Giáo án Lớp 2 - Tuần 13 - Năm học 2009-2010

Giáo án Lớp 2 - Tuần 13 - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng; đọc rõ lời nhân vật trong bài.

- Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn HS trong câu chuyện (trả lời được các CH trong SGK).

II. Chuẩn bị:

1- Giáo viên:

- PP: Đàm thoại, thực hành, .

- Tranh minh họa bài trong sách giáo khoa.

2- Học sinh: SGK.

III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Giáo viên gọi học sinh lên đọc thuộc lòng bài “Mẹ” và trả lời câu hỏi.

- Giáo viên nhận xét ghi điểm.

2. Bài mới:

 Tiết 1:

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài ghi đầu bài.

* Hoạt động 2: Luyện đọc.

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.

- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp câu, đoạn.

- Đọc theo nhóm.

- Thi đọc giữa các nhóm.

- Giải nghĩa từ: lộng lẫy, chần chừ, nhân hậu, hiếu thảo, đẹp mê hồn.

- Đọc cả lớp.

Tiết 2:

* Hoạt động 3: Tìm hiểu bài.

a) Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa để làm gì ?

b) Vì sao Chi không dám tự mình hái bông hoa niềm vui ?

c) Khi biết vì sao Chi cần bông hoa, cô giáo nói thế nào ?

d) Theo em bạn Chi có đức tính gì đáng quý?

* Hoạt động 4: Luyện đọc lại.

- Giáo viên cho học sinh các nhóm thi đọc theo vai.

* Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò.

- Hệ thống nội dung bài.

- Nhận xét

 

doc 20 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1015Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 13 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
@ ?
Thứ hai ngày .  tháng  năm 2009
Tập đọc
BÔNG HOA NIỀM VUI.
I. Mục tiêu: 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng; đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn HS trong câu chuyện (trả lời được các CH trong SGK). 
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên: 
- PP: Đàm thoại, thực hành, . 
- Tranh minh họa bài trong sách giáo khoa. 
2- Học sinh: SGK. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên gọi học sinh lên đọc thuộc lòng bài “Mẹ” và trả lời câu hỏi. 
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2. Bài mới:
 Tiết 1: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Luyện đọc. 
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài. 
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp câu, đoạn. 
- Đọc theo nhóm. 
- Thi đọc giữa các nhóm. 
- Giải nghĩa từ: lộng lẫy, chần chừ, nhân hậu, hiếu thảo, đẹp mê hồn. 
- Đọc cả lớp. 
Tiết 2: 
* Hoạt động 3: Tìm hiểu bài. 
a) Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa để làm gì ?
b) Vì sao Chi không dám tự mình hái bông hoa niềm vui ?
c) Khi biết vì sao Chi cần bông hoa, cô giáo nói thế nào ?
d) Theo em bạn Chi có đức tính gì đáng quý?
* Hoạt động 4: Luyện đọc lại. 
- Giáo viên cho học sinh các nhóm thi đọc theo vai. 
* Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét 
Toán
14 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 14- 8.
I. Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 14 – 8.Lập được bảng 14 trừ đi 1số.
- Biết giải bài toán có 1 phép tính trừ dạng 14 trừ đi 1 số.
- Làm được các bài tập: bài 1(cột 1, 2), bài 2( 3 phép tính đầu), bài 3(a, b),bài 4. 
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- PP: quan sát, thảo luận nhóm, thực hành,  
- 1 bó một chục que tính và 4 que tính rời. 
2- Học sinh: Bảng phụ, vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên gọi học sinh lên làm bài 4 / 60- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh lập bảng trừ. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy 10 que tính và 4 que tính rời. 
- Yêu cầu học sinh thao tác trên que tính để tìm ra kết quả. 
- Giáo viên viết lên bảng: 14 – 8 = ?
- Hướng dẫn học sinh cách tính. 
14
-
8
6
 Vậy 14 trừ 8 bằng mấy ?
 14 - 8 = 6
* Hoạt động 3: Thực hành. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm lần lượt từ bài 1 đến bài 4 bằng bảng con, vở, trò chơi, thi làm nhanh, 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
Đạo đức
QUAN TÂM GIÚP ĐỠ BẠN (T2)
I. Mục tiêu: 
- Biết được bạn bè cần phải quan tâm , giúp đỡ lẫn nhau. 
- Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày. 
- Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- Nêu được ý nghĩa của việc quan tâm giúp đỡ bạn bè. 
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- PP : thực hành, thảo luận, ....
- Tranh vẽ trong sách giáo khoa. Phiếu thảo luận nhóm. 
2- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Đoán xem điều gì xảy ra) 
- Cho học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa. 
- Giáo viên kết luận: quan tâm giúp đỡ phải đúng lúc, đúng chỗ, không vi phạm nội quy của nhà trường. 
* Hoạt động 3: Tự liên hệ
- Giáo viên nêu yêu cầu học sinh trả lời. 
- Giáo viên kết luận: Cần quan tâm giúp đỡ bạn đặc biệt các bạn khó khăn. 
* Hoạt động 4: Trò chơi “Hái hoa dân chủ” hoặc tiểu phẩm trong giờ ra chơi. 
- Giáo viên hướng dẫn cách chơi. 
- Giáo viên kết luận: Cần cư xử tốt với bạn không phân biệt đối xử với các bạn nghèo khuyết tật đó là thực hiện tốt quyền không phân biệt đối xử của trẻ em. 
* Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
Thứ ba ngày .  tháng  năm 2009
Toán (ôn)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp học sinh: 
- Biết trừ các số trong phạm vi 100.
- Rèn kỹ năng giai toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học: 
- GV yêu cầu HS làm các bài tập 1 đến bài tập 4 trang 63.
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài. 
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN TẬP ĐỌC
I. Mục tiêu: 
- Luyện đọc bài Bông hoa Niềm Vui. Biết nghỉ hơi sau mỗi câu. 
- Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật. 
II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Luyện đọc: 
- Giáo viên đọc mẫu
- Hướng dẫn đọc từng đoạn. 
- Hướng dẫn đọc phân vai.
*Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Nhắc nhở HS về nhà đọc lại bài.
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN CHÍNH TẢ
I. Mục tiêu: 
- Viết đúng 2 khổ thơ đầu của bài “Điện thoại” SGK Tiếng Việt 2 trang 98.
- Phân biệt được d/gi; iê/yê.
II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng nghe viết. 
- Giáo viên đọc mẫu đoạn 3 của bài. 
- Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Sau khi nghe điện thoại của bố, Tường có suy nghĩ gì?
- Giáo viên hướng dẫn viết chữ khó vào bảng con: Tường, ngập ngừng, chuyển, quay, bâng khuâng.
- Hướng dẫn học sinh viết vào vở. 
- GV đọc cho HS viết vào vở. 
- Theo dõi, uốn nắn, quan sát giúp đỡ em chậm theo kịp các bạn. 
- Đọc cho học sinh soát lỗi. 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 
* Bài tập:
a) Điền vào chỗ trống: d hay gi:
ễ dàng, giữ ìn, da ẻ, đôi ày.
b) Tìm từ 2 từ có tiếng chứa iê, 2 từ có tiếng chứa yê.
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
Toán
34- 8.
I. Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 dạng 34 – 8. 
- Biết tìm 1 số hạng chưa biết của 1 tổng, tìm số bị trừ.
- Biết giải toán về ít hơn.
- Làm được các bài tập: bài 1(cột 1, 2, 3), bài 3, bài 4. 
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên: 
- PP: thảo luận, thực hành, 
- 3 bó một chục que tính và 4 que tính rời. 
2- Học sinh: Bảng con, vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên gọi học sinh lên đọc bảng công thức 12 trừ đi một số. 
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Giới thiệu phép trừ 34 – 8. 
- Giáo viên nêu bài toán để dẫn đến phép tính 34- 8. 
- Hướng dẫn thực hiện trên que tính. 
- Hướng dẫn thực hiện phép tính 34- 8 = ?
34
-
8
26
* 4 không trừ được 8, lấy 14 trừ 8 bằng 6, viết 6, nhớ 1. 
* 3 trừ 1 bằng 2, viết 2. 
 Vậy 34 – 8 = 26
* Hoạt động 3: Thực hành. 
Bài 1: Tính
- Yêu cầu học sinh làm miệng
Bài 2: Đặt tính rồi tính. 
- Yêu cầu học sinh làm bảng con. 
Bài 3: Cho học sinh tự tóm tắt rồi giải vào vở
Bài 4: Tìm x. 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
Kể chuyện
BÔNG HOA NIỀM VUI.
I. Mục tiêu: 
- Biết kể đoạn mở đầu câu chuyện theo hai cách: theo trình tự và thay đổi trình tự câu chuyện (BT1)
- Dựa theo tranh, kể lại được nội dung đoạn 2,3 (BT2) kể được đoạn cuối của câu chuyện (BT3)
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- PP: quan sát, thực hành, . 
- Bảng phụ viết sẵn ý chính của từng đoạn. 
2- Học sinh: Sách giáo khoa. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi học sinh lên bảng kể lại câu chuyện “Sự tích cây vú sữa”. 
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới:
 * Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh kể chuyện. 
- Kể đoạn mở đầu theo hai cách. 
 + Hướng dẫn kể theo cách 1. 
 + Hướng dẫn kể theo cách 2. 
- Dựa theo tranh kể lại đoạn 2, 3 bằng lời của mình. 
 + Giáo viên nhắc học sinh chú ý kể bằng lời của mình. 
- Kể lại câu chuyện trước lớp, tưởng tượng thêm lời kể của bố Chi. 
- Cho học sinh đóng vai dựng lại câu chuyện. 
- Giáo viên nhận xét bổ sung. 
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
Âm nhạc:
HỌC HÁT BÀI: CHIẾN SĨ TÍ HON.
I.Mục tiêu: 
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Biết gõ đệm theo phách. 
II. Chuẩn bị:
1- Giáo viên: 
- PP: thực hành, 
- Hát đúng nhạc đúng lời bài hát “Chiến sĩ tí hon”.Máy nghe nhạc, băng nhạc, nhạc cụ như Song loan, thanh phách.
2- Học sinh: Xem trước lời của bài hát.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 1 em lên hát lại bài hát và vỗ tay theo nhịp bài hát” Cộc cách tùng cheng”.
- Nhận xét đánh giá và ghi điểm học sinh.
2.Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
- Hôm nay các em sẽ học bài hát” Chiến sĩ tí hon” 
* Hoạt động 2: Dạy bài hát” Chiến sĩ tí hon” 
- Giới thiệu bài hát: Tên tác giả, nội dung bài hát 
- GV hát mẫu bài hát (hoặc cho HS nghe băng) 
- Đọc lời ca và yêu cầu lớp đọc theo.
- Dạy hát từng câu lưu ý học sinh chỗ lấy hơi.
Kèn vang đây đoàn quân
Đều chân ta cùng bước
Cờ sao đi đằng trước
Ta vác súng theo sau
Nào ta đi cùng nhau
Đều chân theo nhịp trống
Các chiến sĩ tí hon hát vang lên nào.
* Hoạt động 2: Dùng thanh phách gõ đệm theo phách 
- Hướng dẫn dùng thanh la gõ đệm theo phách.
- Kèn vang đây đoàn quân 
Đều chân ta cùng bước 
- Yêu cầu vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu bài hát.
Kèn vang đây đoàn quân 
- Hướng dẫn tập đứng hát, chân bước đều tại chỗ, vung tay nhịp nhàng.
*Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò:
- Gọi hai em hát lại bài hát.
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn dò học sinh về nhà học bài 
Thể dục
ĐIỂM SỐ 1-2 ; 1 - 2 THEO VÒNG TRÒN
- TRÒ CHƠI : “ BỊT MẮT BẮT DÊ”
I.Mục tiêu : 
- Biết cách điểm số 1-2 ; 1-2 theo đội hình vòng tròn .
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II. Địa điểm :
- Sân bãi vệ sinh , đảm bảo an toàn nơi tập .Một còi , khăn để tổ chức trò chơi . 
III. Các hoạt động dạy – học:
1.Phần mở đầu
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học .
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát .
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên 80 m 
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu 6 - 8 lần .
- Ôn bài thể dục phát triển chung 1 lần mỗi động tác 2 x 8 nhịp theo đội hình vòng tròn do cán sự điều khiển . 
2.Phần cơ bản 
* Điểm số 1-2 ; 2-1 theo đội hình vòng tròn ( 2 lần )
- GV cho từng tổ thi điểm số xem tổ nào điểm số đúng và rõ ràng nhất như bài 20 đã học .
* Trò chơi : “ Bịt mắt bắt dê” 
- GV nêu tên trò chơi và giải thích vừa đóng vai dê lạc và người đi tìm dê  ... 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài. 
- Giáo viên nhận xét. 
Bài 2: Giúp học sinh nắm yêu cầu. 
- Giáo viên cho học sinh lên bảng làm. 
- Giáo viên nhận xét bổ sung. 
Bài 3: Giáo viên gợi ý để học sinh xếp các từ đúng. 
- Yêu cầu học sinh làm vào vở. 
- Thu chấm một số bài. 
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
Bài 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài. 
- Giáo viên nhận xét. 
Bài 2: Giúp học sinh nắm yêu cầu. 
- Giáo viên cho học sinh lên bảng làm. 
- Giáo viên nhận xét bổ sung. 
Bài 3: Giáo viên gợi ý để học sinh xếp các từ đúng. 
- Yêu cầu học sinh làm vào vở. 
- Thu chấm một số bài. 
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
Tập viết
CHỮ HOA L.
I. Mục tiêu: 
- Viết đúng chữ hoa L (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: lá (1dòng cỡ vừa, 1dòng cỡ nhỏ), Lá lành đùm lá rách (3 lần).
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên: 
- Chữ mẫu trong bộ chữ. 
2- Học sinh: Vở tập viết. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết. 
- Hướng dẫn học sinh viết Chữ hoa: L
+ Cho học sinh quan sát chữ mẫu. 
+ Giáo viên viết mẫu lên bảng vừa viết vừa phân tích cho học sinh theo dõi. 
+ Hướng dẫn học sinh viết bảng con. 
- Hướng dẫn học sinh viết cụm từ ứng dụng. 
+ Giới thiệu cụm từ ứng dụng: Lá lành đùm lá rách
+ Giải nghĩa từ ứng dụng: 
+ Hướng dẫn học sinh viết bảng con. 
- Hướng dẫn học sinh viết vào vở theo mẫu sẵn. 
+ Giáo viên theo dõi uốn nắn, giúp đỡ học sinh chậm theo kịp các bạn. 
- Chấm chữa: Giáo viên thu 7, 8 bài chấm rồi nhận xét cụ thể. 
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Học sinh về viết phần còn lại. 
- Nhận xét giờ học. 
Thủ công
GẤP, CẮT, DÁN HÌNH TRÒN (Tiết 1).
I. Mục tiêu: 
- Biết cách gấp, cắt, dán hình tròn.
- Gấp,cắt,dán được hình tròn. Hình có thể chưa tròn đều và có kích thước to, nhỏ tùy thích. Đường cắt có thể mấp mô.
- Với HS khéo tay: Gấp, cắt, dán được hình tròn. Hình tương đối tròn. Đường cắt ít mấp mô. Hình dán phẳng.
- Có thể gấp, cắt, dán được thêm hình tròn có kích thước khác.
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- PP: quan sát, thực hành, .
- Mẫu hình tròn bằng giấy. 
2- Học sinh: Giấy màu, kéo, hồ dán, 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
2. Bài mới: 
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh gấp, cắt, dán hình tròn. 
- Cho học sinh quan sát mẫu sẵn. 
- Yêu cầu học sinh quan sát qui trình gấp. 
- Hướng dẫn học sinh làm từng bước như sách giáo khoa. 
- Cho học sinh nêu lại các bước thực hiện. 
* Hoạt động 3: Thực hành. 
- Cho học sinh làm theo nhóm. 
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm. 
- Giáo viên chấm điểm các sản phẩm của học sinh. 
- Nhận xét chung. 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
Thể dục
ĐIỂM SỐ 1-2 ; 1 - 2 THEO VÒNG TRÒN
- TRÒ CHƠI : “NHÓM BA NHÓM BẢY”
I.Mục tiêu : 
- Biết cách điểm số 1-2 ; 1-2 theo đội hình vòng tròn .
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II. Địa điểm :
- Sân bãi vệ sinh , đảm bảo an toàn nơi tập .Một còi , khăn để tổ chức trò chơi. 
III. Các hoạt động dạy – học:
1.Phần mở đầu
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học.
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát .
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên 80 m 
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu 6 - 8 lần .
- Ôn bài thể dục phát triển chung 1 lần mỗi động tác 2 x 8 nhịp theo đội hình vòng tròn do cán sự điều khiển . 
2.Phần cơ bản 
* Điểm số 1-2 ; 2-1 theo đội hình vòng tròn ( 2 lần )
- GV cho từng tổ thi điểm số xem tổ nào điểm số đúng và rõ ràng nhất như bài 20 đã học.
* Trò chơi:“ nhóm ba, nhóm bảy” 
- GV nêu tên trò chơi và cách chơi. Tiếp theo cho các em chơi thử sau đó cho các em chơi chính thức từ 2-3 lần. Sau 1-2 phút thay nhóm khác. 
3.Phần kết thúc
- Cúi lắc người thả lỏng 5 - 6 lần 
- Nhảy thả lỏng ( 6 - 10 lần ).
- Giáo viên hệ thống bài học. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- GV giao bài tập về nhà cho học sinh. 
Thứ sáu ngày  tháng .. năm 2009 
Toán (ôn)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Rèn kĩ năng thực hiện phép tính trừ trong phạm vi 100.
- Củng cố giải toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học.
- GV yêu cầu HS làm bài tập từ 1 đến 5 - Vở BT trang 65 sau đó chữa bài.
3. Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài. 
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. Mục tiêu: 
- Ôn luyện về từ ngữ chỉ công việc trong nhà.
- Rèn kĩ năng đặt câu kiểu Ai làm gì ?
II. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học
- Giáo viên ghi lần lượt đề bài lên bảng, hướng dẫn HS làm bài và chữa bài.
* Bài 1:
 Hãy kể tên các công việc em đã là để giúp đỡ bố mẹ.
* Bài 2: 
Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai; gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi làm gì?
- Chi đến tìm những bông cúc màu xanh.
- Em đang viết chính tả.
- Con voi kéo gỗ rất khoẻ.
* Bài 3: Đặt 2 câu theo mẫu Ai làm gì?
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Nhắc nhở HS về nhà đọc lại bài.
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN TẬP LÀM VĂN
I. Mục tiêu: 
- Rèn kĩ năng nghe và nói :Biết cách nghe và gọi điện thoại.
- Rèn kĩ năng viết : Viết 1 đoạn văn từ 4-5 câu trao đổi qua điện thoại. Biết cách dùng từ đặt câu, trình bày rõ các câu trao đổi qua điện thoại. 
II.Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học. 
- Giáo viên lần lượt ghi đề bài lên bảng và hướng dẫn HS làm bài. 
* Bài 1:
Em hãy nêu thứ tự các bước khi gọi điện thoại.
* Bài 2: 
Hãy viết 1 đoạn văn ngắn từ 4-5 câu trao đổi qua điện thoại với nội dung sau:
- Báo tin cho bà ngoại biết em học có nhiều tiến bộ.
- Rủ bạn đến thư viện để đọc sách.
3. Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò/
Toán
15, 16, 17, 18 TRỪ ĐI MỘT SỐ.
I. Mục tiêu: 
- Biết thực hiện các phép tính trừ để lập bảng trừ15, 16, 17, 18 trừ đi 1 số. 
- Làm được bài tập 1. 
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên: 
- PP: thực hành, thảo luận, ...
- 1 bó 1 chục que tính và 8 que tính rời. 
2- Học sinh: Bảng con, vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên đọc bảng công thức 12, 13, 14 trừ đi một số. 
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2. Bài mới:
 * Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn lập bảng công thức trừ. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thao tác trên que tính lần lượt tìm ra kết quả của phép trừ trong bảng 15 trừ đi một số. 
- Giáo viên viết lên bảng: 15 – 6 = 9. 
- Giáo viên hướng dẫn tương tự để có các phép tính 16 –7, 17 – 8, 18 – 9. 
- Cho học sinh tự lập bảng trừ 15, 16, 17, 18. 
- Học sinh tự học thuộc bảng công thức trừ
* Hoạt động 3: Thực hành. 
Bài 1: Yêu cầu học sinh làm bảng con. 
- Nhận xét bảng con. 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài. 
Chính tả
Nghe viết: QUÀ CỦA BỐ.
I. Mục tiêu: 
- Chép chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn lời nói của nhân vật.
- Làm được BT2; BT(3) a / b. 
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- Bảng nhóm. 
2- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên bảng viết: Con nghé, người cha, suy nghĩ con trai, cái chai. 
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết. 
- Giáo viên đọc mẫu bài viết. 
- Bố đi câu về có những con vật gì ?
- Hướng dẫn học sinh viết bảng con chữ khó: 
Niềng niễng, nhộn nhạo, tỏa hương, cá sộp, quẫy, tóe nước, thao láo, 
- Hướng dẫn học sinh viết bài vào vở. 
- Đọc cho học sinh viết
- Giáo viên quan sát, theo dõi, uốn nắn học sinh. 
- Đọc lại cho học sinh soát lỗi. 
- Chấm chữa: Giáo viên thu chấm 7, 8 bài có nhận xét cụ thể. 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập. 
Bài 2: Điền vào chỗ trống iê hay yê.
- Giáo viên cho học sinh các nhóm thi làm bài nhanh. 
- Nhận xét bài làm của học sinh. 
Bài 3a: Điền vào chỗ trống d hay gi. 
- Giáo viên cho học sinh vào vở. 
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét chốt lời giải đúng. 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
Tập làm văn
KỂ VỀ GIA ĐÌNH.
I. Mục tiêu: 
- Biết kể về gia đình của mình theo gợi ý cho trước ( BT1). 
- Viết được một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) theo nội dung BT1.
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- PP: thảo luận, thực hành, 
- Bảng phụ. 
2- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Một vài học sinh lên nhắc lại các việc làm khi gọi điện thoại. 
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét. 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
Bài 1: Giáo viên nhắc học sinh kể về gia đình của mình theo gợi ý chứ không phải trả lời câu hỏi. 
 Bài 2: Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. 
- Gọi một số học sinh đọc bài vừa làm của mình. 
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học. 
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- Đánh giá hoạt động tuần qua, triển khai kế hoạch tuần tới.
- Vui chơi giải trí.
II. Nội dung:
1-Đánh giá hoạt động tuần qua:
- GV đánh giá chung các hoạt động về: nề nếp, học tập, lao động của lớp trong tuần qua.
+ Nề nếp: Ổn định tổ chức lớp; đi học chuyên cần, đúng giờ
+Học tập: Cần tích cực phát biểu xây dựng bài hơn nữa. Tổng kết phong trào thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11
+Lao động: vệ sinh trường lớp chưa sạch sẽ.
- Tuyên dương những HS chăm ngoan, tích cực trong các hoạt động.
- Phê bình những HS còn mắc phải nhiều khuyết điểm.
2.Kế hoạch tuần tới:
- Duy trì, phát huy các mặt đã đạt được, sửa chữa những khuyết điểm còn mắc phải.
- Tiến hành lao động vệ sinh khu vực trường như sơ đồ phân công.
3. Vui chơi, giải trí:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
Ngày  tháng năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13.doc