Giáo án Khối 4 - Tuần 26 - Trần Thanh Sơn

Giáo án Khối 4 - Tuần 26 - Trần Thanh Sơn

I. MỤC TIÊU:

1 .Kiến thức:

+Hiểu được ý nghĩa của các hoạt động nhân đạo : giúp đỡ các gia đình , những người gặp khó khăn , hoạn nạn vượt qua được khó khăn .

2.Thái độ:

+Ung hộ các hoạt động nhân đạo ở trường , ở cộng đồng nơi mình ở .

+Không đồng tình vơí những người có thái độ thờ ơ với các hoạt động nhân đạo.

3.Hành vi:

+Tuyên truyền ,tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo phù hợp với điều kiện của bản thân .

II. CHUẨN BỊ: Mỗi HS có 3 tấm bìa màu xanh ,đỏ, trắng

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.

 

doc 38 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 283Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 26 - Trần Thanh Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 26	ĐẠO ĐỨC
TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG 
NHÂN ĐẠO (TIẾT 26)
I. MỤC TIÊU:
1 .Kiến thức:
+Hiểu được ý nghĩa của các hoạt động nhân đạo : giúp đỡ các gia đình , những người gặp khó khăn , hoạn nạn vượt qua được khó khăn .
2.Thái độ:
+Uûng hộ các hoạt động nhân đạo ở trường , ở cộng đồng nơi mình ở .
+Không đồng tình vơí những người có thái độ thờ ơ với các hoạt động nhân đạo.
3.Hành vi:
+Tuyên truyền ,tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo phù hợp với điều kiện của bản thân .
II. CHUẨN BỊ: Mỗi HS có 3 tấm bìa màu xanh ,đỏ, trắng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Tại sao phải giữ gìn các công trình công cộng ? 
-Em đã làm gì để góp phần giữ gìn các công trình công cộng? 
-Đọc ghi nhớ.
-GV nhận xét. 
-3 HS lên bảng.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 :Trao đổi thông tin.
-Yêu cầu HS trao đổi thông tin về bài tập đã được chuẩn bị trước ở nhà .
-Nhận xét các thông tin mà HS thu thập được. 
H: Hãy thử tưởng tượng em là người dân ở các vùng bị thiên tai lũ lụt đó, em rơi vào hoàn cảnh như thế nào?
Kết luận: Không chỉ những người dân ở các vùng bị thiên tai , lũ lụt mà còn rất nhiều người rơi vào hoàn cảnh khó khăn, mất mát cần nhiều trợ giúp từ những người khác, trong đó có chúng ta.
Hoạt động 2 :-Làm việc nhóm đôi (bài tập 1)
-GV giao cho từng nhóm thảo luận bài tập.
-Yêu cầu các nhóm trình bày.
-GV nhận xét câu trả lời của HS .
-GV kết luận:
+Việc làm trong các tình huống a,c) là đúng
+Việc làm trong tình huống b) là sai vì không phải xuất phát từ tấm lòng cảm thông,chia sẻ với ho ïmà chỉ để lấy thành tích cho bản thân
Hoạt động 3:Bày tỏ ý kiến (Bài tập3 SGK)
-GV lần lượt đọc các tình huống . HS đưa thẻ thể hiện đúng, sai.
-GV kết luận:+Ý kiến a,d): Đúng
+Ý kiến b,c): Sai
*/Kết luận: Mọi người cần tích cực tham gia vào các hoạt động nhân đạo phùhợp với hoàn cảnh của mình .
*/Ghi nhớ : SGK
-HS nêu các thông tin đã thu thập, nhận xét.
--HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
-Thảo luận nhóm.
-Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. 
-HS nghe.
-HS đưa thẻ.
-HS nghe.
3. Củng cố, dặn dò:
-Chúng ta cần làm gì khi những người gặp khó khăn hoạn nạn ?
-Cho HS đọc ghi nhớ .
-GV nhận xét tiết học 
-Về nhà sưu tầm các câu ca dao ,tục ngữ nói về lòng nhân ái của nhân dân ta .Và làm bài tập 5 trong SGK .
-HS trả lời, nhận xét. 
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS nghe.
Điều chỉnh- Bổ sung:
TẬP ĐỌC
THẮNG BIỂN (TIẾT 51)
I. MỤC TIÊU:
1/ Đọc lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc gấp gáp , căng thẳng , cảm hứng ngợi ca. Nhấn giọng các từ ngữ gợi tả , các từ tượng thanh làm nổi bật sự dữ dội của cơn bão , sự bề bỉ , dẻo dai và tinh thần quyết thắng của thanhniên xung kích.
2/ Hiểu nội dung ý nghỉa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm , ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai , bảo vệ con đê , bảo vệ cuộc sống yên bình.
II. CHUẨN BỊ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
 Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ :Về tiểu đội xe không kính.
+ Tình đồng chí , đồng đội của các chiến sĩ được thể hiện trong những câu thơ nào ? 
+ Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe ? 
-Nêu ý chính của bài.
GV nhận xét ghi điểm.
-3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Luyện đọc.
-GV chia đoạn (3 đoạn)
+Đoạn1 :Mặt trời lên caocá chim nhỏ bé.
+Đoạn 2: Một tiếng àochống dữ.
+Đoạn 3: Một tiếng reo toquãng đê sống lại.
-Cho HS đọc đoạn nối tiếp ( 3 lượt ). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng em.Kết hợp giải nghĩa từ khó SGK
-Yêu cầu luyện đọc theo cặp
 -Gọi HS đọc toàn bài .
-GV đọc mẫu.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài.
-Yêu cầu HS đọc thầm, trả lời câu hỏi.
H: Cuộc chiến đấu giữa con người và bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào?
(-Cuộc chiến đấu giữa con người và bão biển được miêu tả theo trình tự : Biển đe doạ con đê,biển tấn công con đê, con người thắng biển ngăn được dòng lũ , cứu con đê.)
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và tìm những từ ngữ hình ảnh nói lên sự đe doạ của cơn bão biển?
(gió bắt đầu mạnh, nước biển càng dữ , biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con cá mập đớp con cá chim nhỏ bé .)
H: Các từ ngữ và hình ảnh ấy gợi cho em điều gì?
(cho ta thấy cơn bão biển rất mạnh, hung dữ, nó có thể cuốn phăng con đê mỏng manh bất cứ lúc nào.)
H: Ý chính của đoạn 1 là gì? (Cơn bão biển đe doạ)
-Yêu cầu đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi .
H: Tìm những từ ngữ , hình ảnh miêu tả cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển? (như một đàn cá voi lớn , sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào)
H: Ý chính của đoạn 2 là gì? (Cơn bão biển tấn côngï.)
-Yêu cầu HS đọc đoạn 3 và tìm những từ ngữ hình ảnh thể hiện lòng dũng cảm , sức mạnh và chiến thắng của con người trước cơn bão biển.
H: Ý chính đoạn 3 là gì? (Con người quyết chiến quyết thắng cơn bã)
-H: Bài tập đọc Thắng biển nói lên điều gì?
Đại ý : Bài văn ca ngợi lòng dũng cảm ,ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống bình yên.
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
-Gọi 3 HS đọc từng đoạn , cả lớp theo dõi , tìm cách đọc hay.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm 1đoạn 
-GV đọc mẫu.
-Yêu cầu HS đọc nhóm đôi.
-Gọi HS thi đọc diễn cảm.
-Nhận xét cho điểm HS.
-HS đánh dấu vào sách.
-HS đọc nối tiếp.
-HS đọc nhóm đôi.
