Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - GV: Hoàng Hảo - Trường TH Vĩnh Hòa

Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - GV: Hoàng Hảo - Trường TH Vĩnh Hòa

TẬP ĐỌC: “VUA TÀU THỦY” BẠCH THÁI BƯỞI

I.Mục tiêu:

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rải, bước đầu biết đọc diễn cảmđoạn văn.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lưc và vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng.

 II.Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài tập đọc.

 - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.

III.Hoạt động trên lớp:

1.KTBC:

- Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ trong bài có chí thì nên và nêu ý nghĩa của một số câu tục ngữ.

- Nhận xét và cho điểm HS.

2.Bài mới:

 a.Giới thiệu bài:

 b.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

 * Luyện đọc:

- Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc). GV sữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS nếu có.

 

doc 26 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 475Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - GV: Hoàng Hảo - Trường TH Vĩnh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
?&@
Thứ hai ngày tháng 10 năm 2010
TẬP ĐỌC: “VUA TÀU THỦY” BẠCH THÁI BƯỞI
I.Mục tiêu: 
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rải, bước đầu biết đọc diễn cảmđoạn văn. 
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lưcï và vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng.
 II.Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài tập đọc.
 - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
III.Hoạt động trên lớp:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.KTBC:
- Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ trong bài có chí thì nên và nêu ý nghĩa của một số câu tục ngữ.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc). GV sữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS nếu có.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Yêu cầu HS đọc trong nhóm.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
 * Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và TLCH.
+ Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
+ Trước khi chạy tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi đã làm gì?
+ Những chi tiết nào chứng tỏ ông là một người có chí?
+ Đoạn 1, 2 cho em biết điều gì?
- Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại, trao đổi và TLCH.
+ Bạch Thái Bưởi đã làm gì để cạnh tranh ngang sức với chủ tàu người nước ngoài?
+Thành công của Bạch Thái Bưởi trong cuộc cạnh tranh ngang sức với các chủ tàu người nước ngoài?
+Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?
+ Nội dung chính của phần còn lại là gì?
+ Nội dung chính của bài là gì?
* Đọc diễn cảm:
- Yêu cầu 4 HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài.HS cả lớp theo dõi tìm giọng đọc phù hợp với nội dung bài.
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1, 2.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- Tổ chức HS đọc toàn bài.
- Nhận xét và cho điểm từng HS.
3.Củng cố – dặn dò:
+ Qua bài tập đọc, em học được điều gì ở Bạch Thái Bưởi?
- Về nhà đọc bài và chuẩn bị trước bài Vẽ trứng.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- HS lắng nghe
- HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự:
+ Đoạn 1: Bưởi mồ côi cha  đến ăn học.
+ Đoạn 2: năm 21 tuổi đến không nản chí.
+ Đoạn 3: Bạch Thái Bưởi  đến Trưng Nhị.
+ Đoạn 4: Chỉ trong muời nămngười cùng thời.
- 2 HS đọc thành tiếng phần chú giải.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- 3 HS đọc toàn bài.
- HS lắng nghe
- 2HS đọc, cả lớp đọc thầm, trao đổi và TLCH.
+ Bạch Thái Bưởi mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong.Sau đó được họ Bạch nhận làm con nuôi và cho ăn học
+ Năm 21 tuổi ông làm thư kí cho một hãng buôn, sau buôn gỗ, buôn ngô, 
+ Chi tiết: Có lúc mất trắng tay nhưng Bưởi không nản chí.
+ Nói lên Bạch Thái Bưởi là người có chí.
- 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm, trao đổi và TLCH.
+ Bạch Thái Bưởi đã cho người đến các bến tàu để diễn thuyết...
+ Thành công của ông là khách đi tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông,...
+ Bạch thái Bưởi thành công nhờ ý chí, nghị lực, có chí trong kinh doanh.
+ Nói về sự thành công của Bạch Thái Bưởi.
+ Ca ngợi Bạch Thái Bưởi giàu nghị lực, có ý chí vươn lên để trở thành vua tàu thuỷ.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc và đề xuất cách đọc 
- HS đọc theo cặp.
- 3 HS đọc diễn cảm.
- Lớp nhận xét
- 3 đến 5 HS tham gia thi đọc.
- HS phát biểu, lớp nhận xét bổ sung.
- Nghe thực hiện ở nhà.
ĐẠO ĐỨC: HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (T1)
 I.Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng:
 - Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, dạy dỗ mình.
 - Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
 - HSKG hiểu được: Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, dạy dỗ mình.
II.Đồ dùng dạy học: - SGK Đạo đức lớp 4
 - Bài hát “Cho con”- Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu.
III.Hoạt động trên lớp: Tiết: 1	
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.KTBC:
 - Kiểm tra bài: “Tiết kiệm thời giờ”.
 - GV nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: 
b.Nội dung: 
*Hoạt động1: Thảo luận tiểu phẩm “Phần thưởng” – SGK/1 -18.
 - GV cho HS đóng vai Hưng, bà của Hưng trong tiểu phẩm “Phần thưởng”.
 - GV phỏng vấn các em vừa đóng tiểu phẩm.
 - GV kết luận: Hưng yêu kính bà, chăm sóc bà, Hưng là một đứa cháu hiếu thảo.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (BT1- SGK)
 - GV nêu yêu cầu của bài tập 1:
 Cách ứng xử của các bạn trong các tình huống sau là đúng hay sai? Vì sao?
 - GV mời đại diện các nhóm trình bày.
 - GV kết luận:
 + Việc làm của các bạn Loan, Hoài, Nhâm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
 + Việc làm của bạn Sinh và bạn Hoàng là chưa quan tâm đến ông bà, cha mẹ.
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (BT2- SGK/19)
 - GV chia 2 nhóm và giao nhiệm vụ.
 Hãy đặt tên cho mỗi tranh (SGK/19) và nhận xét về việc làm của bạn trong tranh.
 - GV kết luận về nội dung các bức tranh và khen các nhóm HS đã đặt tên tranh phù hợp.
 - GV cho HS đọc ghi nhớ trong khung.
4.Củng cố - Dặn dò:
+ Em đã hiếu thảo với ông bà cha mẹ chưa? 
- Chuẩn bị bài tập 5- 6 (SGK/20)
- Một số HS thực hiện.
- HS nhận xét.
- Lắng nghe
- HS xem tiểu phẩm do một số bạn trong lớp đóng.
- Cả lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử.
- Lắng nghe	
- HS trao đổi trong nhóm 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe
- Các nhóm HS thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.Các nhóm khác trao đổi bổ sung.
- HS đọc, lớp đọc thầm
- 2 HS đọc.
- HS tự liên hệ.
TOÁN: NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Biết cách thực hiện nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
 - HSKG có thể làm hết BT2 và làm thêm BT4..
II.Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1 (nếu có).
III.Hoạt động trên lớp: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.KTBC: 
 - Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 55. 
 - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:
 - GV viết lên bảng 2 biểu thức :
 4 x ( 3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5
 - Yêu cầu HS tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức trên.
 - GV kết luận:
 4 x ( 3+ 5) = 4 x 3 + 4 x 5
 c.Quy tắc nhân một số với một tổng 
 - GV chỉ vào biểu thức và hỏi:
 + Khi thực hiện nhân một số với một tổng chúng ta có thể làm thế nào ?
 - Yêu cầu HS viết công thức:
 - GV nhận xét, sửa chữa và ghi lên bảng: 
 a x ( b + c) = a x b + a x c
 - Yêu cầu HS nêu lại quy tắc một số nhân với một tổng .
 d.Luyện tập , thực hành
 Bài 1:
 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 - Yêu cầu HS tự làm bài .
 - GV chữa bài. 
 Bài 2:(HSKG làm hết BT2)
 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 - Yêu cầu HS tự làm bài .
 - Nhận xét và cho điểm HS
Bài 3: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Cho HS tính rồi so sánh tữ đó rút ra qui tắc và công thức một tổng nhân một số.
Bài 4 : (HSKG)
 - Yêu cầu HS nêu đề bài toán .
 - Hướng dẫn HS làm mẫu câu a.
 - Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài . - Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
4.Củng cố- Dặn dò:
 - Yêu cầu HS nêu lại QT một số nhân với một tổng , một tổng nhân với một số .
 - Về chuẩn bị bài cho tiết sau.
- 3 HS lên bảng làm bài , HS dưới lớp theo dõi nhận xét bài làm của bạn .
- 1 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào nháp.
- Vài hS nêu kết quả rồi so sánh.
- HS theo dõi.
- Lấy số đó nhân với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại với nhau.
- Công thức : a x (b + c) = a x b + a x c
- HS viết và đọc lại công thức.
- HS nêu như phần bài học trong SGK.
1/ Tính giá trị của biểu thức rồi viết vào ô trống theo mẫu.
- 1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét chữa bài. Đổi vở KT chéo.
2/ Tính giá trị của biểu thức theo 2 cách.
- 1 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét chữa bài, Đổi vở KT chéo.
VD:C1: 36 x (7 + 3) = 36 x 10 = 360
 C2: 36 x (7 + 3) = 36 x 7 + 36 x 3
 = 252 + 108 
3/ HS tính rồi so sánh:
Ta có: (3 + 5) x 4 = 8 x 4 = 32
3 x 4 + 5 x 4 = 12 + 20 = 32
Vậy (3 + 5) x 4 = 3 x 4 + 5 x 4
- Qui tắc: Khi nhân một tổng với một số, ta có thể nhân từng số hạng của tổng với số đó rồi cộng các kết quả lại
- Công thức: (a + b) x c = a x c + b x c
4/ 1HS đọc yêu cầu BT.
- 1HS lên bảng làm mẫu câu a.
- Cả lớp làm BT vào vở.
- Nhận xét chữa bài.
Mẫu: 36 x 11 = 36 x (10 + 1)
 = 36 x 10 + 36 x 1
 = 360 + 36 = 396
- Nghe thực hiện ở nhà.
KHOA HỌC: SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
 - Củng cố kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên dưới dạng sơ đồ.
 - Vẽ và trình bày vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
 - Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nước xung quanh mình.
II/ Đồ dùng dạy-học:
 - Hình minh hoạ trang 48, 49 / SGK
III/ Hoạt động dạy-học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
 -KT bài: Mây được hình thành như thế nào?
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 * Hoạt động 1: Vòng tuần hoàn của nư ... đọc thành tiếng.
Ví dụ: tim tím, tím biếc, rất tím, đỏ quá,
1/ 1 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS lên bảng gạch chân những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất, HS dưới lớp ghi vào VBT.
- Nhận xét, chữa bài của bạn trên bảng.
2/ 1 HS đọc thành tiếng.
- HS trao đổi, tìm từ.
- 2 nhóm lên bảng và đọc các từ vừa tìm được.
- Bổ sung những từ mà nhóm bạn chưa có.
+ Cao cao, cao vút, cao chót vót, cao vời vợi, cao vọi,
+ Cao hơn, cao nhất, cao như núi, cao hơn núi,
3/ 1 HS đọc thành tiếng. Làm bài.
- Lần lượt đọc câu mình đặt.
+ Bầu trời cao vút.
+ Em rất vui mừng khi được điểm 10
- Nghe thực hiện ở nhà.
TOÁN: LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về:
 - Thực hiện được phép nhân với số có hai chữ số.
 - Vận dụng được vào giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số.
II.Đồ dùng dạy học:
III.Hoạt động trên lớp: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.KTBC: Gọi 4 HS lên bảng cho làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 59. 
 - Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới :
 a) Giới thiệu bài 
 b) Hướng dẫn luyện tập 
 Bài 1: Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính.
 - GV chữa bài và yêu cầu HS nêu rõ cách tính của mình.
 - Nhận xét, cho điểm HS.
 Bài 2: 
 - Yêu cầu HS tự làm bài.
 - Nhận xét, cho điểm HS.
 Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
Bài 4: (HSKG)
 - Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
Bài 5: (HSKG) Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
4.Củng cố, dặn dò :
 - Củng cố giờ học 
 - Về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau 
- 4 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét.
1/ 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở
- HS nêu cách tính.
- Lớp nhận xét sửa bài. 
2/ HS đọc yêu cầu BT và làm bài.
 Thay giá trị của m vào biểu thức m + 78 để tính giá trị của biểu thức này rồi điền vào ô trống tương ứng.
- HS đổi chéo vở để KT bài của nhau.
3/ HS đọc.
- 2 HS lên bảng, HS cả lớp làm vào vở. 
- Chữa bài. 
 Bài giải:
Số lần tim người đó đập trong 1 giờ là :
75 x 60 = 4500 ( lần )
Số lần tim người đó đập trong 24 giờ là
4500 x 24 = 108 000 ( lần )
 Đáp số : 108 000 lần
4/ 1 HS lên bảng, HS khác làm vào vở. 
- Chữa bài. 
 Bài giải:
Bán 13kg đường loại 5200 thu được :
13 x 5200 = 67600 (đồng)
Bán 18kg đường loại 5500 thu được :
18 x 5500 = 99 000 (đồng)
Sau khi bán cả hai loại cửa hàng thu được:
67600 + 99000 = 166600 (đồng)
 Đáp số : 166600 đồng
5/ 1 HS lên bảng, HS khác làm vào vở. 
- Nhận xét chữa bài. 
- Nghe thực hiện ở nhà.
TẬP LÀM VĂN: KỂ CHUYỆN (Kiểm tra viết)
I.Mục tiêu: 
- Viết được bài văn kể chuyện đúng yêu cầu đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc).
- Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ, độ dài bài viết khoảng 120 chữ (khoảng 12 câu). 
II.Đồ dùng dạy học: 
- Bảng lớp viết dàn bài vắn tắt của bài văn kể chuyện.
III.Hoạt động trên lớp:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.KTBC: Kiểm tra giấy bút của HS.
2.Thực hành viết:
+ Ra 3 đề để HS lựa chọn khi viết bài.
+ Đề 1 là đề mở.
+ Nội dung ra đề gắn với các chủ điểm đã học.
- Cho HS viết bài.
- Thu, chấm một số bài.
- Nêu nhận xét chung
- HS đặït dụng cụ học tập lên bàn
- HS đọc kĩ đề bài, suy nghĩ lựa chọn và viết bài vào vở.
BUỔI CHIỀU	
Tiếng việt: ÔN LUYỆN CHỦ ĐIỂM: CÓ CHÍ THÌ NÊN (Tiết 2 – T12)
I. Mục tiêu: 
 - Biết tìm một số câu văn miêu tả trong truyện “Chú lính chì dũng cảm” (BT1).
 - Nhận biết các đoạn mở bài, thân bài và kết bài để lập dàn ý cho bài văn “Con lợn đất” (BT2).
II. HĐ trên lớp:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Hướng dẫn làm BT:
 Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Hướng dẫn HS đọc kĩ các câu tục ngữ, thành ngữ đánh dấu tích vào ô hợp lí.
- Cho HSlàm bài vào vở.
- Gọi 1HS lên bảng.
- GV nhận xét chấm chữa bài.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS đọc các đoạn kết bài của các truyện: Hai tấm huy chương; Bài kiểm tra; Dế nhỏ và Ngựa Mù; Đồng tiền vàng; Can vua; Những vết đinh. 
- Cho HS làm bài vào vở. Gọi Vài HS đọc bài đã làm. GV nhận xét chấm chữa bài.
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS thực hành viết kết bài mở rộng một trong các truyện vừa nêu ở BT2.
- Gọi Vài HS đọc bài đã làm. GV nhận xét chấm chữa bài.
2. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
1/ Đọc yêu cầu.
- 1HS lên bảng, lớp làm vào vở nhận xét chữa bài. VD:
a) Môi hở răng lạnh v Yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
c) Đói cho sạch rách cho thơm v sống trong sạch
d) thua keo này, bày keo khác v Gặp khó khăn không nản chí. 
2/ HS đọc yêu cầu.
- HS tiếp nối đọc các đoạn kết bài. Lớp đọc thầm.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Vài HS đọc bài đã làm. Lớp nhận xét sửa bài.
- Những truyện kết bài không mở rộng: Đồng tiền vàng, ...
- Những truyện kết bài mở rộng: bài kiểm tra, ...
3/ HS đọc yêu cầu.
- HS thực hành viết kết bài mở rộng một trong các truyện vừa nêu ở BT2.
- Gọi Vài HS đọc bài đã làm. Lớp nhận xét chấm chữa bài.
- HS nghe thực hiện ở nhà.
KHOA HỌC: NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
 - Nêu được vai trò của nước đối trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt: 
+ Nước giúp cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng hòa tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần cho sự sống của sinh vật. Nước giúp thải các chất thừa, chất độc hại.
+ Nước được sử dụng trong đời sống hằng ngày, trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. 
 II/ Đồ dùng dạy- học: - HS chuẩn bị cây trồng từ tiết 22.
 - Các hình minh hoạ SGK trang 50, 51 (phóng to nếu có điều kiện).
III/ Hoạt động dạy- học
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên kiểm tra bài.
 + 1 HS vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước.
 + 2 HS trình bày vòng tuần hoàn của nước.
 - GV nhận xét và cho điểm.
2.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 * Hoạt động 1: Vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật và thực vật.
 - Yêu cầu các nhóm quan sát hình minh hoạ thảo luận và TLCH:
 + Điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc sống của con người thiếu nước?
 + Điều gì sẽ xảy ra nếu cây cối thiếu nước?
+ Nếu không có nước cuộc sống động vật sẽ ra sao?
 * Kết luận: SGK
 - Gọi 2 HS đọc mục Bạn cần biết.
 *Hoạt động 2: Vai trò của nước trong một số hoạt động của con người.
 - Tiến hành hoạt động cả lớp.
 - Hỏi: Trong cuộc sống hàng ngày con người còn cần nước vào những việc gì?
* Kết luận: SGK 
* Hoạt động 3: Thi hùng biện “Nếu em là nước”.
- Tiến hành hoạt động cả lớp.
- Hỏi: Nếu em là nước em sẽ nói gì với mọi người?
 - GV gọi 3 đến 5 HS trình bày
 - GV nhận xét và cho điểm những HS nói tốt, có hiểu biết về vai trò của nước đối với sự sống.
 3.Củng cố- dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học
 - Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe
- HS thảo luận.
- Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.
+ Thiếu nước con người sẽ không sống nổi. Con người sẽ chết vì khát. Cơ thể con người sẽ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng hòa tan lấy từ thức ăn.
+ Nếu thiếu nước cây cối sẽ bị héo, chết, cây không lớn hay nảy mầm được.
+ Nếu thiếu nước động vật sẽ chết khát, một số loài sống ở môi trường nước như cá, tôm, cua sẽ bị tiệt chủng.
- HS bổ sung và nhận xét.
- 2 HS đọc.
- HS suy nghĩ, nêu ý kiến, lớp bổ sung.
+ Uống, nấu cơm, nấu canh.
+ Tắm, lau nhà, giặt quần áo.
+ Chạy máy bơm, ô tô...
- HS suy nghĩ độc lập đề tài mà GV đưa ra trong vòng 5 phút.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét bình chọn.
- Nghe thực hiện ở nhà.
TOÁN: ÔN LUYỆN (Tiết 2 – T12)
I.Mục tiêu: 
 - Thực hiện được phép nhân với số có hai chữ số.
 - Vận dụng được vào giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số.
 - Tính và so sánh diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
II.Đồ dùng dạy học:
III.Hoạt động trên lớp: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1) Hướng dẫn luyện tập 
 Bài 1: Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính.
 - GV chữa bài và yêu cầu HS nêu rõ cách tính.
 - Nhận xét, cho điểm HS.
 Bài 2: 
 - Yêu cầu HS tự làm bài.
 - Nhận xét, cho điểm HS.
 Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
Bài 4: Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
Bài 5: Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
4.Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học. 
1/ 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở
- HS nêu cách tính.
- Lớp nhận xét sửa bài. 
2/ HS đọc yêu cầu BT và làm bài.
 - HS đổi chéo vở để KT bài của nhau.
a) X : 21 = 44 b) X : 37 = 123
 X = 44 x 21 X = 123 x 37
 X = 924 X = 4551
3/ HS đọc.
- 2 HS lên bảng, HS cả lớp làm vào vở. 
- Chữa bài. 
 Bài giải:
Trường học đó có số học sinh là :
22 x 15 = 330 (học sinh)
 Đáp số : 330 học sinh
4/ 1 HS lên bảng, HS khác làm vào vở. 
- Chữa bài. 
- Nếu a = 12 thì a x (a + 5) = 12 x (12 + 5)
 = 12 x 17 = 204
5/ 1 HS lên bảng, HS khác làm vào vở. 
- Nhận xét chữa bài. 
a) S; b) Đ; c) S; d) Đ
- Nghe thực hiện ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docGAN L4 TUAN 12 CKT.doc