Giáo án Khối 4 - Tuần 28 - Năm học 2011-2012 (Bản 3 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 28 - Năm học 2011-2012 (Bản 3 cột)

Đạo đức (tiết 28)

TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

 - Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông (những quy định có liên quan tới học sinh).

 - Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông.

 - Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hàng ngày.

 * Giáo dục kĩ năng sống:

 ● Kĩ năng tham gia giao thông đúng luật.

● Kĩ năng phê phán những hành vi vi phạm Luật Giao thông.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Sách giáo khoa, phiếu câu hỏi

- Đồ dùng hoá trang để chơi đóng vai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 40 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 338Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 28 - Năm học 2011-2012 (Bản 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/03/2012
Ngày dạy: 23/03/2012
Địa lí (tiết 28)
NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
 Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I. MỤC TIÊU:
	- Biết người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu của đồng bằng duyên hải miển Trung.
	- Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản,
* Giáo dục bảo vệ môi trường:
	● Ô nhiễm không khí, nước do sinh hoạt của con người. Cần bảo vệ môi trường.
● Nâng cao dân trí.
● Giảm tỉ lệ sinh.
● Khai thác thủy sản hợp lý.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam.
Tranh ảnh một số địa điểm du lịch ở duyên hải miền Trung, một số nhà nghỉ đẹp; lễ hội của người dân miền Trung (đặc biệt là ở Huế).
Mẫu vật: tôm, cua, muối, đường mía hoặc một số sản phẩm được làm từ đường mía và một số thìa nhỏ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
5’
1’
13’
14’
5’
1’
1) Ổn định: 
2) Kiểm tra bài cũ: Dải đồng bằng duyên hải miền Trung (tiết 1)
- Dựa vào lược đồ, kể tên các đồng bằng theo thứ tự từ Nam ra Bắc?
- Vì sao sông miền Trung thường gây lũ lụt vào mùa mưa?
- So sánh đặc điểm của gió thổi đến các tỉnh duyên hải miền Trung vào mùa hạ và mùa 
thu đông?
- Giáo viên nhận xét
3) Dạy bài mới:
 Giới thiệu bài: Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyen hải miền Trung (tiết 1)
 Với đặc điểm đồng bằng và khí hậu nóng như vậy, người dân ở đây sống và sinh hoạt như thế nào?
Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp
- Giáo viên treo lược đồ miền Trung và bản đồ dân cư Việt Nam và hỏi:
 + Hãy kể tên các tỉnh ở miền Trung từ Bắc vào Nam?
 + Dân cư ở đây phân bố như thế nào?
- GV chỉ trên bản đồ cho HS thấy mức độ tập trung dân được biểu hiện bằng các kí hiệu hình tròn thưa hay dày 
 + So với vùng đồng bằng Bắc Bộ thì dân cư ở đây như thế nào?
 + Ở miền Trung có những dân tộc nào sinh sống?
 + Các dân tộc sinh sống với nhau như thế nào?
 + Quan sát hình 1, 2 nhận xét trang phục của phụ nữ Kinh và phụ nữ Chăm?
 GV bổ sung thêm: Trang phục hàng ngày của người Kinh , người Chăm gần giống nhau như áo sơ mi , quần dài để thuận tiện trong lao động sản xuất .
 Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm 
- Yêu cầu học sinh các nhóm đọc ghi chú các ảnh từ hình 3 đến hình 8 và cho biết tên các hoạt động sản xuất tương ứng.
- Giáo viên ghi sẵn trên bảng bốn cột, yêu cầu học sinh lên bảng điền vào tên các hoạt động sản xuất tương ứng với các ảnh mà HS quan sát.
- Giáo viên giải thích thêm:
 + Tại hồ nuôi tôm người ta đặt các guồng quay để tăng lượng không khí trong nước, làm cho tôm nuôi phát triển tốt hơn.
 + Để làm muối, người dân phơi nước biển cho bay bớt hơi nước còn lại nước biển mặn sau đó dẫn vào ruộng bằng phẳng để nước chạt bốc hơi nước tiếp, còn lại muối đọng trên ruộng và được vun thành từng đống 
- Các hoạt động sản xuất của người dân ở đây chủ yếu làgì?
 Vì sao người dân ở đây lại có những hoạt động sản xuất này” .
- Yêu cầu học sinh dựa bảng thống kê nêu lại. Tên ngành sản xuất và điều kiện để sản xuất từng ngành.
4) Củng cố:
- Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản,
- Liên hệ giáo dục học sinh bảo vệ môi trường, giảm tỉ lệ sinh, nâng cao dân trí, khai thác thủy sản hợp lý.
- GV kết luận: Mặc dù thiên nhiên thường gây bão lụt và khô hạn, người dân miền Trung vẫn cố gắng vượt qua khó khăn, luôn khai thác các điều kiện để sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ nhân dân trong vùng và bán cho nhân dân ở các vùng khác.
5) Nhận xét, dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Dặn học sinh chuẩn bị bài: Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung (tiết 2)
- Hát tập thể
- Học sinh trả lời trước lớp
- Cả lớp chú ý theo dõi
 Học sinh quan sát lược đồ miền Trung và bản đồ dân cư VN và trả lời
 + Học sinh nêu trước lớp
Dân cư ở đây phân bố không đều, tập trung đông đúc ở vùng ven biển, ở vùng núi thưa hơn.
So với vùng đồng bằng Bắc Bộ thì dân cư ở đây thưa hơn.
Ở miền Trung chủ yếu là người Kinh, Chăm và một số dân tộc ít người sinh sống.
Họ cùng sinh sống ben nhau hoà thuận.
Phụ nữ Kinh mặc áo dài cổ cao, phụ nữ Chăm mặc áo váy dài, có đai thắt ngang, khăn choàng đầu.
- Học sinh đọc và nêu các hoạt động sản xuất 
- HS các nhóm quan sát và trả lời:
 Trồng trọt: Mía, lúa, ngô, lạc, 
Chăn nuôi:Gia súc: bò, trâu,
Nuôi trồng đánh bắt thủy sản: Đánh bắt cá, nuôi tôm,..
Ngành khác: Làm muối
- Học sinh theo dõi
- Các hoạt động sản xuất của người dân ở đây chủ yếu thuộc ngành nông – ngư nghiệp.
- Vì có đất phù sa tương đối màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, phù hợp cho việc trồng mía, lúa, ngô. Đất cát pha, khí hậu nóng thích hợp cho trồng lạc. 
- Nuôi, đánh bắt thuỷ sản: Có nhiều biển, đầm, phá, sông.. Người dân có kinh nghiệm nuôi trồng, đánh bắt, và chế biến thuỷ sản.
- Làm muối: Nước biển mặn, nhiều nắng.
- Học sinh thực hiện 
- Học sinh lắng nghe và nêu lại
- Cả lớp chú ý theo dõi
Ngày soạn: 17/ 03/ 2012
Ngày dạy: 19/ 03/ 2012
Đạo đức (tiết 28)
TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
	- Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông (những quy định có liên quan tới học sinh).
	- Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông.
	- Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hàng ngày.
	* Giáo dục kĩ năng sống:
	● Kĩ năng tham gia giao thông đúng luật.
● Kĩ năng phê phán những hành vi vi phạm Luật Giao thông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Sách giáo khoa, phiếu câu hỏi
- Đồ dùng hoá trang để chơi đóng vai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
10’
10’
9’
4’
1’
1) Ổn định: 
2) Kiểm tra bài cũ: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (tiết 2)
- Vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo ? 
- Các em có thể và cần tham gia những hoạt động nhân đạo nào ? 
- Kể các hoạt động nhân đạo mà các em đã làm trong tuần qua ?
3) Dạy bài mới :
 Giới thiệu bài: Tôn trọng Luật Giao thông (tiết 1)
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (Thông tin tranh 40 SGK)
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi về nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông, cách tham gia giao thông an toàn . 
- Mời đại diện các nhóm lên trình bày
- Nhận xét, bổ sung
à GV kết luận : 
+ Tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả : tổn thất về người và của ( người chết, người bị thương, bị tàn tật, xe bị hỏng, giao thông bị ngừng trệä, . . ) 
+ Tai nạn giao thông xảy ra do nhiều nguyên nhân: do thiên tai (bão lụt, động đất, sạt lỡ núi . . .), nhưng chủ yếu là do con người (lái nhanh, vượt ẩu, không làm chủ phương tiện, không chấp hành đúng Luật Giao thông, )
+ Mọi người dân đều có trách nhiện tôn trọng và chấp hành Luật Giao thông. 
- Yêu cầu học sinh đọc phần Ghi nhớ 
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (bài tập 1 trong SGK )
- Chia HS thành các nhóm đôi và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm .
- Mời đại diện các nhóm lên trình bày
- Nhận xét, bổ sung
- GV kết luận: Những việc làm trong các tranh 2, 3, 4 là những việc làm nguy hiểm , cản trở giao thông. Những việc làm trong các tranh 1,5, 6 là các việc làm chấp hành đúng Luật Giao thông. 
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (bài tập 2 SGK)
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống. 
- Mời đại diện các nhóm lên trình bày
- Nhận xét, bổ sung
à GV kết luận:
+ Các việc làm trong các tình huống của bài tập 2 là những việc làm dễ gây tai nạn giao thông, nguy hiểm đến tính mạng và sức khoẻ con người.
+ Luật Giao thông cần thực hiện ở mọi nơi và mọi lúc .
4) Củng cố: 
* Giáo dục kĩ năng sống:
	● Kĩ năng tham gia giao thông đúng luật.
● Kĩ năng phê phán những hành vi vi phạm Luật Giao thông.
- Yêu cầu học sinh đọc lại phần Ghi nhớ
- Tìm hiểu các biển báo giao thông nơi em thường qua lại, ý nghĩa và tác dụng của các biển báo.
5) Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Các nhóm chuẩn bị bài tập 4, SGK.
- Hát tập thể
- Học sinh trả lời trước lớp
- Cả lớp chú ý theo dõi
- Các nhóm nhận yêu cầu và thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác bổ sung chất vấn.
- Nhận xét, bổ sung
- Cả lớp chú ý theo dõi
- Học sinh đọc phần Ghi nhớ 
- Từng nhóm học sinh xem xét từng bức tranh để tìm hiểu: Bức tranh định nói về điều gì? Những việc làm đó đã theo đúng Luật Giao thông chưa? Nên làm thế nào thì đúng Luật Giao thông?
- Một số nhóm lên trình bày kết quả làm việc. Các nhóm khác chất vấn , bổ sung.
- Nhận xét, bổ sung
- Cả lớp theo dõi
- Học sinh dự đoán kết quả của từng tình huống . 
- Các nhóm trính bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác bổ sung và chất vấn.
- Nhận xét, bổ sung
- Học sinh theo dõi và đọc Ghi nhớ trong SGK.
- Học sinh thực hiện
- Cả lớp chú ý theo dõi
Ngày soạn: 17/03/2012
Ngày dạy: 20/03/2012
Khoa học (tiết 55)
ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG 
I. MỤC TIÊU: Ôn tập về:
	- Ca ... a Khôi là mấy phần?
- Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ đoạn thẳng
- Hướng dẫn HS giải:
+ Có tất cả bao nhiêu phần bằng nhau?
+ Tìm giá trị của 1 phần?
+ Tìm số vở của Minh?
+ Tìm số vở của Khôi?
 3.3/ Thực hành:
Bài tập 1:
- Mời học sinh đọc đề bài toán
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, tóm tắt bài toán và nêu cách giải
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở 	
- Mời học sinh trình bày bài giải
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
Bài giải
Ta có sơ đồ: 
 Số bé : 333 
 Số lớn:
Theo sơ đồ ta có, tổng số phần bằng nhau:
2 + 7 = 9(phần)
Số bé là : (333 : 9) x 2 = 74
Số lớn là: 333 - 74 = 259
Đáp số : Số bé: 74
 Số lớn: 259
Bài tập 2: (dành cho HS giỏi)
- Mời học sinh đọc đề bài toán
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, tóm tắt bài toán và nêu cách giải
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở 	
- Mời học sinh trình bày bài giải
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
Bài giải
Ta có sơ đồ: 
 Kho thứ nhất : 125 tấn 
 Kho thứ hai: 
Theo sơ đồ ta có, tổng số phần bằng nhau:
3 + 2 = 5(phần)
Số thóc kho thứ nhất chứa là:
(125 : 5) x 3 = 75( tấn)
Số thóc kho thứ hai chứa là:
125 – 75 = 50( tấn)
 Đáp số: 75 tấn ; 50 tấn
Bài tập 3: (dành cho HS giỏi)
- Mời học sinh đọc đề bài toán
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, tóm tắt bài toán và nêu cách giải
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở 	
- Mời học sinh trình bày bài giải
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
Bài giải
Số lớn nhất có hai chữ số là 99
Ta có sơ đồ: 
 Số bé : 99 
 Số lớn:
Theo sơ đồ ta có, tổng số phần bằng nhau:
4 +5 = 9(phần)
Số bé là : (99 : 9) x 4 = 44
Số lớn là: 99 - 44 = 55
Đáp số : Số bé : 44
 Số lớn: 55
 3.4/ Củng cố:
 Yêu cầu học sinh nêu lại cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. 
 3.5/ Nhận xét, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Luyện tập 
- Hát tập thể
- Học sinh thực hiện
- Cả lớp chú ý theo dõi
- Học sinh đọc đề toán
- HS: Số bé 3 phần, số lớn 5 phần.
- Học sinh vẽ sơ đồ đoạn thẳng
 Số bé 3 phần, số lớn 5 phần. 
- Học sinh thực hiện:
12 x 3 + 8 phần: 3 + 5 = 8 (phần)
 + 96 : 8 x 3 = 36 
 + 96 - 36 = 60 
- Học sinh đọc đề toán
- Minh 2 phần, Khôi 3 phần. 
- Học sinh vẽ sơ đồ như SGK.
- Học sinh thực hiện:
 + 5 phần : 2 + 3 = 5 (phần)
 + 5 x 2 = 10 (quyển )
 + 25 - 10 = 15 (quyển )
- Học sinh đọc đề toán
- Học sinh tìm hiểu đề, tóm tắt
- Cả lớp làm bài vào vở
- Học sinh trình bày bài giải 
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
- Học sinh đọc đề toán
- Học sinh tìm hiểu đề, tóm tắt
- Cả lớp làm bài vào vở
- Học sinh trình bày bài giải 
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
- Học sinh đọc đề toán
- Học sinh tìm hiểu đề, tóm tắt
- Cả lớp làm bài vào vở
- Học sinh trình bày bài giải 
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
- Học sinh thực hiện 
- Cả lớp chú ý theo dõi
Ngày soạn: 17/03/2012
Ngày dạy: 22/03/2012
Toán (tiết 139) 
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Sách giáo khoa Toán 4, bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
29’
4’
1’
1) Ổn định: 
2) Kiểm tra bài cũ: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại cách tìm tỉ số theo yêu cầu cụ thể 
- Giáo viên nhận xét chung
3) Dạy bài mới: 
 3.1/ Giới thiệu bài: Luyện tập
 3.2/ Tổ chức học sinh làm bài tập:
Bài tập 1:
- Mời học sinh đọc đề toán, vẽ sơ đồ minh hoạ.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại các bước giải trước khi giải bài toán
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Mời học sinh trình bày bài giải
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
Bài giải
Ta có sơ đồ: 
 Số bé : 198 
 Số lớn:
Tổng số phần bằng nhau:
3 + 8 = 11(phần)
Số bé là : (198 : 11) x 3 = 54
Số lớn là: 198 - 54 = 144
Đáp số : Số bé : 54
 Số lớn: 144
Bài tập 2:
- Mời học sinh đọc đề toán, vẽ sơ đồ minh hoạ.
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước giải trước khi giải bài toán
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Mời học sinh trình bày bài giải
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
Bài giải
Ta có sơ đồ: 
 Số cam : 280 quả 
 Số quýt:
Tổng số phần bằng nhau:
2 + 5 = 7(phần)
Số quả cam có là : (280 : 7) x 2 = 80( quả)
Số quả quýt có là: 280 - 80 = 200(quả)
Đáp số : cam : 80 quả
 Quýt : 200 quả
Bài tập 3: (dành cho HS giỏi)
- Yêu cầu HS đọc đề toán, vẽ sơ đồ minh hoạ.
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước giải trước khi giải bài toán
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Mời học sinh trình bày bài giải
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
Bài tập 4: (dành cho HS giỏi)
- Mời học sinh nêu yêu cầu bài toán
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Mời học sinh trình bày bài giải
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
Bài giải
Nửa chu vi hình chữ nhật là :
350 : 2 = 175( m)
Ta có sơ đồ: 
 Chiều rộng: 175m 
 Chiều dài:
Tổng số phần bằng nhau:
3 +4 = 7(phần)
Chiều rộng hình chữ nhật là : 
(175 : 7) x 3 = 75( m)
Chiều dài hình chữ nhật là : 
175 - 75 = 100( m)
Đáp số : 75 m ; 100m.
 3.3/ Củng cố:
 Yêu cầu học sinh nêu lại cách tìm hai số khi tồng và tỉ số của hai số đó.
 3.4/ Nhận xét, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Luyện tập 
- Hát tập thể
- Học sinh thực hiện 
- Cả lớp chú ý theo dõi
- Học sinh đọc đề, vẽ sơ đồ
- Học sinh thực hiện
- Cả lớp làm bài vào vở
- Học sinh trình bày bài giải
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
- Học sinh đọc đề, vẽ sơ đồ
- Học sinh thực hiện
- Cả lớp làm bài vào vở
- Học sinh trình bày bài giải
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
