Giáo án lớp 4 - Trường Tiểu học Minh Khai - Tuần 15

Giáo án lớp 4 - Trường Tiểu học Minh Khai - Tuần 15

Tập đọc

CÁNH DIỀU TUỔI THƠ

I. MỤC TIÊU

- Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc với giọng vui, hồn nhin; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bi.

- Hiểu ND: Niềm vui sướng v những kht vọng tốt đẹp m trị chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ.( trả lời được cc cu hỏi trong SGK).

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

· Bảng phụ ghi sẵn các đoạn văn cần luyện đọc.

· Tranh ảnh, vẽ minh hoạ sách giáo khoa trang 146.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

 

doc 37 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 741Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 - Trường Tiểu học Minh Khai - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN15
 Thứ Hai, ngày 14 tháng 12 năm 2009
S¸ng
Chào cờ
*******************************************************
Tập đọc
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. MỤC TIÊU 
- Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
- Hiểu ND: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trị chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ.( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC 
Bảng phụ ghi sẵn các đoạn văn cần luyện đọc.
Tranh ảnh, vẽ minh hoạ sách giáo khoa trang 146.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC
2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài 
-Chú ý các câu văn :
+Sáo đơn ... sớm.
Tôi đã ngửa cổ một ... diều ơi! Bay đi! " 
GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS; giúp HS hiểu nghĩa các từ khó.
- Luyện đọc theo cặp. 
- HS đọc toàn bài.
-GV đọc mẫu, chú ý cách đọc:
+Toàn bài đọc với giọng tha thiết vui hồn nhiên của đám trẻ khi chơi thả diều.
+Nhấn giọng những từ ngữ: nâng lên, hò hét, mềm mại, ... khát khao 
 * Tìm hiểu bài:
-HS đọc đoạn 1, trao đổi,ø trả lời câu hỏi.
+ Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều ?
+ Tác giả đã tả cánh diều bằng những giác quan nào ?
- Cánh diều được tác giả miêu tả tỉ mỉ bằng cách quan sát tinh tế làm cho nó trở nên đẹp hơn, đáng yêu hơn.
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì ?
+ Ghi ý chính đoạn 1.
- HS đọc đoạn 2 trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Trò chơi thả diều đã đem lại niềm vui sướng cho đám trẻ như thế nào ?
+Trò chơi thả diều đã đem lại những ước mơ đẹp cho đám trẻ như thế nào ?
- Cánh diều là ước mơ, là khao khát của trẻ thơ. Mỗi bạn trẻ thả diều đều đặt ước mơ của mình vào đó . Những ước mơ đó sẽ chắp cánh cho bạn trong cuộc sống.
- Nội dung chính của đoạn 2 là gì?
-Ghi bảng ý chính đoạn 2.
- Hãy đọc câu mở bài và kết bài ?
- HS đọc câu hỏi 3.
 * Cánh diều thật thân quen với tuổi thơ. Nó là kỉ niệm đẹp, nó mang đến niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp cho đám trẻ mục đồng khi thả diều 
- Bài văn nói lên điều gì ?
* Ghi nội dung chính của bài.
* Đọc diễn cảm:
- 2 HS đọc bài 
-Treo bảng phụ ghi đoạn văn. HS luyện đọc.
- HS thi đọc từng đoạn văn và cả bài.
-Nhận xét về giọng đọc và cho điểm.
-Nhận xét và cho điểm học sinh.
3. Củng cố – dặn dò
- Trò chơi thả diều đã mang lại cho tuổi thơ những gì?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-Quan sát và lắng nghe.
-HS đọc theo trình tự.
+Đoạn 1: Tuổi thơ  đến vì sao sớm.
+Đoạn 2: Ban đêm ... khao của tôi.
-HS đọc.
- 3 HS đọc toàn bài.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe 
+ Đoạn 1 tả vẻ đẹp cánh diều.
-2 HS nhắc lại.
-1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm. HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
+ HS lắng nghe.
- Trò chơi thả diều đem lại niềm vui và những ước mơ đẹp.
 -2 HS nhắc lại.
- Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ cánh diều - Tôi đã ngửa cổ suốt một thời ...mang theo nỗi khát khao của tôi 
- 1 HS đọc, trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Tác giả muốn nói đến cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ.
- Lắng nghe.
- Nói lên niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trị chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ.
-1 HS nhắc lại ý chính.
-2 HS đọc 
-HS luyện đọc theo cặp.
-3 - 5 HS thi đọc.
- Thực hiện theo lời dặn của giáo viên.
*******************************************************
Toán
TIẾT 71.CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0
I. MỤC TIÊU 
- Thực hiện được chia hai số có tận cùng là các chữ số 0. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định
2.KTBC
 3.Bài mới 
 a) Giới thiệu bài 
 b ) Phép chia 320 : 40 (số bị chia và số chia đều có chữ số 0 ở tận cùng)
 -GV ghi 320 : 40, HS suy nghĩ và áp dụng tính chất một số chia cho một tích để thực hiện phép chia trên. 
 -GV khẳng định các cách trên đều đúng, cả lớp sẽ cùng làm theo cách sau cho thuận tiện : 320 : ( 10 x4 ). 
 -Vậy 320 chia 40 được mấy ? 
 -Em có nhận xét gì về kết quả 320 : 40 và 32 : 4 ? 
 -Có nhận xét gì về các chữ số của 320 và 32 , của 40 và 4 
 * GV nêu kết luận. 
 - HS thực hiện tính 320 : 40. 
 -GV nhận xét và kết luận về cách đặt tính đúng
 c) Phép chia 32 000 : 400 (trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn của số chia). 
 -GV ghi 32000 : 400, HS suy nghĩ và áp dụng tính chất một số chia cho một tích để thực hiện phép chia trên.
 -GV cho HS làm theo cách thuận tiện 32 000 : (100 x 4). 
 -Vậy 32 000 : 400 được mấy. 
 -Nhận xét gì về kết quả 32 000 : 400 và 320 : 4 ? 
 -Em có nhận xét gì về các chữ số của 32000 và 320, của 400 và 4. 
 -GV nêu kết luận. 
 - HS đặt tính và thực hiện tính 32000 : 400
 -GV nhận xét và kết luận về cách đặt tính đúng. 
 -Khi chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 chúng ta có thể thực hiện như thế nào ?
 -GV cho HS nhắc lại kết luận. 
d ) Luyện tập thực hành:
 Bài 1
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
 -Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài.
 -Cho HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 2a 
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
 - HS tự làm bài.
 - HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng 
 - Tại sao để tính x trong phần a em lại thực hiện phép chia 25 600 : 40 ?
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
Bài 3a
 - HS đọc đề bài, tự làm bài. 
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố, dặn dò 
 -Nhận xét tiết học. 
 -Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. 
-2 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe giới thiệu bài. 
-HS suy nghĩ và nêu các cách tính của mình. 
320:( 8 x 5); 320:(10 x 4);320:(2x20 )
-HS thực hiện tính. 
320 : ( 10 x 4 ) = 320 : 10 : 4 
 = 32 : 4 = 8
-Bằng 8. 
-Cùng có kết quả là 8. 
-Nếu cùng xoá đi một chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 thì ta được 32 : 4. 
-HS nêu lại kết luận. 
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào giấy nháp. 
-HS suy nghĩ, nêu các cách tính của mình. 
-HS thực hiện tính. 
-....= 80 
-Hai phép chia cùng có kết quả là 80. 
-Nếu cùng xoá đi hai chữ số 0 ở tận cùng của 32000 và 400 thì ta được 320 : 4
-HS nêu lại kết luận. 
- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào giấy nháp. 
-Ta có thể cùng xoá đi một, hai, ba,  chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia rồi chia như thường.
-HS đọc.
-1 HS đọc đề bài. 
-2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, HS cả lớp làm bài vào VBT. 
-HS nhận xét. 
-Tìm x. 
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở .
-2 HS nhận xét. 
-Vì x là thừa số chưa biết trong phép nhân x x 40 = 25 600, vậy để tính x ta lấy tích (25 600) chia cho thừa số đã biết 40.
-HS đọc. 1 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở. 
-HS cả lớp.
******************************************************
Mĩ thuật
( Có giáo viên chuyên soạn giảng)
****************************************************************************************************************************
Chiều
Luyện: Tập đọc
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. MỤC TIÊU 
- Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
- Hiểu ND của bài thông qua làm bài tập.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
GV tổ chức cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Đáp án:
BT1: Chọn ý thứ hai:
 Cánh diều nâng cao khát vọng, mơ ước của tuổi thơ.
BT2: Câu văn tả vẻ đẹp của cánh diều tuổi thơ là: 
BT3: Chọn ý thứ hai:
Khát vọng đẹp được gợi ra từ cánh diều bay lượn. 
*******************************************************
Thể dục
BÀI 29. BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
TRÒ CHƠI “THỎ NHẢY”
I. MỤC TIÊU 
- Thực hiện cơ bản đúng các động tác đã học của bài thể dục phát triển chung. 
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN
Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập . đảm bảo an toàn tập luyện.
Phương tiện: Chuẩn bị còi, phấn để kẻ sân phục vụ trò chơi.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1 . Phần mở đầu: 
 -Tập hợp lớp, ổn định: Phổ biến nội dung, mục tiêu, yêu cầu giờ học. 
 -Khởi động : HS đứng tại chỗ hát, vỗ tay, xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai. 
 +Trò chơi: “ Trò chơi chim về tổ”.
 2. Phần cơ bản:
 a) Trò chơi : “Thỏ nhảy”
 -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. 
 -Nêu tên trò chơi, giải thích và phổ biến lại luật chơi.
 -GV điều khiển tổ chức cho HS chơi chính thức và có hình thức thưởng phạt với đội thua cuộc. 
 -GV quan sát, nhận xét và tuyên dương.
 b) Bài thể dục phát triển chung:
 * Ôn toàn bài thể dục phát triển chung 
 * Chú ý: Sau mỗi lần tập, GV nhận xét tuyên dương HS tập tốt, động viên những HS tập chưa tốt rồi mới cho tập tiếp theo. 
 -Kiểm tra thử. 
 - GV có nhận xét ưu khuyết điểm của từng HS trong lớp. 
 -GV điều khiển hô nhịp cho cả lớp tập lại bài thể dục phát triển chung để củng cố .
3. Phần kết thúc: 
 -GV cho HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát. 
 -GV cùng học sinh hệ thống bài học. 
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. 
 -Về nhà: Ôn bài thể dục phát triển chung. 
 -GV hô giải tán. 
6 – 10 phút
1 – 2 phút
 18 – 22 phút
5 – 6 phút 
12 – 14 phút
2 – 3 lần mỗi động tác 
 ...  nhau; phát hiện được đặc điểm phân biệt đồ vật này với đồ vật khác ( ND Ghi nhớ).
- Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đò chơi quen thuộc( mục III).
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
HS chuẩn bị đồ chơi 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ :
2/ Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài : 
b. Tìm hiểu ví dụ :
Bài 1 : 
- HS đọc yêu cầu và gợi ý.
- HS giới thiệu đồ chơi của mình.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
-HS trình bày. 
Bài 2 : 
- HS đọc đề bài.
- Theo em khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì?
- Khi quan sát đồ vật ta phải quan sát từ bao quát toàn bộ đồ vật rồi đến những bộ phận, phải sử dụng nhiều giác quan để tìm ra nhiều đặc điểm độc đáo, riêng biệt mà chỉ có đồ vật này mới có, cần tập trung miêu tả những đặc điểm độc đáo, khác biệt đó khong cần quá chi tiết, tỉ mỉ, lan man.
2.3 Ghi nhớ : 
- HS đọc phần ghi nhớ.
2.4 Luyện tập :
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài. Tự làm bài, trình bày. 
 - Khen ngợi những HS lập dàn ý chi tiết đúng 
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà hoàn thành dàn ý, viết thành bài văn.
-Dặn HS chuẩn bị bài sau
-2 HS đọc dàn ý.
-Lắng nghe.
- HS đọc 
- Tự làm bài.
- Trình bày kết quả quan sát.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- Khi quan sát đồ vật ta cần quan sát theo trình tự hợp lí từ bao quát đến từng bộ phận.
+ Quan sát bằng nhiều giác quan: mắt, tai, tay,..
+ Tìm ra những đặc điểm riêng để phân biệt nó với các đồ vật cùng loại. 
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc. Tự làm bài vào vở.
- 3 - 5 HS trình bày dàn ý.
- Về nhà thực hiện theo lời dặn của giáo viên 
*******************************************************
Thể dục
BÀI 30. BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
TRÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC ”
I. MỤC TIÊU :
 -Ôn 5 động tác của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện bài thể dục đúng thứ tự và kĩ thuật. 
 -Trò chơi: “Lò cò tiếp sức” Yêu cầu HS chơi đúng luật. 
II. ĐẶC ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
Địa điểm : Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
Phương tiện : 
 -Chuẩn bị 1 còi, phấn kẻ sân trò chơi. 
 -Học sinh chuẩn bị bàn ghế cho GV ngồi kiểm tra. 
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1 . Phần mở đầu: 
 -Tập hợp lớp, ổn định, phổ biến nội dung, mục tiêu, yêu cầu.
 -Khởi động: Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai. 
 2. Phần cơ bản:
 a) Ôn 5 động tác của bài thể dục phát triển chung:
 * Ôn bài thể dục phát triển chung 
 Mỗi HS thực hiện 8 động tác theo đúng thứ tự của bài thể dục phát triển chung. 
- Kiểm tra theo nhiều đợt, mỗi đợt từ 3 đến 5 em
- Đánh giá dựa trên mức độ thực hiện kỹ thuật động tác và thành tích đạt được của từng HS theo các mức. 
 b) Trò chơi : “Lò cò tiếp sức”
 -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. 
 -Nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. 
 -Cho HS chơi thử và chơi chính thức và có hình phạt vui đối với HS phạm luật chơi.
3. Phần kết thúc: 
 -Cho HS thả lỏng toàn thân. 
 -GV nhận xét, đánh giá. 
 -GV giao bài tập về nhà. 
 -GV hô giải tán. 
6 – 10 phút
1 – 2 phút
18 – 22 phút
14 – 15 phút
2 lần mỗi động tác 
 2 lần 8 nhịp 
3 – 4 phút 
4 – 6 phút 
2 phút 
1 phút
-Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo. 
-HS đứng theo đội hình 4 hàng ngang.
==========
==========
==========
==========
5GV
= ===
= 5GV ===
= ===
= ===
= ===
-Đội hình hồi tĩnh và kết thúc. 
==== 
==== 
==== 
==== 
5GV
-HS hô “khỏe”.
*******************************************************
Toán
TIẾT 75. CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (Tiếp theo)
I.MỤC TIÊU
- Thực hiện được phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số( chia hết, chia có dư). 
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
III.HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC:
 3.Bài mới :
 a) Giới thiệu bài 
 b ) Hướng dẫn thực hiện phép chia 
 * Phép chia 10 105 : 43
 -GV ghi 10 105 : 43, yêu cầu HS đặt tính và tính.
 -GV hướng dẫn cho HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK. 
Vậy 10105 : 43 = 235
 -Phép chia 10105 : 43 = 235 là phép chia hết hay phép chia có dư ?
 -GV hướng dẫn cách ước lượng thương trong các lần chia 
 * Phép chia 26 345 : 35 
 -GV viết phép chia, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. 
 Vậy 26345 : 35 = 752 (dư 25)
 -Phép chia 26345 : 35 là phép chia hết hay phép chia có dư ? 
 -Trong các phép chia có dư chúng ta cần chú ý điều gì ?
 -GV hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia
 -Hướng dẫn HS bước tìm số dư trong mỗi lần chia. 
 c ) Luyện tập thực hành 
 Bài 1 
 -GV cho HS tự đặt tính rồi tính. 
 -Cho HS nhận xét bài làm của bạn. 
 GV chữa bài, nhận xét và cho điểm. 
 Bài 2(Không bắt buộc) 
4.Củng cố, dặn dò :
 -Nhận xét tiết học. 
 -Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
 -HS nghe giới thiệu bài. 
 -1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp. 
-HS nêu cách tính của mình. 
-HS thực hiện chia theo hướng dẫn của GV. 
-Là phép chia hết. 
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp. 
-HS nêu cách tính của mình. 
- Là phép chia có số dư bằng 25. 
-Số dư luôn nhỏ hơn số chia. 
-4 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBTû. HS nhận xét. 
-HS cả lớp thực hiện.
*******************************************************
Sinh hoạt
TuÇn 15
I. Kiểm diện
2. Nội dung
1) Đánh giá các hoạt động tuần 15
a) Hạnh kiểm:
- Các em có ý thức đạo đức tốt.
- Đi học chuyên cần ,biết giúp đỡ bạn bè.
b) Học tập:
- Các em có ý thức học tập khá tốt, soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Truy bài 15 phút đầu giờ tốt.
- Nhiều em có tiến bộ về chữ viết
c ) Các hoạt động khác:
-Tham gia sinh hoạt đội, đầy đủ.
2) Kế hoạch tuần 16
- Duy trì tốt nề nếp qui định của trường, lớp.
- Thi đua học tốt chào mừng ngày 22-12.
- Thực hiện tốt đôi bạn học tập để giúp đỡ nhau cùng tiếnbộ.
***************************************************************************************************************************
Chiều
Luyện : chữ
CON CÒ
I. MỤC TIÊU 
- Viết đúng , viết đẹp kiểu chữ nghiêng nét thanh, nét đậm bài “ Con cò”.
- Có ý thức luyện viết chữ đẹp.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
- HS mở vở luyện đọc to khổ thơ cần viết.
- HS nêu nội dung củaơhor thơ.
- GV treo bảng phụ viết sẵn khỏ thơ lên bảng, yêu cầu học sinh quan sát chữ mẫu.
- GV nhắc HS viết đúng kiểu chữ theo đúng mẫu, chú ý độ nghiêng của tất cả các nét phải như nhau.
- GV chấm bài, nhận xét.
*******************************************************
Luyện : Toán
CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (Tiếp theo)
I.MỤC TIÊU
- Thực hiện được phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số( chia hết, chia có dư). 
II.HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Bài 1: HS tự làm vào vở, 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính.
Bài 2: HS tự làm vào vở rồi trình bày. Đáp án:
Khoanh vào A
Khoanh vào C
Bài 3: HS đọc kĩ đề bài rồi tự làm vào vở. 1 HS lên bảng trình bày bài giải. Cả lớp và GV nhận xét.
Bài giải:
Đổi: 16 km = 16 000 m ; 1 giờ 15 phút = 65 phút ; 55 km 400 m = 55 400 m 
Số m đường ôtô đi được là:
16 000 + 55 400 = 71 400 (m)
Thời gian ôtô đi là:
20 + 65 = 85 (phút)
Trung bình mỗi phút ôtô đi được số m đường là:
71 400 : 85 = 840 (m)
Đáp số: 840 m
*******************************************************
Luyện: Thể dục
BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
TRÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC ”
I. MỤC TIÊU :
 -Ôn 5 động tác của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện bài thể dục đúng thứ tự và kĩ thuật. 
 -Trò chơi: “Lò cò tiếp sức” Yêu cầu HS chơi đúng luật. 
II. ĐẶC ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
Địa điểm : Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
Phương tiện : 
 -Chuẩn bị 1 còi, phấn kẻ sân trò chơi. 
 -Học sinh chuẩn bị bàn ghế cho GV ngồi kiểm tra. 
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1 . Phần mở đầu: 
 -Tập hợp lớp, ổn định, phổ biến nội dung, mục tiêu, yêu cầu.
 -Khởi động: Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai. 
 2. Phần cơ bản:
 a) Ôn 5 động tác của bài thể dục phát triển chung:
 * Ôn bài thể dục phát triển chung 
 Mỗi HS thực hiện 8 động tác theo đúng thứ tự của bài thể dục phát triển chung. 
- Kiểm tra theo nhiều đợt, mỗi đợt từ 3 đến 5 em
- Đánh giá dựa trên mức độ thực hiện kỹ thuật động tác và thành tích đạt được của từng HS theo các mức. 
 b) Trò chơi : “Lò cò tiếp sức”
 -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. 
 -Nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. 
 -Cho HS chơi thử và chơi chính thức và có hình phạt vui đối với HS phạm luật chơi.
3. Phần kết thúc: 
 -Cho HS thả lỏng toàn thân. 
 -GV nhận xét, đánh giá. 
 -GV giao bài tập về nhà. 
 -GV hô giải tán. 
6 – 10 phút
1 – 2 phút
18 – 22 phút
14 – 15 phút
2 lần mỗi động tác 
 2 lần 8 nhịp 
3 – 4 phút 
4 – 6 phút 
2 phút 
1 phút
-Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo. 
-HS đứng theo đội hình 4 hàng ngang.
==========
==========
==========
==========
5GV
= ===
= 5GV ===
= ===
= ===
= ===
-Đội hình hồi tĩnh và kết thúc. 
==== 
==== 
==== 
==== 
5GV
-HS hô “khỏe”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 15.doc