Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2011-2012 - Hoàng Thị Giao

Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2011-2012 - Hoàng Thị Giao

Tiết 1:

Tập đọc: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I

I. Chính tả (nghe viết) : GV đọc cho HS viết bài : Những hạt t hạt thóc giống (từ Lúc ấy.đến ông vua hiền minh)

II. Tập làm văn :

 Viết một bức thư cho bạn hoặc người thân để thăm hỏi và kể về tình hình học tập của em hiện nay.

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Môn: Tiếng Việt

I. Chính tả nghe- viết (5 điểm)

 - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn

(5 điểm)

 - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai phụ âm đầu, sai phụ âm cuối, sai vần trừ 0,5 điểm.

 - Mỗi lỗi viết sai dấu thanh, không viết hoa đúng quy định trừ 0,25 điểm

II. Tập làm văn (5 điểm)

 - Mỗi học sinh viết theo yêu cầu của đề bài Tập làm văn, đầy đủ nội dung: Phần đầu thư, phần chính, phần cuối thư.

 - Giáo viên dựa vào yêu cầu về nội dung và hình thức trình bày của bài Tập làm văn cụ thể (có thể cho theo các mức điểm 0,5; 1; 1,5; 2; 2,5; 3; 3,5; 4; 4,5; 5).

 

doc 31 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 15/01/2022 Lượt xem 462Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2011-2012 - Hoàng Thị Giao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Thứ hai Ngày soạn: 15/10/ 2011
 Ngày giảng: 17/10/ 2011
Tiết 1:	
Tập đọc: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
I. Chính tả (nghe viết) : GV đọc cho HS viết bài : Những hạt t hạt thóc giống (từ Lúc ấy.......đến ông vua hiền minh)
II. Tập làm văn : 
 Viết một bức thư cho bạn hoặc người thân để thăm hỏi và kể về tình hình học tập của em hiện nay.
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Môn: Tiếng Việt
I. Chính tả nghe- viết (5 điểm)
 - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn 
(5 điểm)
 - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai phụ âm đầu, sai phụ âm cuối, sai vần trừ 0,5 điểm.
 - Mỗi lỗi viết sai dấu thanh, không viết hoa đúng quy định trừ 0,25 điểm
II. Tập làm văn (5 điểm)	
 - Mỗi học sinh viết theo yêu cầu của đề bài Tập làm văn, đầy đủ nội dung: Phần đầu thư, phần chính, phần cuối thư.
 - Giáo viên dựa vào yêu cầu về nội dung và hình thức trình bày của bài Tập làm văn cụ thể (có thể cho theo các mức điểm 0,5; 1; 1,5; 2; 2,5; 3; 3,5; 4; 4,5; 5).
----------------------=˜&™=------------------------
Tiết 2:	
Toán: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
I .Phần trắc nghiệm (5đ)
 Khoanh tròn trước đáp án đúng.
Câu 1: Số năm mươi triệu sáu trăm linh sáu nghìn bảy trăm bốn mươi lăm viết là:
A. 5 606 745	B. 50 606 745	C. 50 660 745	D. 506 067 405
Câu 2: Số lớn nhất trong các số 432 768; 432 678; 432 876; 432 867 là:
A. 432 768	B. 432 678	C. 432 876	D. 432 867
Câu 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 2 phút 30 giây = ..giây.
A. 140 giây	B. 230 giây	C. 120 giây	D. 150 giây
Câu 4: Nếu a = 6315 và b = 2 thì giá trị biểu thức a x b là:
A. 12 630	B. 12 520	C. 12 620	C. 12 730
Câu 5: Trong các góc dưới đây góc nào là góc nhọn?
 M	 N	 P	 Q 	 
A. Góc đỉnh M	B. Góc đỉnh N	C. Góc đỉnh P	D. Góc đỉnh Q
II. Phần tự luận:
Câu 1: Đặt tính rồi tính.
 a ) 53132 + 27349	 b ) 950643 – 632153
	 .
	 .
	 .
	 .
	 .
Câu 2: Tổng số tuổi của hai mẹ con là 58. Mẹ hơn con 24 tuổi. Tính tuổi của mỗi người?
Bài giải:
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Môn Toán- lớp 4
I .Phần trắc nghiệm (5điểm)
Học sinh khoanh tròn vào trước đáp án đúng của mỗi câu được 1 điểm.
Câu 1: B
Câu 2: C
Câu 3: D
Câu 4: A
Câu 5: B
II. Phần tự luận:(5 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Mỗi ý đúng được 1 điểm.
-
+
 a) 53132 b) 950643
 27349	 632153
 80481 328490
Câu 2: (3 điểm)
Mỗi lời giải và phép tính đúng được 1 điểm 
Bài giải:
Hai lần tuổi con là:
58 – 24 = 34 (tuổi)
Số tuổi của con là :
34 : 2 = 17 (tuổi)
Số tuổi của mẹ là :
17 + 24 = 41 (tuổi)
Đáp số : con 17 tuổi
 mẹ 41 tuổi
----------------------=˜&™=------------------------
Tiết 3:
Khoa học: ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
I. MỤC TIÊU:
Ôn tập các kiến thức về:
 - Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
 - Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
 - Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu hoặc ăn thừa chất ding dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hóa.
 - Dinh dưỡng hợp lí.
 - Phòng tránh đuối nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Vẽ và phóng to 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí có trang trí xung quanh bảng về các loại rau, củ, quả, cá thịt, sữa. . . . . 
 - Phiếu bài tập của học sinh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
2’
15’
3’
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra việc hoàn thành phiếu của HS. 
- HS nhắc lại tiêu chuẩn về một bữa ăn cân đối. 
- 2 HS ngồi cùng bàn đổi phiếu cho nhau để đánh giá.
2. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài: 
- Gv ghi đề bài: Ôn tập con người và sức khỏe (tt)
b. Các hoạt động:
 * Hoạt động 1: Thảo luận chủ đề: Con người và sức khỏe. 
- Chia ra nhiều nhóm nhỏ thảo luận một số câu hỏi sau:
+ Phối hợp thức ăn như thế nào để được đầy đủ mà không bị chán?
+ Cần cho trẻ bú mẹ thế nào thì hợp lí?
+ Cần thực hiện những nguồn đạm từ đâu?
+ Cần chú ý hợp lí giữa mỡ dầu thực vật để tỉ lệ cân đối và ăn thêm những loại gì?
+ Cần nên sử dụng muối gì? Và lượng muối như thế nào cho hợp lí với cơ thể?
+ Sử dụng thức ăn như thế nào là an toàn? Và cần ăn thêm nhiều loại gì hằng ngày?
- Giáo viên kết luận và treo bảng phụ 10 lời khuyên trên bảng
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi 2 HS đọc 10 điều khuyên dinh dưỡng hợp lý. 
- Về nhà mỗi HS vẽ 1 bức tranh để nói với mọi người cùng thực hiện một trong 10 điều khuyên dinh dưỡng. 
- Dặn HS về nhà học thuộc lại các bài học để chuẩn bị kiểm tra. 
- Tổ trưởng báo cáo tình hình chuẩn bị 
- HS nhắc lại: Một bữa ăn hợp lí là một bữa ăn cân đối. 
- HS lắng nghe. 
- Học sinh thảo luận theo nhóm đôi trong phiếu bài tập
- Đại diện từng nhóm lần lượt trình bày trước lớp. 
- Lớp theo dõi và bổ sung
- Học sinh lần lượt đọc 10 lời khuyên 
----------------------=˜&™=------------------------
Tiết 4:	 	 
Đạo đức: TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
 - Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ. Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.
 - Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, hằng ngày một cách hợp lý.
 - Biết được vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ.
 - Sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,  hàng ngày một cách hợp lý.
 - KNS: Xác định giá trị; lập kế hoạch làm việc; quản lý thời gian; bình luận, phê phán; hợp tác.
 - GIảm tải: Không yêu cầu hs lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ. Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
2’
9’
8’
8’
3’
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là tiết kiệm thời giờ? Vì sao phải tiết kiệm thời giờ ?
- Nhận xét, đánh giá. 
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
- GV ghi đề bài: Tiết kiệm tiền thời giờ .
b. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân. 
- GV nêu yêu cầu bài tập 1:
- Em tán thành hay không tán thành việc làm của từng bạn nhỏ trong mỗi tình huống sau? Vì sao?
- GV kết luận:
+ Các việc làm a, c, d là tiết kiệm thời giờ.
+ Các việc làm b, đ, e không phải là tiết kiệm thời giờ.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Bài tập 6)
- GV nêu yêu cầu bài tập 6.
+ Em hãy lập thời gian biểu và trao đổi với các bạn trong nhóm về thời gian biểu của mình.
- GV gọi một vài HS trình bày trước lớp
- GV nhận xét, khen ngợi những HS đã biết sử dụng, tiết kiệm thời giờ và nhắc nhở các HS còn sử dụng lãng phí thời giờ.
* Hoạt động 3: Trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, các tư liệu đã sưu tầm. (Bài tập 5)
- GV gọi 1 số HS trình bày trước lớp. 
- GV khen các em chuẩn bị tốt và giới thiệu hay.
- GV kết luận chung.
3. Củng cố, dặn dò:
* KNS: Xác định giá trị, lập kế hoạch làm việc. quản lý thời gian, bình luận, phê phán; hợp tác. Chuẩn bị bài cho tiết sau.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá. 
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Cả lớp làm việc cá nhân.
- HS trình bày, trao đổi trước lớp.
- HS thảo luận theo nhóm đôi về việc bản thân đã sử dụng thời giờ của bản thân và dự kiến thời gian biểu trong thời gian tới.
- HS trình bày.
- Cả lớp trao đổi, chất vấn, nhận xét.
- HS trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, bài viết hoặc các tư liệu các em sưu tầm được về chủ đề tiết kiệm thời giờ.
- HS cả lớp trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của các tranh vẽ, ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương  vừa trình bày.
- Lắng nghe ghi nhớ và thực hiện.
- Lắng nghe và thực hiện.
----------------------=˜&™=------------------------
Tiết 5 :
An toàn giao thông : GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ 
 VÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ
I. MỤC TIÊU:
 - HS biết mặt nước cũng là một loại đường giao thông. Nước ta có bờ biển dài, có nhiều sông, hồ, kênh , rạch nên giao thông đường thuỷ thuận lợi và có vai trò quan trọng.
 - HS biết tên gọi các loại phương tiện GTĐT.
 - HS biết các biển báo giao thông trên đường thuỷ( 6 biển báo hiệu giao thông) để đảm bảo an toàn khi đi trên đường thuỷ
 - HS nhận biết các loại phương tiện GTĐT thường thấy và tên gọi của chúng 
 - HS nhận biết 6 biển hiệu GTĐT.
 - Thêm yêu quý tổ quốc vì biết điều đó có điều kiện phát triển GTĐT.
 - Có ý thức khi đi trên đường thuỷ cũng phải đảm bảo an toàn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - GV mẫu 6 biển GTĐT.
 - Tranh trong SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS nêu điều kiện con đường an toàn và con đường kém an toàn
- GV nhận xét, giới thiệu bài
2. Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:
- GV ghi đề bài: Giao thông đường thủy và PTGTĐT.
b. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về GTĐT.
- Những nơi nào có thể đi lại trên mặt nước được?
- GV giảng: Tàu thuyền có thể đi lại từ tỉnh này đến tỉnh khác , nơi này đến nơi khác, vùng này đến vùng khác. Tàu thuyền đi lại trên mặt nước tạo thành một mạng lưới giao thông trên mặt nước, nối thôn xã này với thôn xã khác, tỉnh này với tỉnh khác. Mạng lưới giao thông này gọi là GTĐT.
- Người ta chia GTĐT thành hai loại: GTĐT nội địa và giao thông đường biển. chúng ta chỉ học về GTĐT nội địa.
* Hoạt động 3: Phương tiện GTĐT nội địa.
- GV cho HS kể tên các loại phương tiện GTĐT.
- GV cho HS xem tranh các loại phương tịên GTĐT. Yêu cầu HS nói tên từng loại phương tiện.
* Hoạt động 4: Biển báo hiệu GTĐT nội địa.
- Trên mặt nước cũng là đường giao thông. Trên sông, trên kênh, cũng có rất nhiều tàu thuyền đi lại ngược, xuôi, loại thô sơ có, cơ giới có; như vậy trên đường thuỷ có thể có tai nạ xảy ra không?
- GV : Trên đường thuỷ cũng có tai nạn giao thông, vì vậy để đảm bảo GTĐT, người ta cũng phải có các biển báo hiệu giao thông để điều khiển sự đi lại.
- Em nào đã nhìn thấy biển báo hiệu GTĐT, hãy vẽ lại biển báo đó cho các bạn
- GV treo tất cả các 6 biển báo hhiệu GTĐT và giới thiệu:
Biển báo cấm đậu:
- GV hỏi nhận xét về hình dáng, màu sắc , hình vẽ trên biển.
- Tương tự GV cho HS nêu hình dáng, màu sắc ,hình vẽ trên biển của các biển còn lại: Biển báo cấm phương tiện thô sơ đi lại .
- Biển báo cấm rẽ phải hoặc rẽ trái.
- Biển báo được phép đỗ.
- Biển báo phía trước có bến phà.
3. Củng cố, dặn dò. 
- GV cùng HS hệ thống bài 
- GV dặn dò, nhận xét 
- HS trả lời
- Lắng nghe.
- Người ta có thể đi trên mặt sông, trên hồ lớn, trên các kênh rạch
- HS theo dõi
- HS: thuyền, ca nô, vỏ, xuồng, ghe
- HS xem tranh và nói.
- HS kể có thể xảy ra giao thông
HS phát biểu và vẽ lại
- Hình: vuông
- Màu: viền đỏ, có đường chéo đỏ.
- Hình vẽ: Giữa có chữ P màu đen.
- Biển này có ý nghĩa cấm các loại tàu thuyền đậu ở kh ... vào lược đồ hình 3.
+ Đà Lạt có hồ Xuân Hương xinh xắn, có nhiều vườn hoa...
Dựa vào vốn hiểu biết, hình 3 & mục 2, các nhóm thảo luận theo gợi ý của GV
Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm trước lớp
Trình bày tranh ảnh về Đà Lạt mà mình sưu tầm được
- Quan sát tranh ảnh về hoa, trái, rau xanh của Đà Lạt, các nhóm thảo luận theo gợi ý của GV
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp
- Các nhóm khác theo dõi, bổ sung
- HS hoàn thành sơ đồ.
- Về nhà học thuộc phần bài học. 
----------------------=˜&™=------------------------
Tiết 5:	 
Chính tả: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I 
I. MỤC TIÊU:
 - Nghe-viết đúng bài chính tả ( tốc độ viết khoảng 75 chữ /15 phút) , không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn có lời đối thoại. Nắm được tác dụng dấu ngoặc kép trong bài chính tả.
 - Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (Việt Nam và nước ngoài); bước đầu biết sửa lỗi chính tả trong bài viết.
 - HS khá giỏi viết đúng và tương đối đẹp bài chính tả (tốc dộ trên 75 chữ/ phút); hiểu nội dung của bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - Giấy khổ to kể sẵn bảng BT3 và bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
2’
15’
5’
5’
3’
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc cho HS viết các từ: trăm nghề, quai một trận, bóng nhẫy, diễn kịch, nghịch.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
- GV ghi đề bài: Ôn tập
b. Hướng dẫn viết chính tả:
- GV đọc bài Lời hứa. Sau đó 1 HS đọc lại.
- Gọi HS giải nghĩa từ trung sĩ.
- Yêu cầu HS tìm ra các từ dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
- Hỏi HS về cách trình bày khi viết dấu hai chấm, xuống dòng gạch đầu dòng, mở ngoặc kép, đóng ngoặc kép.
- Đọc chính tả cho HS viết. 
- Soát lỗi, thu bài, chấm chính tả.
- Nhận xét, đánh giá.
c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:* Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và phát biểu ý kiến. GV nhận xét và kết luận câu trả lời đúng. 
- Viết các câu đã chuyển hình thức thể hiện những bộ phận đặt trong ngoặc kép để thấy rõ tính không hợp lí của cách viết ấy.
Bài 3: Hoạt động nhóm 4.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Phát phiếu cho nhóm 4 HS. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Kết luận như SGV.
3. Củng cố, dặn dò:
- Dặn HS về nhà đọc các bài tập đọc và HTL để chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
- Cả lớp viết vào nháp, 3 HS viết ở bảng lớp.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- HS lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe.
- Đọc phần Chú giải trong SGK.
- Các từ: Ngẩng đầu, trận giả, trung sĩ.
- Lắng nghe và viết chính tả.
- Cùng GV nhận xét, điều chỉnh (nếu sai).
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận.
- Em được giao nhiệm vụ gác kho đạn.
- Em không về vì đã hứa không bỏ vị trí gác khi chưa có người đến thay.
- Các dấu ngoặc kép trong bài dùng để báo trước bộ phận sau nó là lời nói của bạn em bé hay của em bé.
- 1 HS nêu yêu cầu trong SGK.
- Yêu cầu HS trao đổi hoàn thành phiếu.
- Lắng nghe và điều chỉnh (nếu sai).
- Lắng nghe ghi nhớ, về nhà thực hiện
----------------------=˜&™=------------------------
Thứ sáu Ngày soạn: 02/11/ 2011
 Ngày giảng: 04/11/ 2011
Tiết 1:
Kĩ thuật: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI 
 BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
 - Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Hộp đồ dùng kỹ thuật. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
2’
10’
15’
3’
A.Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra dụng cụ học tập. 
2. Dạy bài mới:
 a.Giới thiệu bài: 
- GV ghi đề bài: Gấp và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
b. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát và nhận xét mẫu.
- Giới thiệu mẫu, hướng dẫn HS quan sát, nêu các câu hỏi yêu cầu HS nhận xét đường gấp mép vải và đường khâu viền trên mẫu.
- Nhận xét và tóm tắt đặc điểm đường khâu viền gấp mép.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
- Treo tranh quy trình
+ Em hãy nêu cách gấp mép vải lần 2.
+ Hãy nêu cách khâu lược đường gấp mép vải.
- Ghim mảnh vải lên bảng
- Nhận xét các thao tác của HS thực hiện. 
3. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu nhắc lại quy trình.
- Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. Chuẩn bị tiết sau.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập
- Quan sát, nhận xét: Mép vải được gấp 2 lần, đường gấp mép vải ở mặt trái của mép vải được khâu bằng mũi khâu đột thưa. Đường khâu ở mặt trái....
- Quan sát H1,2,3,4. Nêu các bước thực hiện.
- Đọc nội dung mục 1
- 1 em thực hiện thao tác vạch 2 đường dấu lên mặt vải
- 1 em khác lên gấp mép vải. 
- Thực hiện thao tác vạch và gấp mép vải theo đường dấu vạch.
- Cả lớp nhận xét.
- 2 HS nhắc lại.
- Lắng nghe.
----------------------=˜&™=------------------------
Tiết 2: 
Mĩ thuật: VẼ THEO MẪU: ĐỒ VẬT DẠNG HÌNH TRỤ
(Giáo viên chuyên trách dạy)
----------------------=˜&™=------------------------
Tiết 3:
Tập làm văn: KIỂM TRA ĐỌC HIỂU
Đọc thành tiếng: (5 điểm)
 Bài “Trung thu độc lập”, “Những hạt thóc giống” trả lời câu hỏi SGK
 B. Đọc hiểu: (5 điểm)
 Đọc thầm bài “Những hạt thóc giống” TV4 T1/46. Hãy đánh dấu x vào ¨ trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Theo em thóc luộc chín có nảy mầm được không?
¨ Nảy mầm được.
¨ Không thể nảy mầm được.
¨ Cả 2 ý trên
Câu 2: Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi ?
¨ Nhà vua muốn chọn một người trung thực để truyền ngôi.
¨ Nhà vua muốn chọn một người giỏi võ để truyền ngôi.
¨ Nhà vua muốn chọn một người khỏe mạnh để truyền ngôi.
Câu 3. Nhà vua làm cách nào để tìm được người như thế?
¨ Tìm người nộp được nhiều thóc nhất.
¨ Tìm người làm cho những hạt thóc đã luộc chín nảy mầm.
¨ Tìm người dũng cảm dám nhận mình không có thóc để nộp.
Câu 4. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
¨ Trung thực là đức tính quý báu nhất của con người.
¨ Cần phải học tập Chôm để có thể trở thành vua.
¨ Không nên gian dối trong học tập.
Câu 5. Từ nào sau đây trái nghĩa với từ “trung thực” ?
¨ Chân thật	
¨ Thành thật	
¨ Lừa dối
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Đề đọc hiểu
A. Đọc thành tiếng : ( 5 điểm)
 - HS đọc trôi chảy, đúng tốc độ, bước đầu biết đọc diễn cảm, trả lời đúng câu hỏi cho 5 điểm.
 - HS đọc trôi chảy, đúng tốc độ, trả lời đúng câu hỏi cho 4 điểm.
 - HS đọc trôi chảy, đúng tốc độ, trả lời chưa đúng câu hỏi cho 3 điểm.
Còn lại tùy GV linh hoạt cho điểm.
B. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)
 - Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm.
Câu 1: ý 2
Câu 2: ý 1
Câu 3: ý 3 
Câu 4: ý 1 
 Câu 5: ý 3
----------------------=˜&™=------------------------
Tiết 4:	 
Toán: TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
I. MỤC TIÊU:
 - Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân. 
 - Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán.
 - Bài tập cần làm: Bài 1; 2 (a,b).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - Bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
2’
12’
6’
7’
3’
1. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS làm phép nhân 57 620 x 8
- Nêu cách thực hiện phép nhân.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
- Gv ghi đề bài: Tính chất giao hoán của phép nhân.
 b. So sánh giá trị của 2 biểu thức.
- Gọi HS nêu miệng kết quả và so sánh kết quả phép nhân. 
4 x 3 và 3 x 4, 8 x 9 và 9 x 8
5 x 7 và 7 x 5 
- Gọi HS nhận xét.
- Yêu cầu cả lớp làm vào phiếu học tập. 
- Gọi 3 HS tính kết quả của biểu thức a x b và b x a với giá trị cho trước của a , b với a = 4; b = 8; a = 6, b = 7; a = 5,
b = 4
- Gọi HS so sánh kết quả của biểu thức a x b và b x a
- Gọi HS nhận xét vị trí của thừa số a và b trong 2 phép nhân.
c. Luyện tập, thực hành:
Bài 1: 
- Chia lớp thành 2 nhóm a, b, mỗi nhóm thục hiện vào bảng.
- Khi đổi chỗ các thừa sồ trong một tích thì kết quả thế nào?
Bài 2a, b: 
- Gọi HS nêu yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS làm vào vở, phát giấy khổ to cho HS làm vào giấy.
- Với những bài toán nhân với 3, 4 chữ số em làm sao?
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nêu tính chất giao hoán của phép nhân?
- Nhận xét tiết học.
- Cả lớp thực hiện.
- 1 HS nêu.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe và nhắc lại đề bài.
- 3 HS nêu kết quả.
- 3 HS nêu nối tiếp và so sánh tích của các biểu thức.
- HS tính vào phiếu học tập
- Lần lượt 3 HS nêu miệng kết quả đã làm 
- 3 HS nêu nhận xét và khái quát biểu thức chữ : a x b = b x a
- Khi ta đổi chỗ các thừa số a và b trong phép nhân thì kết quả không thay đổi.
- 1 HS nêu.
- Cả lớp thục hiện vào bảng nhóm theo yêu cầu.
- 1 HS nêu. 
- 1 HS nêu.
- 3 HS làm bài vào phiếu, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Dùng tính chất giao hoán của phép nhân để chuyển về dạng phép nhân đã học : 7 x 853 = 853 x7 ,  
- HS nêu.
- Lắng nghe, ghi nhớ về nhà thực hiện.
----------------------=˜&™=------------------------
Tiết 5:
Sinh hoạt:	 SINH HOẠT LỚP 
I. MỤC TIÊU:
 - Giúp học sinh nhận biết được những việc làm được, chưa làm được trong tuần 7.
 - Triển khai kế hoạch hoạt động tuần 9.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
15’
7’
8’
1. Ổn định lớp:	
 2. Đánh giá tình hình hoạt động tuần:
* Giáo viên chủ nhiệm đánh giá:
Về nề nếp:
- Học sinh đi tương đối đều hơn tuần trước.
- Sinh hoạt đầu giờ thực hiện tốt.
- Vệ sinh lớp học thường xuyên sạch sẽ. Trang trí lớp học gọn gàng, đẹp
- Tình trạng ăn quà vặt trong lớp vẫn còn.
Về học tập:
- Nhìn chung các em đã có ý thức học tập. Bên cạnh đó một số em vẫn chưa thực sự tập trung, ngồi học hay nói chuyện riêng: Đông, Tình, Đo, Một số em còn trầm trong giờ học: On, Va, Thoang ,..
3. Kế hoạch tuần 11:
- Tiếp tục thi đua lập thành tích cao nhất chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam: 20 - 11
- Thực hiện kế hoạch hoạt động của nhà trường, đội thiếu niên tiền phong HCM đề ra.
- Tiếp tục ổn định nề nếp, duy trì số lượng học sinh, vệ sinh lớp học.
- Tăng cường công tác tự học, nâng cao chất lượng.
- Sinh hoạt văn nghệ.
- Hát.
- Lần lượt các tổ trưởng đánh giá tình hình hoạt động của tổ mình trong tuần8
- Lớp trưởng tổng hợp đánh giá của các tổ, bổ sung phần đánh giá của các tổ. 
- Ý kiến của các thành viên trong lớp.
- Lắng nghe.
- Nghe kế hoạch để thực hiện.
----------------------=˜&™=------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 10lop4.doc