Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 đến 4 - GV: Nguyễn Thị Thanh Thúy

Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 đến 4 - GV: Nguyễn Thị Thanh Thúy

TẬP ĐỌC

Tiết 1: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I. MỤC TIÊU

1. Đọc rành mạch, trôi chảy. Bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật.

2. Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực người yếu.

3. Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- GV:  Tranh minh họa bài tập đọc

  Tranh hoặc phim hoạt hình về Dế Mèn (nếu có).

- HS: SGK

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Khởi động: Cho HS hát

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

 a) Giới thiệu: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

 

doc 165 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 481Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 đến 4 - GV: Nguyễn Thị Thanh Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1	 Thứ hai, ngày 24 tháng 8 năm 2009
TẬP ĐỌC
Tiết 1: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. MỤC TIÊU
1. Đọc rành mạch, trôi chảy. Bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật.
2. Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực người yếu.
3. Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV:	Ÿ Tranh minh họa bài tập đọc
	Ÿ Tranh hoặc phim hoạt hình về Dế Mèn (nếu có).
- HS: SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Khởi động: Cho HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
	a) Giới thiệu: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
	b) Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
7 phút
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Mục tiêu: Rèn kỹ năng đọc thành tiếng
- Cách tiến hành:
a) Cho HS đọc
Ÿ Cho HS đọc đoạn: Cho HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn
Ÿ Đọc nối tiếp từng đoạn
Ÿ Luyện đọc từ ngữ khó phát âm: Nhà Trò, chùn chùn, thui thủi, xòe, quãng
Ÿ GV ghi từ ngữ khó lên bảng. Hướng dẫn HS đọc
Ÿ HS đọc theo hướng dẫn
Ÿ GV đọc mẫu
Ÿ Cho HS đọc cả bài
Ÿ HS đọc
b) HS đọc chú giải + giải nghĩa từ
Ÿ Cho HS đọc chú giải trong SGK
Ÿ 1 HS đọc + 1 HS giải nghĩa từ
Ÿ GV có thể giải nghĩa thêm nếu HS lớp mình không hiểu những từ khác
c) GV đọc diễn cảm toàn bài 1 lần
10 phút
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Mục tiêu: Giúp HS hiểu nội dung bài
- Cách tiến hành:
Ÿ GV hướng dẫn HS đọc từng đoạn và trả lời các câu hỏi trong SGK 
Ÿ Đọc bài và trả lời câu hỏi
Ÿ Nội dung chính: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng hào hiệp, thương yêu người khác, sẵn sàng làm việc nghĩa: Bênh vực kẻ yếu đuối, đạp đổ những áp bức bất công trong cuộc sống
8 phút
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
- Mục tiêu: Luyện đọc diễn cảm toàn bài
- Cách tiến hành:
Ÿ GV đọc diễn cảm toàn bài, chú ý:
Ÿ HS luyện đọc
¬ Những câu văn tả hình dáng Nhà Trò cần đọc chậm, thay đổi giọng đọc, thể hiện được cái nhìn ái ngại của Dế Mèn đối với Nhà Trò
¬ Những câu nói của Nhà Trò cần đọc giọng kể lể đáng thương của một người đang gặp nạn
¬ Lời của Dế Mèn cần đọc to, mạnh, dứt khoát thể hiện sự bất bình, kiên quyết của nhân vật
¬ Cần nhấn giọng ở những từ ngữ: mất đi, thui thủi, ốm yếu, chẳng đủ, nghèo túng, bắt em, đánh em, vặt chân, vặt cánh, xòe cả, đừng sợ, cùng với tôi đây, độc ác, cậy khỏe, ăn hiếp
4. Củng cố:
	- Hỏi lại tựa bài
	- Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh nào?
	- Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
	- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
	- Dặn HS về nhà học bài.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
	- Chuẩn bị bài mới: Mẹ ốm
	- Tuyên dương một số em đọc bài diễn cảm.
	* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
TOÁN
Tiết 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
I. MỤC TIÊU
Giúp HS ôn tập về:
	- Cách đọc, viết các số trong phạm vi 100 000
	- Phân tích cấu tạo số
	- Giúp HS yêu thích môn toán và rèn tính cẩn thận khi làm toán 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Vẽ sẵn bảng số trong BT2 lên bảng
- HS: SGK, vở Toán.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Khởi động: Cho HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
	a) Giới thiệu: Ôn tập các số đến 100 000
	b) Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
8 phút
* Hoạt động 1: Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng 
- Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại cách đọc số, viết số, các hàng
- Cách tiến hành:
Ÿ GV viết số 83 251, 83 001,... yêu cầu HS đọc các số này, nêu rõ chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng trăm, chữ số hàng chục nghìn là chữ số nào?
Ÿ HS đọc số và nêu rõ
Ÿ GV cho HS nêu quan hệ giữa hai hàng liền kề
Ÿ 1 chục = 10 đơn vị, 1 trăm = 10 chục,...
Ÿ Cho một vài HS nêu: các số tròn chục, cácsố tròn trăm,... 
Ÿ HS nêu
17 phút
* Hoạt động 2: Thực hành
- Mục tiêu: Hướng dẫn HS ôn tập
- Cách tiến hành:
+ Bài 1:
Ÿ GV gọi HS nêu yêu cầu của bài
Ÿ HS nêu yêu cầu của bài
Ÿ Yêu cầu HS tự làm bài
Ÿ 2 HS lên bảng. Cả lớp làm vào vở.
Ÿ Yêu cầu HS nêu qui luật của các số trên tia số a, và các số trong dãy số b
Ÿ HS nêu
+ Bài 2:
Ÿ GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở
Ÿ HS làm bài
Ÿ Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau
Ÿ HS kiểm tra bài nhau
Ÿ Gọi 2 HS lên bảng làm bài
Ÿ 2 HS lên bảng
Ÿ GV nhận xét và cho điểm.
+ Bài 3:
Ÿ GV yêu cầu HS đọc yêu cầu và bài mẫu
Ÿ HS đọc
Ÿ GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở
Ÿ HS làm bài
Ÿ Gọi 2 HS lên bảng làm bài
Ÿ 2 HS lên bảng
Ÿ GV nhận xét và cho điểm.
+ Bài 4:
Ÿ GV hỏi: BT yêu cầu chúng ta làm gì?
Ÿ HS nêu
Ÿ Cho HS nêu cách tính chu vi
Ÿ HS nêu
Ÿ Yêu cầu HS làm bài
Ÿ HS làm bài
Ÿ GV nhận xét và cho điểm.
4. Củng cố:
	- Hỏi lại tựa bài
	a- Muốn tính chu vi của một hình ta làm thế nào?
	- Cho 2 HS lên bảng làm toán thi đua.
	- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
	- Dặn HS về nhà học bài.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
	- Chuẩn bị bài mới: Ôn tập các số đến 100 000 ( tt )
	- Tuyên dương một số em học tốt.
	* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
KĨ THUẬT
Tieát 1: VAÄT LIEÄU, DUÏNG CUÏ CAÉT, KHAÂU, THEÂU
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
	- Biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu
	- Biết cách xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ
	- Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV:	Ÿ Vải, chỉ thêu, chỉ khâu, kim khâu, kim thêu các cỡ, kéo cắt vải và kéo cắt chỉ.
	Ÿ Khung thêu cầm tay, phấn màu, thước dẹt, thước cây.
	Ÿ Một số sản phẩm may, khâu, thêu.
- HS: Vải, chỉ thêu, chỉ khâu, kim khâu, kim thêu các cỡ, kéo cắt vải và kéo cắt chỉ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Khởi động: Cho HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ của HS 
3. Bài mới:
	a) Giới thiệu: Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu
	b) Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
5 phút
* Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét về vật liệu khâu, thêu 
- Mục tiêu: Quan sát, nhận xét về vật liệu khâu, thêu 
- Cách tiến hành:
Ÿ GV giới thiệu cho HS về các vật liệu khâu, thêu
a) Vải:
Ÿ Yêu cầu HS đọc nội dung a ( SGK )
Ÿ HS đọc và quan sát
Ÿ Yêu cầu HS quan sát màu sắc, hoa văn, độ dày, mỏng của một số mẫu vải để nêu 1 số đặc điểm của vải. 
Ÿ HS quan sát, nêu nhận xét
Ÿ GV nhận xét, bổ sung
Ÿ GV hướng dẫn cho HS sử dụng loại vải để thêu
Ÿ HS lắng nghe
b) Chỉ:
Ÿ Yêu cầu HS đọc nội dung b ( SGK ) và trả lời câu hỏi theo hình 1
Ÿ 1 HS đọc mục b và trả lời câu hỏi
Ÿ GV giới thiệu 1 số mẫu chỉ khâu, thêu và cách chọn chỉ khi khâu, thêu
Ÿ GV kết luận nội dung b
5 phút
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo
- Mục tiêu: Giúp HS biết được đặc điểm và cách sử dụng kéo
- Cách tiến hành:
Ÿ Yêu cầu HS quan sát hình 2 ( SGK ) và trả lời:
Ÿ Đọc bài và trả lời câu hỏi
+ Đặc điểm cấu tạo của kéo cắt vải?
+ So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa kéo cắt vải và kéo cắt chỉ?
Ÿ Giới thiệu thêm về kéo cắt chỉ ( kéo bấm )
Ÿ Quan sát và lắng nghe
Ÿ Yêu cầu HS quan sát hình 3 ( SGK ) và hỏi về cách cầm kéo
Ÿ Quan sát và trả lời
Ÿ GV hướng dẫn cách cầm kéo cắt vải 
Ÿ 2 HS thực hiện
5 phút
* Hoạt động 3: Hướng dẫn, quan sát, nhận xét
- Mục tiêu: Giới thiệu HS biết các dụng cụ thêu, may
- Cách tiến hành:
Ÿ Yêu cầu HS quan sát hình 6 ( SGK ) và các dụng cụ để nêu tên và tác dụng của chúng
Ÿ Quan sát và trả lời
+ Thước may
+ Thước dây
+ Khung thêu cầm tay
+ Khung cài khuy bấm
+ Phấn may
5 phút
* Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim
- Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim
- Cách tiến hành:
Ÿ Yêu cầu HS quan sát hình 4 ( SGK ) và các mẫu kim để trả lời câu hỏi trong SGK
Ÿ Quan sát và trả lời
Ÿ Yêu cầu HS quan sát các hình 5a, 5b, 5c để nêu cách xâu chỉ, vê nút chỉ
Ÿ Quan sát và nêu
Ÿ GV giới thiệu hình minh hoạ
Ÿ Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về tác dụng của vê nút chỉ
Ÿ HS đọc và trả lời
5 phút
* Hoạt động 5: Thực hành xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ
- Mục tiêu: Cho HS thực hành xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ
- Cách tiến hành:
Ÿ Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm
Ÿ Thực hành theo nhóm
Ÿ GV quan sát, chỉ dẫn giúp đỡ những HS chậm
Ÿ 1 HS thực hiện, cả lớp theo dõi 
Ÿ GV đánh giá kết quả thực hành.
Ÿ HS lắng nghe
4. Củng cố:
	- Hỏi lại tựa bài
	- Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu gồm có những gì?
	- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Dặn HS về nhà học bài
	IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
	- Chuẩn bị bài mới: Cắt vải theo đường vạch dấu
	- Tuyên dương một số em chuẩn bị vật liệu, dụng cụ tốt.
	* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
	Thứ ba , ngày 25 tháng 8 năm 2009
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tieát 1: CAÁU TAÏO CUÛA TIEÁNG
I. MỤC TIÊU
1. Nắm được cấu tạo của tiếng gồm 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh.
2. Biết nhận diện các bộ phận của tiếng, từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung và vần trong thơ nói riêng.
3. Giúp HS hiểu biết về Tiếng Việt. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV:	Ÿ Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng, có ví dụ điển hình ( mỗi bộ phận một màu )
	Ÿ Bộ chữ cái ghép tiếng: Chú ý chọn màu chữ khác nhau để phân biệt rõ
- HS: VBT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Khởi động: Cho HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
	a) Giới thiệu: Cấu tạo của tiếng
	b) Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
8 phút
* Hoạt động 1: Phần nhận xét ( gồm 4 ý ) 
- Mục tiêu: Biết nhận xét số tiếng trong câu. Phân tích được cấu tạo của tiếng bầu
- Cách tiến hành:
+ Cho HS đọc yêu cầu ý 1 + đọc câu tục ngữ
+ HS đọc
Ÿ Yêu cầu HS đếm số tiếng trong 2 câu tục ngữ
Ÿ HS đếm
Ÿ GV nhận xét
Ÿ Cả lớp nhận xét
+ Cho HS đọc yêu cầu ý 2
Ÿ GV yêu cầu HS đánh vần tiếng bầu và ghi lại cách đánh vần vào  ...  phục
Ÿ HS trình bày
Ÿ GV ghi tóm tắt các ý kiến HS lên bảng
Ÿ HS cả lớp trao đổi, nhận xét
Ÿ HS trao đổi
Ÿ GV kết luận, khuyến khích HS thực hiện những biện pháp khắc phục khó khăn đã đề ra để học tốt
Ÿ Kết luận chung
Ÿ Trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn riêng
Ÿ Để học tập tốt, cần cố gắng vượt qua những khó khăn
4. Củng cố
	- Hỏi lại tựa bài (HS phát biểu)
	- Khi gặp khó khăn trong học tập chúng ta phải làm gì? 
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
	- Tuyên dương những HS học tốt
	- Chuẩn bị bài mới: Bày tỏ ý kiến
 	- GV nhận xét tiết học.
	* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
	Thứ sáu , ngày 18 tháng 9 năm 2009
TẬP LÀM VĂN
Tiết 8: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
I. MỤC TIÊU
	- Thực hành tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý đã cho sẵn nhân vật, chủ đề câu chuyện
	- Hình thành HS kỹ năng xây dựng cốt truyện và kể lại câu chuyện đó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV:	« Tranh minh họa cốt truyện nói về lòng hiếu thảo của người con khi mẹ ốmg
	« Tranh minh họa cho biết cốt truyện nói về tính trung thực của người con đang chăm sóc mẹ ốm (nếu có)
	« Bảng phụ viết sẵn đề bài để GV phân tích
- HS: VBT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Khởi động: Cho HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: Cốt truyện
- Kiểm tra 2 HS: 
+ HS1: Em hãy nhắc lại phần ghi nhớ trong tiết TLV trước (Cốt truyện)
+ HS2: Em hãy kể lại truyện Cây khế
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
	a) Giới thiệu: Luyện tập xây dựng cốt truyện
	b) Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
25 phút
* Hoạt động 1: Xây dựng cốt truyện
- Mục tiêu: Bước đầu thực hành xây dựng cốt truyện
- Cách tiến hành:
a) Xác định yêu cầu của đề bài
Ÿ Cho HS đọc yêu cầu của đề bài
Ÿ HS đọc yêu cầu
Ÿ GV yêu cầu: Đề bài cho trước 3 nhân vật: Bà mẹ ốm, người con của bà mẹ bằng tuổi em và một bà tiên. Yêu cầu các HS tưởng tượng và kể lại vắn tắt câu chuyện xảy ra. Để kể lại được câu chuyện, các em phải tưởng tượng để hình dung điều gì xảy ra, diễn biến của câu chuyện ra sao? Kết quả thế nào? Khi kể, các em nhớ chỉ kể vắn tắt, không cần kể cụ thể, chi tiết
b) Cho HS lựa chọn chủ đề của câu chuyện
Ÿ Cho HS đọc gợi ý 
Ÿ HS gợi ý
Ÿ Cho HS nói chủ đề các em chọn
Ÿ HS phát biểu chủ đề mình đã chọn để xây dựng câu chuyện
Ÿ Chú ý gợi ý trong SGK chỉ là gợi ý chung, các HS có thể chọn đề tài khác
c) Thực hành xây dựng cốt truyện
Ÿ Cho HS làm bài
Ÿ Cho HS thực hành kể
Ÿ HS thực hành kể theo cặp
Ÿ Cho HS thi kể
Ÿ Đại diện nhóm thi kể
Ÿ GV nhận xét và khen thưởng những HS tưởng tượng ra câu chuyện hay + kể hay
Ÿ Cả lớp nhận xét
Ÿ Cho HS viết vào vở cốt truyện mình đã kể.
4. Củng cố
	- Hỏi lại tựa bài
	- Gọi 2 HS nói lại cách xây dựng cốt truyện
	- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS học tốt
	- Nhắc HS về nhà kể lại câu chuyện của mình tưởng tượng cho người thân nghe.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
Chuẩn bị bài mới: Đoạn văn trong bài văn kể chuyện 
	* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
KHOA HỌC
Tiết 8: TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Nêu được các món ăn chứa nhiều chất đạm
	- Giải thích được vì sao cần thiết phải ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật 
	- Nêu được ích lợi của các món ăn chế biến từ cá
	- Có ý thức ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV:	« Các hình minh họa ở trang 18, 19 SGK
	« Photo phóng to bảng thông tin về giá trị dinh dưỡng của một số thức ăn chứa chất đạm
- HS: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Khởi động: Cho HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
- Gọi 2 HS lên bảng
+ HS 1: Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món?
+ HS 2: Thế nào là một bữa ăn cân đối? Những nhóm thức ăn nào cần ăn đủ, ăn vừa, ăn ít, ăn có mức độ và ăn hạn chế?
- GV nhận xét, cho điểm
3. Bài mới:
	a) Giới thiệu: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật? 
	b) Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
8 phút
* Hoạt động 1: Trò chơi: “Kể tên những món ăn chứa nhiều chất đạm”
- Mục tiêu: Nêu được các món ăn chứa nhiều chất đạm
- Cách tiến hành:
Ÿ GV tiến hành trò chơi theo các bước
Ÿ GV chia lớp thành 2 đội
Ÿ Chia đội
Ÿ GV yêu cầu: Thành viên trong mỗi đội tiếp nhau lên bảng ghi tên các món ăn chứa nhiều chất đạm 
Ÿ Tiếp nối nhau lên bảng ghi tên các món ăn chứa nhiều chất đạm 
Ÿ Đội nào ghi được nhiều và đúng tên các món ăn nhất sẽ thắng
Ÿ GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc
Ÿ Cả lớp nhận xét
8 phút
* Hoạt động 2: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
- Mục tiêu: Giải thích được vì sao cần thiết phải ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật
- Cách tiến hành:
+ Việc 1: GV treo bảng thông tin về giá trị dinh dưỡng của một số thức ăn chứa chất đạm và yêu cầu HS đọc
Ÿ 2 HS tiếp nối nhau đọc to trước lớp
+ Việc 2: GV tiến hành thảo luận nhóm theo định hướng 
Ÿ Hoạt động nhóm theo hướng dẫn của GV
Ÿ GV chia lớp thành các nhóm
Ÿ Chia nhóm, tiến hành thảo luận
Ÿ GV yêu cầu: Các nhóm nghiên cứu bảng thông tin vừa đọc, các hình minh họa trong SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Những món ăn nào vừa chứa đạm động vật, vừa chứa đạm thực vật?
+ Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật?
+ Vì sao chúng ta nên ăn nhiều cá
Ÿ Gọi HS lên bảng trình bày
Ÿ Đại diện nhóm trình bày
Ÿ GV nhận xét, tuyên dương nhóm có ý kiến đúng
Ÿ Cả lớp nhận xét
+ Việc 3: GV yêu cầu HS đọc 2 phần đầu của mục Bạn cần biết
Ÿ 2 HS đọc to, cả lớp lắng nghe
GV kết luận
Ÿ 
Ÿ Mỗi loại đạm có chứa những chất bổ dưỡng ở tỉ lệ khác nhau. Ăn kết hợp cả đạm động vật và đạm thực vật sẽ giúp cơ thể có thêm những chất dinh dưỡng bổ sung cho nhau và giúp cho cơ quan tiên hóa hoạt động tốt hơn. Trong tổng số lượng đạm cần ăn, nên ăn từ 1/3 đến 1/2 đạm động vật
Ÿ Ngay trong nhóm đạm động vật, cũng nên ăn thịt ở mức vừa phải. Nên ăn cá nhiều hơn ăn thịt; tối thiểu mỗi tuần nên ăn ba bữa cá
8 phút
* Hoạt động 3: Cuộc thi “Tìm hiểu những món ăn vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật”
- Mục tiêu: Biết lựa chọn các thức ăn vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật
- Cách tiến hành:
Ÿ GV tổ chức cho HS thi kể về các món ăn vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật theo định hướng
Ÿ Hoạt động theo hướng dẫn của GV
Ÿ GV yêu cầu mỗi HS chuẩn bị giới thiệu một món ăn vừa cung cấp đạm động vật, vừa cung cấp đạm thực vật với các nội dung sau:
+ Tên món ăn
+ Các thực phẩm dùng để chế biến
+ Cảm nhận của mình khi ăn món đó?
Ÿ Gọi HS trình bày
Ÿ Lên bảng trình bày
Ÿ GV nhận xét, tuyên dương HS trình bày tốt
4. Củng cố
	- Hỏi lại tựa bài (HS phát biểu)
	+ Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật?
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
	- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực hoạt động 
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết; sưu tầm tranh ảnh về ích lợi của việc dùng muối iốt trên báo hoặc tạp chí 
- Chuẩn bị bài mới: Sử dụng hợp lý các chất béo và muối ăn
	* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
CHÍNH TẢ
Tit 4: Nhớ - viết : TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH 
I. MỤC TIÊU
1. Tiếp tục rèn luyện năng lực nhớ - viết lại đúng chính tả một đoạn của bài thơ Truyện cổ nước mình
2. Tiếp tục nâng cao kỹ năng viết đúng (phát âm đúng) các từ có các âm đầu r/ d/ gi hoặc có âm vần ân/ âng
3. Ý thức giữ gìn tập vở sạch sẽ, viết chữ đẹp. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bộ chữ cái + Bảng phụ + Bảng nhỏ
- HS: VBT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Khởi động: Cho HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: Cháu nghe câu chuyện của bà
- Cho 2 nhóm thi 
	+ Nhóm 1: Viết tên các con vật bắt đầu bằng tr
	+ Nhóm 2: Viết tên các con vật bắt đầu bằng ch
- GV nhận xét, cho điểm
3. Bài mới:
	a) Giới thiệu: Truyện cổ nước mình 
	b) Các hoạt động:
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
15 phút
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả 
- Mục tiêu: Giúp HS nhớ - viết một đoạn trong bài Truyện cổ nước mình
- Cách tiến hành:
a) Hướng dẫn chính tả
Ÿ Cho HS đọc yêu cầu của bài chính tả
Ÿ 1 HS đọc to, cả lớp lắng nghe
Ÿ Cho HS đọc thành tiếng đoạn thơ viết CT
Ÿ 1 HS đọc đoạn thơ viết CT
Ÿ Cho HS viết những từ ngữ dễ viết sai: Truyện cổ, sâu xa, trắng, rặng dừa...
Ÿ GV nhắc lại cách viết chính tả bài thơ lục bát
b) HS nhớ - viết
Ÿ HS nhớ lại - tự viết bài
c) GV chấm chữa bài 
Ÿ HS tự sửa lỗi bằng bút chì
Ÿ GV chấm từ 7 - 10 bài
10 phút
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
- Mục tiêu: Giúp HS lựa chọn (câu a hoặc câu b)
- Cách tiến hành:
+ Câu a
Ÿ Cho HS đọc yêu cầu của câu a + đọc đoạn 
Ÿ 1 HS đọc to cả lớp lắng nghe
Ÿ GV hướng dẫn HS làm BT
Ÿ Cho HS làm bài vào vở. Gọi 2 HS lên bảng sửa bài
Ÿ HS làm bài tập
Ÿ GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: gió thổi, gió đưa, gió nâng cánh diều
Ÿ Cả lớp nhận xét
+ Câu b: Cách làm tương tự câu a
Ÿ GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: chân, dân, dâng, vầng, sân.
4. Củng cố, dặn dò
	- Hỏi lại tựa bài 
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
- Tuyên dương một số em viết chính tả đúng, đẹp
- GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở bài tập 2a và 2b
- Chuẩn bị bài mới: Những hạt thóc giống.
	* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ban Giám hiệu duyệt
Ngày tháng 10 năm 2009
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ˜&™
Khối trưởng duyệt
Ngày tháng 10 năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4(128).doc