Tiết 1: TẬP ĐỌC: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU.
I. Mục tiêu :
1. Đọc lưu loát toàn bài:
- Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật ( Nhà Trò, Dế Mèn ).
2. Hiểu các từ ngữ trong bài:
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức bất công.
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
TUẦN 1 Thứ hai, ngày tháng năm 2011 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ I. Nội dung: - Học sinh tham gia chào cờ. - Nghe thông báo kế hoạch của nhà trường, đội. - Học sinh theo dõi. II. Sinh hoạt: - Lớp trưởng phổ biến kế hoạch tuần 1. - Ôn luyện lại đội hình đội ngũ. - Cả lớp theo dõi. - Cả lớp thực hiện. III. Củng cố dặn dò: Tiết 1: ĐẠO ĐỨC: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP Mục tiêu: Qua tiết học học sinh có khả năng: 1. Nhận biết được: - Cần phải trung thực trong học tập. - Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng. 2. Hs biết trung thực trong học tập. 3. Biết đồng tình , ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập. Tài liệu và phương tiện: - Sách giáo khoa đạo đức. - Tranh minh hoạ sách giáo khoa. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: - Kiểm tra sách vở . đồ dùng của học sinh. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài - ghi đầu bài: HĐ1: Xử lý tình huống. * Gv giới thiệu tranh. * Gv tóm tắt các ý chính. + Mượn tranh ảnh của bạn khác đưa cô giáo xem. + Nói dối cô giáo. + Nhận lỗi và hứa với cô giáo sẽ sưu tầm và nộp sau. * Nếu là Long em sẽ chọn cách giải quyết nào? * Gv kết luận: ý “c” là phù hợp nhất. HĐ2: Làm việc cá nhân bài tập 1 sgk. - Gv cho hs nêu yêu cầu và thảo luận. - Gv kết luận: ý “c” là trung thực nhất. HĐ3: Thảo luận nhóm. - Gv nêu từng ý trong bài. - Gv kết luận: ý “b” , “c” là đúng. 3. củng cố, dặn dò: - Về sưu tầm tấm gương trung thực trong học tập. - Hs trình bày đồ dùng cho giáo viên kiểm tra. - Hs xem tranh và đọc nội dung tình huống. - Hs liệt kê các cách có thể giải quyết của bạn Long. - Hs thảo luận nhóm, nêu ý lựa chọn và giải thích lý do lựa chọn. - Hs đọc ghi nhớ. - 1 hs nêu lại đề bài. - Hs làm việc cá nhân. - Hs giơ thẻ màu bày tỏ thái độ theo quy ước: + Tán thành + Không tán thành + Lưỡng lự. - Hs giải thích lý do lựa chọn. - Lớp trao đổi bổ sung. Tiết 1: TẬP ĐỌC: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU. I. Mục tiêu : 1. Đọc lưu loát toàn bài: - Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật ( Nhà Trò, Dế Mèn ). 2. Hiểu các từ ngữ trong bài: - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức bất công. II. Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk. III. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc. - Giới thiệu chủ điểm: Thương người như thể thương thân . - Giới thiệu bài đọc: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. a. Luyện đọc: - Tổ chức cho hs đọc bài, luyện đọc từ khó , giải nghĩa từ. - Gv đọc mẫu cả bài. b. Tìm hiểu bài: - Em hãy đọc thầm đoạn 1 và tìm hiểu xem Dế Mèn gặp chị Nhà Trò trong hoàn cảnh ntn? - Nhà Trò bị bọn Nhện ức hiếp đe doạ ntn? - Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? - Đọc lướt toàn bài và nêu một hình ảnh nhân hoá mà em biết? - Nêu nội dung chính của bài. c. Hướng dẫn đọc diễn cảm: - Gv HD đọc diễn cảm toàn bài. - HD đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu. - Gv đọc mẫu. 3. Củng cố dặn dò: - Em học được điều gì ở Dế Mèn? - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. - Hs mở mục lục, đọc tên 5 chủ điểm. - Hs quan sát tranh minh hoạ, nêu nội dung tranh. - Hs quan sát tranh: Dế Mèn đang hỏi chuyện chị Nhà Trò. - 1 hs đọc toàn bài. - Hs nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp. Lần 1: Đọc + đọc từ khó. Lần 2: Đọc + đọc chú giải. - Hs luyện đọc theo cặp. - 1 hs đọc cả bài. - HS theo dõi. - Dế Mèn đi qua một vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thì thấy chi chị Nhà Trò gục đầu khóc. - Nhà Trò ốm yếu , kiếm không đủ ăn, không trả được nợ cho bọn Nhện nên chúng đã đánh và đe doạ vặt lông vặt cánh ăn thịt. - "Em đừng sợ, hãy trở về cùng với tôi đâyPP Dế Mèn xoè cả hai càng ra,dắt Nhà Trò đi. - Hs đọc lướt nêu chi tiết tìm được và giải thích vì sao. - 4 hs thực hành đọc 4 đoạn. - Hs theo dõi. - Hs nghe - Hs luyện đọc diễn cảm theo cặp. - Hs thi đọc diễn cảm. TIẾT 1: TOÁN: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000. I. Mục tiêu : Giúp hs ôn tập về: - Cách đọc, viết số đến 100 000. - Phân tích cấu tạo số. II. Đồ dùng dạy học: III.Các hoạt động dạy học : 1.Kiểm tra: - Kiểm tra sách vở của hs. 2.Bài mới: a. Giới thiệu bài - ghi đầu bài: HĐ1: Ôn lại cách đọc số , viết số và các hàng. * Gv viết bảng: 83 251 * Gv viết: 83 001 ; 80 201 ; 80 001 * Nêu mối quan hệ giữa hai hàng liền kề? * Nêu VD về số tròn chục? tròn trăm? tròn nghìn? tròn chục nghìn? HĐ2. Thực hành: Bài 1: Gv ghi lên bảng( Viết số thích hợp vào tia số ) Bài 2: Viết theo mẫu. - Tổ chức cho hs làm bài vào vở. - Chữa bài, nhận xét. Bài 3: Viết mỗi số sau thành tổng. a. Gv hướng dẫn làm mẫu. 8723 = 8000 + 700 + 20 + 3 b. 9000 + 200 + 30 + 2 = 923 Bài 4: Tính chu vi các hình sau. - Tổ chức cho hs làm bài theo nhóm. - Gọi hs trình bày. - Gv nhận xét. 3. Củng cố dặn dò: - Hệ thống nội dung bài. - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. - Hs trình bày đồ dùng , sách vở để gv kiểm tra. - Hs đọc số nêu các hàng. - Hs đọc số nêu các hàng. - 1 chục = 10 đơn vị 1 trăm = 10 chục. - 4 hs nêu. 10 ; 20 ; 30 100 ; 200 ; 300 1000 ; 2000 ; 3000 10 000 ; 20 000 ; 30 000 - Hs đọc đề bài. - Hs nhận xét và tìm ra quy luật của dãy số này. - Hs làm bài vào vở, 1 hs lên bảng. 20 000 ; 40 000 ; 50 000 ; 60 000. - Hs đọc đề bài. - Hs phân tích mẫu. - Hs làm bài vào vở, 2 hs lên bảng làm bài. - 63 850 - Chín mươi mốt nghìn chín trăm linh chín. - Mười sáu nghìn hai trăm mười hai. - 8 105 - 70 008 : bảy mươi nghìn không trăm linh tám. - Hs đọc đề bài. - Hs làm bài vào vở, 3 hs lên bảng. - Hs nêu miệng kết quả. 7351 ; 6230 ; 6203 ; 5002. - Hs đọc đề bài. - Hs làm bài theo nhóm , trình bày kết quả. Hình ABCD: CV = 6 + 4 + 4 + 3 = 17 (cm) Hình MNPQ: CV = ( 4 + 8 ) x 2 = 24(cm) Hình GHIK: CV = 5 x 4 = 20 ( cm ) Tiết 1: KỂ CHUYỆN: SỰ TÍCH HỒ BA BỂ. I. Mục tiêu: Dựa vào lời kể và tranh minh họa, hs kể lại câu chuyện đã nghe. - Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. - Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn. II. Chuẩn bị: - Tranh minh họa, sách giáo khoa. III. Hoạt động dạy và học: 1. Giới thiệu truyện: - Giáo viên kể câu chuyện, giải thích sự tích hồ Ba Bể. - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh, yêu cầu hs đọc thầm phần yêu cầu sgk. 2. Giáo viên kể chuyện sự tích hồ Ba Bể: - Giáo viên kể lần 1. - Giáo viên kể lần 2 kết hợp chỉ tranh minh họa, giải thích một số từ trong truyện. 3. Hướng dẫn học sinh kể truyện trao đổi ý nghĩa câu chuyện: - Gv gọi hs đọc yêu cầu bài tập. - Gv nhắc nhở hs cách kể. a. Kể theo nhóm: - Gv yêu cầu học sinh kể theo nhóm, mỗi em kể một đoạn. b. Kể trước lớp: - Gv cho hs thi kể từng đoạn. - Cho hs thi kể toàn bộ câu truyện. - Gv hướng dẫn hs nhận xét bổ sung. 4. Củng cố dặn dò: - Về tập kể lại. - Chuẩn bị bài: Nàng tiên ốc. - Hs theo dõi. - Hs theo dõi. - 1 hs đọc. - 4 nhóm. - Cá nhân kể chuyện. Thứ ba, ngày tháng năm 2011 Tiết 1: CHÍNH TẢ: NGHE-VIẾT:DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU I. Mục tiêu : 1. Nghe - viết đúng chính tả,trình bày đúng một đoạn trong bài:"Dế Mèn bênh vực kẻ yếu" 2. Làm đúng các bài tập , phân biệt những tiếng có âm đầu l / n hoặc vần “an” / “ang” dễ lẫn. II. Đồ dùng dạy học : - VBT Tiếng việt (tập 1). III. Các hoạt động dạy học : 1. Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh 2. Bài mới: a- Giới thiệu bài. HĐ1.Hướng dẫn nghe – viết - Gv đọc bài viết. +Đoạn văn kể về điều gì? - Tổ chức cho hs luyện viết từ khó, gv đọc từng từ cho hs viết. HĐ2. Gv đọc từng câu hoặc cụm từ cho hs viết bài vào vở. - Gv đọc cho hs soát bài. - Thu chấm 5 - 7 bài. HĐ3. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2a: - Tổ chức cho hs làm bài cá nhân. - Chữa bài, nhận xét. Bài 3a. - Tổ chức cho hs đọc câu đố. - Hs suy nghĩ trả lời lời giải của câu đố. - Gv nhận xét. 3.Củng cố dặn dò Hệ thống nội dung bài. - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. - Hs theo dõi. - Hs theo dõi, đọc thầm. - HS trả lời - Hs luyện viết từ khó vào bảng ,giấy nhỏp. - Hs viết bài vào vở. - Đổi vở soát bài theo cặp. - 1 hs đọc đề bài. - Hs làm bài vào vở, 3 hs đại diện chữa bài. a.Lẫn ; nở nang ; béo lẳn ; chắc nịch ; lông mày ; loà xoà , làm cho. - ngan ; dàn ; ngang ; giang ; mang ; ngang - 1 hs đọc đề bài. - Hs thi giải câu đố nhanh , viết vào bảng con. - Về nhà đọc thuộc 2 câu đố. Tiết 2: TOÁN: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 ( Tiếp theo). I.Mục tiêu : Giúp hs ôn tập về : - Tính cộng , trừ các số có đến 5 chữ số , nhân (chia) các số có đến 5 chữ số với (cho) số có một chữ số. - So sánh các số đến 100 000. - Đọc bảng thống kê và tính toán, rút ra một số nhận xét từ bảng thống kê. II. Đồ dùng dạy học : -sgk, vở... III.Các hoạt động dạy học : 1.Bài cũ: - Gọi hs chữa bài tập 4 tiết trước. - Nhận xét-ghi điểm. 2.Bài mới: a. Giới thiệu bài. b. Hướng dẫn ôn tập. Bài 1: Tính nhẩm. - Yêu cầu hs nhẩm miệng kết quả. - Gv nhận xét. Bài 2: Đặt tính rồi tính. - Gọi hs đọc đề bài. +Nhắc lại cách đặt tính? - Yêu cầu hs đặt tính vào vở và tính, 3 hs lên bảng tính. - Chữa bài , nhận xét. Bài 3: Điền dấu : > , < , = - Muốn so sánh 2 số tự nhiên ta làm ntn? - Hs làm bài vào vở, chữa bài. - Gv nhận xét. Bài 4: Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé và từ bé đến lớn. - Nêu cách xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé? - Tổ chức cho hs làm bài cá nhân vào vở. - Chữa bài, nhận xét. Bài 5: -Gv cho học sinh làm và chữa bài. 3. Củng cố dặn dò: - Hệ thống nội dung bài. -Chuẩn bị bài sau. - 3 hs lên bảng tính. - Hs theo dõi. - 1 hs đọc đề bài. - Hs tính nhẩm và viết kết quả vào vở , 2 hs đọc kết quả. 9000 - 3000 = 6000 8000 : 2 = 4000 8000 x 3 = 24 000 - 1 hs đọc đề bài. - Hs đặt tính và tính vào vở. 4637 7035 325 25968 3 - + x 19 8245 2316 3 16 8656 18 12882 4719 975 0 - Hs đọc đề bài. - Hs nêu cách so sánh 2 số: 5870 và 5890 +Cả hai số đều có 4 chữ số +Các chữ số hàng nghìn, hàng trăm giống nhau +ở hàng chục :7<9 nên 5870 < 5890 - Hs thi làm toán tiếp sức các phép tính còn lại. - Hs đọc đề bài. - Hs so sánh và xếp thứ tự các số theo yêu cầu , 2 hs lên bảng làm 2 phần. a, 56731 < 65371 < 67351 < 75631 b.92678 > 82697 > 79862 > 62978 TIẾT 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CẤU TẠO CỦA TIẾNG. I. Mục tiêu: 1. Nắm được cấu tạo cơ bản của đơn vị tiếng trong tiếng Việt ( gồm 3 bộ phận). 2. Biết nhận diện các bộ phận ... iến hành. GV lần lượt đọc câu hỏi đk cuộc chơi . Bước 4 : Đánh giá , tổng kết . - Thống nhất diểm các tổ và tuyên bố điểm Hoạt động 2 : Tự đánh giá Bước 1 : Hướng dẫn tổ chức - GV yêu cầu HS dựa vào các kiến thức đã học để tự đánh giá, như: Đã ăn phới hợp và thường xuyên đổi món thức ăn chưa? Đã ăn phối hợp chất đạm, béo động thực vật chưa? Đã ăn các loại thức ăn chưáa Vi-ta-min và chất khoáng chưa? Bước 2 : Tự đánh giá Bước 3 : Làm việc cả lớp – GV nhận xét - 2 HS trả lời - 2 HS nhắc lại - HS quan sát SGK và hiểu biết trả lời - 3 – 5 HS được cử làm giám khảo cùng theo dõi ghi lại các câu trả lời của các đội . Các đội hội ý nhau trước cuộc chơi . - Các nhóm lên trình bày - HS dựa vào kiến thức và chế độ ăn uống của mình trong tuần để tự đánh giá . - HS phát biểu kết quả của mình dựa vào bảng ghi tên các thức ăn đồ uống để đánh giá theo tiêu chí trên . - Một số HS trình bày Tiết 9: LỊCH SỬ: ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN I. MỤC TIÊU : - Nắm được những nét chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân : + Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, Các thế lực cát cứ địa phương nổi dậy chia cắt đất nước . + Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân , thống nhất đất nước . - Đôi nét về Đinh Bộ Lĩnh : Đinh Bộ Lĩnh quê ở vùng Hoa Lư , Ninh Bình , là một người cương nghị , mưu cao và có chí lớn , ông có công edp5 loạn 12 sứ quân . II. CHUẨN BỊ - Hình vẽ trong SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Giới thiệu bài Hoạt động1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS dựa vào SGK thảo luận vấn đề sau: + Tình hình đất nước sau khi Ngô Vương mất? Hoạt động2: Hoạt động nhóm GV đặt câu hỏi: + Em biết gì về con người Đinh Bộ Lĩnh? GV giúp HS thống nhất: + Ông đã có công gì? GV giúp HS thống nhất: + Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì? - GV giúp HS thống nhất: GV giải thích các từ + Hoàng: là Hoàng đế, ngầm nói vua nước ta ngang hàng với Hoàng đế Trung Hoa + Đại Cồ Việt: nước Việt lớn + Thái Bình: yên ổn, không có loạn lạc & chiến tranh - GV đánh giá và chốt ý. Hoạt động 3: Hoạt động nhóm GV yêu cầu các nhóm lập bảng so sánh tình hình đất nước trước & sau khi được thống nhất Thời gian Trước khi thống nhất Các mặt - Đất nước - Lãnh thổ bị chia thành 12 vùng - Triều dình - Lục đục - Đời sống của - Làng mạc, đồngruộng người dân bị tàn phá, đổ máu vô ích D . CŨNG CỐ - DẶN DÒ : - GV cho HS thi đua kể các chuyện về Đinh Bộ Lĩnh mà các em sưu tầm được. - Chuẩn bị bài: Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất (981) - 2-3 HS trả lời câu hỏi - Triều dình lục đục tranh nhau ngai vàng, đất nước bị chia cắt thành 12 vùng . - Đinh Bộ Lĩnh sinh ra & lớn lên ở Hoa Lư, Gia Viễn, Ninh Bình, truyện Cờ lau tập trận nói lên từ nhỏ Đinh Bộ Lĩnh đã có chí lớn - Lớn lên gặp buổi loạn lạc, Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng lực lượng, đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân. Năm 968, ông đã thống nhất được giang sơn. - Lên ngôi vua lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu Thái Bình . - Đại diện nhóm thông báo kết quả làm việc của nhóm Sau khi thống nhất Đất nước quy về một mối - Được tổ chức lại quy củ - Đồng ruộng trở lại xanh tươi, ngược xuôi buôn bán, khắp nơi chùa tháp được xây dựng Thứ sáu, ngày tháng năm 2011 Tiết 45: THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông (bằng thước kẻ và ê ke). II. CHUẨN BỊ: - Thước thẳng & ê ke. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Khởi động: Bài cũ: Vẽ hai đường thẳng song song. GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét Bài mới: Giới thiệu: Hoạt động1: Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 cm, chiều rộng 2 cm. GV nêu đề bài. GV vừa hướng dẫn, vừa vẽ mẫu lên bảng theo các bước sau: Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 4 cm Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A, lấy đoạn thẳng AD = 2 cm. Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B, lấy đoạn thẳng BC = 2 cm. Bước 4: Nối D với C. Ta được hình chữ nhật ABCD. Hoạt động 2: Thực hành Bài tập 1: Cho HS thực hành vẽ hình chữ nhật và tính chu vi hình chữ nhật đó. Bài tập 2: - Yêu cầu HS vẽ hình chữ nhật đúng độ dài đề bài cho - GV cho biết AC, BD là hai đường chéo hình chữ nhật, cho HS đo độ dài hai đoạn thẳng này, ghi kết quả vào ô trống rồi rút ra nhận xét: AC = BD. Hoạt động 3: Vẽ một hình vuông có cạnh là 3 cm. GV nêu đề bài: “Vẽ hình vuông ABCD có cạnh là 3 cm” Yêu cầu HS nêu đặc điểm của hình vuông. Ta có thể coi hình vuông là một hình chữ nhật đặc biệt có chiều dài là 3cm, chiều rộng là 3 cm. Từ đó có cách vẽ hình vuông tương tự cách vẽ hình chữ nhật ở bài học trước. GV vừa hướng dẫn, vừa vẽ mẫu lên bảng theo các bước sau: Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 3 cm Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A, lấy đoạn thẳng AD = 3 cm. Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B, lấy đoạn thẳng BC = 3 cm. Bước 4: Nối D với C. Ta được hình vuông ABCD. Hoạt động 4: Thực hành Bài tập 1: Yêu cầu HS tự vẽ vào vở hình vuông. Bài tập 2: Yêu cầu HS vẽ hình vuông ở trong hình tròn rồi tô màu hình vuông. Củng cố Nhắc lại các bước vẽ hình chữ nhật, hình vuông. Dặn dò: Chuẩn bị bài: Luyện tập HS sửa bài HS nhận xét HS quan sát & vẽ theo GV vào vở nháp. Vài HS nhắc lại các thao tác vẽ hình chữ nhật. HS làm bài Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả HS làm bài HS sửa bài Có 4 cạnh bằng nhau & 4 góc vuông. HS quan sát & vẽ vào vở nháp theo sự hướng dẫn của GV. Vài HS nhắc lại thao tác vẽ hình vuông. HS làm bài Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả HS làm bài HS sửa -HS nêu Tiết 18: TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN I.Mục tiêu: -Xác định được mục đích trao đổi , vai trò trong trao đổi . -Lập được dàn ý của quá trình trao đổi đạt mục đích. -Biết đóng vai trao đổi tự nhiên... II.Đồ dùng : -VBT II.Các HĐ dạy học chủ yếu : A.KTBC: B.Bài mới : 1.GTB: 2.Phân tích đề. 3.XĐ mục đích trao đổi hình dung những câu hỏi sẽ có . 4.HS thực hành trao đổi theo cặp. 5.Thi trình bày trước lớp. C.Củng cố –Dặn dò: ! 2 HS kể miệng 2 bài văn đã được chuyển thể từ trích đoạn của vở kịch Yết Kiêu. -NX chung, cho điểm. -Nêu mục tiêu bài học-Ghi đầu bài . -Cho HS đọc đề bài -GV viết bảng, gạch chân những từ quan trọng . -Cho 3 HS đọc nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý. -HD HS XĐ trọng tâm của đề : +ND trao đổi là gì ? +Mục đích trao đổi để làm gì? +Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì? -Cho HS tự chọn cách trao đổi. !YC HS viết ra giấy nháp nội dung cần trao đổi . -Thực hành trao đổi lẫn nhau. -Cho từng nhóm lên trình bày -Nhóm khác NX. -Nhận xét, tuyên dương. -NX giờ học . -Dặn VNCB bài sau. Tiết 9: MỸ THUẬT: VẼ ĐƠN GIẢN HOA, LÁ I. MỤC TIÊU Giúp học sinh: Hiểu hình dáng, màu sắc, đặc điểm của một số loại hoa, lá đơn giản. Biết cách vẽ đơn giản một hai bông hoa, chiếc lá. Vẽ đơn giản một số bông hoa, chiếc lá. *Biết lược bỏ các chi tiết, hình vẽ cân đối. II. CHUẨN BỊ Giáo viên Giáo án. Một số mẫu hoa, lá thật. Một số bài mẫu hoa, lá đơn giản. Bảng biểu hướng dẫn cách vẽ. 2. Học sinh Sách, vở , dụng cụ học vẽ. Mẫu hoa, lá thật (nếu có). 3. Phương pháp dạy học Quan sát, trực quan, vấn đáp - gợi mở, luyện tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: 1 2 3 4 Quan sát nhận xét Cách vẽ đơn giản hoa, lá Minh họa Thực hành Nhận xét – Đánh giá Giới thiệu bài Giới thiệu một số mẫu hoa, lá. Gợi ý cho Hs trả lời câu hỏi : Tên gọi các loại hoa, lá? So sánh hình dáng, màu sắc giữa chúng? So sánh 2 loại hoa, lá khác nhau? Chốt ý chính: Để vẽ được hoa, lá cân đối và đẹp sử dụng trong trang trí thì cần phải lược bớt những chi tiết rườm rà gọi là vẽ đơn giản. Giới thiệu cách vẽ hoặc minh hoạ bảng. Các bước vẽ: 4 bước Vẽ hình dáng chung hoa, lá. Vẽ các nét chính Vẽ chi tiết Vẽ màu Cho Hs quan sát một số mẫu vẽ đơn giản hoa, lá. Quan sát mẫu hoa, lá để vẽ. Vẽ cân đối với phần giấy. Chọn 1 số bài tiêu biểu, nhận xét: Vẽ rõ đặc điểm chưa? Màu sắc? Đánh giá chung. Quan sát Trả lời Quan sát Làm bài tập. Nhận xét, rút kinh nghiệm. Tiết 9: KỸ THUẬT: KHÂU ĐỘI THƯA (T2) A .MỤC TIÊU : (Theo chuẩn KTKN ) - Biết cch khu đột thưa v ứng dụng của khu đợt thưa . - Khu được cc mũi khu đột thưa . cc mũi khu cĩ thể chưa đều nhau . Đường khu cĩ thể bị dm . - Với học sinh kho tay : - Khu được cc mũi khu đột thưa . Cc mũi khu tương đối đường nhau . Đường khu ít bị dm . B .CHUẨN BỊ : - Tranh quy trình mẫu khâu đột thưa. - Mẫu vài khâu đột thưa. - Vải trắng 20 x 30cm, len, chỉ, kim, kéo, thước, phấn. C. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU : A. Bài cũ: Khâu đột thưa (tiết 1) - HS nêu lại quy trình khâu đột thưa. - GV nhận xét B. Bài mới: I. Giới thiệu bài: Khâu đột thưa (tiết 2). II. Hướng dẫn: + Hoạt động 1: HS thực hành - GV nhận xét, củng cố kĩ thuật khâu đột thưa theo 2 cách: + Bước 1: Vạch dấu đường khâu. + Bước 2: Khâu đột thưa theo đường vạch dấu. - GV hường dẫn những điểm cần lưu ý khi thực hiện khâu mũi khâu đột thưa đã nêu hoạt động 2 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - GV nêu thời gian yêu cầu thực hành là 10 phút để thực hiện đường khâu và yêu cầu HS thực hành thêu . - GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng. Lưu ý : trật tự của HS trong giờ thực hành , cẩn thận cầm kim . + Hoạt động 2: - Đánh giá kết quả học tập. - GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm. + Đường vạch dấu thẳng. + Khâu được các mũi khâu đột thưa theo từng vạch dấu. + Đường khâu tương đối phẳng + Các mũi khâu mặt phải tương đối bằng nhau và đều nhau. + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định. - GV nhận xét. C. CỦNG CỐ – LIÊN HỆ THỰC TẾ Nhắc lại cách vẽ đơn giản hoa, lá. Nhắc nhở HS biết giữ gìn, chăm sóc hoa, lá. D. DẶN DÒ Quan sát trước đồ vật có dạng hình trụ. - HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác khâu đột thưa. - HS thực hành khâu các mũi khâu đột thưa. - ( HS khá, giỏi ) nhắc lại kĩ thuật thêu - HS lấy dụng cụ ra để trên bàn - HS tiến hành thực hành các mũi khâu theo hướng dẫn của GV - Tổ chức cho HS trình bày sản phẩm thực hành . - Cả lớp quan sát đánh giá sản phẩm của bạn - HS tự đánh giá sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên . HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ Nội dung: - Hướng dẫn hs đánh giá các hoạt động học tập: Học tập, Thể dục, Vệ sinh cá nhân .v.v. - Nêu phương hướng tuần tới. - Sinh hoạt văn nghệ. - Hs theo dõi thực hiện.
Tài liệu đính kèm: