Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Trần Thanh Sơn

Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Trần Thanh Sơn

TẬP ĐỌC.

ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU (TIẾT 21)

I. MỤC TIÊU:

-Đọc trơn, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi.

-Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.

II. CHUẨN BỊ:

-Tranh minh hoạ nội dung bài học trong sgk.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.

 

doc 38 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 321Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Trần Thanh Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
ĐẠO ĐỨC
THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HKI (TIẾT 11)
I. MỤC TIÊU:
-Giúp HS: 
-Ôn tập các bài đạo đức từ tuần 1 đến tuần 9.
-Luyện tập thực hành các bài tập có liên quan.
-Biết vận dụng bài học vào thực tế bản thân.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Vì sao phải tiết kiệm thời giờ?
-Em đã làm như thế nào để tiết kiệm thời giờ?
-GV nhận xét, đánh giá.
-2 HS trả lời.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay sẽ giúp các em ôn lại các bài đã học từ tuần 1 đến tuần 9.
* Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1: GV treo bảng phụ, HS đọc yêu cầu.
-Em hãy nêu những biểu hiện về trung thực trong học tập?
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm 3.
-Gọi các nhóm trình bày. Nhận xét, chốt ý đúng.
Bài 2: GV đọc từng câu, HS đưa thẻ thể hiện đúng sai về những trường hợp vượt khó trong học tập và giải thích vì sao đúng, vì sao sai?
Nhà bạn Minh nghèo nhưng bạn vẫn học tập tốt.
Bài tập dù khó đến mấy Minh vẫn cố gắng suy nghĩ để làm.
Bạn Lan hôm nay không đi học vì trời mưa to.
Chưa học bài xong Thủy đã đi ngủ.
Bài 3: Thảo luận nhóm 4.
-Điền các từ ngữ: phù hợp, lắng nghe, ý kiến, có lợi, bày tỏ vào chỗ trống cho phù hợp.
-Trẻ em có quyền córiêng và có quyềný kiến về các vấn đề có liên quan đến trẻ em. Người lớn cần ý kiến của trẻ em. Mong muốn của trẻ em phảicho sự phát triển lành mạnh của các em vàvới hoàn cảnh gia đình, quê hương, đất nước.
-Gọi đại diện các nhóm trình bày.
Bài 4: Thảo luận nhóm 4.
-Nêu những việc nên làm và những việc không nên làm để tiết kiệm tiền của?
-Gọi đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, chốt ý đúng.
Bài 5: Yêu cầu HS chọn ý đúng nhất vào bảng con và giải thích vì sao chọn ý đó.
 -Tiết kiệm thời giờ là:
Làm nhiều việc cùng một lúc.
Học suốt ngày không làm việc gì khác.
Sử dụng thời giờ một cách hợp lí, có ích.
Chỉ sử dụng thời giờ vào những việc mình thích làm.
-GV chốt ý đúng (ý c)
-HS nghe.
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS thảo luận.
-Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét.
-HS đưa thẻ và giải thích.
-Thảo luận nhóm.
-1 HS đọc yêu cầu bài tập, lớp theo dõi. 
-Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
-HS thảo luận nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày.
-1 HS đọc bài tập, lớp theo dõi. 
-HS chọn ý đúng vào bảng con và giải thích.
-HS nghe.
3. Củng cố, dặn dò:
-Vì sao phải trung thực trong học tập?
-Nếu không được bày tỏ ý kiến em cảm thấy thế nào? Vì sao?
-GV nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài sau. Hiếu thảo với ông bà cha mẹ.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
Rt kinh nghiệm-Bổ sung:
TẬP ĐỌC.
ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU (TIẾT 21)
I. MỤC TIÊU:
-Đọc trơn, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi.
-Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
II. CHUẨN BỊ:
-Tranh minh hoạ nội dung bài học trong sgk.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Nhận xét bài thi Tiếng Việt đọc của HS.
-HS nghe
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
- Các em quan sát tranh trang 103 và cho biết tranh thể hiện nội dung gì? 
-Bức tranh cho thấy chú bé thần đồng Nguyễn Hiền thích chơi diều mà ham học. Vì thế, Nguyễn Hiền đã có những kết quả gì trong học tập. Chúng ta tìm hiểu bài “Ông trạng thả diều” – GV ghi tựa.
a. Luyện đọc. 
-GV chia đoạn: (4 đoạn)
-Bốn HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.(3 lượt)
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm, giải nghĩa từ mới, hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi.
-Yêu cầu HS đọc nhóm đôi và sửa sai cho nhau.
-Gọi một HS đọc.
-GV đọc diễn cảm giọng chậm rãi, nhấn giọng từ ngữ: ham thả diều, kinh ngạc, lạ thường, hai mươi, lưng trâu, ngón tay, mảnh gạch, vỏ trứng, bay cao, vi vút, vượt xa, mười ba tuổi, trẻ nhất. Đoạn kết truyện đọc với giọng sảng khoái.
b. Tìm hiểu bài mới
 Đoạn 1- Ngay ở Đ1 đã giới thiệu với chúng ta chú bé Nguyễn Hiền rất thông minh. Các em đọc thầm Đ1 từ đầu đến có thì giờ chơi diều để tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền. (Nguyễn Hiền học đến đâu hiểu ngay đến đó, trí nhớ lạ thường: có thể thuộc hai mươi trang sách trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.)
- Đ1 vừa giới thiệu về ai? (ông trạng thả diều) 
-Đoạn 2 -Nguyễn Hiền xuất thân từ gia đình nghèo túng, nhưng ông đã biết khắc phục khó khăn trong học tập để trở thành Trạng nguyên lúc mới 13 tuổi. Các em đọc thầm đoạn còn lại và cho biết: Nguyễn Hiền ham học và chịu khó ntn? 
- Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông trạng thả diều?” (Vì Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi 13, khi vẫn còn là một chú bé ham thích chơi diều.)
- Các em đọc thầm đoạn 2 và thảo luận nhóm 6 câu hỏi 4 sgk/105.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trình bày ý kiến. Các nhóm khác nhận xét, GV kết luận: Mỗi phương án trả lời đều có mặt đúng. Nguyễn Hiền “ tuổi trẻ tài cao”, là người “công thành danh toại”, nhưng điều mà câu chuyện muốn khuyên ta là “ có chí thì nên”. Câu tục ngữ “Có chí thì nên” nói đúng nhất ý nghĩa của truyện.
- Qua Đ2 em hiểu thêm được gì về Trạng thả diều? (ý chí trong học tập ) 
- Học xong bài này em có thêm kiến thức gì bổ ích? ( Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.- GV đó là nội dung của bài văn – ghi bảng.)
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm
-Gọi 4 HS đọc đoạn nối tiếp, hướng dẫn HS tìm giọng đọc hay.
Đ1: Giọng kể chậm rãi, nhấn giọng từ ngữ thể hiện sự thông minh. Đ2: Giọng kể chậm rãi, nhấn giọng từ ngữ thể hiện tính cần cù, chăm chỉ tinh thần vượt khó. Đoạn cuối bài giọng sảng khoái.
-GV đính lên bảng đoạn” Thầy phải kinh ngạc  thả đom đóm vào trong”. GV đọc mẫu.
-HS đọc diễn cảm theo cặp 
-Ba HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trên 
-Vài HS thi đọc diễn cảm đoạn thích nhất. Tuyên dương.
-HS quan sát và trả lời.
-HS nghe.
-HS nghe.
-4 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS đọc nhóm đôi.
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS nghe.
-HS đọc thầm.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS đọc thầm.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS đọc thầm.
-Thảo luận nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
-HS trả lời, nhận xét. 
-Một số HS nêu.
-4 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS theo dõi.
-HS đọc nhóm đôi.
-Ba HS thi đọc, nhận xét.
-Hai HS thi đọc.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nội dung tranh thể hiện ở đoạn nào?
- HS đọc lại ý nghĩa của bài.
-Về nhà luyện đọc cho đúng giọng, ngắt nghỉ cho đúng nhịp. Chuẩn bị: Có chí thì nên.– GV nhận xét tiết học.
-HS trả lời, nhận xét.
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS nghe.
Rt kinh nghiệm-Bổ sung:
TOÁN
NHÂN VỚI 10; 100; 1000CHIA CHO 10; 100; 1000 (TIẾT51)
I. MỤC TIÊU:
-Giúp HS:
Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10,100,1000,
Biết cách thực hiện chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10,100,1000,
Áp dụng phép nhân số tự nhiên với 10, 100, 1000, chia các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,cho 10,100,1000, để tính nhanh
II. CHUẨN BỊ:
 -Bảng phụ kẻ sẵn bảng số có nội dung như sau:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Nhận xét bài thi của HS.
+Điểm giỏi: em, Khá: em, TB: em, Yếu: em.
+Lỗi nhiều HS mắc phải là:
-GV sửa lỗi.
-HS nghe.
-HS teo dõi, sửa sai.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Trong giờ học này các em sẽ biết cách nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,  và chia các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,  cho 10, 100, 1000,  
 a. Hướng dẫn nhân một STN với 10, chia số tròn chục cho 10:
 * Nhân một số với 10 
 -GV viết lên bảng phép tính 35 x 10.
 -GV hỏi: Dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân, bạn nào cho biết 35 x 10 bằng gì?
 -10 còn gọi là mấy chục?
 -Vậy 10 x 35 = 1 chục x 35.
 -GV hỏi: 1 chục nhân với 35 bằng bao nhiêu?
 -35 chục là bao nhiêu?
 -Vậy 10 x 35 = 35 x 10 = 350.
 -Em có nhận xét gì về thừa số 35 và kết quả của phép nhân 
35 x 10?
 -Vậy khi nhân một số với 10 chúng ta có thể viết ngay kết quả của phép tính như thế nào?
 -Hãy thực hiện:
 12 x 10; 78 x 10; 457 x 10; 7891 x 10
 * Chia số tròn chục cho 10 
 -GV viết lên bảng phép tính 350: 10 và yêu cầu HS suy nghĩ để thực hiện phép tính.
 -GV: Ta có 35 x 10 = 350, Vậy khi lấy tích chia cho một thừa số thì kết quả sẽ là gì?
 -Vậy 350 chia cho 10 bằng bao nhiêu?
 -Có nhận xét gì về số bị chia và thương trong phép chia
 350: 10 = 35?
 -Vậy khi chia số tròn chục cho 10 ta có thể viết ngay kết quả của phép chia như thế nào?
 -Hãy thực hiện:
 70: 10; 140: 10; 2 170: 10; 7800: 10
 b. Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 100, 1000,  chia số tròn trăm, tròn chục, tròn nghìn,  cho 100, 1000, :
 -GV hướng dẫn HS tương tự như nhân một số tự nhiên với 10, chia một số tròn trăm, tròn nghìn,  cho 100, 1000, 
 c. Kết luận:
 -GV hỏi: Khi nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,  ta có thể viết ngay kết quả của phép nhân như thế nào?
 -Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,  cho 10, 100, 1000,  ta có thể viết ngay kết quả của phép chia như thế nào?
 d. Luyện tập, thực hành:
 Bài 1 Tính nhẩm
 -GV yêu cầu HS tự viết kết quả của các phép tính trong bài, sau đó nối tiếp nhau đọc kết quả trước lớp.
 Bài 2 Viết số thích hợp vào chỗ chấm
 -GV viết lên bảng 300 kg =  tạ và yêu cầu HS thực hiện phép đổi.
 -GV yêu cầu HS nêu cách làm của mình, sau đó lần lượt hướng dẫn HS lại các bước đổi như SGK:
 +100 kg bằng bao nhiêu tạ?
 +Muốn đổi 300 kg thành tạ ta nhẩm 
300: 100 = 3 tạ. Vậy 300 kg = 3 tạ.
-GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
-GV chữa bài và yêu cầu HS giải thích cách đổi của mình.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
-HS nghe.
-HS theo dõi.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nhẩm miệng, trả lời.
-HS theo dõi.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS chia nhẩm, trả lời.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS tự làm bài vào vở.
-Đọc kết quả.
-HS làm vào bảng con.
-HS nêu.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
-HS tự làm bài vào vở.
3. Củng cố, dặn dò:
-Khi nhân một số với 10; 100; 1000ta làm thế nào?
-Khi chia một số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10; 100; 1000ta làm thế nào? 
 -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
Rt kinh nghiệm-Bổ sung:
LỊCH SỬ
NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG (TIẾT 11)
I. MỤC TIÊU:
-HS biết tiếp theo nhà Lê là nhà Lý.Lý Thái Tổ là ông vua của nhà Lý.Ông cũng là người 
đầu tiên xây dựng k ... , dặn dò:
-GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
-HS nghe.
Rt kinh nghiệm-Bổ sung:
TẬP LÀM VĂN
MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN (TIẾT 22)
I. MỤC TIÊU:
-Hiểu được thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện. 
-Biết viết đoạn mở đầu một bài văn kể chuyện theo 2 cách: gián tiếp và trực tiếp. 
-Vào bài một cách tự nhiên, lời văn sinh động, dùng từ hay. 
II. CHUẨN BỊ:
-Bảng phụ viết sẵn 2 mở bài trực tiếp và gián tiếp truyện Rùa và thỏ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 cặp HS lên bảng thực hành trao đổi với người thân về một người có nghị lực, ý chí vươn lên trong cuộc sống.
-Gọi HS nhận xét cuộc trao đổi.
-4 HS lên bảng.
2. Bài mới:
 * Giới thiệu bài:
Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết mở đầu câu chuyện theo 2 cách: gián tiếp và trực tiếp.
a. Tìm hiểu ví dụ:
-Treo tranh minh hoạ và hỏi: em biết gì qua bức tranh này?
-Để biết nội dung truyện tình tiết truyện chúng ta cùng tìm hiểu.
 Bài 2:
-Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện. Cả lớp đọc thầm theo và thực hiện yêu cầu. Tìm đoạn mở bài trong truyện trên.
-Gọi HS đọc đoạn mở bài mà mình tìm được.
-Hỏi; ai có ý kiến khác?
-Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 Bài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. HS trao đổi trong nhóm.
-Treo bảng phụ ghi 2 cách mở bài.
-Gọi HS phát biểu và bổ sung đến khi có câu trả lời đúng.
-Cách mở bài thứ nhất: kể ngay vào sự việc đầu tiên của câu chuyện là mở bài trực tiếp. Còn cách kở bài thứ hai là cách mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào chuyện mình định kể.
-Hỏi: +Thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp?
 c. Ghi nhớ:
-Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
 d. Luyện tập:
 Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. HS cả lớp theo dõi, trao đổi và trả lời câu hỏi; Đó là những cách mở bài nào? Vì sao em biết?
-Gọi HS phát biểu.
-Nhận xét chung, kết luận về lời giải đúng.
+Cách a: mở bài trực tiếp (kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện).
+Cách b/ là mở bài gián tiếp (nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể)
-Gọi 2 HS đọc lại 2 cách mở bài.
 Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu chuyện hai bàn tay. HS cả lớp trao đổi và trả lời câu hỏi: câu chuyện Hai bàn tay mở bài theo cách nào?
-Gọi HS trả lời, nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
-Nhận xét chung, kết luận câu trải lời đúng.
 Bài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Hỏi: Có thể mở bài gián tiếp cho truyện bằng lời của những ai?
-Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó đọc cho nhóm nghe.
-Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp cho từng HS nếu có.
-Nhận xét, cho điểm những bài viết hay.
-HS nghe.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
-2 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS trả lời, nhận xét. 
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS trả lời, nhận xét. 
-2 HS đọc, lớp theo dõi. 
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
-2 HS đọc, lớp theo dõi. 
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS trả lời, nhận xét. 
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS tự làm bài.
3. Củng cố, dặn dò:
-Hỏi: Có những cách mở bài nào trong bài văn kể chuyện?
-Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà viết lại cách mở bài gián tiếp cho truyện Hai bàn tay.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
Rt kinh nghiệm-Bổ sung:
KHOA HỌC
MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO? MƯA TỪ ĐÂU RA? (TIẾT 22)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
 -Hiểu được sự hình thành mây.
 -Giải thích được hiện tượng nước mưa từ đâu.
 -Hiểu được vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiênvà sự tạo thành tuyết.
 -Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nước tự nhiên xung quanh mình.
II. CHUẨN BỊ:
 -Các hình minh hoạ trang 46, 47 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 -HS chuẩn bị giấy A4, bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy cho biết nước tồn tại ở những thể 
nào? Ở mỗi dạng tồn tại nước có tính chất gì?
- Em hãy vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước?
- Em hãy trình bày sự chuyển thể của nước?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
-3 HS trả lời.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Mây và mưa được hình thành từ đâu? Các em cùng học bài hôm nay để biết được điều đó.
 Hoạt động 1: Sự hình thành mây.
 Mục tiêu: Trình bày mây được hình thành như thế nào.
 Cách tiến hành: GV tiến hành hoạt động cặp đôi:
 -2 HS ngồi cạnh nhau quan sát hình vẽ, đọc mục 1, 2, 3. Sau đó cùng nhau vẽ lại và nhìn vào đó trình bày sự hình thành của mây.
 -Nhận xét các cặp trình bày và bổ sung.
 * Kết luận: Mây được hình thành từ hơi nước bay vào không khí khi gặp nhiệt độ lạnh.
 Hoạt động 2: Mưa từ đâu ra.
 Mục tiêu: Giải thích được nước mưa từ đâu ra.
Cách tiến hành: GV tiến hành tương tự hoạt động 1.
 -Gọi HS lên bảng nhìn vào hình minh hoạ và trình bày toàn bộ câu chuyện về giọt nước. 
 -GV nhận xét và cho điểm HS nói tốt.
 * Kết luận: Hiện tượng nước biến đổi thành hơi nước rồi thành mây, mưa. Hiện tượng đó luôn lặp đi lặp lại tạo ra vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
 -Hỏi: Khi nào thì có tuyết rơi?
-Gọi HS đọc mục Bạn cần biết.
 Hoạt động 3: Trò chơi “Tôi là ai?” 
 Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học về sự hình thành mây và mưa.
Cách tiến hành: GV chia lớp thành 5 nhóm đặt tên là: Nước, Hơi nước, Mây trắng, Mây đen, Giọt mưa, Tuyết.
 -Yêu cầu các nhóm vẽ hình dạng của nhóm mình sau đó giới thiệu về mình với các tiêu chí sau:
 1) Tên mình là gì? 2) Mình ở thể nào? 3) Mình ở đâu?
 4) Điều kiện nào mình biến thành người khác?
 -GV gọi các nhóm trình bày, sau đó nhận xét từng nhóm.
 1) Nhóm Giọt nước: Tôi là nước ở sông (biển, hồ). Tôi là thể lỏng nhưng khi gặp nhiệt độ cao tôi thấy mình nhẹ bỗng và bay lên cao vào không khí. Ở đó tôi không còn là giọt nước mà là hơi nước.
 2) Nhóm Hơi nước: Tôi là hơi nước, tôi ở trong không khí. Tôi là thể khí mà mắt thường không nhìn thấy. Nhờ Gió tôi bay lên cao. Càng lên cao càng lạnh tôi biến thành những hạt nước nhỏ li ti.
 3) Nhóm Mây trắng: Tôi là Mây trắng. Tôi trôi bồng bềnh trong không khí. Tôi được tạo thành nhờ những hạt nước nhỏ li ti. Chị Gió đưa tôi lên cao, ở đó rất lạnh và tôi biến thành mây đen.
 4) Nhóm Mây đen: Tôi là Mây đen. Tôi ở rất cao và nơi đó rất lạnh. Là những hạt nước nhỏ li ti càng lạnh chúng tôi càng xích lại gần nhau và chuyển sang màu đen. Chúng tôi mang nhiều nước và khi gió to, không khí lạnh chúng tôi tạo thành những hạt mưa.
 5) Nhóm giọt mưa: Tôi là Giọt mưa. Tôi ra đi từ những đám mây đen. Tôi rơi xuống đất liền, ao, hồ, sông, biển, Tôi tưới mát cho mọi vật và ở đó có thể tôi lại ra đi và bắt đầu cuộc hành trình.
 6) Nhóm Tuyết: Tôi là Tuyết. Tôi sống ở những vùng lạnh dưới 00C. Tôi vốn là những đám mây đen mọng nước. Nhưng tôi rơi xuống tôi gặp không khí lạnh dưới 00C. Tôi là chất rắn.
-HS nghe.
-HS quan sát hình theo cặp.
-HS trình bày.
-Nhận xét, bổ sung.
-HS nghe.
-HS trình bày, nhận xét.
-HS nghe.
-HS trả lời, nhận xét. 
-2 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS chia nhóm.
-Các nhóm thực hiện.
-Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò:
-Hỏi: Tại sao chúng ta phải giữ gìn môi trường nước tự nhiên xung quanh mình?
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết; Kể lại câu chuyện về giọt nước cho người thân nghe; Luôn có ý thức giữ gìn môi trường nước tự nhiên quanh mình.
 -Yêu cầu HS trồng cây theo nhóm: 2 nhóm cùng trồng một cây hoa (rau, cảnh) vào chậu, 1 nhóm tưới nước cho cây hàng ngày trong vòng 1 tuần, 1 nhóm không để chuẩn bị bài 24.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
-HS thực hiện 
KĨ THUẬT
KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT (TIẾT 11)
I. MỤC TIÊU:
 -HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau.
 -Gấp được mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau đúng quy trình, đúng kỹ thuật. 
 -Yêu thích sản phẩm mình làm được.
II. CHUẨN BỊ:
 -Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột có kích thước đủ lớn và một số sản phẩm có đường khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột hoặc may bằng máy (quần, áo, vỏ gối, túi xách tay bằng vải )
 -Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 +Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích 20 x30cm.
 +Len (hoặc sợi), khác với màu vải.
 +Kim khâu len, kéo cắt vải, thước, bút chì.. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
-HS cả lớp.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Gấp và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
* Hướng dẫn cách làm:
 Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
 -GV giới thiệu mẫu, hướng dẫn HS quan sát, nêu các câu hỏi yêu cầu HS nhận xét đường gấp mép vải và đường khâu viền trên mẫu (mép vải được gấp hai lần. Đường gấp mép ở mặt trái của mảnh vải và đường khâu bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau. Thực hiện đường khâu ở mặt phải mảnh vải).
 -GV nhận xét và tóm tắt đặc điểm đường khâu viền gấp mép.
 Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
 -GV cho HS quan sát H1,2,3,4 và đặt câu hỏi HS nêu các bước thực hiện.
 +Em hãy nêu cách gấp mép vải lần 2.
 +Hãy nêu cách khâu lược đường gấp mép vải.
 -GV hướng dẫn HS đọc nội dung của mục 1 và quan sát hình 1, 2a, 2b (SGK) để trả lời các câu hỏi về cách gấp mép vải. 
 -GV cho HS thực hiện thao tác gấp mép vải.
 -GV nhận xét các thao tác của HS thực hiện. Hướng dẫn theo nội dung SGK
 * Lưu ý:
 Khi gấp mép vải, mặt phải mảnh vải ở dưới. Gấp theo đúng đường vạch dấu theo chiều lật mặt phải vải sang mặt trái của vải. Sau mỗi lần gấp mép vải cần miết kĩ đường gấp. Chú ý gấp cuộn đường gấp thứ nhất vào trong đường gấp thứ hai.
 -Hướng dẫn HS kết hợp đọc nội dung của mục 2, 3 và quan sát H.3, H.4 SGK và tranh quy trình để trả lời và thực hiện thao tác.
 -Nhận xét chung và hướng dẫn thao tác khâu lược, khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. Khâu lược thì thực hiện ở mặt trái mảnh vải. Khâu viền đường gấp mép vải thì thực hiện ở mặt phải của vải (HS có thể khâu bằng mũi đột thưa hay mũi đột mau).
 -GV tổ chức cho HS thực hành vạch dấu, gấp mép vải theo đường vạch dấu. 
-HS nghe.
-HS quan sát.
-HS nêu nhận xét của mình.
-HS nghe.
-HS quan sát.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS quan sát và trả lời.
-HS thực hiện.
-HS nghe.
-HS thực hiện theo yêu cầu.
-HS nghe.
-HS thực hành cá nhân.
3. Củng cố, dặn dò:
 -Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. Chuẩn bị tiết sau.
-HS nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_11_tran_thanh_son.doc