- Học sinh đọc đề, vẽ sơ đồ
- Học sinh thực hiện
- Cả lớp làm bài vào vở
- Học sinh trình bày bài giải
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
Bài giải
Tổng số HS lớp 4A và lớp 4B có là:
32 + 34 = 66( học sinh)
 Số cây mỗi HS trồng được:
 330 : 66 = 5(cây)
 Số cây lớp 4A trồng được:
 5 x 34 = 170(cây)
 Số cây lớp 4B trồng được:
 5 x 32 = 160(cây)
 Đáp số : lớp 4A : 170 cây
 lớp 4B : 160 cây
- HS: Nêu bài toán rồi giải bài toán theo sơ đồ
- Cả lớp làm bài vào vở
- Học sinh trình bày bài giải
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
- Học sinh nêu trước lớp
- Cả lớp chú ý theo dõi
Ngày soạn: 17/03/2012
Ngày dạy: 23/03/2012
Toán (tiết 140) 
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Sách giáo khoa Toán 4, bảng phụ viết các bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
29’
4’
1’
1) Ổn định: 
2) Kiểm tra bài cũ: Luyện tập
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại cách tìm tỉ số theo yêu cầu cụ thể 
- Giáo viên nhận xét chung
3) Dạy bài mới: 
 3.1/ Giới thiệu bài: Luyện tập
 3.2/ Tổ chức học sinh làm bài tập:
Bài tập 1:
- Mời HS đọc đề toán, vẽ sơ đồ minh hoạ.
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước giải trước khi giải bài toán
- Yêu cầu sinh làm bài vào vở
- Mời học sinh trình bày bài giải
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
Bài giải
Ta có sơ đồ: 
 Đoạn thứ nhất : 28m 
 Đoạn thứ hai :
Tổng số phần bằng nhau:
 3 + 1 = 4(phần)
Độ dài đoạn thứ nhất là :
 (28 : 4) x 3 = 21( m)
 Độ dài đoạn thứ hai là :
 28 - 21 = 7( m)
 Đáp số : 21m ; 7m
Bài tập 2: (dành cho HS giỏi)
- Mời HS đọc đề toán, vẽ sơ đồ minh hoạ.
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước giải trước khi giải bài toán
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Mời học sinh trình bày bài giải
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
Bài tập 3:
- Mời HS đọc đề toán, vẽ sơ đồ minh hoạ.
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước giải trước khi giải bài toán
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Mời học sinh trình bày bài giải
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
Lưu ý : Cho HS giảm số lớn đi 5 lần thì được số bé tức số lớn gấp số bé 5 lần 
Bài giải
Giảm số lớn đi 5 lần thì được số bé tức là số lớn gấp số bé 5 lần
Ta có sơ đồ: 
 Số lớn:
 Số bé : 72 
Tổng số phần bằng nhau:
5 + 1 = 6(phần)
Số lớn là : (72 : 6) x 5 = 60
Số bé là: 60 : 5 = 12
Đáp số : Số bé : 12
 Số lớn: 60
Bài tập 4: (dành cho HS giỏi)
- Mời học sinh nêu yêu cầu bài toán
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Mời học sinh trình bày bài giải
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
 3.3/ Củng cố:
 Yêu cầu học sinh nêu lại cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của số hai số đó. 
 3.4/ Nhận xét, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung
- Hát tập thể
- Học sinh thực hiện 
- Cả lớp chú ý theo dõi
- Học sinh đọc đề, vẽ sơ đồ
- Học sinh thực hiện
- Cả lớp làm bài vào vở
- Học sinh trình bày bài giải
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
- Học sinh đọc đề, vẽ sơ đồ
- Học sinh thực hiện
- Cả lớp làm bài vào vở
- Học sinh trình bày bài giải
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
- Học sinh đọc đề, vẽ sơ đồ
- Học sinh thực hiện
- Cả lớp làm bài vào vở
- Học sinh trình bày bài giải
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
- Học sinh: Nêu bài toán rồi giải bài toán theo sơ đồ
- Cả lớp làm bài vào vở
- Học sinh trình bày bài giải
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
Bài giải
 Tổng số phần bằng nhau:
1 + 4 = 5(phần)
Số lít thùng thứ nhất đựng là:
180 : 5 = 36( l)
Số lít thùng thứ nhất đựng là:
36 x 4 = 144 ( l)
 Đáp số : 36l ; 144l.
- Học sinh thực hiện 
- Cả lớp chú ý theo dõi

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_28_nam_hoc_2011_2012_ban_3_cot.doc