Giáo án Lớp 3 - Buổi 1 - Tuần 16

Giáo án Lớp 3 - Buổi 1 - Tuần 16

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

 I- Mục tiêu

 - HS bIết làm tính và giải toán có hai phép tính

 - Giáo dục HS có ý thức học bài.

 - HS làm các BT1,2,3,4( cột 1,2,4)

 II- Đồ dùng dạy - học

 - Bảng phụ viết nội dung bài 4.

 III- Các hoạt động dạy- học

 1.ổn định lớp (1')

 2. Kiểm tra (3')

 HS làm vào bảng con.

 Đặt tính rồi tính: 724 : 6 = ?

 3. Bài mới (28')

 a, Giới thiệu bài - ghi đầu bài.

 b, Nội dung.

 

doc 21 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 573Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Buổi 1 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Thứ hai ngày 6 tháng 12 năm 2010
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG 
 I- Mục tiêu
 - HS bIết làm tính và giải toán có hai phép tính
 - Giáo dục HS có ý thức học bài.
 - HS làm các BT1,2,3,4( cột 1,2,4)
 II- Đồ dùng dạy - học
 - Bảng phụ viết nội dung bài 4.
 III- Các hoạt động dạy- học 
 1.ổn định lớp (1')
 2. Kiểm tra (3') 
	 HS làm vào bảng con.
 Đặt tính rồi tính: 724 : 6 = ?
 3. Bài mới (28')
 a, Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
 b, Nội dung.
* Hướng dẫn luyện tập 
 Yêu cầu HS làm bài vào phiếu BT1.
 Gọi HS lên bảng làm
 Nhận xét chữa bài.
 Nêu cách tìm tích, thừa số ?
 Nêu yêu cầu?
Yêu cầu HS tự đặt tính rồi thực hành chia nhẩm, mỗi lần chia chỉ viết số dư dưới số bị chia, không viết tích của thương và số chia.
Tổ chức cho HS lên bảng làm - HS làm vào bảng con. 
 Chữa bài
Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
Muốn biết cửa hàng còn lại bao nhiêu máy bơm ta làm như thế nào?
 Treo bảng phụ
GV hướng dẫn cột đầu.
 Gọi HS lên điền ở bảng phụ.
*Bài 1(77): Số? 
Thừa số
324
3
150
4
Thừa số
3
324
4
150
Tích
972
972
600
600
*Bài 2: Đặt tính rồi tính. 
 684 8 845 7 630 9
 44 85 14 120 00 70
 4 05 0
 5
*Bài 3: 
HS đọc đề bài, phân tích bài toán, rồi tự giải bài toán theo hai bước.
 + Số máy bơm đã bán
 + Số máy bơm còn lại
1HS lên bảng làm.
HS tự làm và đổi chéo vở chữa bài.
*Bài 4: Số?
Số đã cho
8
12
20
56
4
Thêm 4 đơn vị
12
16
24
60
8
Gấp 4 lần
32
48
80
224
16
Bớt 4 đơn vị
4
8
16
52
0
Giảm 4 lần
2
3
5
14
1
 4.Củng cố -Dặn dò(3')
 - Về nhà luyện tập thêm về các bài toán có liên quan đến phép nhân, phép chia.
 Nhận xét tiết học
 ..
Tập đọc - kể chuyện
ĐÔI BẠN
 (2 tiết)
I- Mục tiêu
 A.Tập đọc
 - Bước đầu HS biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với các lời nhân vật.
 - HS hiểu ý nghĩa chuyện: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình cảm thủy chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ, khó khăn.
 - HS Trả lời được những câu hỏi 1,2,3,4.
 B. Kể chuyện
 - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo gợi ý.
II- Đồ dùng dạy- học
 - Tranh minh hoạ truyện trong SGK. 
 - Bảng phụ viết gợi ý kể từng đoạn (trong SGK).
III- Các hoạt động dạy- học
 1.ổn định lớp (1')
 2. Kiểm tra (3') 
	 2 HS đọc bài "Nhà rông ở Tây Nguyên" và trả lời câu hỏi.
 3. Bài mới (63')
 a, Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
 b, Nội dung.
* Luyện đọc
+ GV đọc toàn bài: Gợi ý cách đọc SGV - 295.
 + GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu: Hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai.
- Đọc từng đoạn trước lớp: Theo dõi HS đọc, nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng và đọc với giọng thích hợp SGV - 296.
- Giúp HS nắm nghĩa các từ mới.
- Đọc từng đoạn trong nhóm: Theo dõi, hướng dẫn các nhóm.
* Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Thành và Mến kết bạn với nhau vào dịp nào?
- Mến thấy thị xã có gì đẹp?
- Mến có hành động gì đáng khen?
- Em hiểu câu nói của người bố như thế nào?
- Tìm những chi tiết nói lên tình cảm thuỷ chung của gia đình thành đối với những người giúp đỡ mình?
* Luyện đọc lại.
- GV đọc mẫu đoạn 3.
- HD HS đọc đúng đoạn 3 SGV - 297
- Theo dõi GV đọc và tranh minh hoạ SGK.
- Đọc nối tiếp từng câu (hoặc 2, 3 câu lời nhân vật).
- Đọc nối tiếp 3 đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong từng đoạn: đọc chú giải SGK - 131.
HS đặt câu có từ : tuyệt vọng
- Đọc theo nhóm.
- 3 nhóm nối tiếp đọc 3 đoạn.
- Đọc thầm đoạn 1, TLCH
- Đọc thầm đoạn 2, TLCH
- Đọc thầm đoạn 3, TLCH
- Trao đổi nhóm câu hỏi 4
Khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người làng quê, họ sẵn sàng giúp đỡ chia sẻ khó khăn.
Gia đình Thành tuy đã về thị xã nhưng vẫn nhớ gia đình Mến, bố Thành về đón Mến ra chơi...
- Theo dõi GV đọc.
- 3 HS thi đọc đoạn 3.
 Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ 
2. Hướng dẫn HS kể toàn bộ câu chuyện.
- Gợi ý SGV - 297, 298.
- Hướng dẫn HS tập kể từng đoạn.
- Theo dõi, nhận xét.
 Dựa vào gợi ý kể lại toàn bộ câu chuyện.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 1 HS giỏi kể đoạn 1.
 HS luyện kể theo nhóm 3.
 Các nhóm thi kể
- 1 HS kể toàn truyện.
 4. Củng cố, dặn dò:(3')
 - Nhận xét tiết học.
 - Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Thứ ba ngày 7 tháng 12 năm 2010
Toán
LÀM QUEN VỚI BIỂU THỨC
I- Mục tiêu
 - HS Làm quen với biểu thức và giá trị biểu thức.
 - HS Biết tính giá trị của biểu thức đơn giản.
 - HS Làm BT 1,2.
 II- Đồ dùng dạy - học
 - Bảng phụ viết nội dung bài 2.
 III- Các hoạt động dạy- học 
 1.ổn định lớp (1')
 2. Kiểm tra (3') 
	 HS làm vào bảng con.
 Đặt tính rồi tính: 842 : 4 = ? ; 630 : 9 = ?
 3. Bài mới (28')
 a, Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
 b, Nội dung.
* Giới thiệu về biểu thức.
-Viết lên bảng 126 + 51
-Giới thiệu: 126 cộng 51 được gọi là một biểu thức. Ta nói biểu thức 126 cộng 51.
-Viết tiếp lên bảng 62-11 và giới thiệu:
62 trừ 11 cũng gọi là một biểu thức. Biểu thức 62 trừ 11.
-Viết tiếp lên bảng 13 x3 ; 84 : 4 ; .... 
Biểu thức là một dãy số, dấu phép tính viết sen kẽ với nhau.
* Giới thiệu về giá trị của biểu thức
- Giới thiệu: Vì 126 + 51 = 177 nên 177 được gọi là giá trị của biểu thức 126 + 51
- Giá trị của biểu thức 126 cộng 51 là bao nhiêu?
-Tính giá trị của một số biểu thức còn lại.
* Luyện tập - thực hành
GV hướng dẫn mẫu như SGK.
HS lên bảng làm bài - Cả lớp làm vào vở.
 HS làm bài cá nhân
Trò chơi: 2 đội thi nối nhanh tiếp sức ở bảng phụ.
1, Ví dụ về biểu thức
126 + 51 ; 62 - 11; 13 x 3
84 : 4 ; 125 + 10 - 4
45 : 5 + 7
HS đọc 126 cộng 51.
HS nhắc lại : Biểu thức 126 cộng 51.
HS nhắc lại: Biểu thức 62 trừ 11
HS nêu có biểu thức 13 nhân 3, biểu thức 84 chia 4, ...
2, Giá trị của biểu thức
- HS tính 126 + 51 và trả lời 126 + 51 = 177.
- Giá trị của biểu thức 126 cộng 51 là 177.
- HS tính và nêu rõ giá trị của biểu thức 62 - 11 là 39,....
*Bài1(78) : Tính giá trị của mỗi biểu thức sau( theo mẫu). 
 a/ 125 + 18 = 143
Giá trị của biểu thức 125 + 18 là 143
 b/ 161 - 50 = 111
 c/ 21 x 4 = 84
*Bài 2: Mỗi biểu thức sau có giá trị là số nào?
 (Treo bảng phụ)
4. Củng cố - Dặn dò(3')
- Về nhà luyện tập thêm về tìm giá trị của biểu thức.
 ..
Chính tả (Nghe - viết)
ĐÔI BẠN
I- Mục tiêu
	 - HS chép và trình bày đúng bài chính tả.
 - HS làm đúng BT2 a/b
II- Đồ dùng dạy - học
 GV - Ba băng giấy viết 3 câu văn của BT2a hoặc BT2b.
 HS - VBT
III- Các hoạt động dạy - học
 1.ổn định lớp (1')
 2. Kiểm tra (3') 
	 HS viết vào bảng con: khung cửi, mát rượi, cưỡi ngựa.
 3. Bài mới (28')
 a, Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
 b, Nội dung.
 Hướng dẫn nghe viết
* Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc thong thả bài viết 1 lần.
- Giúp HS nhận xét chính tả.
 + Khi biết chuyện bố Mến nói như thế nào?
+ Đoạn văn gồm mấy câu?
+ Những chữ nào trong đoạn văn viết hoa?
+ Lời của bố viết thế nào?
* Viết chính tả.
- GV đọc thong thả mỗi cụm từ, câu đọc 2 – 3 lần.
- GV theo dõi, uốn nắn.
* Chấm, chữa bài:
- GV đọc lại cả bài.
- Chấm một số vở, nhận xét.
 Hướng dẫn làm bài tập
- 1 HS nêu yêu cầu của bài
- Cả lớp làm vở BT .
- 3 HS lên bảng thi làm bài nhanh, đọc kết quả.
- 1 số HS đọc lại kết quả.
 - Chốt lại lời giải đúng.
- Giải nghĩa từ chầu hẫu như SGV - 299.
- 1HS đọc lại bài. Cả lớp theo dõi trong SGK - 131.
- HS đọc thầm bài chính tả tự viết tiếng khó ra nháp: biết chuyện, sẻ nhà sẻ cửa, làng quê...
- HS viết bài vào vở. 
- HS tự soát lỗi.
- Tự chữa lỗi, ghi số lỗi ra lề vở.
*Bài tập2: (Điền ch/ tr )
Bạn em đi chăn trâu bắt được nhiều châu chấu.
Phòng họp chật chội và nóng bức.
Bọn trẻ ngồi chầu hẫu chờ bà ăn trầu rồi kể chuyện cổ tích.
 4. Củng cố, dặn dò:(3')
 - GV nhận xét tiết học.
 - Nhắc HS ghi nhớ cách viết các từ ngữ trong bài tập 1
 .
Thứ năm ngày 9 tháng 12 năm 2010
To¸n
TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC
( tiếp).
I- Mục tiêu
 - HS Biết cách tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân , chia.
 - HS Áp dụng được cách tính giá trị của biểu thức để xác định giá trị đúng, sai của biểu thức.
 - HS Làm các BT1,2,3.
- GD HS chăm học toán.
II- Đồ dùng GV : Bảng phụ- Phiếu HT
 HS : SGK
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra:
- Trong biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia ta thực hiện tính ntn?
- Nhận xét, cho điểm.
3/ Bài mới:
a) HD thực hiện tính GTBT có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
- Ghi bảng 60 + 35 : 5
- Yêu cầu HS tính GTBT
- GV nhận xét và KL: Khi tính GTBT có các phép tính cộng, trù, nhân, chia thì ta thực hiện phép tính nhân, chia trước, thực hiện phép tính cộng, trừ sau.
b) HĐ 2: Thực hành
* Bài 1:- BT yêu cầu gì?
- Nêu cách tính GTBT?
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 2: Treo bảng phụ
- Đọc đề?
- GV nhận xét, chữa
* Bài 3:- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Chấm, chữa bài.
* Bài 4 ( Dành cho HS khá giỏi)
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để xếp hình.
4/ Củng cố:
- Nêu quy tắc tính GTBT?
- Dặn dò: Ôn lại bài.
- hát
- 2- 3 HS nêu
- Nhận xét
- HS đọc BT và tính
60 + 35 : 5 = 95 : 5 86 - 10 x 4 = 86 - 40
 = 19 = 46
- HS đọc quy tắc
- HS nêu
- HS nêu và làm phiếu HT
41 x 5 - 100 = 205 - 100
 = 105
93 - 48 : 8 = 93 - 6
 = 87
- HS đọc- làm nháp rồi điền Đ, S
- HS nêu
- HS nêu
Bài giải
Cả mẹ và chị hái được số táo là:
60 + 35 = 95( quả)
Mỗi hộp có số táo là:
95 ; 5 = 19( quả)
 Đáp số; 19 quả táo.
+ HS tự xếp hình
- HS đọc
 ..
Tập viết
 ÔN CHỮ HOA M
 I- Mục tiêu:
 - HS VIết đúng chữ hoa M( 1 dòng), T,B( 1 dòng); viết đúng tên riêng Mạc Thị Bưởi ( 1 dòng) và câu ứng dụng: Một cây ... hòn núi cao( 1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.
II- Đồ dùng dạy - học
 GV - Chữ mẫu M. Từ ứng dụng và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô ly.
 HS - Vở TV, bảng con, phấn màu.
III- Các hoạt động dạy - học
 1.ổn định lớp (1')
 2. Kiểm tra (3') - Kiểm tra vở viết ở nhà.
 - HS viết bảng con: Lời nói - Lựa lời
 3. Bài mới (28')
 a, Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
 b, Nội dung.
* Hướng dẫn viết bảng con.
+ Luyện viết chữ hoa:
- Gọi HS tìm các chữ hoa có trong bài: M, T, B.
- GV viết mẫu từng chữ, kết hợp nhắc lại cách viết.
+ Viết từ ứng dụng:
- Tên riêng: Mạc Thị Bưởi.
- GV giới thiệu từ ứng dụng: Mạc Thị Bưởi quê ở Hải Dương là một nữ du kích hoạt động bí mật trong lòng địch rất gan dạ, khi bị địch bắt và tra tấn dã man chị vẫn không khai.
- Hướng dẫn HS viết bảng con.
+ Viết câu ứng dụng:
- Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
- Giải nghĩa câu ứng dụn ... ựa vào câu hỏi gợi ý trên bảng, tập nói trước lớp.
HS nói theo cặp
- Một số HS xung phong trình bày bài nói trước lớp.
VD: Nghỉ hè, em được bố mẹ cho về quê chơi. Quê em có cánh đồng rộng mênh mông cò bay thẳng cánh. Nhà cửa ở quê không cao san sát như nhà thành phố. Nhà nào cũng có vườn cây, ao cá. không khí ở quê thật trong lành và mát mẻ.
 4. Củng cố, dặn dò:(3')
 - GV nhận xét, biểu dương những HS học tốt.
Sinh hoạt lớp
TUẦN 16
 I- Mục tiêu
 - Nhận xét các mặt hoạt động trong tuần thấy được ưu, nhược điểm để phát huy và khắc phục.
 - Đề ra phương hướng tuần tới.
 - Giáo dục HS có ý thức về mọi mặt.
 II- Nội dung sinh hoạt
 1. Đạo đức
 Nhìn chung các em ngoan, lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè, biết giúp đỡ nhau trong học tập. Có ý thức tự giác trong mọi hoạt động.
 2. Học tập 
 Các em đã có ý thức trong học tập. Đi học đều, đúng giờ, không có hiện tượng nghỉ học tự do. Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái xây dựng bài, chuẩn bị bài chu đáo. 
 *Hạn chế: Vẫn còn một số em lười học bài, còn mải chơi, không chú ý vào bài học - Chưa chú trọng đến vở ghi và chữ viết xấu không đúng mẫu. Đọc và tính toán yếu.
 3. Các hoạt động khác
 Tham gia tích cực công tác TDVS ca múa hát tập thể đầu và giữa giờ. Đặc biệt là công tác vệ sinh các em đã tự giác, nhanh nhẹn hơn.
 Tích cực chăm sóc bồn hoa cây cảnh.
 III- Kế hoạch tuần tới
 - Đảm bảo số lượng HS các em đi học đều, đúng giờ, không có hiện tượng nghỉ học tự do.
 - Có kế hoạch ôn cho các em để chuẩn bị thi học kì I. Ôn các kĩ năng đọc, viết, tính toán tập trung ở hai môn toán - tiếng Việt.
 - Tích cực tham gia phong trào bông hoa điểm tốt.
 - Nâng cao chất lượng phụ đạo HS yếu bồi dưỡng HS giỏi.
 - Xây dựng tốt khối đoàn kết trong và ngoài lớp. Có tinh thần tương trợ giúp đỡ nhau trong học tập.
 - Có ý thức tự giác hoàn thành tốt mọi hoạt động được giao.
Đạo đức
BIẾt ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ
( Tiết 1 )
I. Mục tiêu :
- HS Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương đất nước.
- HS Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
II. Đồ dùng dạy và học:
- Vở bài tập đạo đức.
- Một số bài hát về chủ đề bài học.
- Tranh ảnh minh hoạ truyện Một chuyến đi bổ ích.
- Phiếu giao việc dùng cho hoạt động 2.
III.Phương pháp:
- Quan sát, đàm thoại, thảo luận, luyện tập thực hành.
IV. Các hoạt động dạy và học:
A. Ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên những việc đó làm để giúp đỡ hàng xóm láng giềng?
- Gv nhận xét đánh giá.
C. Bài mới:
1. Khởi động:
2. Hoạt động 1: Ph©n tÝch truyện.
- Gv kể chuyện: Một chuyến đi bổ ích.
- Các bạn lớp 3a đó đi đâu vào ngày 27/ 7 ?
- Qua câu chuyện trên em hiểu thương binh, liệt sĩ là những người như thế nào?
- Chúng ta phải có thái độ như thế nào đối với thương binh và gia đình liệt sĩ?
- Gvkl: Thương binh, liệt sĩ là những người đó hi sinh xương máu để dành độc lập, tự do cho hoà bỡnh cho Tổ quốc. Chỳng ta cần phải kính trọng, biết ơn các thương binh và gia đình liệt sĩ.
 Hoạt động 2: Thảo luận nhúm
- Chia nhúm, phát phiếu và giao nhiệm vụ cho các nhóm nhận xét các việc nên làm hay không nên làm.
- Gvkl: Các việc a, b, c là đúng. Việc d không nên làm
* Liờn hệ:
- Em đó làm được các việc gỡ để giúp đỡ thương binh và gia đình liệt sĩ?
- Gv tuyên dương những hs đó cú ý thức giỳp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ.
3. Củng cố dặn dũ:
- HDTH: Tìm hiểu về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa đối với gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương.
Sưu tầm các bài thơ, bài hát...các tấm gương chiến đấu của các anh hùng liệt sĩ thiếu nhi.
- Hát
- Hs nêu
- Cả lớp hat bài: Em nhớ các anh.
- Hs theo dõi kết hợp quan sát tranh.
- Các bạn lớp 3a đi thăm các cô chú thương binh nặng ở trại điều dưỡng.
- Thương binh, liệt sĩ là những người hi sinh xương máu vỡ Tổ quốc.
- Chúng ta phải có thái độ tôn trọng và biết ơn các thương binh và gia đình liệt sĩ.
- Hs lắng nghe.
- Hs thảo luận nhóm nhận xét các việc trong phiếu:
a. Nhân ngày 27/ 7 lớp em tổ chức đi viếng nghĩa trang liệt sĩ.
b. Chào hỏi lễ phép các cô chú thương binh, liệt sĩ.
c. Thăm hỏi các gia đình thương binh, liệt sĩ neo đơn bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
d. Cười đùa làm việc riêng trong khi chú thươnh binh đang nói chuyện với hs toàn trường.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Hs tự liên hệ và nêu trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- Hs lắng nghe
Tù nhiªn vµ x· héi
 HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHiÖp, THƯƠNG MẠI
I/ Mục tiêu:
- HS Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại mà em biết.
- HS Nêu được ích lợi của hoạt động công nghiệp, thương mại.
- Mức độ tích hợp: Liên hệ
II/ Phương pháp:
	- Trực quan, đàm thoại, nêu vấn đề,....
III/ Đồ dùng dạy học:
	- ảnh trong SGK
	- Đồ dùng học sinh: Hoa quả
	- Phiếu thảo luận nhóm
IV/ Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy kể một số hoạt động nông nghiệp, nông nghiệp đem lại những ích lợi gì?
- Đánh giá, nhận xét 
2. Bài mới: Tìm hiểu hoạt động công nghiệp
- GV cho HS hoạt động nhóm
- Đưa ra yêu cầu cho HS thảo luận
+ Các bức tranh giới thiệu hoạt động gì trong công nghiệp?
+ Hoạt động đó sản xuất ra sản phẩm gì?
+ ích lợi của những sản phẩm đó?
- Gọi HS trình bày
Các hoạt động như khai thác than ,dầu khí ,luyện thép đượ gọi là hoạt động công nghiệp
*Hoạt động 3:Hoạt động công nghiệp quanh em?Em hãy kể tên hoat động công nghiệp ở địa phương em ?
*Hoạt động thương mại 
Yêu cầu học sinh dựa vào tranh sách giáo khoa thảo luận nhóm.
Tất cả các sản phẩm đều có thể trao đổi ,buôn bán nếu phù hợp . Những sản phẩm như ma tuý ,hê mloo in....không được phép trao đổi buôn bán .Chúng ta chú ý chỉ mua những thứ được phép tiêu dùng.
- Hoạt động nông nghiệp: Trồng trọt, chăn nuôi, trồng ngô, mía, cây ăn quả,... Các hoạt động này đem lại cho ta nhiều sản phẩ, cung cấp cho nhu câu của con người
- HS hoạt động nhóm
- Quan sát tranh từ 1-> 3. Yêu cầu tìm ý trả lời”
+ ảnh 1: Khai thác dầu khí. Sản xuất ra dầu khí để chạy máy móc đốt cháy
+ ảnh 2: Khai thác than, sản xuất ra than để làm chất đốt
+ ảnh 3: May xuất khẩu, sản xuất ra vải vóc, quần áo để mặc
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
ở địa phương em có hoạt động công nghiệp như:sản xuất xi măng ,gạch ,mía đường
Học sinh thảo luận nhóm:
+Chợ :bán rau,thịt cá, hoa quả,quần áo ,giày dép, vải vóc
+Siêu thị :quần áo ,giày dép,../.đồ điện ,điện tử ,vật dụng gia đình
Các loại yếu phẩm ,thực phẩm...
Một vài em đọc những yêu cầu cần biết
3.Củng cố và dặn dò
Về nhà học bài ,sưu tầm tranh ảnh về hoạt động công nghiệp và thương mại 
Chuẩn bị bài sau “Làng quê và đô thị “
Tù nhiªn vµ x· héi
 LÀNG QUÊ VÀO ĐÔ THỊ 
I/ Mục tiêu:
 - Giúp HS phân biệt được sự khác nhau giữa làng quê và đô thị về mặt phong cảnh ,nhà của hoạt động sống chủ yếu của nhân dân.
- HS biết Đường xá, và hoạt động giao thông
- HS Kể tên được một số phong cảnh, công việc đặc trưng ở làng quê và đô thị, yêu quí và gắn bó với nơi mình đang sống.
- Mức độ tích hợp: Liên hệ
II/ Phương pháp:
	- Trực quan, đàm thoại, nêu vấn đề,....
III/ Đồ dùng dạy học:
	- Hình minh hoạ trong SGK phóng to
	- Giấy A4 cho HS vẽ và phiếu thảo luận
	- Vở bài tập tự nhiên và xã hội
IV/ Hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: 
2. Bài cũ:
- Nêu các hoạt động công nghiệp?
- Đánh giá, nhận xét 
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng 
* Hoạt động 1: Sự khác nhau giữa làng quê và đô thị
- Yêu cầu hoạt động cả lớp:
+ Con đang sống ở đâu? Hãy miêu tả cuộc sống xung quanh em bằng 3, 4 câu?
- GV nhận xét 
* Yêu cầu thảo luận nhóm với nhiệm vụ: Phân biệt làng quê và đô thị. Quan sát tranh để phân biệt
- Gọi các nhóm lên trình bày
- GV nhận xét, chốt lại ghi nhớ, yêu cầu HS đọc
* Hoạt động 2: Hoạt động nơi em sinh sống
- Yêu cầu HS thảo luận theo nội dung sau: Dựa vào hiểu biết của em, hãy kể tên những việc thông thường mà em gặp ở nơi em sinh sống?
- Tổng hợp ý kiến của HS
* Hoạt động 3: Trò chơ: Ai xếp đúng
- Chia lớp thành 2 dãy
- Phổ biến luật chơi
- Tổ chức cho HS chơi
- Nhận xét, phân xử đội thắng
* Hoạt động 4: Em yêu quê hương
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân 
- Giao nhiệm vụ: Vẽ nơi em đang sống
- Nhận xét, đánh giá
+ Quê hương nơi em sống ngày càng tươi đẹp, em phải làm gì?
Hát
- 2 HS trả lời: Khai thác than, dầu khí, luyện thép,....
- Nghe giới thiệu, nhắc lại tên bài
- HS nêu ý kiến của mình. VD:
- Em đang sống ở Mai Sơn. Nhà em ở trong xóm nên có rất nhiều vườn cây, ao cá, nhà ngói đỏ tươi, đi xa có chợ nhỏ bán rất nhiều sản phẩm nông nghiệp...
- HS thảo luận và đưa ra đáp án đúng khi đã cùng nhau quan sát tranh:
Sự khác biệt
Đô thị
Làng quê
1
Phong cảnh
Chật hẹp, ít cây cối
Nhiều cây cối ruộng vườn
2
Nhà cửa
Nhà cao tầng san sát nhau không có vườn rau
Nhà mái ngói có vườn cây, ao cá, ruộng vườn vật nuôi nhiều
3
 Đường xá
Đường bê tông, lát gạch, đường nhựa
Đường làng, bờ ruộng
4
Hoạt động giao thông
Nhiều xe cộ, xe máy
Chủ yếu là đi bộ, ít xe, xe bò, xe máy, xe công nông
* Sự khác nhau về hoạt động của con người:
+ Làng quê: Làm ruộng, trồng rau, nuôi lợn gà,....
+ Đô thị: Làm việc ở công sở, nhà máy, xí nghiệp, buôn bán,...
- Các nhóm lên trình bày, nhóm khác bổ sung, nhận xét 
- HS theo dõi, đọc ghi nhớ cá nhân, đồng thanh ( SGK)
- HS thảo luận nhóm đôi và ghi ra giấy nháp kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS nêu ý kiến của nhóm mình. VD: + Làng quê: Làm ruộng, các nghề thủ công, trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá,....
+ Đô thị: Làm ở công sở, nhà máy, bán hàng ở cửa hàng, siêu thị, làm xây dựng,....
- Theo dõi
- Mỗi dãy cử ra 4 HS để tạo thành 2 đội chơi
- HS nghe ghi nhớ: Các đội thi theo hình thức tiếp sức, nhiệm vụ của các đội là gắn nhanh các bảng ghi tên các nghề đặc trưng vào đúng nhóm làng quê hay đô thị ở trên bảng
- HS chơi, dưới lớp cổ vũ
- Kết thúc trò chơi, nhận xét kết quả của các đội
- HS làm việc cá nhân: Vẽ tranh nơi mình đang sống
- HS vẽ xong dán lên bảng, giới thiệu trước lớp về tranh của mình
- Mỗi HS nêu một ý kiến, VD: 
+ Em phải làm gì? Em phải bảo vệ môi trường, học tốt, trồng cây xanh
+ Dù sống ở nơi đâu, làng quê hay đô thị chúng ta đều phải biết yêu thương, gắn bó với quê hương
4. Củng cố, dặn dò:
	- Về nhà học bài, làm bài trong vở bài tập
	- Chuẩn bị bài sau: “ An toàn khi đi xe đạp”.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 buoi 1 tuan 16.doc