Luyện viết: Ôn chữ hoa T(tiếp)
I- Mục tiêu:
- Giúp HS ôn lại cách viết chữ hoa T và các từ, câu ứng dụng .
- Viết đúng mẫu chữ và cỡ chữ quy định.
- HS biết giữ gìn sách vở và có ý thức rèn chữ đẹp.
II- Các hoạt động dạy học:
Thứ hai ngày 23 tháng 3 năm 2009. TUẦN 28 Toán: So sánh các số trong phạm vi 100.000 I-Mục tiêu:Giúp HS: -Luyện các quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000. -HS yêu thích môn học II. Các HĐ dạy- học : HĐ dạy HĐ học HĐ1: Củng cố cách đọc, viết số có 5 chữ số - Y/c HS viết bảng số sau: 72.009 và đọc số - GV nhận xét. HĐ2: Củng cố quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000. a. GV viết bảng: 99999 ... 100000. - Y/c HS so sánh và điền dấu >,<, = Vì sao 100000 lại lớn hơn 99999? b. GV viết: 76200 ... 76199. Hai số này có điểm gì chung? Vậy ta so sánh như thế nào? * GV kết luận cách so sánh . HĐ3: Thực hành: -Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu BT -GV gọi học sinh lên bảng làm. -GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài 2: Hướng dẫn HS làm tương tự bài 1 - Y/c HS làm bảng con. Bài 3:. - Để tìm được số lớn nhất và bé nhất ta phải làm gì? -GV gọi học sinh lên bảng làm. -GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - GV củng cố cách so sánh giữa các số. Bài 4: -Củng cố về viết các số trong phạm vi 100000 từ bé đến lớn và ngược lại. - Để viết được các số theo thứ tự như yêu cầu của bài thì các em phải làm gì? -GV gọi HS lên bảng làm. -GV nhận xét,chốt lại lời giải đúng. HĐ4: Củng cố, dặn dò - Y/c HS nhắc lại quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000. - Nhận xét tiết học. -HS viết bảng con và đọc số. -HS so sánh và làm 99999 .<.. 100000. Vì số 99999 có số chữ số ít hơn số chữ số của 100000 nên 99999 < 100000. - Đều có 5 chữ số. - So sánh từng cặp chữ số cùng hàng từ trái sang phải. Chữ số hàng chục nghìn đều là : 7 Chữ số hàng nghìn đều là 6 Hàng trăm có 2 > 1.Vậy 76200 > 76199 + 2HS lên làm, lớp làm vào vở, nhận xét và nêu cách so sánh. 4589 10001; 3527635275. 80007999+ 1; 6762867728. - HS làm bảng con, nêu lại cách làm. - Phải so sánh các số. -Cả lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng làm. -HS nêu cách so sánh giữa các số. a) 92 368; b) 54 307 - Phải so sánh các số với nhau. -HS lên bảng làm, lớp nhận xét. a) 8258, 16 999, 30 620, 31 855 b) 76 253, 65 372, 56 372, 56 327 - HS nhắc lại cách so sánh Luyện viết: Ôn chữ hoa T(tiếp) I- Mục tiêu: - Giúp HS ôn lại cách viết chữ hoa T và các từ, câu ứng dụng . - Viết đúng mẫu chữ và cỡ chữ quy định. - HS biết giữ gìn sách vở và có ý thức rèn chữ đẹp. II- Các hoạt động dạy học: HĐ của GV HĐ của HS HĐ1: Kiểm tra bài cũ - GV kiểm tra bài viết ở nhà của HS. - Gv chấm điểm một số em và nhận xét . HĐ2: Hướng dẫn viết trên bảng con a) Viết chữ hoa: - GV cho HS quan sát chữ mẫu - Gv viết mẫu chữ ,vừa viết vừa nhắc lại cách viết. - Y/c HS viết bảng con chữ hoa GV nhận xét, sửa cho HS. b) Viết từ ứng dụng - Y/c HS đọc từ ứng dụng - Gv giới thiệu về 2 địa danh trên - Y/c HS viết bảng con từ ứng dụng GV nhận xét c) Viết câu ứng dụng - Y/c HS đọc câu ứng dụng Các câu tục ngữ này ý nói gì? Các câu tục ngữ này ý nói gì? - Y/c HS viết bảng con chữ Tháng,Thấy. - GV nhận xét HĐ3: HS viết bài vào vở - GV nhắc lại y/c của tiết luyện viết. - Y/c HS lấy vở ra và viết bài - GV quan sát chung giúp HS ngồi đúng tư thế và viết đúng mẫu chữ. * Chấm bài: GV chấm 1 tổ và nhận xét, tuyên dương em có bài viết đẹp. HĐ4: Củng cố - dặn dò - Gv nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà viết bài ở nhà cho đẹp. - HS quan sát - HS viết bảng con HS viết bảng con chữ hoa - HS đọc từ ứng dụng: Thái Bình,Ninh Thuận. HS lắng nghe. - HS viết bảng con - HS đọc câu ứng dụng : *Tháng giêng rét dài Tháng hai rét lộc Tháng ba rét Nàng Bân. -Nêu lên đặc điểm của thời tiết. *Thấy dừa thì nhớ Bến Tre. -Cho ta biết:Bến Tre rất nhiếu dừa. - HS viết bảng con chữ Tháng,Thấy. - HS viết bài Tiếng anh: GV bộ môn dạy Thứ ba ngày 24 tháng 3 năm 2009 Luyện toán: Luyện so sánh các số trong phạm vi 100000. I-Mục tiêu: - Giúp HS biết so sánh các số và phân tích các số trong phạm vi 100000. -Rèn kỹ năng so sánh số cho HS. II- Các hoạt động dạy học: HĐ của GV HĐ của HS HĐ1: Củng cố cách so sánh số có 5 chữ số: Bài 1: Điền dấu vào chỗ trống. GV và lớp nhận xét,bổ sung. 72516>69999 3275m=3km275m 166945m74mm 60248<60250 909g<990g Bài 2: Tìm x biết: 2x 678 53477 1545376x48>76086 HD học sinh cách làm. So sánh từng hàng. VD: 2x678 < 21600 Vì x<1 x=0 Ta có: 20678<21600 HĐ2: Viết các số sau thành tổng: 26391 75802 80010 57400 HD học sinh làm như sau: 26391=20000+6000+300+90+1 Chú ý học sinh hàng nào không có không phải ghi: VD: 75802=70000+5000+80+2 Yêu cầu HS làm các bài còn lại. Bài 5: Viết các số biết rằng các số đó được: 80000+5000+400+70+4= 30000+2000+600+60+4= 60000+600+60+6= 50000+7000+2= HS làm vào vở, 1 học sinh lên bảng làm. HĐ3: Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học. -HS nêu yêu cầu BT HS lần lượt lên bảng làm,lớp làm vào bảng con. -HS nêu yêu cầu BT HS làm các BT còn lại vào vở,3 HS lên bảng làm.Lớp và GV nhận xét,bổ sung. HS làm các bài còn lại vào vở.HS đổi vở để kiểm tra lẫn nhau. Tập viết: Ôn chữ hoa T (tiếp) I- Mục đích-yêu cầu: - Củng cố cách viết hoa T, Th thông qua bài tập ứng dụng: - Viết tên riêng Thăng long bằng cỡ chữ nhỏ. - Viết câu ứng dụng Thể dục thường xuyên bằng nghìn viên thuốc bổ bằng cỡ chữ nhỏ. -Rèn kỹ năng viết cho HS II- Đồ dùng dạy học: -Mẫu chữ viết hoa T ,Th -Tên riêng và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li. -Vở TV, bảng con, phấn. III- Các hoạt động dạy học: HĐ của GV HĐ của HS A- Kiểm tra bài cũ: 1 HS đọc từ ứng dụng và câu ứng dụng đã học ở tiết trước. Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba 1HS lên bảng viết cả lớp viết bảng con từ Tân Trào. GV nhận xét cho điểm HS. B- Bài mới: 1- Giới thiệu bài: Gv nêu y/c của tiết học - GV viết đề bài lên bảng. 2- Hướng dẫn viết bảng con - Gv cho HS quan sát chữ mẫu Th - Gv viết mẫu và nêu lại cách viết -GV Y/C HS viết vào bảng con chữ T ,Th - GV nhận xét. * Y/C HS đọc từ ứng dụng . GV giới thiệu Thăng long là tên cũ của thủ đô Hà Nội do vua Lý Thái Tổ đặt. -Y/C HS viết bảng con Từ ứng dụng. -Y/C HS đọc câu ứng dụng Thể dục thường xuyên bằng nghìn viên thuốc bổ GV giúp HS hiểu: Năng tập thể dục làm cho con người khoẻ mạnh như uống rất nhiều thuốc bổ. - Y/c HS viết bảng con chữ Thể 3- Hướng dẫn HS viết vào vở. Viết chữ TH : 1dòng. Viết chữ L: 1dòng. Viết tên riêng Thăng long 2 dòng Viết câu thơ 2 lần HS viết bài . HS viết bài GV chú ý quan sát giúp HS viết đúng nét, đúng độ cao và khoảng cách giữa các chữ. *Chấm chữa bài - GV chấm nhanh một số bài. - Nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm. 4- Củng cố,dặn dò: GV nhận xét tiết học. -Nhắc nhở những HS chưa viết xong bài về nhà viết tiếp. -HS đọc bài. HS theo dõi - HS quan sát - HS quan sát - HS viết bảng con chữ Th - HS đọc:Thăng long - HS viết : Thăng long - HS đọc câu ứng dụng - HS viết bảng chữ Thể HS chú ý lắng nghe nhắc lạùi - HS viết bài Hoạt động tập thể : Tổng kết chủ điểm:Yêu quí mẹ và cô I-Mục tiêu: -Giúp HS hệ thống lại những điều đã học qua chủ điểm yêu quí mẹ và cô - Phát động tìm hiểu chủ điểm mới. II- Cách tiến hành: HĐ của GV HĐ của HS HĐ1: Tổng kết chủ điểm: yêu quí mẹ và cô Chủ điểm yêu quí mẹ và cô được học từ đầu tháng 3 đến nay Qua chủ điểm này em đã biết được những gì? Trong tháng 3 có những ngày KN nào? Yêu cầu HS nêu về ý nghĩa của những ngày này. Em đã làm được những gì trong tháng thi đua vừa qua? Ngày 26/3 hàng năm là ngày gì? Ngày 26/3 năm nay là kỉ niệm mấy năm ngày thành lập Đoàn? HĐ2:Yêu cầu học sinh hát bài các bài hát thuộc chủ điểm. GV nhận xét về chủ điểm: những việc đã làm được thi đua học tập lấy thành tích để chào mừng các ngày lễ lớn trong tháng đều đã làm tương đối tốt. -Những việc chưa làm được : các em chưa tìm hiểu kĩ về các ngày kỉ niệm thông tin biết về các ngày kỉ niệm còn hnạ chế rất nhiều cần khắc phục ở chủ điểm tới HĐ3: Phát động chủ điểm mới: -Sang tháng 4 chúng ta có ngày lớn đó là ngày 30/4 chúng ta tiếp tục thi đua học tập tốt lấy thành tích chào mừng ngày 30/4 vàc các em tìm hiểu kĩ về ngày 30/4 để tiết học sau ta học tốt hơn. GV nhận xét tiết học. HS tự nêu hiểu biết về những ngày kỉ niệm trong tháng và được hát về chủ điểm. Ngày 8/3 Ngày 26/3 HS nêu Thành lập đoàn TNCSHCM 77 năm HS nêu các bài hát thuộc chủ đề: Ngày 8/3 Bông hồng tặng cô Bàn tay mẹ Thứ tư ngày 25 tháng 3 năm 2009 Luyện từ và câu: Ôn về nhân hoá.Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi:Làm gì? I-Mục tiêu:- Giúp học sinh củng cố -Về các cách nhân hoá - Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi:Làm gì? -HS vận dụng vào viết văn. II-Đồ dùng dạy học Gv viết sẵn bài thơ lên bảng. -Bảng phụ ghi bài tập 2 III- Các hoạt động dạy học: HĐ của GV HĐ của GV HĐ1: Ôn về nhân hoá Bài 1: Đọc bài thơ sau (GV ghi lên bảng) TRẬN BÓNG TRÊN KHÔNG Ông trời ngoi lên mặt biển Trò như quả bóng em chơi Bóng được thủ môn sóng sút Lên sân vận động bầu trời. Hậu vệ gió thường thận trọng Ý đồ trong mỗi đường chuyền Ngay phút đầu đã chủ động Kèm người thật chặt trên sân. Mưa là trung phong đội bạn Đoạt bóng dốc xuống ào ào Sóng truy cản đầy quyết liệt Gió chồm phá bóng lên cao... a) Trong bài thơ trên, những sự vật nào được nhân hoá ? b) Chúng được nhân hoá bằng cách nào(bằng từ ngữ nào?) c) Biện pháp nhân hoá góp phần diễn tả điều gì trong bài thơ? - Gv nhận xét Bài 2: Với mỗi từ sau em hãy viết một câu trong đó có sử dụng biện pháp nhân hoá. Cái trống trường... Cây bàng... -Gv y/c học sinh đọc câu đã viết,cả lớp nhận xét. HĐ2:Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi: Làm gì? Bài 3: Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi làm gì trong các câu sau: A, Để trở thành học sinh giỏi, Lan học hành rất chăm chỉ. B, Để lập thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, chúng em thi đua học tốt. C, Bác nông dân đang bừa ruộng để cấy lúa. D, Mẹ đang hái rau để mang đi chợ bán HS làm bài và chữa chung trên bảng. HĐ3: Củng cố,dặn dò: - Bộ phận trả lời cho câu hỏi để làm gì thường đứng sau từ để. Các bộ phận này thường là chỉ mục đích. * GV nhận xét tiết học. -Về nhà xem lại bài. - HS đọc bài thơ - HS trả lời các câu hỏi trên và làm bài như sau: Sự vật đựơc nhân hoá Từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hoá Trời Sóng Gió mưa ông, ngoi lên mặt biển thủ môn, sút, truy cản đầy quyết liệt,chồm phá bóng lên cao. hậu vệ, thận trọng, kèm người trung phong, đoạt bóng dốc ào ào c) Biện pháp nhân hoá góp phần di ... hung trên bảng. Bài 4: Viết số liền trước của các số sau: 27 381, 75 802, 80 000, 65 400. - Gv cùng cả lớp nhận xét. Bài 5:a) Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn: 20176 , 17935 , 35014, 53014 b)theo thứ tự từ lớn đến bé: 55676, 55766 , 54975 , 58000 -Giáo viên nhận xét bài làm đúng như sau: a)17935, 20176, 35014, 53014. b) 58000, 55706, 55676, 54975. HĐ3: Củng cố dặn dò - Gv hệ thống lại bài học và nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà luyện đọc, viết số có năm chữ số cho tốt. -HS đọc số,lớp nhận xét,bổ sung. HS nêu yêu cầu BT - HS viết vào vở, 3 HS lên bảng làm. - HS làm bài cá nhân, 3 HS lên bảng làm. - HS làm bài thi vào vở. Thứ năm ngày 24 tháng 3 năm 2009 Tự nhiên xã hội : Mặt trời I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Biết Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt. - Biết vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất. - Kể một số ví dụ về việc con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời trong cuộc sống hàng ngày. II. Đồ dùng dạy học: Các hình trang 110, 111 SGK. III. Các HĐ dạy học: HĐ của GV HĐ của GV HĐ1: Kiểm tra bài cũ - Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa thú nhà và thú rừng. - Gv nhận xét, đánh giá. HĐ2: Thảo luận theo nhóm Mục tiêu : Biết Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm. GV chia lớp thành 3 nhóm N1: Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật ? N2: Khi đi ra ngoài nắng bạn thấy như thế nào ? Tại sao ? N3: Nêu ví dụ chứng tỏ Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt ? Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - GV hoặc HS sửa chữa, hoàn thiện phần trình bày của các nhóm. Kết luận: Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt. HĐ3: Quan sát ngoài trời Mục tiêu : Biết vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất. Cách tiến hành : Bước 1: Làm việc theo nhóm. HS quan sát phong cảnh xung quanh trường và thảo luận nhóm theo gợi ý sau : - Nêu vai trò của Mặt Trời đối với con người, động vật và thực vật ? - Nếu không có Mặt Trời thì điều gì sẽ xảy ra trên Trái Đất ? Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - GV hoặc HS bổ sung, hoàn thiện phần trình bày của các nhóm. - GV lưu ý HS về một số tác hại của ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời đối với sức khoẻ và đời sống con người như cháy nắng, cháy rừng tự nhiên vào mùa khô. *Kết luận: Nhờ có ánh sáng Mặt Trời, cây cỏ xanh tươi, người và động vật khoẻ mạnh. HĐ4: Làm việc với SGK - Y/c HS quan sát các hình 2, 3, 4, trang 111 SGK và kể với bạn những ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời. - Y/c HS kể trước lớp. Gia đình em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời để làm gì ? - GV bổ sung phần trình bày của HS và mở rộng cho HS biết về những thành tựu khoa học ngày nay trong việc sử dụng năng lượng của Mặt Trời. HĐ4: Củng cố dặn dò - Y/c HS đọc bài học trong SGK. - Gv nhận xét tiết học - Tiến hành thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác bổ sung. - HS quan sát phong cảnh xung quanh trừờng và thảo luận theo nhóm. - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - HS quan sát các hình 2, 3, 4, trang 111 SGK và kể với bạn những ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời. - Một số HS trả lời câu hỏi trước lớp. - HS liên hệ thực tế.(phơi quần áo, lúa,..) Âm nhạc: Ôn tập bài hát: Bài Tiếng hát bạn bè mình Luyện kẻ khuông nhạc và viết khoá Son I.Mục tiêu: - HS hát thuộc lời ca, hát đúng giai điệu, tiết tấu; thể hiện tính chất trong sáng. - HS hát kết hợp vận động phụ họa nhịp nhàng và tập biểu diễn trước lớp. - Biết cách kẻ khuông nhạc và viết đúng khoá Son. II- Chuẩn bị: - Hát chuẩn xác bài hát, thể hiện tính chất vui tươi nhí nhảnh, trong sáng của bài hát. - Bảng phụ chép sẵn lời 2. - Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm và một vài động tác minh họa cho bài hát. III. Các HĐ dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: Y/c HS hát lại lời 1 của bài hát - Y/c HS hát cá nhân và biểu diễn trước lớp. - Gv nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới HĐ1: Ôn tập bài hát Tiếng hát bạn bè mình. - Cho HS nghe giai điệu, HS nhắc lại tên bài hát, tác giả. - Y/c HS hát lại lời 1 của bài hát - Hướng dẫn HS hát kết gợp gõ đệm theo phách và theo tiết tấu lời ca (sử dụng các nhạc cụ gõ đệm: song loan, thanh phách). - GV kết hợp kiểm tra và đánh giá HS trong quá trình hát. HĐ2: Hát kết hợp vận động phụ họa. - Yêu cầu HS hát và vận động phụ họa (GV thực hiện động tác mẫu). HĐ3: Luyện kẻ khuông nhạc và viết khoá Son. - Yêu cầu HS thực hiện kẻ khuông nhạc, GV hướng dẫn cách vẽ khoá Son vào khuông nhạc. - GV theo dõi HS thực hành và nhắc nhở để HS kẻ khuông nhạc và viết khoá Son đúng yêu cầu. HĐ4: Củng cố dặn dò Y/c cả lớp hát và vận động phụ hoạ lại 1 lượt - Gv nhận xét tiết học - HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe và trả lời - HS hát cá nhân, tổ, đồng thanh. - HS hát kết hợp gõ đệm theo bài hát. -HS xem GV thực hiện mẫu và thực hiện hát và vận động phụ hoạ theo hướng dẫn của GV thật nhịp nhàng chuẩn xác. - HS quan sát GV hướng dẫn cách kẻ khuông nhạc, viết khoá Son. - HS thực hành vào vở, chú ý để kẻ khuông nhạc và viết khoá Son đúng yêu cầu. Thể dục: Ôn bài thể dục với cờ. TRÒ CHƠI” HOÀNG ANH HOÀNG YẾN” I/ Mục tiêu : -Ôn bài thể dục phát triển chung 8 động tác với hoa hoặc cờ .Y/C thuộc bài và biết cách thực hiện được động ở mức tương đối chính xác . -Chơi trò chơi” Hoàng Anh-Hoàng Yến”Y/C biét cách chơi và tham gia chơi một cách chủ động. Nhanh nhẹn. II/ Địa điểm ,phương tiện: Địa điểm : Sân trường ,vệ sinh sạch sẽ ,bảo đảm an toàn tập luyện . Phương tiện : Chuẩn bị còi ,dụng cụ ,dây, hoa hoặc cờ.và kẻ sân cho trò chơi. III/ Nội dung và p.p lên lớp: HĐ của GV HĐ của HS 1 /Phần mở đầu: -GV nhận lớp ,phổ biến nội dung ,Y/C giờ học * Khởi động -Chạy chậm trên địa hình tự nhiên. -Đứng tại chỗ khởi động các khớp -Chơi trò Chơi”Làm theo hiệu lệnh” * Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 1 tổ bải tập TDPTC GV và lớp nhận xét. 2/ Phần cơ bản *Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ. GV triển khai lớp theo đội hình đồng diễn thể dục. Thi trình diễn giữa các tổ bài thể dục phát triển chung GV và lớp nhận xét, tìm ra tổ trình diễn đẹp nhất. *Trò chơi :Hoàng Anh -Hoàng Yến” GV hướng dẫn cách chơi,sau đó HS tiến hành chơi . 3 Phần kết thúc -Vừa đi vừa hít thở sâu ; -Gv hệ thống bài học -GV nhận xét giờ học -HS về ôn tập bài dã học -HS lắng nghe. -HS khởi động. -1 tổ bải tập TDPTC -HS cả lớp ôn bài thể dục 2-4 lần,mỗi lần 8 nhịp -Các tổ thi trình diễn bài thể dục Thứ sáu ngày 25 tháng 3 năm 2009 Tập làm văn: Viết đoạn văn về một trận thi đấu thể thao I- Mục đích yêu cầu: -Rèn kĩ năng viết: Viết được một đoạn văn về 1 trận thi đấu thể thao -Viết gọn, rõ đủ thông tin. II- Đồ dùng dạy - học -Tranh minh hoạ trận thi đấu thể thao. -Bảng lớp viết các gợi ý kể về một trận thi đấu thể thao. III- Các hoạt động dạy -học HĐ của GV HĐ của HS * GTB: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học. 2- Hướng dẫn HS viết bài. Y/c HS đọc đề bài,nêu yêu cầu BT - Các em viết về một trận thi đấu thể thao mà các em xem trực tiếp hoặc xem trên ti vi. - Viết theo các câu hỏi gợi ý nhưng không nhất thiết phải theo thứ tự đó mà có thể linh hoạt thay đổi trật tự các câu hỏi. Đoạn văn viết phải đủ ý,,rõ ràng,mạch lạc. Đoạn văn trình bày theo 3 phần Hãy xem mình như một bình luận viên đang bình luận trận thi đấu đó.(Cóthể là trận thi đấu bóng đá,cầu lông, bóng bàn.) HĐ2:HS làm bài GV quan sát chung cả lớp. HĐ3:Nhận xét Gv chấm bài mốt số em,nhận xét chung. -Gọi vài em đọc bài làm của mình. -Những em chưa xong về nhà hoàn thành . HS đọc đề bài,nêu yêu cầu BT - HS viết bài - HS đọc bài Toán: Luyện chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số I- Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố lại cách chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số. - Vận dụng vào giải toán và tìm thành phần chưa biết. -Rèn kỹ năng tính toán cho HS. II- Các hoạt động dạy học: HĐ1: Luyện chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số Bài 1: Đặt tính rồi tính 1692 : 4 1877 : 3 2515 : 5 2414 : 6 - Y/c HS làm bảng con - GV nhận xét từng bài làm của HS. Bài 2: Tìm x x × 9 = 4122 8 × x = 1928 32405 + x + 10176 + x = 72455 x + 100 - ( 4 + 4 + 4 +...+ 4) = 320 có 45 số 4 - Y/c HS nêu cách làm của từng bài rồi y/c HS tự làm. - Gv cùng cả lớp chữa chung trên bảng. HĐ2: Giải toán có liên quan đến chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số Bài 3: Một bể chứa được 1800 lít nước. Có hai vòi nước chảy vào bể. Vòi thứ nhất chảy 10 phút được 40 lít, vòi thứ hai chảy 6 p được 30 lít. Hỏi khi bể cạn hai vòi cùng chảy trong bao lâu thì đầy bể? Gv nhận xét chung trên bảng HĐ3: Củng cố dặn dò - Gv hệ thống lại bài học - Gv nhận xét tiết học. - HS làm bảng con - HS làm bài vào vở. - HS đọc đề bài, phân tích đề bài rồi làm bài. 1 HS lên bảng làm bài. Bài giải: Mỗi phút vòi thứ nhất chảy được là: 40 : 10 = 4(l) Mỗi phút vòi thứ hai chảy được là: 30 : 6 = 5(l) Mỗi phút cả hai vòi chảy được là: 4 + 5 = 9(l) Thời gian để hai vòi chảy đầy bể là: 1800 : 9 = 200(phút) Đáp số: 200 phút MÜ thuËt : Luyện vÏ mµu vµo h×nh cã s½n I. Môc tiªu: - Häc sinh hiÓu biÕt thªm vÌ c¸ch t×m vµ vÏ mµu. - VÏ ®îc mµu vµo h×nh cã s½n theo ý thÝch. - ThÊy ®îc vÏ ®Ñp cña mµu s¾c, yªu mÕn thiªn nhiªn. II. ChuÈn bÞ: -Các bµi cña HS n¨m tríc. -Vở tậpvẽ, màu vẽ, bút chì III. C¸c ho¹t ®éng d¹y häc HĐ của GV HĐ của HS -GV kiểm tra Đ .dùng học tập của HS *Giíi thiÖu bµi: GV nªu môc tiªu yªu cÇu cña bµi häc. HĐ1: Quan s¸t nhËn xÐt Cho häc sinh xem h×nh vÏ vµ ®Æt c©u hái: - Trong tranh vÏ nh÷ng g× ? - H×nh vÏ nào lín nhÊt? - Em cã dù ®Þnh vÏ mµu nh thÕ nµo HĐ2: HD c¸ch vÏ mµu Em nhí l¹i rïa cã nh÷ng mµu s¾c nµo? (mµu n©u, vµng,...) - Em tù chän mµu t« vµo tranh . - Nªn vÏ mµu vµo h×nh rïa tríc,. - Cã thÓ vÏ mµu vµo nÒn hoÆc kh«ng tuú ý. - Cè g¾ng t« gän kh«ng chêm ra ngoµi h×nh vÏ. - Cã thÓ dïng c¸c chÊt liÖu kÕt hîp víi nhau. HĐ3: Thùc hµnh Cho HS xem bµi vÏ cña anh chÞ kho¸ tríc. - Em t×m c¸c mµu kh¸c nhau vÏ vµo bøc tranh. - VÏ mµu tho¶i m¸i theo trÝ tëng tîng cña m×nh. HĐ4: NhËn xÐt ®¸nh gi¸. Chän mét sè bµi hoµn thµnh sím cho c¶ líp quan s¸t nhËn xÐt - b×nh chän bµi m×nh thÝch nhÊt. -HS lắng nghe HS lắng nghe -HS thực hành vẽ. *
Tài liệu đính kèm: