Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 (Bản chuẩn kiến thức 3 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 (Bản chuẩn kiến thức 3 cột)

Tiết 1 : DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

Ngày soạn :.Ngày dạy.

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

-Nghe - viết đúng chính tả một đoạn văn trong bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.”

-Phân biệt những tiếng có âm , vần dễ lẫn lộn : l/ n; an/ ang.

- GD tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

 - Tranh minh họa (sgk tr 4)

 - Ghi sẵn bài viết lên bảng (Một hôm .vẫn khóc).

III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Khởi động (1') : Hát, báo cáo.

2. Kiểm tra bài cũ (4') : Kiểm tra dụng cụ học tập, sách vở của HS.

3. Bài mới: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

a) Giới thiệu bài - ghi tựa.

 

doc 28 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 09/02/2022 Lượt xem 184Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 (Bản chuẩn kiến thức 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
TUẦN 1
Tập đọc
Tiết 1 : DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
Ngày soạn :......................Ngày dạy............................
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xóa bỏ áp bức, bất công.
- Đọc lưu loát toàn bài:
	 Đọc đúng các từ và câu,đọc đúng các tiếng , âm vần dễ lẫn lộn.
	Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ tính cách của từng nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).
- GD hs luôn mở rộng vòng tay nhân ái để giúp đỡ những người gặp hoạn nạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: GV: Tranh minh họa sgk
	HS: Sưu tầm truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí.”
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Khởi động (1') : Hát, báo cáo 
2. Kiểm tra bài cũ (5') : Kiểm tra dụng cụ học tập, sách vở của HS 
3. Bài mới: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
a) Giới thiệu bài-Ghi tựa
b) Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10'
10'
5'
HĐ 1: Luyện đọc
MT : Giúp HS Đọc đúng các từ và câu, giọng phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ tính cách của từng nhân vật.
Cách tiến hành:
 - Phân đọan như sgv tr 32.
 - Yêu cầu HS đọc đoạn . 
 - Cho HS tự tìm từ khó đọc – Ghi bảng
 - Luyện cho HS đọc từ khó
 - Yêu cầu HS đọc đoạn 
 - Cho HS đọc theo cặp
Đọc diễn cảm cả bài. 
HĐ 2: Tìm hiểu bài
MT : Giúp HS hiểu nghĩa của một số từ ngữ, trả lời được một số câu hỏi để nêu được ý chính của bài.
Cách tiến hành:
 - Yêu cầu HS đọc thành tiếng từng đọan.
 - Yêu cầu HS đọc thầm, trả lời câu hỏi sgk tr 5.
 Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng như sgv tr 33 cho hs rút ra ý của mỗi đoạn.
 Gợi ý cho hs nêu ý chính củabài (theo phần MT)- ghi bảng
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm cả bài
MT : Giúp HS thể hiện được tình cảm thái độ thông qua giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ tính cách của từng nhân vật.
Cách tiến hành:
 -Cho 4 HS đọc 4 đoạn của bài.
 GV nhận xét.
Luyện cho HS đọc đọan :Năm trước  kẻ yếu. 
 Đọc diễn cảm
 GV uốn nắn, sửa chữa, khen ngợi
- 1 HS khá đọc cả bài 
– 4 HS đọc nối tiếp đọan (lần 1) – nhận xét
- HS tìm “Nhà Trò, chùn chùn, thui thủi, xòe, quãng.” – Đọc theo HD của GV 
– HS đọc nối tiếp đọan (lần 2) + giải nghĩa từ (SGK)
- HS đọc thầm theo cặp.
- HS đọc thành tiếng – Cả lớp lắng nghe
- HS đọc thầm, trả lời câu hỏi.
-Lớp nhận xét, bổ sung. 
2 HS nhắc lại.
-4 HS đọc nối tiếp – HS khác nhận xét.
- HS luyện đọc theo cặp.
-Nhiều HS đọc diễn cảm thi đua– HS khác nhận xét.
4. Củng cố (5') : Hỏi lại tựa bài.
 - Theo em, bài TĐ hôm nay ca ngợi ai? Vì sao? 
 - Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn?-Liên hêï GD.
5. Hoạt động nối tiếp (2') : 
 GV nhận xét tiết học, 1 số em đọc yếu về đọc thêm để chuẩn bị sang phần tiếp của câu chuyện ở tiết tới.
 Khuyến khích HS tìm đọc: Dế Mèn phiêu lưu kí.
 CB: Mẹ ốm
è Rút kinh nghiệm : ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 1
Chính tả
Tiết 1 : DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
Ngày soạn :.........................Ngày dạy..................................
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
-Nghe - viết đúng chính tả một đoạn văn trong bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.” 
-Phân biệt những tiếng có âm , vần dễ lẫn lộn : l/ n; an/ ang.
- GD tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
	- Tranh minh họa (sgk tr 4)
	- Ghi sẵn bài viết lên bảng (Một hôm.vẫn khóc).
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Khởi động (1') : Hát, báo cáo.
2. Kiểm tra bài cũ (4') : Kiểm tra dụng cụ học tập, sách vở của HS.
3. Bài mới: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
a) Giới thiệu bài - ghi tựa.
b) Các hoạt động :
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10’
15’
HĐ1: Hướng dẫn hs nghe- viết:
MT : Giúp HS Nghe - viết đúng chính tả một đoạn văn trong bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.” 
Cách tiến hành:
 Đọc đoạn chính tả (Một hôm .vẫn khóc)
 Cho HS phân tích cách viết và viết vào bảng con các từ khó: cỏ xước, tỉ tê, ngắn chùn chùn.
 GV HD cách viết
* Viết chính tả:
 Đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết. 
 Đọc lại toàn bài.
*Chấm chữa bài:
 GV đọc từng câu chậm cho HS sửa lỗi.
 GV chấm 5 – 7 bài, nhận xét chung.
HĐ 2: Luyện tập 
MT : Giúp HS Phân biệt những tiếng có âm , vần dễ lẫn lộn : l/ n; an/ ang.
Cách tiến hành:
 * Yêu cầu HS đọc BT 2. 
 GV chia lớp thành 2 nhóm giao việc: nhóm 1 làm bài 2a; nhóm 2 làm bài 2b,sau đó ghi vào giấy do GV phát.
 2a- Không thể lẫnchị Chấm với bất cứ người nào khác. Chị có một thân hình nở nangrất cân đối. Hai cánh tay béo lẳn, chắc nịch. Đôi lông mày không tỉa bao giờ, mọc lòa xòa tự nhiên, làm cho đôi mắt sắc sảo của chị dịu dàng đi.
 2b- Mấy chú ngan con dàn hàng ngang lạch bạch đi kiếm mồi. 
 Lá bàng đang đỏ ngọn cây,
 Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời.
 GV nhận xét.
 * GV yêu cầu HS đọc BT 3 - Cho HS làm bài vào bảng con – Cho vài cặp đọc đối đáp
 3a- cái la bàn
 3b- hoa ban
 GV nhận xét, chốt ý .
- HS lắng nghe – Đọc thầm lại, tìm từ khó viết.
- HS phân tích và viết vào bảng con.
 Viết theo tốc độ quy định
- HS soát lại bài. 
- HS rà soát lỗi theo cặp – ghi ra lề. 
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm theo. 
- HS làm theo nhóm sau đó ghi vào giấy khổ lớn, đại diện nhóm dán lên bảng.
- HS nhận xét , bổ sung . 
- HS đọc đề, làm cá nhân – 1HS đọc câu đố, 1HS đáp. 
- HS nhận xét.
4. Củng cố (4') : Hỏi lại tựa bài- Gọi một số hs viết lại từ nhiều hs vừa viết sai - Liên hệ GD.
5. Hoạt động nối tiếp (1') : 
 GV nhận xét tiết học – Dặn HS chuẩn bị bài “Mười năm cõng bạn đi học”
è Rút kinh nghiệm : .................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
TUẦN 1
Toán
Tiết 1 : ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
Ngày soạn : .................................Ngày dạy :
 I./MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
-Giúp HS ôn tập về:Đọc, viết các số trong phạm vi 100 000. Phân tích cấu tạo số.
Chu vi của 1 hình.
-HS làm được thành thạo các bài toán về đọc, viết các số đến 100 000, tính chu vi của 1 hình.
-Hình thành thái độ học toán tốt.
II./ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :- Kẻ sẵn bảng theo mẫu BT 2.
III./CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Khởi động (1') : Hát, báo cáo
2. Kiểm tra bài cũ (4') : Kiểm tra dụng cụ học tập, sách vở của HS
3. Bài mới: Oân tập các số đến 100 000
a) Giới thiệu bài - GV ghi tựa bài.
b) Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10’
15’
 HĐ 1: Ôn lại kiến thức 
MT : Giúp HS nhớ lại kiến thức về đọc viết số và tính chu vi của một hình.
Cách tiến hành:
 Đặt câu hỏi về tia số.
 Cho HS trao đổi theo nhóm đôi để điền tên hàng của số tự nhiên còn thiếu trong các ô trống sau:
Chục 
nghìn
Chục 
 Chia lớp thành 4 nhóm – thảo luận điền số thích hợp vào chỗ trống:
 1 chục nghìn = . Nghìn
 1 nghìn = trăm 
 10 chục = trăm
 10 đơn vị = chục
 +Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông.
HĐ 2: Luyện tập:
MT : Giúp HS làm được các bài tập về Đọc, viết các số, viết số thứ tự và tính chu vi của một hình.
Cách tiến hành:
 BT 1: Viết số thích hợp vào vạch trên tia số.
Cho HS đọc yêu cầu BT 1, đặt câu hỏi.
 cho HS làm.
 GV nhận xét.
 2. BT 2: Viết theo mẫu:
Cho HS đọc yêu cầu BT 2, sau đó yêu cầu HS làm theo nhóm.
 3. BT 3: Viết mỗi số thành tổng -Viết theo mẫu:
Cho HS đọc yêu cầu BT 3, HD HS làm mẫu, sau đó yêu cầu HS tự làm.
 4. BT 4: GV cho HS đọc yêu cầu BT 4, sau đó yêu cầu HS làm vào vở
 GV nhận xét sửa sai.
-HS trả lời miệng.
 -HS làm việc theo nhóm đôi, sau đó lên bảng điền.
Chục 
nghìn
nghìn 
trăm 
Chục 
Đơn 
vị
-Thảo luận - Đại diện của 4 nhóm lên trình bày – Lớp nhận xét.
 1 chục nghìn = 10 Nghìn
 1 nghìn = 10 trăm 
 10 chục = 1 trăm
 10 đơn vị = 1 chục
2hs trả lời. 
-HS đọc,trả lời câu hỏi-Viết số thích hợp vào chỗ chấm
-1 HS lên bảng – Cả lớp làm vào vở.
 -HS nhận xét
2./
-HS đọc đề, làm vào vở, sau đó lên bảng sửa.
-HS đọc, làm 
4.Chu vi các hình :
 Chu vi hình tứ giác ABCD là:
 6 + 4 + 3 + 4 = 17 (cm)
 Chu vi hình chữ nhật MNPQ là:
 (8 + 4) x 2 = 24 (cm)
 Chu vi hình vuông GHIK là:
 5 x 4 = 20 (cm) 
-Lớp sửa bài.
4. Củng cố (4') :Hỏi lại tựa bài.
 GV cho HS nhắc lại cách tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông - Liên hệ GD.
5. Hoạt động nối tiếp:
 - Nhận xét tiết học .
 -CB:Ôn tập các số đến 100 000(tt)
è Rút kinh nghiệm : .................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
TUẦN 1
Luyện từ và câu
Tiết 1 : CẤU TẠO CỦA TIẾNG
Ngày soạn : .........................Ngày dạy : 
 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
	-Nắm được cấu tạo cơ bản của tiếng gồm 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh.
	-Biết nhận diện các bộ phận của tiếng, từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung và vần trong thơ nói riêng.
  ... ................
 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
	-HS biết: kể chuyện phải có nhân vật. Nhân vật trong truyện là người, là con vật, đồ vật, cây cối được nhân hóa.
	-Tính cách nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật
	-Bước đầu biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản và kể được câu chuyện với tình huống cho sẵn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	-4 tờ giấy khổ lớn kẻ bảng để HS làm BT 1
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Khởi động (1') : Hát, báo cáo
2. Kiểm tra bài cũ (4'):Thế nào là kể chuyện?
 +Bài văn kể chuyện có điểm gì khác so với bài văn không phải là văn kể chuyện?
 GV nhận xét , cho điểm.
3. Bài mới:Nhân vật trong truyện
a) Giới thiệu bài-ghi tựa lên bảng.
b) Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10’
15’
 HĐ 1 : Phần nhận xét
MT : Giúp HS nắm và ghi tên được nhân vật là người và vật trong truyện để từ đó rút ra được phần ghi nhớ.
Cách tiến hành:
 Cho HS đọc BT 1
 +Đề bài yêu cầu em làm gì?
 +Em hãy kể tên những truyện mà em vừa được học.
 Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ lớn để làm bài.
 GV nhận xét – Chốt lại bài làm đúng
 Cho HS đọc BT 2
 +2 bạn bên cạnh hãy trao đổi với nhau về tính cách nhân vật và cho biết vì sao em có nhân xét như vậy?
Chốt lại câu trả lời đúng như sgv tr52.
 Rút ra bài học
 +Qua các BT em vừa làm, em thấy nhân vật trong truyện là ai?
 +Cái gì nói lên tính cách nhân vật? 
 GV gọi 3, 4 HS đọc phần ghi nhớ
HĐ 2: Luyện tập
MT : Giúp HS nắm được mục đích Y/C của từng bài.
Cách tiến hành:
*Cho HS đọc yêu cầ BT 1
 +Đề bài yêu cầu em làm gì?
 GV cho HS đọc câu chuyện “Ba anh em” và 2 em bênh cạnh hãy trao đổi với nhau về BT này.
 Đặt câu hỏi như sgk tr13.
 *Cho HS đọc yêu cầu BT 2
 GV chia lớp thành 2 nhóm, giao việc như sgv tr 52. 
 Cho HS kể trước lớp.
 GV nhận xét.
+ Đề bài yêu cầu em ghi tên các nhân vật trong những truyện em vừa học vào nhóm thích hợp.
 + Những truyện mà em vừa được học là: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, sự tích hồ Ba Bể.
 HS làm việc theo nhóm, sau đó đại diện nhóm lên trình bày trước lớp – Các bạn nhận xét.
- 1 HS đọc , lớp lắng nghe.
 - HS làm việc theo nhóm đôi.
 -HS trình bày câu trả lời – Lớp nhận xét.
 +Nhân vật trong truyện có thể là người, là con vật, đồ vật, cây cối được nhân hóa.
 +Hành động, lời nói, suy nghĩ ,của nhân vật nói lên tính cách của nhân ấy.
 HS đọc – Lớp lắng nghe
 1HS đọc, lớp lắng nghe.
