Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2010-2011 (Bản chuẩn kiến thức 3 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2010-2011 (Bản chuẩn kiến thức 3 cột)

 DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I/MỤC TIÊU:

- Học sinh đọc đúng các từ, tiếng, câu có vần dễ lẫn : cỏ xước ,đá cuội,gục đầu, vặt chân , hạn hán .

- Giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).

- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực người yếu, xóa bỏ áp bức bất công.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Tranh minh họa bài đọc, viết trước đoạn văn “Năm trước . kẻ yếu”

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1’ A/ Mở đầu:

 GV giới thiệu 5 chủ điểm của SGK HS lắng nghe

 

doc 37 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 08/02/2022 Lượt xem 219Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2010-2011 (Bản chuẩn kiến thức 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2
Tập đọc
Toán
Địa
Đ. đức
Thứ 3
TLV
Toán
Chính tả
K. học
Thứ 4
T. đọc
Toán
LTVC
K. thuật
Thứ 5
TLV
Toán
L. sử
K. chuyện
Thứ 6
LTVC
Toán
K. học
SHL
Thứ 2 ngày 16 tháng 8 năm 2010
 DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I/MỤC TIÊU:
- Học sinh đọc đúng các từ, tiếng, câu có vần dễ lẫn : cỏ xước ,đá cuội,gục đầu, vặt chân , hạn hán .
- Giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực người yếu, xóa bỏ áp bức bất công. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh họa bài đọc, viết trước đoạn văn “Năm trước.. kẻ yếu”
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1’
A/ Mở đầu:
GV giới thiệu 5 chủ điểm của SGK
HS lắng nghe
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trò
B. Dạy bài mới
2’
1/ Giới thiệu: GV giới thiệu chủ điểm “Thương người như thể thương thân”. Giới thiệu trích đoạn - cho HS quan sát tranh
HS nghe kết hợp quan sát tranh
12’
2/ Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc:
- GV hướng dẫn HS chia đoạn : 4 đoạn .
-HDHS đọc nối tiếp đoạn .
- GV sửa lỗi phát âm các từ khó và hiểu từ: ngắn chùn chùn; thui thủi.
-HDHS đọc theo cặp .
-HS khá giỏi đọc .
- GV đọc diễn cảm toàn bài
b/ Tìm hiểu bài:
* Đoạn 1: HS đọc thầm, trả lời. 
+ Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh nào?
* Đoạn 2: HS đọc thầm, trả lời.
+ Tìm những chi tiết cho thấy chị nhà trò rất yếu ớt?
* Đoạn 3: HS đọc thầm, trả lời.
+ Nhà trò bị bọn nhện ức hiếp đe dọa như thế nào?
* Đoạn 4: HS thảo luận nhóm:
+ Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
Lời nói dứt khoát, mạnh mẽ làm NT yên tâm.
4 HS đọc 4 đoạn (2 đến 3 lượt)
-HS đọc nối tiếp đoạn theo cặp .
HS đọc thầm 
Lúc Dế Mèn đi qua vùng cỏ xước à nghe tiếng khóc tỉ tê. Dế Mèn thấy chị Nhà Trò bên tảng đá cuội.
HS đọc thầm
Thân hình nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn như mới lột, cánh mỏng ngắn. Vì yếu à lâm vào cảnh nghèo túng.
Bọn nhện đã đánh Nhà Trò mấy bận, lần này chúng chăng tơ chặng đường, đe dọa bắt Nhà Trò ăn thịt.
HS đọc thầm theo nhóm, thảo luận.
* Lời nói: Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác sẽ cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu.
* Cử chỉ và hành động: Xòe cả hai bàn tay và dắt NT đi
HS đọc lướt toàn bài và trả lời
+ Nêu hoàn cảnh nhân hóa mà em yêu thích? Vì sao?
+ Nội dung câu chuyện cho ta thấy điều gì?
Vd: hình ảnh DM xòe cả hai càng ra, bảo NT “Em ” Thích hình ảnh này vì DM như võ sĩ oai vệ, mạnh mẽ.
Ca ngợi DM có tấm lòng nghĩa hiệp bênh vực người yếu, xóa bỏ áp bức bất công.
6’
c/ HD HS đọc diễn cảm:
- GV nêu cách đọc toàn bài – đọc mẫu lần hai.
- HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn.
- GV đọc mẫu đọc văn
Lời kể của NT giọng đáng thương.
Lời kể của DM giọng mạnh mẽ.
1 HS đọc toàn bài, 3-4 HS đọc toàn bài
“Năm trước  kẻ yếu”
HS luyện đọc theo cặp
Thi đọc trước lớp 
2’
3/ Củng cố - dặn dò:
+ Nhắc lại nội dung bài
+ Em được học điều gì ở nhân vật DM?
- GV nhận xét khen ngợi – nhận xét tiết học
- Về nhà đọc bài – chuẩn bị bài Mẹ ốm và đọc trước phần 2
ĐẠO ĐỨC:
TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP ( Tiết 1)
I/MỤC TIÊU: 
Sau bài học, HS có khả năng:
- Nhận thức được: Cần phải trung thực trong học tập. Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng.
- HS biết trung thực trong học tập; dũng cảm nhận lỗi khi mắc lỗi trong học tập.
- Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
*HSKT: 
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh và tình huống trong SGK. Cho HĐ 1, bảng phụ, bài tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
	HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 	
2’
A/ Kiểm tra: GV kiểm tra dụng cụ và sách vở của HS
10’
8’
B/ Dạy bài mới: 
* Hoạt động 1: Xử lý tình huống.
- GV nêu tình huống .
+ Nếu em là bạn Long em sẽ làm gì? Vì sao em làm thế?
GV yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến
+ Theo em hành động nào là hành động trung thực?
+ Trong học tập chúng ta cần phải trung thực không?
à GV kết luận: Trong học tập chúng ta cần phải luôn trung thực. Khi mắc lỗi gì trong học tập, ta nên thẳng thắn nhận lỗi và sửa lỗi.
* Hoạt động 2: Sự cần thiết phải trung thực trong học tập .
- GV cho học sinh làm việc cả lớp.
+ Trong học tập, vì sao phải trung thực?
+Khi đi học, bản thân chúng ta tiến bộ hay người khác tiến bộ? Nếu chúng ta gian trá, chúng ta có tiến bộ được không?
à Vậy học tập giúp em tiến bộ, nếu không trung thực thì kết quả là 
HS quan sát tranh và đọc nội dung tình huống 
HS thảo luận nhóm trả lời
Vd: Em sẽ báo cáo với cô giáo.
 Em sẽ thôi không nói gì để cô không phạt
HS suy nghĩ và trả lời.
Trung thực để đạt kết quả học tập tốt
Trung thực để mọi người tin yêu.
5’
không thực chấtà không tiến bộ.
* Hoạt động 3: Trò chơi “ Đúng – sai”
- GV tổ chức học sinh thảo luận theo nhóm, chọn tình huống đúng - sai, đại diện nhóm báo cáo.
à GV kết luận: Câu hỏi tình huống 3,4,6,8,9 là đúng vì khi đó em đã trung thực trong học tập. Câu hỏi tình huống 1,2,5,7 là sai vì đó là những hành động không trung thực, gian trá.
+ Vậy chúng ta cần làm gì để trung thực trong học tập?
+ Trung thực trong học tập nghĩa là chúng ta không được làm gì?
* Hoạt động 4: Liên hệ
GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp
+ Hãy nêu những hành vi của bản thân em mà em cho là trung thực?
+ Nêu những hành vi không trung thực mà em đã từng biết?
+ Tại sao cần phải trung thực trong học tập 
HS làm việc theo nhóm.
Thật thà, dũng cảm nhận lỗi.
Không dối, không quay cóp, chép bài của bạn, không nhắc bài của bạn trong giờ kiểm tra.
à Trung thực trong học tập giúp em mau tiến bộ , được mọi người yêu quý và tôn trọng.
3’
* Củng cố - dặn dò:
+ Qua bài học này em rút ra điều gì?
- Về nhà chuẩn bị tiểu phẩm bài 5, sưu tầm mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
- Nhận xét giờ học.
TOÁN:
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100.000
I/MỤC TIÊU: Giúp HS ôn tập về:
- Cách đọc, viết các số đến 100.000.
- Phân tích cấu tạo số.
II/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trò
10’
B/ Dạy bài mới:
* HD HS ôn tập: ôn cách đọc ,viết số và ôn về các hàng.
- GV ghi bảng:
+ Đọc và nêu chữ số chỉ hàng đơn vị,chục trăm,
- GV ghi tiếp:
+ Gọi HS đọc.
+ Nêu mối quan hệ giữa hai hàng liền kề.
+ Một chục bằng mấy đơn vị?
+ Một trăm bằng mấy chục?
+ Nêu các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, tròn chục nghìn.
1/ Ôn cách đọc, viết số.
83251
8300; 80201; 80001.
HS đọc và nêu rõ các chữ số ở tùng hàng.
HS nêu.
20’
* Thực hành:
- Bài 1:
+ Nêu qui luật viết số trên tia số.
+ Số cần viết tiếp theo số 10.000 là số nào?
- Yêu cầu HS đọc tia số đã điền và các số đã điền ở bài b.
- Bài 2: HS giải theo nhóm.
- Bài 3: GV hướng dẫn HS làm mẫu ý 1- Sau đó cho HS tự làm.
Bài 4: HS thi giải theo nhóm 6:
- Nêu cách tính chu vi hcn và chu vi hình vuông?
2/ Thực hành:
HS đọc yêu cầu của bài, nêu.
1 HS lên bảng viết.
Số 20.000
a/ 
 0 10.000 20.000 30.000
b/ 36.000, 37.000, 38.000
HS giải theo nhóm 4.
a/ 8723 = 8000 + 700 + 20 + 3
 9171 = 9000 + 100 + 70 + 1
 3082 = 3000 + 80 + 2
b/ 700 + 300 + 50 + 1 = 7351
 .
Chu vi hình thang ABCD là: 
6 + 4 + 3 + 4 = 17(cm)
Chu vi HCN MNPQ là:
( 4 + 8 ) X 2 = 24 (cm)
Chu vi hình vuông GHTK là:
5 X 4 = 20 (cm)
2’
3/ Củng cố - dặn dò:
+ Nêu cách đọc, viết số và cách tính chu vi của hcn và chu vi hình vuông.
+ Nhận xét giờ học.
+ Về nhà xem bài và chuẩn bị bài sau.
KỸ THUẬT: 
VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ CẮT KHÂU, THÊU
I/MỤC TIÊU:
- HS biết được đặc điểm, tác dụng, cách sử dụng, bảo quản những dụng cụ dùng để cắt, khâu, thêu.
- Biết cách xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
- Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Vải, kim, kéo, khung, phấn và một số dụng cụ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trò
2’
A/ Kiểm tra: GV kiểm tra dụng cụ của HS.
30’
B/ Dạy bài mới: 
* Hoạt động 1: yêu cầu HS quan sát và nhận xét về vật liệu khâu, thêu.
+ Nhận xét về đặc điểm của mẫu vải?
+ Cần chọn loại vải nào để khâu, thêu?
+ Quan sát H1, nêu tên loại chỉ trong hình 1a, 1b?
à GV kết luận nd (b) theo SGK .
* Hoạt động 2: HD HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo.
+ So sánh cấu tạo, hình dạng của kéo cắt vải và kéo cắt chỉ?
+ Nêu cách cầm kéo cắt vải?
- GV hd Hs cách cầm kéo.
* Hoạt động 3: HS quan sát một số vật liệu và dụng cụ sử dụng khác.
+ Kể tên một số dụng cụ và tác dụng của chúng? 
a/ Vải 
- HS đọc nd (a) SGK.
- Quan sát màu sắc, hoa văn, độ dày của một số mẩu vải.
- Vải trắng hoặc màu có sợi thô dày như vải sợi bông, sợi pha.
b/ Chỉ:
- HS đọc nội dung bài tập (b) SGK.
- HS quan sát nd H2.
HS thực hành cầm kéo.
HS quan sát H6.
Thước may, thước dây, khung thêu, khuy cài, khuy bấm, phấn
3’
3/ Củng cố - dặn dò:
- Về nhà chuẩn bị dụng cụ để hôm sau thêu.
- Nhận xét tiết học.
KHOA HỌC:
CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ?
I/MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:
- Nêu được những yếu tố mà con người cũng những sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình.
- Kể ra một số đk vật chất và tinh thần mà chỉ con người mới cần trong cuộc sống. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các hình 4,5 sgk , phiếu học tập cho hoạt động 2.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
5’
8’
5’
2’
* Hoạt động 1: Động não
+ Kể ra những thứ em cần dùng hàng ngày để duy trì sự sống?
- GV tóm tắt: Những điều kiện cần có để con người sống và phát triển bình thường là: vật chất, thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở, các đồ dùng, các phương tiện.
Tinh thần: Văn hóa, xã hội ( tình cảm gia đình, bạn bè, làng xóm, các phương tiện học tập, vui chơi)
* Hoạt động 2: HS làm bài trên phiếu học tập và SGK.
- GV chia nhóm, phát phiếu học tập.
+ Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình?
+ Hơn hẳn những sinh vật khác cuộc sống của con người còn cần những gì?
* Hoạt động 3: trò chơi: cuộc hành trình đến hành tinh khác.
- GV chia lớp thành 4 nhóm
+ So sánh kết quả của nhóm bạn?
+ Giải thích tại sao phải chọn lựa như vậy?
* Củng cố - dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài 
- HS trả lời.
- HS nhận phiếu, thảo luận nhóm và trình bày.
- Thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp.
-Nhà ở, quần áo, phương tiện đi lại, tiện nghi, văn hóa, xã hội, tinh thần.
Các nhóm nhận giấy, bút ghi tên những thứ “cần có” để duy trì cuộc  ... kể chuyện theo nhóm 4.
- Hd HS thi kể trước lớp.
* Hd HS trao đổi về nội dung, ý nghĩa.
à GV chốt lại: Câu chuyện ca ngợi những người giàu lòng nhân ái, khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp.
4/ Củng cố - dặn dò:
GV khen ngợi những HS tốt.
+ Em rút ra bài học gì từ câu chuyện?
- Nhận xét giờ học. Về nhà chuẩn bị trước câu chuyện “ Nàng tiên ốc”
HS nghe
HS nghe + quan sát tranh.
HS đọc yêu cầu của bài tập.
HS kể xong trao đổi với bạ về nội dung, ý nghĩa của truyện.
Mỗi nhóm kể một tranh.
Kể từng đoạn.
Kể toàn bộ câu chuyện.
à Ngoài mục đích giải thích sự hình thành Hồ Ba bể, câu chuyện còn nói với ta điều gì?
KHOA HỌC:
TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI.
I/MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:
- Kể ra những gì hằng ngày cơ thể con người lấy và thải ra trong quá trình sống.
- Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất.
- Viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang 6,7 SGK, giấy khổ to, bút vẽ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trò
4’
28’
3’
A/ Kiểm tra bài cũ:
+ Con người cần gì để duy trì sự sống?
+ Hơn hẳn những SV khác, cuộc sống con người cần những gì?
B/ Dạy bài mới:
a/ Giới thiệu:
b/ Bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người?
- GV phân nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm
N1: Kể tên những gì được vẽ trong H1 SGK.
N2: Phát hiện ra những thứ đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của con người được thể hiện trong hình.
N3: Phát hiện thêm những yếu tố cần cho sự sống của con người mà không thể hiện qua hình vẽ?
N4: Tìm xem cơ thể người lấy nhũng gì từ môi thường và thải ra môi trường những gì?
à GV kết luận như Sgk 
+ Vậy quá trình trao đổi chất là gì?
* Hoạt động 2: Trò chơi “Ghép chữ vào sơ đồ”. GV chia lớp thành 3 nhóm, phát thẻ có ghi chữ & yêu cầu các nhóm thảo luận về sơ đồ trao đổi chất giữa cơ thể người và môi trường.
* Hoạt động 3: Thực hành. Vẽ sơ đồ
- GV hướng dẫn HS tự vẽ sơ đồ theo nhóm 2.
- Gọi HS lên bảng trình bày sản phẩm của mình.
* Củng cố - dặn dò:
+ Trao đổi chất là gì? Vai trò của sự trao đổi chất?
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những nhóm làm việc tốt.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới.
HS nhận nhiệm vụ thảo luận, trả lời.
HS nhìn sách, trả lời.
Ánh sáng, nước, thức ăn.
Không khí.
Lấy: thức ăn, nước, khí ôxi từ môi trường
Thải: Phân, nước tiểu, khí các bô níc.
- HS đọc mục bạn cần biết trả lời.
à Quá trình trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy vào thức ăn, nước uống, khí ôxi từ môi trường và thải ra ngoài môi trường những chất thừa, cặn bã.
- Các nhóm hoàn thành sơ đồ, báo cáo.
- 3 HS giải thích sơ đồ.
Cơ thể chúng ta hằng ngày lấy vào thức ăn, nước, không khí, và thải ra phân , nước tiểu, khí các bô níc.
- 2 HS cùng bàn tham gia vẽ.
ĐỊA LÍ:
LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ
I/MỤC TIÊU: Học xong bài, HS biết:
- Định nghĩa đơn giản về bản đồ.
- Một số yếu tố của bản đồ: tên, phương hướng, tỉ lệ, kí hiệu bản đồ.
- Các kí hiệu của một số đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Một số loại bản đồ: thế giới, châu lục, Việt Nam.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
8’
5’
18’
3’
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp:
- GV treo bản đồ: (Thế giới, châu lục, Việt Nam)
+ Nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên bản đồ?
+ Vậy theo em thế nào là bản đồ?
* Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
+ Ngày nay muốn vẽ bản đồ, chúng ta thường phải làm ntn?
* Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
N1: Tên bản đồ cho ta biết đều gì?
N2: Trên bản đồ, người ta thường quy định các hướng bắc, nam, đông, tây ntn?
N3: Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì?
N4: Đọc tỉ lệ bản đồ ở H2 và cho biết 1cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu cm trên thực tế?
N5: Bảng chú giải ở H3 có những kí hiệu nào? Kí hiệu bản đồ được dùng để làm gì?
* Củng cố - dặn dò:
à GV cho HS nhắc lại: Một số yếu tố của bản đồ mà các em vừa học đó là gì? (tên của bản đồ, phương hướng, tỉ lệ, kí hiệu bản đồ.
+ Thế nào là bản đồ?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau 
1/ Bản đồ:
- BĐTG thể hiện toàn bộ bề mặt của TG
- BĐCL thể hiện một bộ phận lớn của bề mặt TĐ, các châu lục
- BĐVN thể hiện một bộ phận nhỏ hơn của bề mặt trái đất – nước Việt Nam
- BĐ là hình vẽ thu nhỏ của một khu vực hay toàn bộ bề mặt TĐ theo một tỉ lệ nhất định.
- Quan sát H1& H2 chỉ vị trí của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trên từng hình.
- Người ta sử dụng ảnh chụp, tính toán chính xác các khoảng cách trên thực tế sau đó thu nhỏ theo tỉ lệ, lựa chọn lí hiệu rồi vẽ bản đồ.
2/ Một số yếu tố của bản đồ:
- Tên của khu vực & nhũng thông tin chủ yếu của khu vực đó.
- Phía trên là B, dưới là N,phải là Đ,trái là T.
- Cho biết khu vực được thể hiện trên bản đồ nhỏ hơn kích thước thật của nó.
- 1cm trên BĐ ứng với 20.000 cm trên thực tế.
 dùng để thể hiện các đối tượng LS hoặc địa lí trên bản đồ.
Thứ 6 ngày 20 tháng8 năm 2010
TẬP LÀM VĂN :
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
I/MỤC TIÊU: 
- HS biết: văn kể chuyện phải có nhân vật. Nhân vật trong truyện là người, là con vật, đồ vật, cây cối được nhân hóa.
- Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói , suy nghĩ của nhân vật.
- Bước đầu biết xây dựng nhân vật trong bài văn kể chuyện đơn giản.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
4 tờ phiếu khổ to kẻ bảng phân loại ở BT,VBTTV.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
4’
28’
3’
A/ Kiểm tra bài cũ:
+ Thế nào là văn kể chuyện?
B/ Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu:
2/ Phần nhân xét:
- Bài tập 1:
2 HS làm trên phiếu.
+ Kể tên những truyện em mới học?
a/ Tên các nhân vật là người?
b/ Tên các nhân vật là con vật? 
- Bài tập 2:
Nêu nhận xét tính cách của DM?
+ Căn cứ nào em nêu nhận xét về tính cách đó?
b/ Nêu nhận xét về tính cách của nhân vật mẹ con bà nông dân?
+ Căn cứ vào đâu mà em có nhận xét như vậy?
3/ Phần ghi nhớ:
+ Nhân vật trong truyện là ai?
+ Hành động, cử chỉ, lời nói của nhân vật nói lên điều gì?
- GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ.
4/ Phần luyện tập:
* BT 1: Hoạt động cả lớp
+ Nhân vật trong câu chuyện là những ai?
+Em có đồng ý với nhận xét của của bà về tính cách của từng cháu không? Vì sao bà nhận xét như vậy?
*BT2: Yêu cầu hs thảo luận nhóm 4 trả lời.
+ Nếu bạn nhỏ biết quan tâm đến người khác thì sẽ ntn?
+ Nếu bạn nhỏ không biết quan tâm đến người khác thì sự việc sẽ ntn?
- GV yêu cầu hs kể theo nhóm à thi kể trước lớp.
5) Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại ND bài.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
Kể chuyện là kể lại một hoặc một số sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật nhằm nói lên một điều có ý nghĩa.
HS đọc yêu cầu và làm vào VBTTV
DMBVKY; STHBB
STHBB có 2 mẹ con; bà cụ (những người dự lễ)
DMBVKY có DM; NT; bọn nhện
HS trao đổi theo cặp trả lời
DM: khảng khái, có lòng thương người, ghét áp bức bất công, sẵn sàng làm việc nghĩa để bệnh vực kẻ yếu.
Căn cứ vào lời nói và hành động của DM
Mẹ con bà nông dân giàu lòng nhân hậu.
Cho bà cụ ăn ngủ trong nhà, hỏi bà cụ cách giúp người bị nạn, chèo thuyền cứu người bị nạn
Con người, con vật, đồ vật, cây cối,
Nói lên tính cách của nhận vật ấy.
Hs đọc yêu cầu bài tập + qs tranh
Ni-ki-ta, Gô-sa, Chi-ôm-ca, bà ngoại
Đồng ý, vì bà nhận xét như vậy là nhờ quan sát hành động của mỗi cháu.
Hs trao đổi – Gvhd hs tranh luận.
Bạn sẽ chạy lại nâng em bé dậy, phủi đất và vết bẩn trên quần áo em, xin lỗi em, dỗ em nín khóc.
Bạn sẽ bỏ chạy hoặc tiếp tục chạy nhảy  mặc em bé khóc.
Hs thi kể
Cả lớp và GV nhận xét chọn bạn kể hay nhất
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I/MỤC TIÊU: Giúp Hs
- Luyện tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ.
- Làm quen công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
4’
29’
2’
A/ Kiểm tra
B/ Dạy bài mới:
*Bài 1: Hs giải theo nhóm.
+ Đè bài yêu cầu em tìm gì? Nêu cách tính.
*Bài 2: HS giải bảng con
* Bài 3: Thi tiếp sức:
+ Nêu cách tính giá trị của biểu thức
* Bài 4
- GV vẽ hình vuông cạnh a
+ Nêu cách tính chu vi hình vuông
+ Độ dài cạnh a thì chu vi hình vuông được tính ntn?
+ Gọi P là chu vi – hãy nêu công thức 
- Gọi hs lên bảng – lớp giải bảng con.
* Củng cố - dặn dò:
+ Muốn tính giá trị của biểu thức có chức một chữ trước hết em cần làm gì?
- Về nhà làm BT và chuẩn bị bài sau.
HS giải bài 3b/6
a
6 x a
5
6 x 5 = 30
7
6 x 7 = 42
10
6 x 10 = 60
a) Với m = 7 thì 35 + 5 x m = 35 + 5 x 7
 = 35 + 21 = 56
.
c
Biểu thức
Giá trị của biểu thức
5
8 x c
40
7
7 + 3 x c
28
6
(92 – c) + 81
167
0
66 x c +32
32
Độ dài một cạnh nhân với 4
P = a x 4
a = 3cm thì P = 3 x 4 = 12 cm
a = 5dm thì P = 5 x 4 = 20 dm
a = 8m thì P = 8 x 4 = 32m
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I/MỤC TIÊU:
- HS biết phân tích cấu tạo của tiếng trong một câu.
- Hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau trong thơ.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ , VBTTV
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
4’
28’
3’
A/ Kiểm tra
+ Phân 3 bộ phận của tiếng trong các tiếng sau:
Lá lành đùm lá rách
B/ Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu: GV giới thiệu và ghi đề
2/ Hdhs làm BT.
* Bài 1: GV treo bảng phụ yêu cầu hs phân tích.
* Bài 2:
+ Tìm hai tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ
à Tiếng thứ 6 của câu 6 bắt vần với tiếng thứ 6 của câu 8 và tiếng thứ 8 của câu có 8 tiếng bắt vần với tiếng thứ 6 của câu có 6 tiếng.
* Bài tập 3: HS thảo luận nhóm đôi tìm hai tiếng bắt vần với nhau.
+ Cặp tiếng nào có vần giống nhau hoàn toàn?
+ Cặp tiếng nào có vần giống nhau không hoàn toàn?
*Bài tập 4:
- Thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau?
*Bài tập 5:
Cho hs giải thi bằng cách ghi ra bảng con 
3/ Củng cố - dặn dò:
+ Tiếng có cấu tạo ntn?
+ Những bộ phận nào nhất thiết phải có trong một tiếng ? Cho vd
- Về nhà xem lại bài và làm bài tập trang 17, chuẩn bị cho hôm sau.
2 HS lên bảng, lớp làm vào nháp
Tiếng
khôn
Âm đầu
kh
Vần
ôn
Thanh
ngang
Ngoài bắt vần với tiếng hoài
choắt – thoắt
xinh – nghênh 
choắt – thoắt (giống vần oắt)
xinh – nghênh (inh – ênh)
Là hai tiếng có vần giống nhau – giống nhau hoàn toàn và giống nhau không hoàn toàn.
Dòng 1: bút
Dòng 2: ú
Dòng 3,4: bút
SINH HOẠT CUỐI TUẦN
- Nhận xét tuần qua
Một số hs còn nói chuyện ít tập trung trong giờ học:
- Phổ biến tuần đến
* Khai giảng: Quần xanh áo trắng, mủ ca lô, hoa, chiều đi học bình thường (thời khóa biểu thứ 2)
* Phân tổ nhóm, đôi bạn giúp nhau trong học tập
* Ổn định nề nếp lớp

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_1_nam_hoc_2010_2011_ban_chuan_kien_thuc_3.doc