ĐẠO ĐỨC : TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số qui định khi tham gia giao thông (Những qui định có lien quan đến HS)
- Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật giao thông và vi phạm Luật giao thông.
- Nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thong trong đời sống hang ngày; Biết nhắc nhở bạn bè cùng tôn trọng luật giao thông.
- HS biết tham gia giao thông an toàn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số biển báo giao thông.
- Đồ dùng hóa trang để chơi đóng vai.
III. Hoạt động trên lớp:
TUẦN 28 Thứ hai, ngày 26 tháng 03 năm 2012 HĐTT: NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN -------------------- ------------------ TẬP ĐỌC: ÔN TẬP GIỮA KÌ II (TIẾT 1) I. Mục tiêu: - Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ khoảng 85 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài ; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. * HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 85 tiếng /phút) - GD HS ý thức cao trong học tập. II. Đồ dùng dạy học: - 17 phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng theo đúng yêu câu trong đó: + 11 phiếu mỗi phiếu ghi tên 1 bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 27 + 6 phiếu - mỗi phiếu ghi tên 1 bài tập đọc có yêu cầu HTL. + Giấy khổ to kẻ sẵn bảng như BT2 và bút dạ. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1) Phần giới thiệu : * Ở tuần này các em sẽ ôn tập và kiểm tra lấy điểm giữa học kì II. 2) Kiểm tra tập đọc: - Kiểm tra số học sinh cả lớp. - Từng HS lên bốc thăm để chọn bài đọc. - Yêu cầu đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập. - Nêu câu hỏi về nội dung đoạn học sinh vừa đọc. - Theo dõi và ghi điểm. - Những em đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại. 3) Lập bảng tổng kết: - Các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm "Người ta là hoa của đất " - HS đọc yêu cầu. - Những bài tập đọc nào là truyện kể trong chủ đề trên ? _ HS tự làm bài trong nhóm. + Nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng đọc phiếu các nhóm khác, nhận xet, bổ sung. + Nhận xét lời giải đúng. 3) Củng cố dặn dò: *Nhắc về nhà tiếp tục đọc lại các bài tập đọc đã học từ đầu năm đến nay nhiều lần để tiết sau tiếp tục kiểm tra. - Xem lại 3 kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai là gì? Ai thế nào?) - Nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn dò học sinh về nhà học bài - HS lắng nghe. - Lần lượt từng em khi nghe gọi tên lên bốc thăm chọn bài, về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút. - Lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu. - Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc. - Học sinh đọc. + Bài tập đọc: Bốn anh tài - Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa. - 4 em đọc lại truyện kể, trao đổi và làm bài. - Cử đại diện lên dán phiếu, đọc phiếu. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. Tên bài Tác giả Nộidung Nhân vật Bốn anh tài Truyện cổ dân tộc Tày Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa: trừ ác cứ dân lành của bốn anh em Cẩu Khây Cẩu Khây- Nắm Tay Đóng Cọc. Lấy Tai Tat Nước , Móng Tay Đục Máng, bà lão chăn bò, Yêu tinh Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước. Trần Đại Nghĩa + 2 HS nhận xét bài bạn trên bảng. - HS cả lớp. -------------------- ------------------ ĐẠO ĐỨC : TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG I. Mục tiêu: - Nêu được một số qui định khi tham gia giao thông (Những qui định có lien quan đến