Giáo án Lớp 4 (Sáng) - Tuần 18 - Năm học2011-2012 - Nguyễn Văn Đức

Giáo án Lớp 4 (Sáng) - Tuần 18 - Năm học2011-2012 - Nguyễn Văn Đức

I. MỤC TIÊU

 1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu. Yêu cầu HS đọc trôi chảy, lưu loát các bài đã học trong học kì I, biết đọc fiễn cảm văn bản nghệ thuật.

 2. Hệ thống hoá một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.

- KNS: Sắp xếp, xử lý thông tin.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

 A. Kiểm tra: 1HS đọc “Rất nhiều mặt trăng”, nêu nội dung bài.

 B. Bài mới: 1/ Giới thiệu bài:

 2/ Kiểm tra TĐ và HTL:

- Từng HS lên bốc thăm bài đọc.

- HS đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng 1 đoạn hoặc cả bài theo yêu cầu trong phiếu.

- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời.

- GVnhận xét, cho điểm.

 3/ Bài tập 2.

- HS đọc và nêu yêu cầu.

- GV cho HS lập bảng tổng kết theo nhóm bàn.

- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp, cả lớp và GV nhận xét: nội dung có chính xác không, trình bày có rõ ràng mạch lạc không?

 

doc 23 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1086Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 (Sáng) - Tuần 18 - Năm học2011-2012 - Nguyễn Văn Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18 
 Thứ hai ngày 02 tháng 01 năm 2012
Tiết 1: Tiếng Việt 
 ôn tập tiết 1
I. Mục tiêu
 1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu. Yêu cầu HS đọc trôi chảy, lưu loát các bài đã học trong học kì I, biết đọc fiễn cảm văn bản nghệ thuật.
 2. Hệ thống hoá một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.
- KNS: Sắp xếp, xử lý thông tin.
III. Hoạt động dạy- học.
 A. Kiểm tra: 1HS đọc “Rất nhiều mặt trăng”, nêu nội dung bài.
 B. Bài mới: 1/ Giới thiệu bài:
 2/ Kiểm tra TĐ và HTL:
- Từng HS lên bốc thăm bài đọc.
- HS đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng 1 đoạn hoặc cả bài theo yêu cầu trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời.
- GVnhận xét, cho điểm.
 3/ Bài tập 2.
- HS đọc và nêu yêu cầu.
- GV cho HS lập bảng tổng kết theo nhóm bàn.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp, cả lớp và GV nhận xét: nội dung có chính xác không, trình bày có rõ ràng mạch lạc không?
- GV giới thiệu bảng tổng kết để các nhóm đối chiếu, sửa chữa:
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
Ông Trạng thả diều
Trinh Đường
Nguyễn Hiền nhà nghèo nhưng hiếu học.
Nguyễn Hiền
Vẽ trứng
Xuân Yến
Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi kiên trì khổ luyện đã trở thành danh hoạ kiệt xuất.
Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi
Người tìm đường lên các vì sao
Lê Quang Long, Phạm Ngọc Toàn
Xi-ôn-cốp-xki kiên trì theo đuổi ước mơ, đã tìm được đường lên các vì sao.
Xi-ôn-cốp-xki
Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi
Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam
Bạch Thái Bưởi từ tay trắng, nhờ có chí đã làm nên sự nghiệp.
Bạch Thái Bưởi
Văn hay chữ tốt
Truyện đọc 1
Cao Bá Quát kiên trì luyện viết chữ, đã nổi danh là người văn hay chữ tốt.
Cao Bá quát
 C. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học. - Dặn những em chưa có điểm kiểm tra đọc hoặc đọc chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
 - Dặn chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Toán 
dấu hiệu chia hết cho 9
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Biết dấu hiệu chia hết cho 9 và không chia hết cho 9
- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để chọn, tìm các số chia hết cho 9.
- KNS: lắng nghe tích cực.
III. Hoạt động dạy – học 
 A. Kiểm tra: Nêu dấu hiệu chia hết cho 2? Cho ví dụ.
 Nêu dấu hiệu chia hết cho 5? Cho ví dụ. 
 B.Bài mới 
 1. Dấu hiệu chia hết cho 9.
- HS nêu các số chia hết cho 9 và các số không chia hết cho 9; GV ghi bảng các phép chia theo hai cột.
- HS quan sát các số chia hết cho 9, nhận xét; nếu HS không biết, GV gợi ý: xét tổng các chữ số của từng số.
- HS rút ra dấu hiệu chia hết cho 9, GV kết luận, ghi bảng: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.
- HS xét tiếp các số không chia hết cho 9 để trả lời: Các số như thế nào thì không chia hết cho 9? ( có tổng các chữ số không chia hết cho 9)
- GV nhắc lại 2 kết luận.
- Muốn biết một số có chia hết cho 9hay không ta phải làm thế nào? (phải xét tổng cá chữ số của số đó, ...)
 2. Thực hành.
Bài 1. – HS đọc bài, nêu yêu cầu, GV ghi bảng các số.
 - Làm toàn lớp: 99 có tổng các chữ số là 9 + 9 = 18, 18 chia hết cho 9 nên 99 chia hết cho 9.
- HS tự kiểm tra các số còn lại, nêu kết quả và giải thích.
( Các số chia hết cho 9 là: 99, 108, 5643.)
* 1 HS nêu lại dấu hiệu chia hết cho 9.
Bài 2. – HS nêu yêu cầu: Tìm các số không chia hết cho 9.
- HS tự tìm, nêu và giải thích.
 ( Các số không chia hết cho 9 là: 96, 7853, 5554, 1097)
Bài 3.. – HS đọc bài, nêu yêu cầu: Viết hai số có ba chữ só và chia hết cho 9.
 - HS tự viết và nối tiếp đọc kết quả.
 - GV có thể gợi ý: Chọn tổng các chữ số là 9, 18, 27 rồi phân tích số đó thành tổng của 3 chữ số < 10, dùng 3 chữ số đó để viết số.
 Ví dụ: 9 = 1 + 3 + 5 ta có số 135 (hoặc 315, 351, 531, 513, 153) chia hết cho 9)
Bài 4. – HS đọc bài, nêu yêu cầu.
 - HS nêu cách tìm chữ số ở ô trống và đọc số: 315 , 135, 225
 C. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại dấu hiệu chia hết cho 9.
 - GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
 Tiết 3: Đạo đức 
Ôn tập và thực hành kĩ năng cuối kì I
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Ôn tập, củng cố và rèn luyện những kĩ năng đã học qua 8 chủ đề.
- Bồi dưỡng tình cảm và hành vi đạo đức cho các em.
II. Chuẩn bị: câu hỏi cho trò chơi,... 
III. Hoạt động dạy – học:
 A. Kiểm tra: - HS trả lời câu hỏi: Nêu bài học giờ trước?
 B. Bài mới: 
 1. Hoạt động 1: Trò chơi “Hái hoa dân chủ”
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
- Gọi HS xung phong chơi, cả lớp nhận xét.
 (Câu hỏi: 1. Theo bạn, trung thực trong học tập có lợi gì?
 2. Nếu bạn em là người luôn chậm trễ, lãng phí thời giờ, em sẽ làm gì?
 3. Em cần làm gì để tỏ lòng biết ơn các thầy giáo, cô giáo?
 4. Kể một tấm gương yêu lao động.
 5. Hát một bài hát hoặc đọc một bài thơ ca ngợi công ơn thầy cô giáo.
- GV nhận xét chung, tuyên dương những em tham gia chơi và trả lời được câu hỏi.
 2/ Hoạt động 2. Bày tỏ ý kiến.
 - GV giới thiệu bảng phụ ghi các ý kiến.
 - HS chuẩn bị thẻ: Tán thành (thẻ đỏ)
 Không tán thành (thẻ xanh)
 Phân vân (thẻ trắng)
 - GV đọc từng ý kiến, HS giơ thẻ, kết hợp cho HS giải thích sự lựa chọn của mình.
 - GV nhận xét chung 
 3/ Hoạt động 3. Xử lí tình huống.
 - GV phát 4 tình huống cho 4 nhóm thảo luận tìm cách xử lí, phân vai và đóng vai.
 - Các nhóm thực hành xử lí qua sắm vai.
 - Trao đổi, nhận xét và nêu cách xử lí khác.
 - GV nhận xét chung.
 C. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét kết quả ôn tập và thực hành.
 - Dặn HS ôn tập chuẩn bị kiểm tra.
Tiết 4: Lịch sử 
kiểm tra định kì
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra, đánh giá việc nắm các kiến thức lịch sử đã học từ đầu năm.
- Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra.
II. Chuẩn bị: Đề kiểm tra
III. Hoạt động dạy – học 
 1. Giới thiệu bài:
 - GV giới thiệu nội dung kiểm tra.
 - Nhắc HS cách làm bài, chú ý cách trình bày...
 2. GV chép đề bài lên bảng.
 Đề bài
Câu 1: Sau khi Ngô Quyền mất tình hình nớc ta nh thế nào? 
 Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì?
Câu 2:Kể lại diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lợc nớc ta và nêu ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến 
Câu 3: Thăng Long thời Lý nh thế nào? 
Câu 4:Vì sao nói : Đền thời Lý, đạo phật trở nên thịnh đạt nhất 
Câu 5: Nêu nguyên nhân thắng lời của cuộc kháng chiến Biểu điểm : mỗi câu 2 điểm- 2,5 điểm
Đáp án
Câu 1: Sau khi Ngô Quyền mất triều đình lục đục tranh nhau ngai vàng, đất nớc bị chia cắt thành 12 vùng , dân chúng đổ máu vô ích, ruộng đồng bị tàn phá, quân thù năm le ngoài bờ cõi 
Đinh Bộ Lĩnh đã có công xây dựng lực lợng đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân . Năm 968 ông đã thống nhất giang sơn 
Câu 3: Thăng Long thời Lý có nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa. Dân tụ họp ngày càng đông và lập lên phố lên phờng 
Câu 4: Đền thời Lý đạo phật trở lên thịnh đạt nhất. Nhiều vua đã từng theo đạo phật rất đông kinh thành Thăng Long và các làng xã có rất nhiều chùa 
Câu 5: Nguyên nhân của cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi là
Quân dân ta rất dũng cảm Lý Thờng Kiệt là một tớng tài (chủ động tấn công sang đất Tống lập phòng tuyến sông Nh Nguyệt)
Học sinh làm bài
 3. HS làm bài, GV giữ trật tự chung.
 4. Thu bài: GV nhận xét giờ làm bài, dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 5: Âm nhạc
(GV chuyên dạy)
 Thứ ba ngày 3 tháng 1 năm 2012 
Tiết 1: Thể dục 
đi nhanh chuyển sang chạy-Chạy theo hình tam giác
I. Mục tiêu
 - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi nhanh chuyển sang chạy. Yêu cầu HS thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.
 - Học trò chơi “Chạy theo hình tam giác”. Yêu cầu HS nắm được cách chơi, chơi tự giác, tích cực và chủ động.
- KNS: đảm nhận trách nhiệm.
 II. Chuẩn bị
- Phương tiện: 1 còi, kẻ sẵn vạch, dụng cụ chơi,...
 III. Hoạt động dạy – học
Phần mở đầu (7 phút)
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học.
- HS chạy chậm theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên trên sân
 - Đứng tại chỗ xoay các khớp để khởi động.
 - Trò chơi “Tìm người chỉ huy”.
 - Tập bài thể dục: 1 lần, 2 x 8 nhịp.
 B. Phần cơ bản (20 phút)
 1. Đội hình đội ngũ. (5 phút) Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng:
 + GV điều khiển cho cả lớp tập theo đội hình 2-4 hàng dọc, GV chú ý sửa động tác sai cho HS.
 + Các tổ tự tập luyện, mỗi HS được làm chỉ huy ít nhất một lần.
 2. Bài tập RLTTCB. (10 phút) Ôn đi nhanh chuyển sang chạy:
 + Cả lớp tập theo đội hình hàng dọc, GV điều khiển.
 + Từng tổ trình diễn đi đều theo 1-4 hàng dọc và đi chuyển hướng phải – trái.
3. Trò chơi “Chạy theo hình tam giác” (6 phút)
 - GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi và luật chơi.
 - Cho HS khởi động lại các khớp. 
 - Cho cả lớp chơi thử.
 - Điều khiển để HS chơi theo đội hình 2 hàng dọc.
 - GV nhận xét chung.
 C. Phần kết thúc (5 phút).
 - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát theo 4 hàng dọc
 - Động tác thả lỏng.
 - GV cùng HS hệ thống bài
 - GV nhận xét đánh giá ,dặn HS ôn ĐHĐN và RLTTCB.
Tiết 2: Tiếng Việt 
ôn tập tiết 2
I. Mục tiêu
 1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu. Yêu cầu HS đọc trôi chảy, lưu loát các bài đã học trong học kì I, biết đọc diễn cảm văn bản nghệ thuật.
 2. Ôn luyện kĩ năng đặt câu, kiểm tra sự hiểu biết của HS về nhân vật trong các bài tập đọc qua bài tập đặt câu nhận xét về nhân vật.
 3. Ôn các thành ngữ, tục ngữ đã học qua bài thực hành chọn thành ngữ, tục ngữ hợp với tình huống.
- KNS: xử lý thông tin.
III. Hoạt động dạy- học.
 A. Kiểm tra : Kiểm tra vở bài tập của HS
 B. Bài mới: 1/ Giới thiệu bài:
 2/ Kiểm tra TĐ và HTL:
- Từng HS lên bốc thăm bài đọc.
- HS đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng 1 đoạn hoặc cả bài theo yêu cầu trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời.
- GVnhận xét, cho điểm.
 3/ Bài tập 2.
- HS đọc và nêu yêu cầu: Đặt câu với những từ ngữ thích hợp để nhận xét về các nhân vật.
- HS tự đặt câu vào VBT.
- HS nối tiếp nhau đọc câu văn mình đặt. Cả lớp và GV nhận xét.
Ví dụ: a/ Nguyễn Hiền là người có chí.
 b/ Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi nhờ kiên nhẫn, khổ công luyện vẽ nên đã thành tài.
 c/ Xi-ôn-cốp-xki là người tài giỏi, kiên trì hiếm có.
 d/ Nhờ khổ công luyện chữ, Cao Bá Quát nổi danh là người văn hay chữ tốt.
 e/ Bạch Thái Bưởi là nhà kinh doanh tài ba, chí lớn.
 4/ Bài tập 3.
- HS nêu yêu cầu: Chọn thành ngữ, tục ngữ thích hợp để khuyến khích hoặc khuyên nhủ bạn.
- Gọi 1 HS đọc lại các tục ngữ, thành ngữ thuộc chủ đề “Có chí thì nên”.
- HS đọc từng tình huống, chọn những câu thành ngữ, tục ngữ thích hợp để khuyên bạn. (trao đổi t ... I. Mục tiêu: HS biết
 - Làm thí nghiệm chứng minh vai trò của ô-xi đối với sự cháy.
 - Nói về vai trò của khí ni-tơ đối với sự cháy diễn ra trong không khí.
 - Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy.
- KNS: bình luận về cách làm và các kết quả quan sát, phân tích, phán đoán, so sánh, đối chiếu, quản lý thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
II. Chuẩn bị: Mỗi nhóm: 2 lọ thủy tinh (1 to, 1 nhỏ), 2 cây nến, 1 ống thủy tinh, nến, đế kê,...
III. Hoạt động dạy – học 
 A. Kiểm tra: Trả bài, nhận xét bài kiểm tra.
 B. Bài mới: *Giới thiệu bài.
1. Hoạt động 1. Tìm hiểu vai trò của không khí đối với sự cháy.
 - GV chia lớp làm 4 nhóm, kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
 - Yêu cầu HS: Đọc mục thực hành để biết cách làm.
 - HS tiến hành thí nghiệm, ghi thời gian nến cháy ở từng lọ và cùng nhau giải thích.
 - Đại diện từng nhóm nêu kết quả thí nghiệm và giải thích.
 - GV kết luận và giải thích: 
 + Khí ni-tơ giúp cho sự cháy trong không khí xảy ra không quá nhanh và quá mạnh.
 + Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy.
2. Hoạt động 2. Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống.
 - GV chia lớp thành 4 nhóm.
 - Yêu cầu HS các nhóm đọc mục thực hành và quan sát hình 3, 4 SGK.
 - HS tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn ở SGK, nêu hiện tượng và giải thích.
 - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thí nghiệm, giải thích nguyên nhân làm cho ngọn lửa cháy liên tục sau khi lọ thủy tinh không có đáy được kê lên đế không kín.
 - GV kết luận: Để duy trì sự cháy, cần liên tục cung cấp không khí.
* 2 HS đọc mục “Bạn cần biết”.
* Liên hệ: 
 - Nhà bạn nào đun bếp than, bếp củi?
 - Làm thế nào để ngọn lửa ở bếp than và bếp củi không bị tắt khi đun?
 C. Củng cố, dặn dò: 
 - 1 HS nêu lại nội dung mục “Bạn cần biết”.
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS ôn tập chuẩn bị kiểm tra.
Tiết 5: Kĩ thuật
Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn (tiết4 )
I. Mục tiêu
Đánh giá kiến thức, kĩ năng khâu, thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của hs.
- KNS: kiên định.
II. Nội dung bài 
 1. Hoạt động 2: Hs tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn
Gv nêu: Trong giờ học trớc, các em đã ôn lại cách thực hiện các mũi khâu, thêu đã học. Sau đây mỗi em sẽ tự chọn và tiến hành cắt, khâu, thêu một sản phẩm mà mình đã chọn
Nêu yêu cầu thực hành và hớng dẵn lựa chọn sản phẩm: sản phẩm tự chọn đợc thực hiện bằng cách vận dụng những kĩ thuật cắt, khâu, thêu đã học 
Tuỳ khả năng và ý thích, hs có thể cắt, khâu, thêu những sản phẩm đơn giản nh: 
- Cắt, khâu, thêu khăn tay: Cắt một mảnh vải hình vuông có cạnh là 20cm. Sau đó kẻ đờng dấu ở 4 cạnh hình vuông để khâu gấp mép. Khâu các đờng gấp mép bằng mũi khâu thờng hoặc mũi khâu đột (khâu ở mặt không có đờng gấp mép). Vẽ và thêu một mẫu thêu đơn giản nh hình bông hoa, con gà con, cây đơn giản, thuyền buồm, cây nấm Có thể nêu tên của mình trên khăn tay.
- Cắt, khâu, thêu túi rút dây để đựng bút: Cắt mảnh vải sợi bông hoặc sợi pha hình chữ nhật có kích thớcc 20cm x 10cm. Gấp mép và khâu viền đờng làm miệng túi trớc. Sau đó vẽ và thêu một mẫu thêu đơn giản bằng mũi thêu móc xích hoặc thêu một đờng móc xích gần đờng gấp mép. Cuối cùng mới khâu phần thân túi bằng các mũi khâu thờng hoặ khâu đột. Chú ý thêu trang trí trớc khi khâu phần thân túi
- Cắt, khâu, thêu sản phẩm khác nh: váy liền áo cho búp bê, gối ôm
- Váy liền áo cho búp bê: Cắt một mảnh vải hình chữ nhật kích thớc 25cm x 30cm. Gấp đôi mảnh vải theo chiều dài. Gấp đôi tiếp một lần nữa. Sau đó vạch dấu (vẽ) hình cổ, tay và thân áo lên vải. Cắt theo đờng vạch dấu. Gấp, khâu viền đờng gấp mép cổ áo, gấu tay áo, thân áo. Thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích đờng cổ áo, gấu tay ao, gấu váy. Cuối cùng khâu vai và thân áo bằng cách khâu ghép hai mép vải.
- Gối ôm: Cắt một mảnh vải hình chữ nhật, kích thớc khỏng 25cm x 30 cm gấp , khâu hai đờng ở phẩn luồn dây ở hai cạnh ngắn. Thêu trang trí ở hai đờng thêu móc xích ở sát hai đường luồn dây. Sau đó gấp đôi cạch vải theo cạnh 30cm. Cuối cùng khâu thân gối bằng cách khâu ghép hai mép vải theo cạnh dài.
 2. Đánh giá
Đánh giá kết quả kiểm tra theo 2 mức: Hoàn thành và cha hoàn thành qua sản phẩm thực hành. Những sản phẩm tự chọn có nhiều sáng tạo, thể hiện rõ năng khiếu khâu, thêu đợc đánh giá ở mức hoàn thành tốt
 3. Củng cố dặn dò
Gv nhận xét giờ học
Dặn chuẩn bị bài sau
 Thứ sáu ngày 6 tháng 1 năm 2012
 Tiết 1: Tiếng Việt 
tiết 7 Kiểm tra: Đọc – hiểu, luyện từ và câu
I. Mục tiêu 
 - Kiểm tra kĩ năng đọKiểm tra- hiểu của HS và một số kiến thức về luyện từ và câu.
 - Đánh giá kĩ năng làm bài kiểm tra của HS.
 - Hướng dẫn HS làm quen với bài thi.
II. Chuẩn bị: SGK, VBT,... 
III. Hoạt động dạy- học.
 A. Chuẩn bị:
 - GV nêu yêu cầu của tiết học.
 - GV nêu hình thức kiểm tra: Làm bài trắc nghiệm ở VBT.
 - Cho 1 HS đọc toàn bộ yêu cầu của tiết 7 trong VBT.
 - GV hướng dẫn HS: 
 + Đọc thầm bài “Về thăm bà” trong SGK khoảng 10 phút để nghiên cứu theo nội dung các câu hỏi ở phần B.
 + Phần B phải chọn 1 phương án đúng nhất trong các phương án đúng của từng câu để điền dấu x vào ô trống.
 + Phần C phải chọn phương án duy nhất đúng.
 B. Kiểm tra: 
 1/ Giới thiệu đề bài trong VBT.:
 2/ HS đọc thầm và làm bài trắc nghiệm.
 GV bao quát lớp, giữ trật tự chung, hướng dẫn thêm cách làm bài cho những HS còn lúng túng.
 Đề bài: trong VBT
 B. Câu 1/ ý c (Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.)
 Câu 2/ ý a (Nhìn cháu bằng ánh mắt... rồi nghỉ ngơi.)
 Câu 3/ ý c (Có cảm giác thong thả, bình yên, được bà che chở.)
 Câu 4/ ý c (Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, ...yêu thương.)
 C. Câu 1/ ý b (hiền từ, hiền lành.)
 Câu 2/ ý b (Hai ĐT: trở về, thấy
 Hsi TT: bình yên, thong thả.)
 Câu 3/ ý c (Dùng thay lời chào)
 Câu 4/ ý b (Sự yên lặng)
 Biểu điểm: Tổng 10 điểm
 Câu 2, 4 phần C mỗi câu 2 điểm; các câu còn lại mỗi câu 1 điểm.
 C. Thu bài: - Thu bài làm của HS
 - GV nhận xét tiết học.
 - Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Toán 
kiểm ra định kì cuối kì I
I. Mục tiêu: 
 - Kiểm tra các kĩ năng về 4 phép tính đối với số tự nhiên, đổi đơn vị đo diện tích, hình học, giải toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
 - Đánh giá kết quả học tập của HS.
II. Chuẩn bị: VBT,...
III. Hoạt động dạy – học 
 A. Chuẩn bị: 
 - GV nêu yêu cầu và hình thức kiểm tra.
 - Cho HS mở VBT, GV giới thiệu chung cấu trúc đề và cách làm bài:
 + Phần I: trắc nghiệm (khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
 + Phần II: tự luận
 B.Kiểm tra
 Phần 1: Trắc nghiệm :Khoanh vào chữ đặt trwcs câu trả lời đúng 
	Câu 1: 58462 + 24737 =
 A. 82199 B. 83299 C. 83209 D. 83199
 Câu2: 98205 - 39417 =
 A. 58778 B. 58878 C. 58779 D. 58788
	Câu3: phút =..giây 
 A. 4 B. 5 C. 3 D. 15
Câu4: 4 tấn 3kg =kg 
A. 4003 B. 40003 C. 403 D. 43
Câu5: Chu vi của 1 hình vuông là 20cm . Tính diện tích hình vuôngđó 
A. 64 cm B. 64 cm C. !6m D. 64
Phần 2: Tự luận :
Câu 6: Một hình chữ nhật có nửa chu vi là 120m , chiều dài hơn chiều rộng 34m . Tính diện tích hình chữ nhật đó ?
Câu 7 :Tính nhanh tổng sau :
1+2+3 ++ 98 +99 +100
 Biểu điểm chấm
 B. Thu bài: 
 - GV thu VBT về nhà chấm.
 - Nhận xét giờ làm bài.
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Tiếng Việt tiết 8
 Kiểm tra: Chính tả - tập làm văn
I. Mục tiêu 
 - HS viết đoạn “Chiếc xe đạp của chú Tư”. Viết đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn.
 - Viết một đoạn văn tả đồ vật, đồ chơi (khoảng 10 câu). 
 - Đánh giá kĩ năng làm bài kiểm tra của HS.
III. Hoạt động dạy- học.
 A. Chuẩn bị:
 - GV nêu yêu cầu của tiết học.
 - GV nêu hình thức kiểm tra: Làm bài vào giấy.
 B. Kiểm tra: 
 1/ Chính tả.
- GV đọc bài chính tả.
- HS đọc thầm bài trong SGK, tìm và nêu những từ khó viết, cách viết các từ đó.
- GV đọc từng câu ngắn hoặc cụm từ cho HS viết.
- Đọc cho HS soát lỗi.
 2. Tập làm văn.
- GV giới thiệu đề bài.
- HS đọc và nêu yêu cầu.
- GV lưu ý HS: viết mở bài theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp; viết một đoạn văn phần thân bài.
- HS tự làm bài, GV bao quát lớp, giữ trật tự chung.
 Đề bài: như SGK
 A. Chính tả: 5 điểm
 - Yêu cầu HS viết đúng cỡ chữ, mẫu chữ, đúng khoảng cách.
 - Sai mỗi lỗi trừ 0,5 điểm.
 B. Tập làm văn: 5 điểm
 - HS viết khoảng 10 câu tả một đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mình yêu thích.
 - Nếu tả sơ sài: cho 2 – 3 điểm.
 C. Thu bài: - Thu bài làm của HS
 - GV nhận xét tiết học.
 - Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Tiếng anh
(GV chuyên dạy)
Tiết 5: Khoa học 
không khí cần cho sự sống
I. Mục tiêu: HS biết
 - Nêu dẫn chứng chứng minh người, động vật và thực vật đều cần không khí để thở.
 - Xác định vai trò của khí ô-xi đối với qúa trình hô hấp và việc ứng dụng kiến thức này trong thực tế đời sống.
- KNS: đặt mục tiêu.
III. Hoạt động dạy – học 
 A. Kiểm tra: 
 B. Bài mới: *Giới thiệu bài.
1. Hoạt động 1. Tìm hiểu vai trò của ô-xi, ni-tơ đối với con người.
 - Yêu cầu HS: Đọc hướng dẫn ởmục thực hành để biết cách làm.
 - HS tiến hành làm theo hướng dẫn và nêu nhận xét trước lớp.
 - Nêu vai trò của không khí đối với con người?
 (Con người cần không khí để thở.
 Không có không khí con người sẽ ngừng thở, sẽ chết...)
 - GV kết luận và nhấn mạnh: trong quá trình hô hấp, con người hít vào khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc.
2. Hoạt động 2. Tìm hiểu vai trò của không khí đối với thực vật và động vật.
 - Yêu cầu HS quan sát hình 3, 4 SGK và nêu từng hình vẽ gì.
 + Tại sao sâu bọ ở hình 3b và cây trong hình 4b bị chết? – gọi vài HS giải thích.
 + Nêu vai trò của không khí đối với thực vật và động vật?
 - HS trả lời, nhận xét và GV kết luận, lưu ý HS vì sao không nên để nhiều hoa tươi và cây cảnh trong phòng ngủ.
3. Hoạt động 3. Tìm hiểu một số trường hợp phải dùng bình ô-xi.
 - HS quan sát hình vẽ SGK và tranh ảnh sưu tầm theo nhóm 4, sau đó nêu công dụng của ô-xi trong từng trường hợp.
 - Các nhóm trình bày.
 - Cả lớp trả lời câu hỏi:
 + Khi nào con người cần thở bằng bình ô-xi? (người thợ lặn, thợ làm việc trong hầm lò, người bị bệnh nặng đang cấp cứu, nhà du hành vũ trụ, ...)
 + Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở? 
* 2 HS đọc mục “Bạn cần biết”.
 C. Củng cố, dặn dò: 
 - 1 HS nêu lại nội dung mục “Bạn cần biết”.
 - GV nhận xét tiết học, giáo dục HS giữ bầu không khí trong lành.
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Ngày 02 tháng 01 năm 2012
BGH ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 18(1).doc