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS nghe.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS trả lời, nhận xét. 
-Một số HS nêu.
-HS đọc thầm.
-HS trả lời, nhận xét. 
-Một số Hs nêu.
-HS trả lời, nhận xét. 
-Một số HS nêu.
-HS đọc nối tiếp
-HS nghe.
-Đọc nhóm đôi.
-Một số HS thi đọc.
3. Củng cố, dặn dò:
+ Cuộc tấn công dữ dội cơn bão biển được tấn công như thế nào?
+ Ý nghĩa của bài nói lên điều gì? 
-GV nhận xét tiết học .
-Học bài và chuẩn bị bài : Ga – vrốt ngoài chiến luỹ. 
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
Điều chỉnh- Bổ sung:
TẬP ĐỌC
GA- VRỐT NGOÀI CHIẾN LŨY (TIẾT 52)
I. MỤC TIÊU:
-Đọc đúng các từ ngữ:chiến luỹ, mười lăm phút nữa, mưa đạn, góc cửa, dốc cạn.Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả hình ảnh chú bé nhặt đạn ch nghĩa quân dưới làn mưa đạn.
-Hiểu nghĩa các từ:chiến luỹ, thấp thoáng,nghĩa quân, thiên thần, ú tim.
-Nắm được nội dung bài:Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga- vrốt.
II. CHUẨN BỊ: -Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
 Gọi HS đọc bài Thắng biển và trả lời câu hỏi.
+ Cuộc tấn công dữ dội cơn bão biển được tấn công như thế nào?
+ Ý nghĩa của bài nói lên điều gì? 
+ 1HS đọc cả bài
GV nhận xét ghi điểm.
-2HS đọc nối tiếp, trả lời câu hỏi.
-1 HS đọc cả bài, nêu ý chính.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1: Luyện đọc
-GV chia đoạn
+Đoạn 1:Từ đầu -> mưa đạn.
+Đoạn 2:Tiếp theo -> Ga-vrốt nói.
+Đoạn 3: còn lại.
 -Gọi học sinh đọc nối tiếp từng đoạn 3lần ,nkết hợp sửa phát âm, ngắt giọng cho học sinh- đồng thời g/v ghi lên bảng.Giải nghĩa từ khó SGK
-Đọc nhóm đôi.
-Gọi một học sinh đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài.
-Giáo viên đọc mẫu bài với giọng kể chuyện thể hiện tình cảm và tinh thần dũng cảm của Ga-vrốt trên chiến luỹ.
.HĐ2: Tìm hiểu bài.
-Yêu cầu h/s đọc đoạn 1.
H: Ga-vrốt ra ngoài chiến luỹ để làm gì?
H:Đoạn 1 cho ta biết điều gì? (Lí do Ga-vrốt ra ngoài chiến luỹ.)
-Gọi 1 h/s đọc đoạn 2.
H: Tìm những chi tiết thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt ?
(-Bóng cậu thấp thoáng dưới làn mưa đạn ,chú bé dốc vào miêïng giỏ những chiếc bao đầy đạn của bọn lính chết ngoài chiến luỹ, Cuốc – phây- rắc thét lên, giục cậu quay vào chiến luỹ nhưng cậu vẫn nán lại nhặt đạn, cậu phốc ra, lui, tới, cậu chơi trò ú tim với cái chết.)
H:Vì sao tác giả lại nói Ga-vrốt là một thiên thần ?
(-Vì Ga-vrốt giống như các thiên thần, có phép thuật, không bao giờ chết.
+Vì bóng cậu nhỏ bé, lúc ẩn lúc hiện trong khói đạn như thiên thần.
+Vì chú không sợ chết, đạn đuổi theo Ga-vrốt, chú chạy nhanh hơn đạn, chơi trò ú tim với cái chết.)
H:Em có cảm nghĩ gì về nhân vật Ga-vrốt?
(-Ga-vrốt là một thanh niên anh hùng, không sợ nguy hiểm đến thân mình lo cho nghĩa quân không còn đạn để tiếp tục chiến đấu)
H: Đoạn này nói lên điều gì? 
(Nói lên tinh thần dũng cảm của Ga-vrốt)
-GV yêu cầu HS tìm nội dung bài.
HĐ3:Đọc diễn cảm.
-Gọi 2 h/s đọc nối tiếp bài cả lớp đọc thầm để tìm ra giọng đọc hay.
-Hướng dẫn đọc diễn cảm một đoạn. 
-GV đọc mẫu.
-Yêu cầu HS đọc nhóm đôi.
-Gọi HS thi đọc diễn cảm.
-Nhận xét cho điểm HS.
-HS đánh dấu vào sách.
-HS đọc nối tiếp.
-HS đọc nhóm đôi.
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS nghe.
-HS đọc thầm.
-HS trả lời, nhận xét. 
-Một số HS nêu.
HS đọc thầm.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS trả lời, nhận xét. 
-Một số HS nêu.
-HS nghe.
-Đọc nhóm đôi.
-3 HS thi đọc.
3. Củng cố, dặn dò:
+ Vì sa ... ả quan sát được, yêu cầu HS rút ra kết luận .
Bước 2 :HS quan sát nhiệt kế (theo nhóm ).GV hướng dẫn HS quan sát cột chất trong ống ;nhúng bầu nhiệt kế vào nước ấm để thấy cột chất lỏng dâng lên.
Sau đó HS trả lời câu hỏi trong SGK.
-GV kết luận: Khi dùng nhiệt kế để đo các vật nóng , lạnh khác nhau, chất lỏng trong ống sẽ nở ra hay co lại khác nhau nên mực chất lỏng trong ống nhiệt kế cũng khác nhau. Vật càng nóng, mực chất lỏng trong ống nhiệt kế càng cao. Dựa vào mực chất lỏng này, ta có thể biết được nhiệt độ của vật .
H:Tại sao khi đun nước không nên đổ đầy nước vào ấm?
-GV kết luận như mục Bạn cần biết trong SGK.
-Gọi HS đọc bài học trong SGK.
-HS chia nhóm.
-Thảo luận nhóm, dự đoán, làm thí nghiệm, so sánh.
-Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
-HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
-HS chia nhóm.
-1 HS đọc. Lớp theo dõi.
-Một số HS nêu.
-HS làm thí nghiệm theo nhóm.
-HS nghe.
-HS qua sát nhiệt kế.
-HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
-HS nghe.
-HS trả lời.
-HS nghe.
-2 HS đọc, lớp theo dõi.
3. Củng cố, dặn dò:
 -Nêu ví dụ về các vật nóng lên hoặc lạnh đi, về sự truyền nhiệt?
-GV hệ thống bài học -Nhận xét tiết học.
-Dặn về học bài và chuẩn bị bài sau .
-HS nêu, nhận xét.
-HS nghe.
Điều chỉnh- Bổ sung:
KHOA HỌC
VẬT DẪN NHIỆT VÀ CÁCH NHIỆT (TIẾT 52)
I. MỤC TIÊU:
-HS biết được những vật dẫn nhiệt tốt ( kim loại,: nhôm, đồng)những vật dẫn nhiệt kém (gỗ, nhựa, bông, len, rơm). Giải thích được môït số hiện tượng đơn giản liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật liệu.
-Hiểu và sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt và biết cáh sử dụng chúng trong những trường hợp liên quan đến đời sống.
-GDHS cẩn thân trong việc sử dụng các vật dẫn nhiệt, tránh tai nạn khi sử dụng chúng.
II. CHUẨN BỊ: -Cốc, thìa nhôm, thìa nhựa, nhiệt kế, nước nóng, nồi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
 -Tại sao khi ta đun nước, không nên đổ đầy nước trong ấm?
-Tại sao khi ta bị sốt người ta thường dùng túi nước lạn chườm lên trán?
-Đọc thuộc ghi nhớ.
-GV nhận xét, ghi điểm.
-3 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt.
*Mục tiêu: HS biết được có những vật dẫn nhiệt tốt,và những vật dẫn nhiệt kém.
-Gọi HS đọc thí nghiệm trang104 và trình bày ø kết qủa.
-Tại sao thìa nhôm lại nóng lên?
-Cho HS quan sát xoong, nồi.
-Xoong và quai làm bằng chất liệu gì? Chất đó dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém? Vì sao lại dùng chất liệu đó?
(- Xoong làm bằng nhôm, gang, inôc đây là những chất dẫn nhiệt tốt để nấu nhanh. Quai xoong làm bằng nhựa, đây là vật cách nhiệt, không bị nóng)
-Hãy giải thích tại sao vào những hôm trời rét, chạm tay vào ghế sắt tay ta có cảm giác lạnh?
(Là do sắt dẫn nhiệt tốt nên tay ta ấmđã truyền nhiệt cho ghế sắt. Ghế sắt là vật lạnh hơn, do đó tay ta có cảm giác lạnh.)
-Tại sao khi ta chạm tay vào ghế gỗ tay ta không có cảm giác lạnh bằng khi ta chạm vào ghế sắt?
(Khi ta chạm tay vào ghế gỗ tay ta không có cảm giác lạnh bằng khi ta chạm vào ghế sắt vì gỗ là vật dẫn nhiệt kém nên tay ta không bị mất nhiệt nhanh như khi ta chạm vào sắt.)
HĐ2:Tính cách nhiệt của không khí.
*Mục tiêu: Nêu được ví dụvề việc vận dụng tính cách nhiệt của không khí.
-GV đưa giỏ ấm đựng bình trà cho HS quan sát.
-Bên trong giỏ ấm đựng thường làm bằng gì? Sử dụng vật liệu đó có ích lợi gì? (xốp, bông, len, dạ)
-Giữa các chất liệu như xốp, bông, len, dạcó nhiều chỗ rỗng không?
-Trong các chỗ rỗng có chứa những gì?
-Không khí là chất dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém?
-GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm (trang 105) theo nhóm.
-GV đi từng nhóm hướng dẫn, giúp đỡ HS.
-Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm.
-GV chốt: Nước trong cốc được quấn giấy báo nhăn và cốc không buộc chặt còn nóng hơn cốc trong cốc quấn giấy báo thường và quấn chặt.
-Vậy tại sao nước trong cốc quấn báo nhăn, quấn báo lỏng còn nóng hơn?
(-Vì giữa các lớp báo quấn lỏng có chứa rất nhiều không khí nên nhiệt độ của nước truyền qua cốc, lớp giấy báo và truyền ra ngoài môi trường ít hơn, chậm hơn nên nó nóng hơn.)
-Không khí là vật cách nhiệt hay vật dẫn nhiệt?
( Không khí là vật cách nhiệt.)
-1 HS đọc, lớp theo dõi.
-HS trả lời.
-HS quan sát.
-HS trả lời, nhận xét.
-HS nghe.
-HS trả lời, nhận xét.
-HS nghe.
-HS trả lời, nhận xét.
-HS nghe.
-HS qua sát.
-HS lần lượt trả lời, nhận xét.
-Làm thí nghiệm theo nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
-HS nghe.
-HS lần lượt trả lời, nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò:
-Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK.
-Tại sao khi mở vung xoong, nồi bằng nhôm, gang ta phải dùng lót tay?
-GV nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài “ Các nguồn nhiệt”.
-1 HS đọc, lớp theo dõi.
-HS trả lời, nhận xét.
-HS nghe.
Điều chỉnh- Bổ sung:
ĐỊA LÍ
DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (TIẾT 26)
I. MỤC TIÊU:
-Học xong bài này HS biết :dựa vào BĐ, lược đồ, chỉ và đọc tên các ĐB ở duyên hải miền Trung.
-Duyên hải miền Trung có nhiều ĐB nhỏ, hẹp, nối với nhau tạo thành dải ĐB với nhiều đồi cát ven biển .
-Nhận xét lược đồ, ảnh, bảng số liệu để biết đặc điểm nêu trên .
-Chia sẻ với người dân miền Trung về những khó khăn do thiên tai gây ra.
II. CHUẨN BỊ:
-BĐ Địa lí tự nhiên VN, BĐ kinh tế chung VN .
-Aûnh thiên duyên hải miền Trung: bãi biển phẳng, bờ biển dốc, có nhiều khối đá nổi ven bờ ; Cánh đồng trồng màu, đầm phá, rừng phi lao trên đồi cát .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ: Bài Ôn tập .
 -Nêu những điểm giống nhau của ĐBBB và ĐBNB (về địa hình, đất đai, khí hậu, sông ngòi)
-Nêu những điểm khác nhau của ĐBBB và ĐBNB (về địa hình, đất đai, khí hậu, sông ngòi)
-GV nhận xét, ghi điểm.
-1 HS trả lời.
-2 HS trả lời.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
1/.Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển :
 *Hoạt động cả lớp: 
 GV chỉ trên BĐ kinh tế chung VN tuyến đường sắt, đường bộ từ HN qua suốt dọc duyên hải miền Trung để đến TPHCM (hoặc ngược lại);
- ĐB duyên hải miền trung nằm ơ đâu?û(phần giữa của lãnh thổ VN) 
-Phía đông, tây, nam, bắc của ĐBDHMT giáp với những gì? (Bắc giáp ĐB Bắc Bộ ,phía Nam giáp ĐB Nam Bộ; Phía tây là đồi núi thuộc dãy Trường Sơn; Phía Đông là biển Đông.)
 -GV yêu cầu các nhóm HS đọc câu hỏi, quan sát lược đồ, ảnh trong SGK, trao đổi với nhau về tên, vị trí, độ lớn của các đồng bằng ở duyên hải miền Trung (so với ĐB Bắc Bộ và Nam Bộ). 
-Chỉ vị trí các đồng bằng DHMT trên bản đồ.
 +Nhận xét: Các ĐB nhỏ, hẹp cách nhau bởi các dãy núi lan ra sát biển.
 -GV nên bổ sung: Các ĐB được gọi theo tên của tỉnh có ĐB đó. Đồng bằng duyên hải miền Trung chỉ gồm các ĐB nhỏ hẹp, song tổng điện tích cũng khá lớn, gần bằng diện tích ĐB Bắc Bộ .
 -GV yêu cầu HS một số nhóm nhắc lại ngắn gọn đặc điểm của đồng bằng duyên hải miền Trung.
 -GV cho cả lớp quan sát một số ảnh về đầm phá, cồn cát được trồng phi lao ở duyên hải miền Trung
 -GV giới thiệu kí hiệu núi lan ra biển để HS thấy rõ thêm lí do vì sao các đồng bằng miền Trung lại nhỏ, hẹp.
 2/.Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam :
 *Hoạt động cả lớp hoặc từng cặp: 
-GV yêu cầu HS quan sát lược đồ hình 1 SGK. 
-Em hãy chỉ và đọc được tên dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân, TP Huế, TP Đà Nẵng trên lược đồ.
-Dựa vào hình 4 mô tả đường đèo Hải Vân: (nằm trên sườn núi, đường uốn lượn, bên trái là sườn núi cao, bên phải sườn núi dốc xuống biển).
 -GV giải thích vai trò “bức tường” chắn gió của dãy Bạch Mã. GV nói thêm: tuyến đường hầm qua đèo Hải Vân được xây dựng vừa rất ngắn vừa dễ đi, hạn chế được tắc nghẽn giao thông do đất đá ở vách núi đổ xuống hoặc cả đoạn đường bị sụt lở vì mưa lớn.
 -Khí hậu giữa phía bắc và nam dãy Bạch Mãrất khác nhau thể hiện ở nhiệt độ. Nhiệt độ trung bình tháng 1 của Đà Nẵng không thấp hơn 200c, trong khi của Huế xuống dưới 200c; Nhiệt độ trung bình tháng 7 của hai TP này đều cao và chênh lệch không đáng kể, khoảng 290c.
 -GV nêu gió tây nam vào mùa hạ đã gây mưa ở sườn tây Trường Sơn khi vượt dãy Trường Sơn gió trở nên khô, nóng. Gió này người dân thường gọi là “gió Lào” do có hướng thổi từ Lào sang .Gió đông ,đông nam thổi vào cuối năm mang theo nhiều hơi nước của biển và thường gây mưa . sông miền Trung ngắn nên vào mùa mưa , những cơn mưa như trút nước trên sườn đông của dãy Trường Sơn tạo nguồn nước lớn đổ dồn về ĐB và thường gây lũ lụt đột ngột .
-HS theo dõi.
-HS trả lời, nhận xét.
-HS trả lời, nhận xét.
-HS đọc câu hỏi, quan sát lược đồ, trả lời câu hỏi, nhận xét.
-HS lên chỉ trên bản đồ.
-HS nghe.
-HS trả lời, nhận xét.
-HS quan sát.
-HS nghe và theo dõi.
-HS quan sát hình 1.
-HS chỉ lược đồ và đọc tên các dãy núi, nhận xét.
-HS mô tả, nhận xét, bổ sung.
-HS nghe.
-HS nghe.
-HS nghe.
3. Củng cố, dặn dò:
-Gọi HS đọc ghi nhớ. 
+Nêu nhận xét của em về đồng bằng duyên hải miền Trung?
 -Nhận xét tiết học.
 -Về học bài và chuẩn bị bài: “Người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung”.
-1 HS đọc, lớp theo dõi.
-HS nêu.
-HS nghe.
Điều chỉnh- Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_26_tran_thanh_son.doc