Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2011-2012 - Lê Hữu Trình

Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2011-2012 - Lê Hữu Trình

CHÍNH TẢ (Nghe- viết) DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I. Mục đích yêucầu : - Học sinh nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài TĐ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu:” Một hôm vẫn khóc”.

 - Làm đúng bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu ( l/n) hoặc vần( an/ang).

 - Viết rõ ràng, có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.

II. Chuẩn bị : - GV : Bảng phụ viết sẵn đoạn văn và bài tập.

III. Các hoạt động dạy - học

 

doc 35 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 08/01/2022 Lượt xem 435Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2011-2012 - Lê Hữu Trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
 Ngày soạn : 20 / 8 / 2011 Ngày dạy : Thứ hai ngày 22 tháng 8 năm 2011
TẬP ĐỌC DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I.Mục đích yêu cầu :- Luyện đọc : Đọc đúng: cỏ xước, Nhà Trò, cánh bướm non, nức nở. Đọc ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc diễn cảm : đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật ( Nhà Trò, Dế Mèn).
- Hiểu các từ ngữ trong bài : ngắn chùn chùn, thui thủi và phần giải nghĩa trong SGK. Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công. 
- HS biết thông cảm, quan tâm bênh vực bạn yếu ở trường cũng như ở nhà và ở bất cứ đâu.
* GDKNS: Thể hiện sự cảm thơng. Xác định giá trị. Tự nhận thức về bản thân
II.Chuẩn bị: - Gv : Tranh SGK phóng to, bảng giấy hoặc (bảng phụ) viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định : Nề nếp
2. Bài cũ : Kiểm tra sách vở của học sinh.
3. Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề.
Hoạt động1: Luyện đọc
MT: Đọc đúng: cỏ xước, Nhà Trò, cánh bướm non, nức nở. Đọc ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ
- Gọi 1 HS khá đọc cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn đến hết bài ( 2 lượt).
- GV theo dõi và sửa sai phát âm cho HS, đồng thời khen những em đọc đúng để các em khác noi theo.
- Sau lượt đọc thứ nhất, cho HS đọc lượt thứ 2, sau đó HS đọc thầm phần giải nghĩa trong SGK. GV Kết hợp giải nghĩa thêm:
” ngắn chùn chùn”: “ thui thủi” - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Theo dõi các cặp đọc.
- Gọi 1 – 2 HS đọc cả bài.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV đọc diễn cảm cả bài 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
MT:Hiểu các từ ngữ trong bài : ngắn chùn chùn, thui thủi và phần giải nghĩa trong SGK. HS Thể hiện sự cảm thơng. Xác định giá trị. Tự nhận thức về bản thân
 - Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi.
H: Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào?
H: Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
H: Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào?
H: Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
- Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài
H: Nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích, cho biết vì sao em thích?
- Thích vì Dế Mèn dũng cảm, che chở, bảo vệ kẻ yếu đuối, đi thẳng tới chỗ mai phục của bọn nhện.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn rút ra nội dung chính của bài.
- GV chốt ý- ghi bảng:
Nội dung chính: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công.
Hoạt động3: Luyện đọc diễn cảm .
MT: đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật ( Nhà Trò, Dế Mèn).
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp.
- Gv hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn đã viết sẵn.
- GV đọc mẫu đoạn văn trên. 
- Gọi HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.
- Gọi một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV theo dõi, uốn nắn.
- Nhận xét và tuyên dương.
4.Củng cố: - Gọi 1 HS đọc lại bài và nhắc NDC.
H: Qua bài học hôm nay, em học được gì ở nhân vật Dế Mèn?
- GV kết hợp giáo dục HS. Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò : -Về nhà luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài:” Tiếp theo”, tìm đọc tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí.
Hát.
- Cả lớp mở sách, vở lên bàn. 
- Lắng nghe và nhắc lại đề bài.
- 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo SGK.
- Nối tiếp nhau đọc bài, cả lớp theo dõi đọc thầm theo.
- Cả lớp đọc thầm phần chú giải trong SGK.
- Lắng nghe.
- Thực hiện đọc ( 4 cặp), lớp theo dõi, nhận xét.
1-2 em đọc, cả lớp theo dõi. 
- Thực hiện đọc thầm theo nhóm bàn và trả lời câu hỏi
cá nhân nêu theo ý thích của mình.
_ Lớp theo dõi – nhận xét và bổ sung ý kiến.
- HS Thực hiện thảo luận theo nhóm bàn, sau đó đại diện của một vài nhóm trình bày, nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.
- Vài em nhắc lại nội dung chính.
- 4HS thực hiện đọc. Cả lớp lắng nghe, nhận xét xem bạn đọc đã đúng chưa.
- HS lắng nghe.
- 3-4 cặp HS đọc, lớp theo dõi, nhận xét.
- Thực hiện đọc 4-5 em, lớp theo dõi, nhận xét.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS tự liên hệ bản thân.
- Lắng nghe, ghi nhận.
- Nghe và ghi bài.
ĐẠO ĐỨC(1) TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (TIẾT 1)
I. Mục tiêu : - Giúp học sinh nhận thức được cần phải trung thực trong học tập. Trung thực trong học tập là không dối trá, gian lận bài làm, bài thi, bài kiểm tra.
	- Hình thành và rèn cho học sinh thói quen biết trung thực trong học tập.
	- Học sinh biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
II. Chuẩn bị : GV : Tranh vẽ, bảng phụ. HS : Xem trước bài, sưu tầm các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định : Chuyển tiết 
2. Bài cũ : Kiểm tra sách vở của học sinh.
3.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề .
Hoạt Động1 : Xử lí tình huống.
MT: Giúp học sinh nhận thức được cần phải trung thực trong học tập. Trung thực trong học tập là không dối trá, gian lận bài làm, bài thi, bài kiểm tra.
- Cho HS xem tranh SGK và đọc nội dung tình huống.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 em liệt kê các cách giải quyết có thể có của bạn Long trong tình huống.
- Gv tóm tắt thành cách giải quyết chính.
H: Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào? Vì sao chọn cách G.quyết đó?
 GV kết luận: Cách giải quyết (c) là phù hợp nhất, thể hiện tính trung thực trong học tập. Khi mắc lỗi gì ta nên thẳng thắn nhận lỗi và sửa lỗi.
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Hoạt Động2:Làm việc cá nhân bài tập1 (SGK).
MT: Hình thành và rèn cho học sinh thói quen biết trung thực trong học tập.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 1 trong SGK..
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân bài tập 1 
- GV lắng nghe HS trình bày và kết luận:
+ Ý (c) là trung thực trong học tập.
+ Ý (a), (b), (d) là thiếu trung thực trong học tập.
Hoạt Động 3 : Thảo luận nhóm bài tập 2 (SGK).
- GV nêu từng ý trong bài tập và yêu cầu HS lựa chọn và đứng vào 1 trong 3 vị trí, quy ước theo 3 thái độ:
+ Tán thành, Phân vân, Không tán thành
- Yêu cầu HS các nhóm cùng sự lựa chọn và giải thích lí do lựa chọn của mình.
- GV có thể cho HS sử dụng những tấm bìa màu .
- GV kết luận: Ý kiến (b), (c) là đúng, ý (c) là sai.
- GV kết hợp giáo dục HS:
H: Chúng ta cần làm gì để trung thực trong học tập?
- GV khen ngợi các nhóm trả lời tốt, động viên nhóm trả lời chưa tốt.
Hoạt Động 4 : Liên hệ bản thân.
- GV tổ chức làm việc cả lớp.
- Cho HS sưu tầm các mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trog học tập.
H: Hãy nêu những hành vi của bản thân em mà em cho là trung thực?
H: Nêu những hành vi không trung thực trong học tập mà em đã từng biết?
 GV chốt bài học: (SGK)
4. Củng cố : Hướng dẫn thực hành:
- GV yêu cầu HS về nhà tìm 3 hành vi thể hiện sự trung thực, 3 hành vi thể hiện sự không trung thực trong học tập.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5. Dặn dò : - Các nhóm chuẩn bị tiểu phẩm theo chủ đề bài học( BT5 SGK).
Trật tự
- Đặt sách vở lên bàn.
- Lắng nghe và nhắc lại .
- HS quan sát và thực hiện.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Thảo luận nhóm 2 em.
- Trình bày ý kiến thảo luận, mời bạn nhận xét.
- HS theo dõi.
- Một số em trình bày trước lớp.
- Cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Vài em đọc ghi nhớ, lớp theo dõi.
- Nêu yêu cầu :
Giải quyết các tình huống.
- Mỗi HS tự hoàn thành bài tập 1.
- HS trình bày ý kiến, trao đổi, chất vấn lẫn nhau.
- Nhóm 3 em thực hiện thảo luận.
- Các nhóm trình bày ý kiến, cả lớp trao đổi, bổ sung.
- Lắng nghe và trả lời:
cần thành thật trong học tập, dũng cảm nhận lỗi mắc phải, không nói dối, không coi cóp, chép bài của bạn, không nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra.
- HS nêu trước lớp.
- Tự liên hệ.
- Lắng nghe và nhắc lại.
- Lắng nghe, ghi nhận.
- Nghe và ghi bài.
TOÁN(1) ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
I. Mục tiêu- Giúp HS : Ôân tập về đọc, viết các số trong 100 000.
- Ôân tập viết tổng thành số.
- Ôân tập về chu vi của một hình.
II. Chuẩn bị : - Gv : Bảng phụ..
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định : Nề nếp lớp.
2. Bài cũ : Kiểm tra sách vở của học sinh.
3. Bài mới : Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt Động1 : Ôân lại cách đọc số, viết số và các hàng.
MT:Giúp HS ôân tập về đọc, viết các số trong 100 000.
- GV viết số 83 251, yêu cầu HS đọc và nêu rõ chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn là chữ số nào?
- Tương tự với các số: 83 001, 80 201, 80 001
- Cho HS nêu quan hệ giữa 2 hàng liền kề.
(VD: 1 chục = 10 đơn vị; 1 trăm = 10 chục;)
- Gọi một vài HS nêu : các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, tròn chục nghìn.
Hoạt động 2 : Thực hành làm bài tập.
MT: Vận dụng kiến thức làm các bài tập về đọc, viết các số trong 100 000.Viết tổng thành số, về chu vi của một hình.
Bài 1:Gọi HS nêu yêu cầu, sau đó tự làm bài vào vở.
- Theo dõi HS làm bài.
- Gọi 2 HS lên bảng sửa bài. 
- Yêu cầu HS nêu quy luật của các số trên tia số “a” và các số trong dãy số “b”
H: Các số trên tia số được gọi là những số gì?
H: Hai số đứng l ... heo dõi và giúp HS hiểu sơ đồ trong sách chỉ là một cách còn có thể sáng tạo viết hoặc vẽ theo nhiều cách khác.
- Theo dõi các nhóm làm việc, giúp đỡ nhóm còn lúng túng.
Bước 2: Trình bày sản phẩm.
- Gọi đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- GV nhận xét và khen những nhóm làm tốt.
Gợi ý:
 Lấy vào Thải ra
Ô-xi
Thức ăn
Nước
CƠ THỂ NGƯỜI
Các-bô-níc
Phân
Nước tiểu, mồ hôi
Sơ đồ sự trao đổi chất ở người 
4.Củng cố : - Gọi 1 HS đọc phần kết luận.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
5. Dặn dò : Về xem lại bài, học bài, chuẩn bị bài 3.
Trật tự.
 3 em lên bảng trả lời câu hỏi
- Lắng nghe và nhắc lại đề.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Nhóm 2 em thảo luận theo yêu cầu của GV. 
- Lần lượt HS trình bày ý kiến. Lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- HS cá nhân trả lời, mời bạn nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Vài em nhắc lại.
- HS làm việc theo nhóm bàn. Cả nhóm cùng bàn cách thể hiện và tất cả các bạn trong nhóm đều tham gia vẽ theo sự phân công của nhóm trưởng.
- Đại diện nhóm trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Theo dõi sơ đồ và nhắc lại thành lời. 
1 HS đọc, lớp theo dõi.
- Lắng nghe, ghi nhận.
- Nghe và ghi bài.
KHOA HỌC (1) CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?
I. Mục tiêu : Sau bài học, HS có khả năng:
- Nêu được những yếu tố mà con người cũng như những sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình.
- Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ con người mới cần trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị : - Gv: Hình trang 4,5 SGK, Phiếu học tập, phiếu trò chơi.
 - HS : Xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định : Chuyển tiết.
2. Bài cũ : Kiểm tra sách vở của HS.
3. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động1 : Tìm hiểu về nhu cầu của con người để duy trì sự sống 
Mục tiêu: HS liệt kê tất cả những gì các em cần có cho cuộc sống của mình.
* Cách tiến hành: Yêu cầu HS kể ra những thứ các em cần dùng hàng ngày để duy trì sự sống của mình.
- GV nghe và ghi tất cả các ý kiến lên bảng.
- GV tóm tắt lại các ý kiến của HS và rút ra nhận xét chung.
Kết luận: Những điều kiện cần để con người sống và phát triển là: Điều kiện vật chất như: Thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở
 - Điều kiện tinh thần, văn hoá, xã hội mhư: Tình cảm gia đình, bạn bè, làng xóm, các phương tiện học tập, vui chơi, giải trí,
Hoạt động 2 : Làm việc với phiếu học tập và SGK.
Mục tiêu: HS phân biệt được những yếu tố mà con người cũng như những sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình với những yếu tố mà chỉ con người mới cần.
* Cách tiến hành:
- GV phát phiếu học tập và hướng dẫn HS làm việc theo nhóm.
- Theo dõi các nhóm làm việc, giúp đỡ nhóm còn lúng túng.
- Gọi đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả trước lớp.
Những yếu tố cần cho sự sống
Không khí
Nước
Aùnh sáng
Nhiệt độ( thích hợp với từng đối tượng).
Thức ăn( phù hợp với từng đối tượng).
Nhà ở
Tình cảm gia đình
Phương tiện giao thông
Tình cảm bạn bè
 Quần áo
 Trường học
 Sách báo
 Đồ chơi 
- Dựa vào kết quả phiếu học tập. Yêu cầu HS mở SGK và trả lời câu hỏi.
H: Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình?
H: Hơn hẳn những sinh vật khác, con người còn cần những gì?
Hoạt động 3:Trò chơi cuộc hành trình đến hành tinh khác.
Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học về những điều kiện cần để duy trì sự sống của con người.
Cách tiến hành: Chia lớp theo nhóm bàn, mỗi nhóm một bộ đồ chơi gồm 20 tấm phiếu, mỗi phiếu vẽ một thứ trong những thứ cần có để duy trì sự sống.
- Yêu cầu mỗi nhóm bàn bạc chọn ra 10 thứ trong 20 tấm phiếu mà các em thấy cần phải mang đi khi đến hành tinh khác. Những phiếu loại ra nộp cho GV.
- Tiếp theo mỗi nhóm lại chọn ra 6 thứ cần thiết hơn cả để mang theo, những thứ loại tiếp lại nộp cho GV.
- Cho các nhóm thực hiện trò chơi và theo dõi, quan sát.
- GV tuyên dương các nhóm và kết thúc trò chơi.
4.Củng cố : Gọi 1 HS đọc phần kết luận.
- Giáo viên nhận xét tiết học. Xem lại bài, học bài ở nhà, chuẩn bị bài học sau .
Trật tự.
 - Học sinh sắp xếp sách vở môn Khoa học lên bàn.
- Lắng nghe và nhắc lại đề.
- Nhóm 2 em thảo luận theo yêu cầu của GV, sau đó lần lượt trình bày ý kiến. Lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- Vài em nhắc lại.
- HS làm việc theo nhóm bàn.
- Đại diện nhóm trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
Con người Động vật Thực vật
 x x x
 x x x
 x x x
 x x x
 x x x
 x
 x
 x
 x
 x
 x
 x
 x
- Mở sách và trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe và nhắc lại.
- Lắng nghe GV phổ biến trò chơi.
- 1 HS nhắc lại cách chơi.
- Các nhóm thực hiện chơi.
- Lần lượt các nhóm nêu kết quả lựa chọn của nhóm mình và giải thích cho các nhóm khác nghe về sự llựa chọn ấy.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- Lắng nghe và ghi bài.
KĨ THUẬT: CÓ GV CHUYÊN DẠY
LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ(1) MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
I . Mục tiêu : Học xong bài này, học sinh biết :
- Vị trí, địa lí, hình dáng của nước ta.
- Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống (dân tộc ) và có chung một lịch sử , một Tổ quốc
	- Một số yêu cầu khi học môn lịch sử và địa lí.
II .	Đồ dùng dạy học :
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam.
Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng.
III . Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Oån định lớp : 
2/ Kiểm tra sách vở của môn Lịch sư û- Địa lí.
3/ Dạy bài mới :
Hoạt động 1 : Tìm hiểu sơ lược về vị trí của nước ta 
Mục tiêu : Hs xác định được vị trí, hình dạng của nước ta; biết vài nét văn hoá của một số dân tộc.
1 . Giới thiệu vị trí của đất nước ta và các dân cư ở mỗi vùng.
2 . Yêu cầu HS lên chỉ trên bản đồ hành chính VN về vị trí của tỉnh Lâm Đồng.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu sơ lược về lịch sử dân tộc Việt Nam
Mục tiêu : Hs biết sơ lược về lịch sử dân tộc Việt Nam và một số sự kiện có liên quan.
Phát cho các nhóm HS về các tranh ảnh về cảnh sinh hoạt của một dân tộc nào đó . yêu cầu HS tìm hiểu và mô tả bức tranh hoặc ảnh đó.
Để Tổ quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Em hãy kể lại một sự kiện để chứng minh cho điều đó .
 Kết luận : Mỗi dân tộc sống trên đất nước Việt Nam có nét văn hóa riêng song đều có cùng một Tổ quốc, một lịch sử Việt Nam.
Hoạt động 3 : Cách học môn Lịch sử và Địa lí
Mục tiêu : Hs biết cách học tập ở lớp, ở nhà 
- Gv kết luận lại nội dung bài.
GV hướng dẫn HS cách học nên có các ví dụ cụ thể.
4 / Nhận xét – dặn dò : Nghiên cứu và tìm hiểu kĩ về môn học .
- HS mở sách vở lên bàn cho GV kiểm tra .
Cả lớp cùng làm việc.
3 –5 em lên chỉ trên bản đồ.
- HS thảo luận theo nhón 2 bàn
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- Cả lớp cùng làm việc : 
Trả lời câu hỏi của GV.
- Lắng nghe và ghi nhận.
KĨ THUẬT: VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU.
I)Mục tiêu:-Củng cố đặc đểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.
-Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
-GDHS ý htức an toàn lao động.
II) Đồ dùng dạy học:
- GV : Mẫu vật và vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu.
- HS : Dụng cụ thực hành :vải, chỉ ,kim,kéo,khung thêu.
III) Các hoạt động dạy và học:
1) Oån định:Hát
2) Bài cũ: (5phút)
- Nêu các loại chỉ thường dùng may, khâu? ( Trọng)
- Nêu các dụng cụ cắt, khâu, thêu? ( Thùy Hương )
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HOẠT ĐỘNG 4: (5Phút)
1)Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim:
GV cho HS quan sát H4 và kim khâu.
H: Em hãy mô tả đặc điểm cấu tạo của kim khâu và cách sử dụng?
- GV nghe và chốt ý: Kim thêu được làm bằng kim loại cứng, có nhiều cỡ to, nhỏ khác nhau. Mũi kim nhọn, sắc. Thân khim khâu nhỏ và nhọn dần về phía mũi kim. Đuôi kim khâu hơi dẹt, có lỗ để xâu chỉ.
- Trước khi khâu, thêu cần xâu chỉ qua lỗ kim ở đuôi kim và vê nút chỉ theo trình tự :
+ Cắt một đoạn chỉ dài khoảng 50cm-60cm
+ Vuốt nhọn một đầu chỉ.
+ Tay trái cầm ngang thân kim, đuôi kim quay lên trên, ngang với tầm mắt và hướng về phía ánh sáng đ63n nhìn rõ lỗ kim. Tay phải cầm cách đầu chỉ đã vuốt nhọn khoảng 1cm để xâu chỉ vào lỗ kim.
+ Cầm đầu sợi chỉ vừa xâu qua lỗ kim và kéo một đoạn bằng chiều dài sợi chỉ nếu khâu chỉ một hoặc kéo cho hai đầu chỉ bằng nhau nếu khâu chỉ đôi.
+ Vê nút chỉ: Tay trái cầm ngang sơi chỉ, cách đầu chỉ chuẩn bị nút khoảng 10cm. Tay phải cầm vào đầu sợi chỉ để nút và cuốn một vòng chỉ qua ngón trỏ. Sau đó, dùng ngón cái vê cho sợi chỉ xoắn vào vòng chỉ và kếo xuống sẽ tạo thành nút chỉ.
-> Cách nút chỉ này đơn giản nhưng chỗ thắt nút nhỏ nên dễ bị tuột.
HOẠT ĐỘNG 5 (10Phút)
2) Thực hành xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ theo nhóm bàn:
Gvtheo dõi
HOẠT ĐỘNG 6:(5Phút)
-GV hướng dẫn Hs đánh giá sản phẩm
-GV theo dõi
-HS quan sát nêu nhận xét:
-2-3 HS nêu.
Hs chú ý lắng nghe
-HS thực hành theo nhóm(nhóm bàn)
-HS tự đánh giá sản phẩm của mình 
4) Củng cố: (3phút)
	 -HS đọc lại ghi nhớ(2 HS đọc)
5)Dặn dò:-Về nhà thực hành.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 1(12).doc