mùa đông dài ấp ủ dòng nhựa nóng. Chỉ qua một đêm thôi, những chồi xanh li ti đã điểm tím hết cành to, cành nhỏ. Và rồi từng ngày, từng ngày, những chồi xanh ấy lớn nhanh như thổi, mỗi ngày mỗi khác, mỗi lúc mỗi khác. Cái màu xanh mượt mà, cái sức sống quyết liệt ấy đã gợi mở rất nhiều điều mới lạ trong tôi. (Sử dụng biện pháp nhân hoá, điệp từ điệp ngữ) b) Mùa hè sang, cành trên cành dưới chi chít lá. Tán bàng xoè ra như một chiếc ô khổng lồ, nhiếu tầng nhiều bậc chiếm lĩnh không gian. Dưới cái ô khổng lồ màu ngọc bích ấy, không biết bao nhiêu người khách qua đường đã dừng lại nghỉ chân. Hiền lành và trầm tư, ngày qua ngày, cây bàng vẫn bền bỉ dang rộng vòng tay giúp ích cho đời. ( Sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá) c) Thu đến, những chiếc lá bàng cứ đỏ dần lên theo từng nhịp bước heo may. Cây bàng lại trang điểm cho mình một bộ cánh mới. Bộ cánh đó cứ đậm dần, đậm dần lên sau từng đêm thao thức. Đến cuối thu thì nó chuyển hẳn sang màu đỏ tía. Cái màu đỏ ấy không thể thấy ở bất cứ loài cây nào. Cái màu tía kì diệu, càng nhìn càng thấy mê say. ( Sử dụng BP nhân hoá, điệp ngữ) d) Khi trời chuyển mình sang đông, cây bàng bắt đầu trút lá. Những chiếc lá bàng lay động như những ngọn lửa đỏ bập bùng cháy. Rồi chỉ một cơn gió nhẹ, những ngọn lửa đỏ ấy chao liệng rồi đua nhau rớt xuống. Chỉ qua một đêm thôi, mặt đất đã được trang điểm một tấm thảm đỏ được dệt bằng những chiếc lá bàng. Kì diệu thay những chiếc lá! Đã rụng rồi mà vẫn toát lên vẻ đẹp đến mê say. ( Sử dụng BP so sánh, đảo ngữ) Hoạt động 2 : Tổ chức trình bày và rút kinh nghiệm _______________________________________________________________ Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu: - HS thấy được những ưu, khuyết điểm của lớp trong tuần; đề ra phương hướng trong tuần tới. II. Nội dung: 1- Kiểm điểm nề nếp, họat động tuần 25 - Ban cán sự lớp lần lượt trình bày theo phân cấp kết quả theo dõi thi đua trrong tuần -Lớp trưởng lên báo cáo tổng hợp về hoạt động trong tuần của lớp. - ý kiến của các thành viên trong lớp. - GV nhận xét chung: + ưu điểm: + Tồn tại: 2- Phổ biến công tác thi đua tuần 26 -Nề nếp : -Học tập : -TDVS : -Các hoạt trọn tâm : Tổ chức ôn tập chuẩn bị KTĐK lần 3 3.Văn nghệ : Tổ chức cho các em múa hát về đảng, vầ Bác Hồ, Đoàn TNCS
Tài liệu đính kèm: