Giáo án Lớp 4 (Buổi 2) - Tuần 10 - Lại Văn Thuần

Giáo án Lớp 4 (Buổi 2) - Tuần 10 - Lại Văn Thuần

.Phần Nhận xét

 Hoạt động 1:Bài 1,2

MT:HS nắm được ý nghĩa của động từ: là từ chỉ hoạt động, trạng thái của người, sự vật, hiện tượng

- Hai học sinh đọc yêu cầu bài tập 1 và 2

- GV cho HS đọc đoạn văn ở BT1, HS làm việc nhóm đôi trả lời câu hỏi ở BT2:

+Tìm từ chỉ hoạt động của anh chiến sĩ va thiếu nhi và chỉ trạng thái của sự vật

- HS trình bày kết quả. GV hướng dẫn HS rút ra nhận xét: Các từ trên chỉ hoạt động, chỉ trạng thái của người, của vật. Đó là động từ. Vậy động từ là gì?

- 2- 3 HS nêu phần ghi nhớ

 3.Phần Luyện tập

Hoạt động 2: Bài 1

MT: HS tìm ví dụ một số động từ ở nhà, trường.

- HS đọc yêu cầu của bài

- GV cho HS kể vào nháp các hoạt động ở nhà và nhà trường.

- GV ghi bảng giúp HS xác định rõ về động từ trong các từ vừa nêu .

- Nhóm thảo luận và trình bày

- HS nhắc lại

 

doc 7 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 358Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 (Buổi 2) - Tuần 10 - Lại Văn Thuần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 10
 Thø hai ngµy 9 / 11 / 2009
 So¹n ngµy 3 / 11 / 2009
RÌn ch÷. 
Luyện viết bài 19
----------------------------------------------
To¸n. (2 tiÕt) THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG 
I - MỤC TIÊU : 
Giúp HS biết sử dụng thước kẻ và ê ke để vẽ được một hình vuông biết độ dài một cạnh cho trước .
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
	.Bài mới: 
1.Hoạt động 1: Vẽ một hình vuông có cạnh là 3 cm.
MT: Giúp HS biết sử dụng thước kẻ và ê ke để vẽ được một hình vuông biết độ dài một cạnh cho trước .
-GV nêu đề bài: “Vẽ hình vuông ABCD có cạnh là 3 cm”
-Yêu cầu HS nêu đặc điểm của hình vuông.
-Ta có thể coi hình vuông là một hình chữ nhật đặc biệt có chiều dài là 3cm, chiều rộng là 3 cm. -Từ đó có cách vẽ hình vuông tương tự cách vẽ hình chữ nhật ở bài học trước.
-GV vừa hướng dẫn, vừa vẽ mẫu lên bảng theo các bước sau:
+Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 3 cm
+Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A, lấy đoạn thẳng AD = 3 cm.
+Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B, lấy đoạn thẳng BC = 3 cm.
+Bước 4: Nối D với C. Ta được hình vuông ABCD.
	HS quan sát & vẽ vào vở nháp theo sự hướng dẫn của GV.
2.Hoạt động 2:Thực hành
MT: Giúp HS biết sử dụng thước kẻ và ê ke để vẽ được một hình vuông biết độ dài một cạnh cho trước .
	Bài tập 1:
-Yêu cầu HS tự vẽ vào vở hình vuông có cạnh là 4 cm và tính chu vi và diện tích hình vuông đó. -Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
	Bài tập 2:
-Yêu cầu HS vẽ hình vuông ở trong hình rồi kiểm tra hai đường chéo của hình vuông xem có bằng nhau hay không
-HS làm bài cá nhân vào vở 
	Bài tập 3: 
-Vẽ hình vuông theo yêu cầu rồi kiểm tra hai đường chéo có vuông góc và có bằng nhau hay không. -HS tự làm bài vào vở 
3.Củng cố - Dặn dò: 
-Làm bài trong VBT.-Chuẩn bị bài: Luyện tập
---------------------------------------------- 
 Thø t­ ngµy 11 / 11 / 2009
 So¹n ngµy 4 / 11 / 2009
Rèn đọc
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
(tiết 3)
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng (HTL), kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc-hiểu (HS trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
2. Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật, giọng đọc của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng. 
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Hoạt động 1:Kiểm tra Tập đọc và HTL
MT: Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng (HTL), kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc-hiểu (HS trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
HS lên bốc thăm chọn bài 
HS đọc trong SGK một đoạn 
Gv đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời. 
GV cho điểm. Dặn HS nào đọc còn yếu về nhà luyện đọc lại tiết sau kiểm tra. 
Hoạt động 2: Bài tập 2
MT: Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật, giọng đọc của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng. 
- HS đọc yêu cầu bài 
-HS làm việc theo nhóm 
Tên bài
Nội dung chính
Nhân vật
Giọng đọc 
1.Một người chính trực 
2.Những hạt thóc giống 
3.Nỗi dằn vặt củaAn-đrây-ca
4.Chị em tôi 
- Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng 
3.Củng cố – dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. 
-----------------------------------------------
Luyện từ và câu
ĐỘNG TỪ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1.Nắm được ý nghĩa của động từ: là từ chỉ hoạt động, trạng tháicủa người, sự vật, hiện tượng 
2.Nhận biết được động từ trong câu . 
II CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
.Phần Nhận xét 
	Hoạt động 1:Bài 1,2 
MT:HS nắm được ý nghĩa của động từ: là từ chỉ hoạt động, trạng tháicủa người, sự vật, hiện tượng 
- Hai học sinh đọc yêu cầu bài tập 1 và 2
- GV cho HS đọc đoạn văn ở BT1, HS làm việc nhóm đôi trả lời câu hỏi ở BT2:
+Tìm từ chỉ hoạt động của anh chiến sĩ va øthiếu nhi và chỉ trạng thái của sự vật
- HS trình bày kết quả. GV hướng dẫn HS rút ra nhận xét: Các từ trên chỉ hoạt động, chỉ trạng thái của người, của vật. Đó là động từ. Vậy động từ là gì? 
- 2- 3 HS nêu phần ghi nhớ
	3.Phần Luyện tập 
Hoạt động 2: Bài 1
MT: HS tìm ví dụ một số động từ ở nhà, trường. 
- HS đọc yêu cầu của bài
- GV cho HS kể vào nháp các hoạt động ở nhà vàø nhà trường.
- GV ghi bảng giúp HS xác định rõ về động từ trong các từ vừa nêu .
- Nhóm thảo luận và trình bày
- HS nhắc lại 
Hoạt động 3: Bài 2 
MT: HS nhận biết được động từ trong câu . 
- HS đọc yêu cầu của bài 
- GV cho HS làm việc cá nhân và nêu lên .
- HS ghi vào giấy nháp và đọc lên đâu là Động từ
- HS làm và nêu lên . 
Hoạt động 4: Bài 3
	MT : HS tìm động từ trong hành động. 
- GV cho HS đóng kịch câm 
- GV cho HS chọn 2 nhóm bằng nhau A và B
- Nhóm A làm động tác, nhóm thể xướng đúng tên hoạt động. Sau đó đổi vai cho nhau.
- Gợi ý: động tác mượn tập, động tác vệ sinh cá nhân, vui chơi. GV nhận xét.
	4.Củng cố – dặn dò 
- Nêu lại ghi nhớ - Chuẩn bị . Luyện tập về động từ. 
----------------------------------------------
To¸n 
LUYỆN TẬP 
I - MỤC TIÊU : 
Giúp HS củng cố về :
-Nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác 
-Cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật .
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Hướng dẫn HS luyện tập 
1.Hoạt động 1:Bài 1
MT: Nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác 
-HS nêu tên góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong hình. 
-HS làm bài. Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
2.Hoạt động 2: Bài 2
-Yêu cầu HS đúng ghi Đ sai ghi S vào ô trống. 
-HS thi đua nối tiếp điền Đ hay S vào bảng lớp, sau đó sửa bài
3.Hoạt động 3:Bài 3
	MT: HS củng cố cách vẽ được hình vuông 
	-HS vẽ hình vuông với một cạnh có trước. HS làm bài vào vở và sửa bài
4.Hoạt động 4:Bài 4
MT: HS củng cố cách vẽ được hình chữ nhật 
-Yêu cầu HS vẽ đúng hình chữ nhật có chiều dài 6 cm, chiều rộng 4 cm. Sau đó xác định trung điểm M của cạnh AD, trung điểm N của cạnh BC. Nối các điểm M và N ta được các hình chữ nhật. Nêu tên các HCN đó, nêu các cạnh song song với cạnh AB. 
-HS làm bài, HS sửa bài
5.Củng cố - Dặn dò: 
-Làm bài trong VBT
----------------------------------------------
 Thø s¸u ngµy 13 / 11 / 2009
 So¹n ngµy 5 / 11 / 2009
TËp lµm v¨n. . (2 tiÕt)
LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN .
I - MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU :
-Xác định được mục đích trao đổi , vai trong trao đổi .
-Lập được dàn ý (nội dung ) của bài trao đổi đạt mục đích .
-Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin , thân ái , cử chỉ thích hợp , lờilẽ có sức thuyết phục , đạt mục đích đặt ra. 
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1.Hoạt động 1: Xác định mục đích trao đổi.
MT: Xác định được mục đích trao đổi , vai trong trao đổi 
-Cả lớp đọc thầm, GV gạch chân những từ quan trọng.
Em có nguyên vọng học thêm một môn năng khiếu (hoạ, nhạc, võ thuật trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh (chị) để anh (chị) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em.
-GV hướng dẫn HS hiểu trọng tâm của đề bài theo những gợi ý sau:
+ Nội dung trao đổi làgì ?
+ Đối tượng trao đổi là ai?
+ Mục đích trao đổi để làm gì?
+ Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì? 
-HS đọc thầm lại gợi ý 2, hình dung câu trả lời, giải đáp thắc mắc anh ( chị) có thể đặt ra. 
2.Hoạt động 2: Thực hành trao đổi trong nhóm.
MT: Lập được dàn ý (nội dung ) của bài trao đổi đạt mục đích .
-HS chọn bạn (đóng vai người thân) cùng tham gia trao đổi, thống nhất dàn ý đối đáp. Thực hành trao đổi, lần lượt đổi vai cho nhau, nhận xét, góp ý để bổ sung hoàn thiện bài trao đổi. 
-GV đến từng nhóm giúp đỡ. 
3. Hoạt động 3: Trình bày trước lớp.
MT: Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin , thân ái , cử chỉ thích hợp , lờilẽ có sức thuyết phục , đạt mục đích đặt ra. 
-Mỗi nhóm cử một cặp HS đóng vai trình bày trước lớp.
-GV hướng dẫn nhận xét theo các tiêu chí.
+ Nội dung trao đổi có đúng đề tài không?
+ Cuộc trao đổi có đạt được mục đích đặt ra không?
+ Lời kể, cử chỉ của 2 bạn có phù hợp với vai đóng không?
-HS chọn ra cặp HS trao đổi hay nhất.
4 .Củng cố – dặn dò:
-Nhắc lại một số ý: Cần nắm vững mục đích trao đổi; Nội dung trao đổi gọn gàng, dự kiến trước những điều thắc mắc của người nghe để trả lời; Thái độ chân thật, cử chỉ tự nhiên phù hợp đối tượng trao đổi.
----------------------------------------------
To¸n. 
NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ 
I - MỤC TIÊU : 
Giúp HS :
-Biết thực hiện phép nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số .
-Thực hành tính nhân .
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Bài mới 
	Hoạt động 1: Nhân số có sáu chữ số có một chữ số (không nhớ)
MT: Biết thực hiện phép nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số (không nhớ)
-GV viết bảng phép nhân: 241 324 x 2
-Yêu cầu HS đọc thừa số thứ nhất của phép nhân? Thừa số thứ nhất có mấy chữ số? Thừa số thứ hai có mấy chữ số?
-GV yêu cầu HS lên bảng đặt & tính, các HS khác làm bảng con. Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và cách tính (Nhân theo thứ tự nào? Nêu từng lượt nhân? Kết quả?)
-Yêu cầu HS so sánh các kết quả của mỗi lần nhân với 10 để rút ra đặc điểm của phép nhân này là: phép nhân không có nhớ.
	Hoạt động 2: Nhân số có sáu chữ số có một chữ số (có nhớ)
MT: Biết thực hiện phép nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số (có nhớ)
-GV ghi lên bảng phép nhân: 136 204 x 4
-Yêu cầu HS lên bảng đặt tính & tính, các HS khác làm bảng con. GV nhắc lại cách làm
3. Thực hành
	Hoạt động 3:Bài tập 
MT: Thực hành tính nhân .
Bài 1: -HS làm bảng con. 
Bài 2: -HS tính và viết giá trị vào ô trống. 
Bài 3:-GV gọi HS nêu cách làm, lưu ý HS trong các dãy phép tính phải làm tính nhân trước, tính cộng, trừ sau.
Bài 4:
-HS đọc đề, GV nêu câu hỏi và tóm tắt:
+Có bao nhiêu xã vùng thấp mỗi xã được cấp bao nhiêu quyển truyện?
+Có bao nhiêu xã vùng cao, mỗi xã được cấp bao nhiêu quyển truyện?
+Huyện đó được cấp bao nhiêu quyển truyện? 
4.Củng cố - Dặn dò: 
-Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính & thực hiện phép tính nhân.
--------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_buoi_2_tuan_10_lai_van_thuan.doc