HS) - Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật giao thông và vi phạm Luật giao thông. - Nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thong trong đời sống hang ngày; Biết nhắc nhở bạn bè cùng tôn trọng luật giao thông. - HS biết tham gia giao thông an toàn. II. Đồ dùng dạy học: - Một số biển báo giao thông. - Đồ dùng hóa trang để chơi đóng vai. III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: 2. KTBC: 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Nội dung: * Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (thông tin- SGK/40) - GV chia HS làm 4 nhóm, cho các nhóm đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi về nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông, cách tham gia giao thông an toàn. - GV kết luận: * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Bài tập 1- SGK/41) - GV chia HS thành các nhóm đôi và giao nhiệm vụ cho các nhóm. Những tranh nào ở SGK/41 thể hiện việc thực hiện đúng Luật giao thông? Vì sao? - GV mời một số nhóm HS lên trình bày kết quả làm việc. - GV kết luận: Những việc làm trong các tranh 2, 3, 4 là những việc làm nguy hiểm, cản trở giao thông. Những việc làm trong các tranh 1, 5, 6 là các việc làm chấp hành đúng Luật giao thông. * Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK/42) - GV chia 7 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống. ? Điều gì sẽ xảy ra trong các tình huống sau: a. Một nhóm HS đang đá bóng giữa đường. b. Hai bạn đang ngồi chơi trên đường tàu hỏa. c. Hai người đang phơi rơm rạ trên đường quốc lộ. d. Một nhóm thiếu niên đang đứng xem và cổ vũ cho đám thanh niên đua xe máy trái phép. đ. HS tan trường đang tụ tập dưới lòng đường trước cổng trường. e. Để trâu bò đi lung tung trên đường quốc lộ. g. Đò qua sông chở quá số người quy định. - GV kết luận: các việc làm trong các tình huống của bài tập 2 là những việc làm dễ gây tai nạn giao thông, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng con người. Luật giao thông cần thực hiện ở mọi lúc mọi nơi. 4. Củng cố - Dặn dò: - Tìm hiểu các biển báo giao thông nơi em thường qua lại, ý nghĩa và tác dụng của các biển báo. - Chuẩn bị bài tập 4 - SGK/42. - HS thực hiện yêu cầu. - HS khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. - Các nhóm HS thảo luận. - Từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - Các nhóm khác bổ sung và chất vấn. - HS lắng nghe. - Từng nhóm HS xem xét tranh để tìm hiểu: Bức tranh định nói về điều gì? Những việc làm đó đã theo đúng Luật giao thông chưa? Nên làm thế nào thì đúng Luật giao thông? - HS trình bày kết quả. Các nhóm khác chất vấn và bổ sung. - HS lắng nghe. - HS các nhóm thảo luận. - HS dự đoán kết quả của từng tình huống. - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Các nhóm khác bổ sung và chất vấn. - HS lắng nghe. - HS cả lớp thực hiện. TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Nhận biết được một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi. - Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi. - GD HS tính cẩn thận, chính xác khi làm toán. II. Đồ dùng dạy học: - Chuẩn bị các mảnh bìa hoặc giấy màu. - Bộ đồ dạy - học toán lớp 4. - Giấy kẻ ô li, cạnh 1 cm, thước kẻ, e ke và kéo. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới a) Giới thiệu bài: b) Thực hành: *Bài 1 : - HS nêu đề bài. + GV vẽ hình như SGK lên bảng. A B C D - Quan sát hình vẽ của hình chữ nhật ABCD, lần lượt đối chiếu các câu a), b), c), d) với các đặc điểm đã biết của hình chữ nhật. Từ đó xác định câu nào là phát biểu đúng, câu nào là phát biểu sai rồi chọn chữ tương ứng. - Gọi 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. - Nhận xét bài làm học sinh. - Bài tập này giúp em củng cố điều gì ? *Bài 2 : - HS nêu đề bài. + GV vẽ hình như SGK lên bảng. - Quan sát hình thoi PQSR lần lượt đối chiếu các câu a) , b) , c) , d) với các đặc điểm đã biết của hình thoi. Từ đó xác định câu nào là phát biểu đúng, câu nào là phát biểu sai rồi chọn chữ tương ứng. - HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. - Nhận xét bài làm HS. - Bài tập này giúp em củng cố điều gì ? * Bài 3 : - HS nêu đề bài. + GV vẽ các hình như SGK lên bảng. - Tính diện tích các hình theo công thức. - So sánh diện tích các hình sau đó khoanh vào ô có ý trả lời đúng. - HS cả lớp làm vào vở. - Giáo viên nhận xét. * Bài 4: - Gọi học sinh nêu đề bài. - Tìm nửa chu vi hình chữ nhật. - Tìm chiều rộng hình chữ nhật. - Tìm diện tích hình chữ nhật. + HS làm bài vào vở. - HS lên làm bài trên bảng. - Nhận xét ghi điểm HS. 3. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn về nhà học bài và làm bài. - 1 HS làm bài trên bảng. - HS nhận xét bài bạn. + HS lắng nghe. - 1 HS đọc. - Quan sát hình vẽ và trả lời. + Nhận xét bài bạn. - Củng cố đặc điểm của hình chữ nhật - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. - Quan sát hình vẽ và trả lời. a. PQ và SR là hai cạnh không bằng nhau. ( SAI ) b. PQ không song song với PS( ĐÚNG) c.Các cạnh đối diện song song(ĐÚNG) d/ Có 4 cạnh bằng nhau ( ĐÚNG ) + Nhận xét bài bạn. - Củng cố đặc điểm của hình thoi. - 1 HS đọc, tự làm vào vở. + 1 HS lên bảng thực hiện và trả lời. - Nhận xét bổ sung bài bạn. - 1 HS đọc. + Lắng nghe GV hướng dẫn. - Lớp thực hiện vào vở. - 1 HS làm bài trên bảng. - HS ở lớp nhận xét bài bạn. - Học sinh nhắc lại nội dung bài. - Về nhà học bài và làm bài tập còn lại -------------------- ------------------ NGHĨA QUÂN TÂY SƠN TIẾN RA THĂNG LONG NĂM 1786 I.Mục tiêu Nắm được đôi nét về việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long diệt chúa Trịnh (1786) Sau khi lật đỗ chính quền họ Nguyễn ,Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long ,lật đỗ chính quyền họ Trịnh ( năm 1786) Quân của nguyễn Huệ đi đến đâu đánh thắng đến đó ,năm 1786 nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long ,mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước. -Nắm được công lao của Quang Trung trong việc đánh bại chúa Nguyễn ,chúa Trịnh,mở đầu cho việc thống nhất đất nước. II.Chuẩn bị -Lược đồ khởi nghĩa Tây Sơn . -Gợi ý kịch bản :Tây Sơn tiến ra Thăng Long. III.Hoạt động trên lớp Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định 2.KTBC +Trình bày tên các đô thị lớn hồi thế kỉ XVI-XVII và những nét chính của các đô thị đó . +Theo em, cảnh buôn bán sôi động ở các thành thị nói lên tình hình kinh tế nước ta thời đó như thế nào ? GV nhận xét , ghi điểm . 3.Bài mới a.Giới thiệu bài: Ghi tựa: “Nghĩa quân tây sơn tiến ra thăng long năm 1786” b.Phát triển bài : µ Sự phát của khởi nghĩa Tây Sơn. Hoạt động cả lớp : GV dựa vào lược đồ, trình bày sự phát triển của khởi nghĩa Tây Sơn trước khi tiến ra Thăng Long: Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ xây dựng căn cứ khởi nghĩa tại Tây Sơn đã đánh đổ được chế độ thống trị của họ Nguyễn ở Đàng Trong (1771), đánh đuổi được quân xâm lược Xiêm (1785). Nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được Đàng Trong và quyết định tiến ra Thăng Long diệt chính quyền họ Trịnh . -GV cho HS lên bảng tìm và chỉ trên bản đồ vùng đất Tây Sơn. -GV giới thiệu về vùng đất Tây Sơn trên bản đồ. µ Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh. Hoạt động cả lớp: -GV cho HS đọc lại cuộc tiến quân ra Thăng Long của nghĩa quân ra Tây Sơn . -GV hỏi: +Sau khi lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Nguyễn Huệ có quyết định gì ? +Nghe t ... cầu tiết kể chuyện đã ghi sẵn, HS quan sát và đọc thầm về yêu cầu tiết kể chuyện. * GV kể câu chuyện "Đôi cánh của ngựa trắng " + Giọng kể chậm rải, nhẹ nhàng ở đoạn đầu, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp của ngựa trắng, sự chiều chuộng của ngựa mẹ đối với Ngựa con. Sức mạnh của Đại bàng núi - Chuyển giọng nhanh hơn, căng thẳng ở đoạn Sói Xám định vồ Ngựa Trắng; hào hứng ở đoạn cuối - Ngựa Trắng đã biết phóng như bay. - GV kể lần 1. - GV kể lần 2, vừa kể vừa nhìn vào từng tranh minh hoạ phóng to trên bảng đọc phần lời ở dưới mỗi bức tranh, kết hợp giải nghĩa một số từ khó. * GV kể lần 3. 3. Hướng dẫn hs kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - 3 HS tiếp nối đọc yêu cầu của bài kể chuyện trong SGK. * Kể trong nhóm: - HS thực hành kể trong nhóm: Kể theo nhóm 4 người (mỗi em kể một đoạn) theo tranh. + Vài HS thi kể toàn bộ cau chuyện. + Mỗi nhóm hoặc cá nhân kể xong đều trả lời các câu hỏi trong yêu cầu. + Một HS hỏi 1 HS trả lời. * Kể trước lớp: - Tổ chức cho HS thi kể. - Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà kể lại chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe. - 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - Lắng nghe giới thiệu bài. - 2 HS đọc. + Quan sát tranh, đọc thầm yêu cầu. - Lắng nghe. - 3 HS đọc, lớp đọc thầm. - HS kể trong nhóm. - 2 - 3 HS tiếp nối nhau kể từng đoạn câu chuyện theo 6 bức tranh. - Vùa kể và trả lời. - Chuyến đi đã mang lại cho Ngựa Trắng nhiều hiểu biết, làm cho ngựa trắng bạo dạn hơn; làm cho bốn vó của Ngựa Trắng trở thành những cái cánh. - 2- 4 HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện và nói lên nội dung câu chuyện. - HS nhận xét bạn kể. - HS cả lớp -------------------- ------------------ NHU CẦU NƯỚC CỦA THỰC VẬT I.Mục tiêu Biết mỗi loài thực vật mỗi giai đoạn phát triên của thực vật có nhu cầu về nước khác nhau. II.Đồ dùng dạy học -HS sưu tầm tranh, ảnh, cây thật về những cây sống nơi khô hạn, nơi ẩm ướt và dưới nước. -Hình minh hoạ trang 116, 117 SGK. -Giấy khổ to và bút dạ. III.Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1. Ổn định 2.KTBC -Gọi HS lên KTBC: +Thực vật cần gì để sống ? +Hãy mô tả cách làm thí nghiệm để biết cây cần gì để sống ? -Nhận xét, cho điểm. 3.Bài mới a) Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. Ø Hoạt động 1: Mỗi loài thực vật có nhu cầu về nước khác nhau -Kiểm tra việc chuẩn bị tranh, ảnh, cây thật của HS. -Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4. -Phát giấy khổ to và bút dạ cho HS. -Yêu cầu : Phân loại tranh, ảnh về các loại cây thành 4 nhóm: cây sống ở nơi khô hạn, nơi ẩm ướt, cây sống dưới nước, cây sống cả trên cạn và dưới nước. -GV đi giúp đỡ từng nhóm, hướng dẫn HS chia giấy làm 3 cột và có tên của mỗi nhóm. Nếu HS viết thêm loài cây nào đó mà không sưu tầm được tranh, ảnh. -Gọi đại diện HS trình bày yêu cầu các nhóm khác bổ sung. -Nhận xét, khen ngợi những HS có hiểu biết, ham đọc sách để biết được những loài cây lạ. Ví dụ : +Nhóm cây sống dưới nước: bèo, rong, rêu, tảo, khoai nước, đước, chàm, cây bụt mọc, vẹt, sú, rau muống, rau rút, +Nhóm cây sống ở nơi khô hạn :xương rồng, thầu dầu, dứa, hành, tỏi, thuốc bỏng, lúa nương, thông, phi lao, +Nhóm cây ưa sống nơi ẩm ướt : khoai môn, rau rệu, rau má, thài lài, bóng nước, ráy, rau cỏ bợ, cói, lá lốt, rêu, dương xỉ, +Nhóm cây vừa sống trên cạn, vừa sống dưới nước : rau muống, dừa, cây lưỡi mác, cỏ, +Em có nhận xét gì về nhu cầu nước của các loài cây ? -Cho HS quan sát tranh minh hoạ trang 116 SGK. -GV kết luận : Để tồn tại và phát triển các loài thực vật đều cần có nước. Có cây ưa ẩm, có cây chịu được khô hạn. Cây sống ở nơi ưa ẩm hay khô hạn cũng đều phải hút nước có trong đất để nuôi cây, dù rằng lượng nước này rất ít ỏi, nhưng phù hợp với nhu cầu của nó. Ø Hoạt động 2: Nhu cầu về nước ở từng giai đoạn phát triển của mỗi loài cây -Cho HS quan sát tranh minh hoạ trang 117, SGK và trả lời câu hỏi. +Mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ ? +Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước ? +Tại sao ở giai đoạn mới cấy và làm đòng, cây lúa lại cần nhiều nước ? +Em còn biết những loại cây nào mà ở những giai đoạn phát triển khác nhau sẽ cần những lượng nước khác nhau ? +Khi thời tiết thay đổi, nhu cầu về nước của cây thay đổi như thế nào ? -GV kết luận: Cùng một loại cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau. Ngoài ra, khi thời tiết thay đổi, nhu cầu về nước của cây cũng thay đổi. Vào những ngày nắng nóng, lá cây thoát nhiều hơi nước hơn nên nhu cầu nước của cây cũng cao hơn. Biết được những nhu cầu về nước của cây để có chế độ tưới nước hợp lý cho từng loại cây vào từng thời kì phát triển của cây mới có thể đạt năng suất cao. Ø Hoạt động 3: Trò chơi “Về nhà” Cách tiến hành: -GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm cử 5 đại diện tham gia. -GV phát cho HS cầm tấm thẻ ghi: bèo, xương rồng, rau rệu, ráy, rau cỏ bợ, rau muống, dừa, cỏ, bóng nước, thuốc bỏng, dương xỉ, hành, rau rút, đước, chàm, và 3 HS cầm các tấm thẻ ghi: ưa nước, ưa khô hạn, ưa ẩm. -Khi GV hô: “Về nhà, về nhà”, tất cả các HS tham gia chơi mới được lật thẻ lại xem tên mình là cây gì và chạy về đứng sau bạn cầm thẻ ghi nơi mình ưa sống. -Cùng HS tổng kết trò chơi. Đội nào cứ 1 bạn đúng tính 5 điểm, sai trừ 1 điểm. Lưu ý: Với loại cây: rau muống, dừa, cỏ, HS có thể đứng vào vị trí ưa nước hoặc ưa ẩm đều tính điểm. GV có thể giải thích thêm đây là những loài cây có thể vừa sống trên cạn, vừa sống dưới nước. 4.Củng cố -Gọi 2 HS đọc lại mục Bạn cần biết trang 117, SGK. 5.Dặn dò -Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. -Nhận xét tiết học. Hát -HS lên trả lời câu hỏi. -Lắng nghe. -Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của các bạn. -HS hoạt động nhóm theo sự hướng dẫn của GV. -Cùng nhau phân loại cây trong tranh, ảnh và dựa vào những hiểu biết của mình để tìm thêm các loại cây khác. -Các nhóm dán phiếu lên bảng. Giới thiệu với cả lớp loài cây mà nhóm mình sưu tầm được. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. +Các loài cây khác nhau thì có nhu cầu về nước khác nhau, có cây chịu được khô hạn, có cây ưa ẩm, có cây lại vừa sống được trên cạn , vừa sống được ở dưới nước. -Lắng nghe. -Quan sát tranh, trao đổi và trả lời câu hỏi. +Hình 2: Ruộng lúa vừa mới cấy, trên thửa ruộng bà con nông dân đang làm cỏ lúa. Bề mặt ruộng lúa chứa nhiều nước. +Hình 3: Lúa đã chín vàng, bà con nông dân đang gặt lúa. Bề mặt ruộng lúa khô. +Cây lúa cần nhiều nước từ lúc mới cấy đến lúc lúa bắt đầu uốn câu, vào hạt. +Giai đoạn mới cấy lúa cần nhiều nước để sống và phát triển, giai đoạn làm đòng lúa cần nhiều nước để tạo hạt. + Cây ngô: Lúc ngô nẩy mầm đến lúc ra hoa cần có đủ nước nhưng đến bắt đầu vào hạt thì không cần nước. + Cây rau cải: rau xà lách; su hào cần phải có nước thường xuyên. + Các loại cây ăn quả lúc còn non để cây sinh trưởng và phát triển tốt cần tưới nước thường xuyên nhưng đến lúc quả chín, cây cần ít nước hơn. + Cây mía từ khi trồng ngọn cũng cần tưới nước thường xuyên, đến khi mía bắt đầu có đốt và lên luống thì không cần tưới nước nữa +Khi thời tiết thay đổi, nhất là khi trời nắng, nhiệt độ ngoài trời tăng cao cũng cần phải tưới nhiều nước cho cây. -Lắng nghe. -Hs tham gia chơi TOÁN : LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng ( hiệu ) và tỉ số của hai số đó. - GD HS thêm yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ vẽ sẵn bảng của BT1 để HS làm bài. - Tờ bìa kẻ sẵn sơ đồ như BT4 trong SGK. - Bộ đồ dạy - học toán lớp 4. III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới a) Giới thiệu bài: b) Thực hành : *Bài 1 : - HS nêu đề bài. - Hướng dẫn HS kẻ sẵn bảng như SGK + GV treo bảng kẻ sẵn lên bảng. Gọi HS lên bảng làm. - Nhận xét bài làm học sinh. - Qua bài tập này giúp em củng cố điều gì? *Bài 2 : - HS nêu đề bài. - Hướng dẫn HS phân tích đề bài. - HS tự làm bài vào vở. HS lên bảng làm. - Nhận xét bài làm học sinh. * Bài 3 : (Dành cho HS khá, giỏi) - HS nêu đề bài. - Hướng dẫn HS phân tích đề bài. - HS tự làm bài vào vở. HS lên bảng làm. - Nhận xét bài làm học sinh. * Bài 4 : - HS nêu đề bài. - Hướng dẫn HS phân tích đề bài. - HS tự làm bài vào vở. HS lên bảng làm. - Nhận xét bài làm học sinh. 3. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học. - Muốn tìm hai số khi biết tổng ( hiệu ) và tỉ số của hai số ta làm như thế nào? - Dặn về nhà học bài và làm bài. - 1 HS lên bảng đặt đề và làm bài. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. + Lắng nghe. - Suy nghĩ tự làm vào vở. HS làm bài trên bảng. Hiệu hai số Tỉ số của hai số Số bé Số lớn 15 30 45 36 12 48 - Nhận xét bài bạn. - Củng cố tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của hai số. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. + Lắng nghe GV hướng dẫn - HS ở lớp làm bài vào vở. HS lên bảng làm bài. - Nhận xét bài bạn. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. + Lắng nghe GV hướng dẫn - HS ở lớp làm bài vào vở. HS lên bảng làm bài. + Nhận xét bài bạn. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. + Lắng nghe GV hướng dẫn - HS ở lớp làm bài vào vở. HS lên bảng làm bài. - Nhận xét bài làm của bạn. - Học sinh nhắc lại nội dung bài. - Về nhà học bài và làm bài tập còn lại -------------------- ------------------ HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: I. MỤC TIÊU: - Đánh giá các hoạt động trong tuần. - Khắc phục những thiếu sót, đề ra phương hướng hoạt động tuần tới. - Phương hướng tuần tới III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1* Lớp trưởng, lớp phó nhận xét các hoạt động trong tuần qua 2* Yêu cầu các em nêu ý kiến : - Về học tập - Về nề nếp - Rèn chữ- giữ vở 2* Gv nhận xét chung: Nhìn chung các em có ý thức thực hiện tốt các quy đinhcủa Đội, trường, lớp. - Ôn tập các môn để chuẩn bị kiểm tra tốt - Các em đã có ý thức chăm sóc cây xanh trong lớp,vệ sinh lớp học sạch sẽ. - Khăn quàng, đầy đủ. - Đồng phục đúng quy định. 3* Phương hướng tuần tới: - Khăn quàng , đầy đủ - các em học khá, giỏi giúp đỡ thêm cho các em chưa giỏi. - Giữ vệ sinh lớp học sân trường sạch sẽ. - Tiếp tục rèn chữ - giữ vở. - Ôn tập các bài múa hát tập thể. - Tiếp tục chăm sóc cây xanh trong và ngoài lớp tốt hơn. - HS nhận xét - Ý kiến các em - Nhận xét các hoạt động vừa qua - HS lắng nghe - Cả lớp cùng thực hiện.
Tài liệu đính kèm: