Giáo án Khối 4 - Tuần 7 - Năm học 2011-2012 (Bản hay chuẩn kiến thức)

Giáo án Khối 4 - Tuần 7 - Năm học 2011-2012 (Bản hay chuẩn kiến thức)

Tiết 13. TRUNG THU ĐỘC LẬP (T66)

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức :

- Hiểu : Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.

2. Kĩ năng :

- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.

3. Thái độ :

- Giáo dục cho HS lòng kính yêu và biết ơn anh bộ đội.

II/ Đồ dùng dạy-học :

- GV + HS : Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ (ND).

III/ Hoạt động dạy - học :

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ :

- HS đọc và trả lời câu hỏi bài Chị em tôi.

3. Bài mới :

3.1. Giới thiệu bài :

 - HS quan sát tranh trong SGK, nêu tên chủ điểm và nội dung bài đọc.

 

doc 28 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 233Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 7 - Năm học 2011-2012 (Bản hay chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Thứ hai, ngày 3 tháng 10 năm 2011
Buổi sáng
Chào cờ
NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN 
========================================
Tập đọc
Tiết 13. TRUNG THU ĐỘC LẬP (T66)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Hiểu : Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.
2. Kĩ năng : 
- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.
3. Thái độ : 
- Giáo dục cho HS lòng kính yêu và biết ơn anh bộ đội.
II/ Đồ dùng dạy-học :
- GV + HS : Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ (ND).
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ :
- HS đọc và trả lời câu hỏi bài Chị em tôi.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
	- HS quan sát tranh trong SGK, nêu tên chủ điểm và nội dung bài đọc.
3.2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc : 
- Tóm tắt nội dung và hướng dẫn giọng đọc chung.
- Hỏi : Có thể chia bài làm mấy đoạn ?
- Nhắc nhở HS sửa lỗi phát âm, đọc đúng giọng.
- Đọc diễn cảm toàn bài (Giọng nhẹ nhàng).
b) Tìm hiểu bài : 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, TLCH : Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào ? và câu hỏi 1 trong SGK.
- Giảng từ : vằng vặc.
- Hỏi : Đoạn 1 nói lên điều gì ?
- Chốt ý 1.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, TLCH 2, 3 và 4 trong SGK.
- Giảng từ : mơ tưởng.
- Hỏi : Đoạn 2 nói lên điều gì ?
- Chốt ý 2.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3, TLCH : Anh chiến sĩ đã tin tưởng điều gì ?
- Giảng từ : mong ước.
- Hỏi : Đoạn 2 nói lên điều gì ?
- Chốt ý 3.
- Yêu cầu HS nêu nội dung của bài.
- Chốt nội dung, gắn bảng phụ. 
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài.
c) Luyện đọc diễn cảm : 
- Yêu cầu HS tự chọn đoạn văn để luyện đọc diễn cảm.
- Nhận xét, đánh giá.
- 1 em đọc bài, lớp đọc thầm.
- Theo dõi.
- Nêu cách chia (3 đoạn) :
 + Đoạn 1 : Từ đầu đến “...thân thiết của các em.”
 + Đoạn 2 : Tiếp đến “...vui tươi.”
 + Đoạn 3 : Còn lại.
- 6 em đọc tiếp nối đoạn trước lớp (2 lượt) kết hợp sửa lỗi phát âm và nêu nghĩa từ chú giải. 
- Luyện đọc bài theo cặp.
- 1 em đọc cả bài.
- Nghe và đọc thầm.
- Đọc thầm và tìm câu trả lời, nêu ý kiến, lớp bổ sung.
- Theo dõi.
- 1 vài em nêu, lớp bổ sung và rút ra ý 1 : Cảnh đẹp trong đêm trăng trung thu độc lập. 
- Đọc thầm và tìm câu trả lời, nêu ý kiến, lớp bổ sung.
- Theo dõi.
- 1, 2 em nêu ý kiến ; lớp bổ sung và rút ra ý 2 : Mơ ước của anh chiến sỹ về tương lai tươi đẹp của đất nước.
- Đọc thầm và tìm câu trả lời, nêu ý kiến, lớp bổ sung.
- Theo dõi.
- 1, 2 em nêu ý kiến ; lớp bổ sung và rút ra ý 3 : Lời chúc của anh chiến sĩ với thiếu nhi.
- 1 vài em nêu nêu, lớp bổ sung và rút ra nội dung chính : Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.
- 2 em nhắc lại, lớp theo dõi..
- 3 em đọc lại toàn bài.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Cá nhân thi đọc diễn cảm trước lớp.
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại nội dung bài và TLCH : Em phải làm gì để xứng đáng với tình yêu của anh bộ đội ?
5. Dặn dò : 
	- GV nhắc nhở HS luyện đọc và hướng dẫn chuẩn bị bài Ở Vương quốc Tương Lai.
===========================================
Toán 
Tiết 31. LUYỆN TẬP (T40)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức : 
- Củng cố cách thực hiện phép cộng, phép trừ, tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ.
2. Kĩ năng : 
- Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ.
- Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ.
3. Thái độ : 
- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy - học :
- HS : Bảng con.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Luyện tập :	
* Bài 1 :
- Yêu cầu HS đọc mẫu, nêu cách tính tổng và cách thử lại phép cộng.
- 1 em đọc và nêu, lớp theo dõi và bổ sung.
- Cho HS thực hiện phép tính đầu của phần b.
- Thực hiện trên bảng con :
-
+
 35462 TL : 62981
 27519 35462
 62981 27519
* Bài 2 :
- Yêu cầu HS đọc mẫu, nêu cách tính hiệu và cách thử lại phép trừ.
- 1 em đọc và nêu, lớp theo dõi và bổ sung.
- Cho HS thực hiện phép tính đầu của phần b.
- Thực hiện trên bảng con :
+
-
 4025 TL : 4025
 312 312
 3713 3713
* Bài 3 :
- Yêu cầu HS nêu cách tìm số hạng, số bị trừ chưa biết của phép tính.
- Mời HS lên bảng làm bài.
- Chốt lại lời giải đúng.
- 1 em nêu, lớp bổ sung.
- 1 em lên bảng, lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét, chữa bài. Kết quả : 
 a) x = 4586 ; b) x = 4242 
* Bài 4 : (Thực hiện cùng bài 3)
- 1 em đọc yêu cẩu của bài tập.
- HD HS làm bài.
- Lắng nghe.
- Mời HS lên bảng làm bài.
- 1 em làm trên bảng phụ sau khi làm xong bài 3, gắn bài lên bảng.
- Chốt lại lời giải đúng. 
- Nhận xét, chữa bài. Đáp số : 715m.
* Bài 5 : (Thực hiện cùng bài 3)
- Chốt lại kết quả đúng.
- Tính nhẩm và nêu miệng kết quả sau khi làm xong bài 3 : 
+ Số lớn nhất có 5 chữ số là : 99999 ; + Số bé nhất có 5 chữ số là : 10000.
 -> Hiệu của 2 số là : 89999
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc nhở HS ghi nhớ cách thực hiện phép cộng và phép trừ để vận dụng.
================================================
Buổi chiều
Lịch sử 
Tiết 7. CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG
DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO (Năm 938)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Nắm được đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng, nguyên nhân trận Bạch Đằng, những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng, ý nghĩa trận Bạch Đằng.
2. Kĩ năng : 
- Kể được ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938.
3. Thái độ : 
- Tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- GV + HS : Hình ảnh SGK.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- Nêu nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ? Khởi nghĩa Hai Bà Trưng có ý nghĩa như thế nào trong lịch sử ?
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
 3.2.Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu về con người Ngô Quyền.
- Yêu cầu HS đọc SGK, TLCH :
 + Ngô Quyền là người ở đâu ?
 + Ông là người như thế nào ?
 + Ông là con rể của ai ?
- Đọc thầm đoạn : “Ngô Quyềngả con gái cho.”, tìm câu trả lời, phát biểu ý kiến.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến trận Bạch Đằng.
- Yêu cầu HS đọc SGK, TLCH : Vì sao có trận Bạch Đằng ?
- Đọc thầm đoạn : “Được tinđón đánh quân Nam Hán.” tìm câu trả lời, phát biểu ý kiến.
- Chốt lại nguyên nhân dẫn đến trận Bạch Đằng.
 - Lắng nghe.
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu diễn biến và kết quả trận đánh.
- Yêu cầu HS đọc SGK, TLCH : 
 + Trận Bạch Đằng diễn ra ở đâu ? Khi nào ?
- Đọc thầm đoạn : “Sang đánh nước tahoàn toàn thất bại.”, tìm câu trả lời, phát biểu ý kiến.
 + Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc ?
 + Khi nước thuỷ triều lên che lấp các cọc gỗ Ngô Quyền đã làm gì ?
 + Khi thuỷ triều xuống quân ta làm gì?
 + Kết quả của trận Bạch Đằng.
- Yêu cầu HS kể lại diễn biến trận Bạch Đằng.
- 1, 2 em trình bày, lớp theo dõi.
* Hoạt động 4 : Tìm hiểu ý nghĩa của trận Bạch Đằng.
- Yêu cầu HS đọc SGK, TLCH :
 + Sau chiến thắng Bạch Đằng Ngô Quyền làm gì ?
- Đọc thầm đoạn : “Mùa xuântưởng nhớ ông.”, tìm câu trả lời, phát biểu ý kiến.
 + Chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta ?
- Chốt lại ý nghĩa : Chấm dứt hoàn toàn thời kì hơn 1000 năm nhân dân ta sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
- Lắng nghe.
4. Củng cố : 
	- HS đọc nội dung Ghi nhớ trong SGK.
5. Dặn dò :
- GV nhắc nhở HS học bài và ôn lại các bài đã học để chuẩn bị bài sau ôn tập.
================================================
Đạo đức 
Tiết 7. TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (T11)
I/ Mục tiêu :
1.Kiến thức :
- Biết được lợi ích của việc tiết kiệm tiền của.
- Biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của.
2. Kĩ năng : 
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước,...trong cuộc sống hàng ngày.
3.Thái độ : 
- Tôn trọng giá trị các đồ vật do con người làm ra. 
- Có ý thức tiết kiệm tiền của và nhắc nhở người khác cùng thực hiện. 
II/ Đồ dùng dạy-học : 
HS : Thẻ màu.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Tại sao trẻ em cần được bày tỏ ý kiến về các vấn đề liên đến trẻ em ? Em cần thực hiện quyền đó như thế nào ?
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu thông tin.
- Yêu cầu HS đọc thông tin (T11- SGK), TLCH 1, 2 (T12- SGK).
- Kết luận : Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh.
- Đọc và thảo luận nhóm đôi.
- 1 vài em phát biểu ý kiến.
* Hoạt động 2 : Bày tỏ ý kiến, thái độ.
- Lần lượt nêu các ý kiến.
- Giơ thẻ : + Đỏ : đồng ý.
 + Xanh : không đồng ý. 
- Giải thích lí do. 
- Kết luận : + Đúng : c, d.
 + Sai : a, b.
- Hỏi : Thế nào là tiết kiệm tiền của ?
- Kết luận.
- 1 vài em nêu ý kiến, lớp bổ sung : Tiết kiệm tiền của là sử dụng đúng mục đích, hợp lí, có ích, không sử dụng thừa thãi.
* Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế.
- Yêu cầu học sinh nêu những việc nên làm và những việc không nên làm để tiết kiệm tiền của.
- Cá nhân tự nêu, lớp nhận xét-bổ sung.
- Mời HS đọc ghi nhớ.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
* Hoạt động 4 : Hướng dẫn thực hành. 
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò :
- GV nhận xét giờ học ; hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau : Quan sát trong gia đình và liệt kê các việc làm tiết kiệm, chưa tiết kiệm thành 2 cột.
================================================
Ôn Tiếng Việt (Luyện viết)
Tiết 1. CHỮ HOA A (T3-Luyện viết chữ hoa)
I/ Mục tiêu :
	- Củng cố cách viết chữ hoa A và rèn kĩ năng viết chữ hoa A.
II/ Tiến trình :
1. Giới thiệu bài :
2. Luyện viết :
	- HS quan sát mẫu chữ trong vở, nêu cách viết chữ hoa A.
- GV viết mẫu và hướng dẫn HS viết chữ hoa A kiểu đứng.
	- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm đối tượng HS :
	+ HS chữ viết loại khá trở lên : Viết đúng, đẹp cả hai kiểu chữ đứng và nghiêng.
	+ HS chữ viết chữ TB và dưới TB : Viết đúng 2 kiểu chữ.
	- HS luyện viết ra nháp và viết vào vở, GV theo dõi, nhắc nhở, uốn nắn.
	- GV chấm một số bài, nhận xét, góp ý.
3. Củng cố :
	- HS nhắc lại cách viết chữ hoa A.
4. Dặn dò :
	- GV nhắc nhở HS ghi nhớ cách viết chữ hoa A để viết cho đúng mẫu.
======================*****======================
Thứ ba, ngày 4 tháng 10 năm 2011
Buổi sá ... p đọc thầm.
- Cho HS quan sát bản đồ hành chính VN, yêu cầu tìm nhanh trên bản đồ tên các tỉnh, TP, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của nước ta và viết lại các tên đó đúng chính tả.
- Quan sát và nêu, viết vào VBT-T44.
- Nhận xét, kết luận bài làm đúng.
- 3 em lên bảng viết, lớp nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò :
	- GV nhận xét giờ học, nhắc HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam để áp dụng.
================================================
Chính tả 
Tiết 7. GÀ TRỐNG VÀ CÁO (T67)
I/ Mục tiêu : 
1.Kiến thức : 
	- Củng cố quy tắc viết các chữ có phụ âm đầu ch/tr. 
2.Kĩ năng : 
- Nhớ-viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
- Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu, vần dễ lẫn tr/ch. 
3. Thái độ : 
- Có ý thức rèn chữ viết.
II/ Đồ dùng dạy-học :
- GV : Bảng phụ (BT2a).
- HS : VBT, bảng con.
III/ Hoạt động dạy - học.
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- Viết bảng con : suôn sẻ, sum sê, xôn xao, xúng xính.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
 3.2. Hướng dẫn HS nhớ - viết:
- Nêu yêu cầu của bài, mời HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ - viết.
- 2 em đọc, lớp đọc thầm.
- Đọc lại bài thơ.
- Cho HS luyện viết từ ngữ dễ sai.
- Viết bảng con.
- Yêu cầu HS nêu cách trình bày bài thơ lục bát.
- 1 em nêu, lớp theo dõi, bổ sung.
- Cho HS gấp SGK viết bài.
- Chấm 6 bài, nhận xét chung.
- Tự viết bài theo trí nhớ và soát bài.
- Đổi vở kiểm tra chéo.
- Bình chọn cá nhân viết đẹp.
3.3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả :
* Bài 2a :
- Treo bảng phụ, mời HS lên bảng điền.
- Làm bài vào VBT- T41.
- 7 em lên bảng điền tiếp sức.
- Lớp nhận xét, chữa bài.
* Bài 3a :
- Nêu nghĩa đã cho.
- Nhận xét kết quả.
- Nêu miệng nhanh.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò :
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS ghi nhớ chính tả để không viết sai.
=========================================
Buổi chiều
Địa lý 
Tiết 7. MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN (T84)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức : 
- Nắm được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục và lễ hội của một số dân tộc sống ở Tây Nguyên.
2. Kĩ năng : 
- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả trang phục của một số dân tộc sống ở Tây Nguyên.
- HSK&G : Quan sát tranh ảnh mô tả được về nhà rông ở Tây Nguyên.
3. Thái độ : 
- Tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc ở Tây Nguyên.
II/ Đồ dùng dạy - học :
- GV + HS : Tranh ảnh trong SGK.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Đồi núi ở Tây Nguyên có đặc điểm gì ? Khí hậu ở Tây Nguyên khác ở miền Bắc như thế nào ?
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu về các dân tộc ở Tây Nguyên.
- Yêu cầu HS đọc mục 1 (T84 - SGK), kể tên các dân tộc, dân tộc sống lâu đời, dân tộc di cư đến, đặc điểm riêng biệt của mỗi dân tộc
- Giúp HS hoàn thiện câu trả lời và cho HS biết : Tây Nguyên tuy có nhiều dân tộc chung sống nhưng lại là nơi thưa dân nhất. 
- Đọc thầm, tìm câu trả lời.
- 1 vài em nêu ý kiến, lớp bổ sung.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu về nhà rông ở Tây Nguyên.
- Cho HS đọc mục 2 và quan sát hình 4, mô tả đặc điểm nổi bật của nhà rông.
 - Quan sát hình và đọc thầm, thảo luận nhóm đôi.
- Giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
- 1 vài em mô tả, lớp bổ sung.
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu về trang phục, lễ hội ở Tây Nguyên.
- Yêu cầu HS đọc mục 3 và quan sát các hình 1, 2, 3, 5, 6 nêu đặc điểm tiêu biểu về trang phục của người dân ở Tây Nguyên, tên lễ hội, thời gian tổ chức, các hoạt động trong lễ hội.
- Quan sát hình và đọc thầm, thảo luận nhóm đôi.
- Sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- 1 vài em đại diện phát biểu, lớp bổ sung.
4. Củng cố :
	- HS trình bày tóm tắt những đặc điểm về dân cư, buôn làng, sinh hoạt của người dân ở Tây Nguyên.
5. Dặn dò :
- GV nhắc nhở HS học bài, đọc và chuẩn bị bài Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
==============================================
Kĩ thuật
Tiết 7. KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG
(Tiếp-T15)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức : 
- Biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
2. Kĩ năng : 
- Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau, đường khâu có thể bị dúm.
- HS khéo tay : Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu tương đối đều nhau, đường khâu ít bị dúm.
3. Thái độ : 
- Yêu thích khâu vá tự phục vụ.
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- HS : Bộ dụng cụ cắt khâu thêu thực hành.
III/ Hoạt động dạy - học : 
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 3 : : HS thực hành khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Yêu cầu HS nhắc lại quy trình khâu.
- 1 em nhắc lại, lớp theo dõi.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Tiếp tục thực hành.
* Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả học tập của HS.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- Nêu các tiêu chuẩn đánh giá :
 + Khâu ghép được hai mép vải theo cạnh dài của mảnh vải, đường khâu cách đều hai mép vải.
 + Đường khâu ở mặt trái của hai mảnh vải tương đối thắng.
 + Các mũi khâu tương đối bằng nhau và cách đều nhau.
 + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định. 
- Trưng bày theo nhóm 4.
- Theo dõi và tự đánh giá sản phẩm của mình.
- Nhận xét, đánh giá chung.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò :
	- Nhận xét giờ học, dặn HS ghi nhớ cách khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường để áp dụng vào thực tế ; hướng dẫn HS chuẩn bị cho bài Khâu đột thưa.
=========================================
Tự học
(GV hướng dẫn HS tự ôn luyện về tính chất giao hoán của phép cộng)
=======================*****==========================
Thứ sáu ngày 7 tháng 10 năm 2011
Buổi sáng
Toán
Tiết 35. TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG (T45)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức : 
- Biết tính chất kết hợp của phép cộng.
2. Kĩ năng : 
- Bước đầu sử dụng được tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng để thực hành tính.
3. Thái độ : 
- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy - học : 
- GV : Bảng phụ (Bài mới).
III/ Hoạt động dạy - học : 
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- HS nhắc lại tính chất giao hoán của phép cộng.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng.
- Treo bảng phụ, yêu cầu HS tính rồi so sánh kết quả tính.
- Viết bảng : ( a+ b) + c = a + ( b+ c), yêu cầu HS diễn đạt bằng lời.
- Cho HS biết đó là tính chất kết hợp của phép cộng, yêu cầu HS nhắc lại tính chất.
- Nhắc HS chú ý cách tính.
- 3 em nối tiếp tính rồi so sánh, lớp theo dõi, nhận xét.
- HS giỏi nêu, lớp theo dõi, bổ sung.
- 2 em nhắc lại, lớp theo dõi.
- Theo dõi.
* Hoạt động 2 : Thực hành.
Bài 1 :
- Theo dõi, giúp đỡ.
Chốt lại kết quả đúng.
Bài 2 :
- HD HS làm bài.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chấm một số vở, nhận xét.
- Chốt lại kết quả đúng.
Bài 3 : (Thực hiện cùng bài 2)
- 1 em nêu yêu cầu, lớp theo dõi.
- Lớp làm bài vào nháp dòng 2 ý a, dòng 1 và 3 ý b (HS làm nhanh làm luôn các dòng còn lại) ; 3 em lên bảng làm bài, giải thích cách làm.
- Nhận xét, chữa bài :
 a) 5098 ; 5067 ; 6800 ;
 b) 3898 ; 1836 ; 10 999.
- Theo dõi.
- 1 em lên bảng, lớp làm bài vào vở.
- Đổi vở kiểm tra chéo kết quả.
- 1 em lên bảng ; lớp nhận xét, chữa bài. Đáp số : 176 950 000 đồng.
- Tự làm bài sau khi làm xong bài 2, nêu miệng.
- Chữa bài.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại tính chất kết hợp của phép cộng.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc nhở HS ghi nhớ kiến thức để vận dụng ; hướng dẫn HS làm bài tập 1-3 (T41-VBT) : 
	+ Bài 1, 2 : Thực hiện tương tự các bài ở lớp.
	+ Bài 3 : Quan sát đồng hồ và ghi kết quả.
==============================================
Tập làm văn 
Tiết 14. LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN (T75)
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức : 
- Giúp HS bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng.
2. Kĩ năng : 
- Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian một cách hợp lí theo cốt truyện.
3. Thái độ : 
- Giáo dục tính trung thực và nhân hậu cho HS.
II/ Đồ dùng dạy - học :
- GV : Bảng lớp viết sẵn đề bài, 3 câu hỏi gợi ý.
- HS : VBT.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 3 em đọc 1 đoạn văn hoàn chỉnh của truyện Vào nghề.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc đề bài và các gợi ý.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Hướng dẫn HS nắm chắc yêu cầu của đề.
- Nêu những từ ngữ quan trọng.
- Yêu cầu HS đọc 3 gợi ý.
- Đọc, suy nghĩ, tìm câu trả lời.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Tổ chức cho HS kể chuyện thi.
- Theo dõi, giúp đỡ những HS còn chậm.
- Theo dõi.
- Làm bài cá nhân ở nháp.
- Kể chuyện trong nhóm.
- Lớp nghe và nhận xét.
- Viết bài vào VBT- T45.
- Nhận xét, chấm điểm.
- 1 vài em đọc bài viết, lớp theo dõi.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò :
	- GV nhận xét giờ học, dặn HS sửa lại bài viết.
==============================================
Tự học
(GV hướng dẫn HS tự luyện đọc)
====================***&&&&&***===================
Mĩ thuật 
Tiết 7. VẼ TRANH
ĐỀ TÀI PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh biết quan sát các hình ảnh và nhận ra vẻ đẹp của các phong cảnh quê hương.
- Học sinh biết cách vẽ được tranh phong cảnh theo cảm nhận riêng.
- Học sinh thêm yêu mến quê hương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	 GV: Một số tranh ảnh phong cảnh.
 HS : Vở Tập vẽ, bút chì, bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
*Giới thiệu bài :
* Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài:
- Cho HS quan sát tranh ảnh, HD để HS nhận biết về ND tranh, cảnh dược thể hiện trong tranh.
- Quan sát tranh - nhận xét
 - HD HS lựa chọn đề tài.
- Nêu phong cảnh mình chọn vẽ.
 * Hoạt động 2: Cách vẽ tranh phong cảnh.
- Giới thiệu 2 cách vẽ tranh phong cảnh : quan sát và vẽ trực tiếp, nhớ và vẽ lại.
- Lắng nghe.
- Nêu các bước vẽ tranh.
- Theo dõi.
* Hoạt động 3: Thực hành.
- Nhắc nhở HS cách chọn cảnh.
- Quan sát hướng dẫn học sinh.
- Vẽ vào vở Tập vẽ.
* Hoạt động 4: Nhận xét - đánh giá.
-Trình bày bài vẽ, lớp nhận xét (Cách chọn cảnh, bố cục, vẽ màu, vẽ hình).
- Nhận xét, đánh giá chung.
- Dặn về nhà quan sát những con vật quen thuộc.
==============================================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_7_nam_hoc_2011_2012_ban_hay_chuan_kien_t.doc