 +Đề bài yêu cầu em tìm nhân vật trong truyện và trả lời câu hỏi.
 HS đọc câu chuyện “Ba anh em” và làm việc nhóm đôi trả lời miệng.
 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe.
 HS làm việc theo nhóm.
 Nhiều HS kể, lớp nhận xét cách kể của từng bạn, chọn bạn kể hay nhất.
4. Củng cố (4') :Hỏi lại tựa bài, nội dung bài.
 5.Hoạt động nối tiếp (1') : 
 GV nhận xét tiết học, khen những bạn học tốt, dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ. CB: Kể lại hành động của nhân vật
è Rút kinh nghiệm : .................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
Toán
Tiết 5 : LUYỆN TẬP
Ngày soạn : .................................................Ngày dạy : ........................................................
 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Giúp HS :
 -Luyện tính giá trị biểu thức có chứa một chữ. Làm quen công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a.
-HS đọc và tính được biểu thức có chứa một chữ và bài toán về TKSL.
-Rèn tính sáng tạo, cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
	- Kẻ sẵn khung các BT vào khổ giấy lớn.
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Khởi động (1') : Hát, báo cáo
2. Kiểm tra bài cũ (4'):Biểu thức có chứa một chữ. 
 +Cho VD biểu thức có chứa một chữ.
 +Khi nào thì ta tính được gí trị biểu thức có chứa 1 chữ?
 GV nhận xét.
3. Bài mới: Luyện tập.
a) Giới thiệu bài- ghi tựa.
b) Các hoạt động
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10’
15’
HĐ 1: Ôn lại kiến thức 
MT : Giúp HS ôn lại tính giá trị biểu thức có chứa một chữ.
Cách tiến hành: Đặt câu hỏi:
Các biểu thức “6 x a; 18 : b; a + 56; 97 – b;
 35 + 3 x n; 237 - (66 + x); ”được gọi là biểu thức gì?
 +Khi nào thì ta tính được giá trị của biểu thức có chứa 1 chữ?
HĐ 2: Luyện tập 
 BT 1:Tính giá trị của biểu thức:
Cho HS đọc yêu cầu đề, HD HS làm mẫu
 GV chia lớp thành 4 nhóm, cho HS làm bài
 BT 2:Tính giá trị của biểu thức:
Cho HS đọc thầm đề, làm việc cá nhân.
 BT 3: Viết vào ô trống:
Cho HS đọc yêu cầu đề, HD HS làm mẫu, chia lớp thành 2 nhóm, cho HS làm bài.
 BT 4: GV cho HS đọc đề, treo hình vuông lên bảng, hỏi cách tính chu vi HV.
-HS trả lời.
+Biểu thức có chứa một chữ.
 +Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được 1 giá trị cuả biểu thức có chứa 1 chữ.
-HS đọc đề, làm mẫu theo HD của GV.
-HS làm bài, đại diện từng nhóm lên trình bày
-HS nhận xét - Ghi kết quả vào vở.
-HS đọc đề 
-4 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
Đọc đề, làm mẫu theo HD.
-HS làm bài, đại diện từng nhóm lên trình bày.
-HS nhận xét - Ghi kết quả vào vở.
-HS đọc đề – Quan sát hình vẽ trả lời câu hỏi.
- HS tự giải.
-HS nhận xét - Ghi kết quả vào vở.
4. Củng cố (4') :Hỏi lại tựa bài.
 +Em hãy nêu 1 biểu thức có chứa 1 chữ.
 +Khi nào thì ta tính được giá trị của biểu thức có chứa 1 chữ?
 +Nêu cách tính chu vi hình vuông.
5. Hoạt động nối tiếp (1') : 
 GV nhận xét tiết học,dặn HS về xem lại bài.
 CB:Các số có sáu chữ số.
è Rút kinh nghiệm : .................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
Đạo đức
Tiết 1 : TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP
Ngày soạn : .....................Ngày dạy : ..............................
 I.MỤC TIÊU:
	Sau bài học sinh có khả năng:
-Nhận thức được: Cần phải trung thực trong học tập. Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng.
- HS có thái độ hành vi trung thực trong học tập. Biết trung thực trong học tập.
-Biết đồng tình ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
	-Tranh minh hoạ. Giấy khổ lớn.
	-Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Khởi động (1') : Hát, báo cáo
2. Kiểm tra bài cũ (4'): Kiểm tra sách, vở, dụng cụ học tập của HS.
3. Bài mới:Trung thực trong học tập.
a) Giới thiệu bài- Ghi tựa lên bảng.
b) Các hoạt động
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10’
15’
 HĐ 1: Xử lí tình huống 
MT : Giúp HS thực hiện hành vi trung thực phê phán giả dối, rút ra ghi nhớ.
Cách tiến hành:
 Treo tranh(trang 3/SGK) cho HS quan sát – Mời 1 em đọc nội dung tình huống.
 GV chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận theo câu hỏi sau:
 Theo em, có thể có những cách giải quyết như thế nào?
Đặt câu hỏi:
 Nếu em là bạn Long, em sẽ làm gì? 
 Dựa cách giải quyết của từng HS, GV chia những HS có cách giải quyết tình huống giống nhau vào cùng nhóm, các nhóm sẽ thảo luận:”Vì sao em làm thế?”
 GV đặt câu hỏi để dẫn đến kết luận:
 +Vậy trong học tập chúng, ta cần phải luôn như thế nào?
 +Khi mắc lỗi gì trong học tập, ta nên làm gì?
 Nội dung bài học (Lưu ý có điều chỉnh)
 GV cho HS đọc phần ghi nhớ để trả lời câu hỏi:
 +Vì sao ta phải trung thực trong học tập?
Nhận xét chốt ý. Ghi bảng.
HĐ2: Luyện tập
MT : Giúp HS biết thế nào là trung thực trong học tập.
Cách tiến hành:
 BT 1: GV yêu cầu HS đọc BT 1/SGK trang 4.
 Cho HS làm cá nhân, sau đó trình bày trước lớp. 
 Kết luận:
 +(c) là trung thực trong học tập.
 +(a), (b), (d) là thiếu trung thực trong học tập.
2./BT 2: GV yêu cầu HS đọc BT 2
 GV phát thẻ cho HS (mỗi em 3 thẻ: 1 thẻ xanh, 1thẻ đỏ, 1 thẻ trắng) – Chia lớp thành 3 nhóm.
 HD cách chơi 
 GV kết luận 
Liên hệ bản thân(BT 6)
 Cho HS làm việc cả lớp
 Chốt lại: Trung thực trong học tập giúp em mau tiến bộ và được mọi người yêu quý, tôn trọng.
-1 HS đọc nội dung tình huống.
-HS quan sát tranh + thảo luận nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
-HS nhận xét bổ sung.
-HS tự trả lời.
-Các nhóm thảo luận – Đại diện nhóm trình bày.
-Lớp nhận xét.
 +Trong học tập chúng, ta cần phải luôn trung thực.
 +Khi mắc lỗi gì trong học tập, ta nên thẳng thắn nhận lỗi và sửa lỗi.
-HS đọc và trả lời câu hỏi.
-HS nhận xét, bổ sung.
-Nhiều HS nhắc lại.
-HS đọc.
-HS trình bày ý kiến, trao đổi, chất vấn lẫn nhau.
-HS đọc.
-HS lắng nghe cách chơi.
-HS bắt đầu chơi.
-Đại diện nhóm trình bày.
-HS tự liên hệ bản thân và trả lời
4. Củng cố (4') : Hỏi lại tựa bài, ghi nhớ, liên hệ gd.
 5. Hoạt động nối tiếp (1') : 
 Dặn HS về nhà chuẩn bị tiểu phẩm theo gợi ý của BT 5/SGK trang 4.
è Rút kinh nghiệm : .................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
Khối trưởng duyệt tuần 1

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_1_ban_chuan_kien_thuc_3_cot.doc