Tập đọc:
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. Mục tiêu:
1.Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc trơn tên riêng nước ngoài Xi-ôn-cốp-xki. Biết đọc bài với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục
2. Hiểu ý câu chuyện: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.
3. Giáo dục HS có ý chí , kiên trì để đạt được thành công
II. Đồ dùng dạy-học:
- Tranh ảnh: Tên lửa, con tàu vũ trụ.
- Đoạn văn viết sẵn vào giấy để hướng dẫn đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Bài cũ:
- 2 HS đọc bài "Vẽ trứng" trả lời câu hỏi về nội dung bài trong SGK.
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài.
- HS quan sát tranh minh hoạ chân dung Xi-ôn-cốp-xki.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- 1HS đọc toàn bài.
- 4 HS đọc tiếp nối 4 đoạn, HS phát hiện từ khó, luyện đọc.
- 4 HS đọc tiếp nối lần2, kết hợp giải nghĩa từ khó.
- 4 HS đọc tiếp nối lần 3, luyện đọc câu dài.
- HS luyện đọc trong nhóm 2.
- 1-2 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
Tuần 13 Thứ 2 ngày tháng năm 2008 Thể dục: Giáo viên bộ môn dạy ______________________________ Tập đọc: Người tìm đường lên các vì sao I. Mục tiêu: 1.Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc trơn tên riêng nước ngoài Xi-ôn-cốp-xki. Biết đọc bài với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục 2. Hiểu ý câu chuyện: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao. 3. Giáo dục HS có ý chí , kiên trì để đạt được thành công II. Đồ dùng dạy-học: - Tranh ảnh: Tên lửa, con tàu vũ trụ. - Đoạn văn viết sẵn vào giấy để hướng dẫn đọc diễn cảm. III. Các hoạt động dạy- học: A. Bài cũ: - 2 HS đọc bài "Vẽ trứng" trả lời câu hỏi về nội dung bài trong SGK. B. Bài mới: 1.Giới thiệu bài. - HS quan sát tranh minh hoạ chân dung Xi-ôn-cốp-xki. 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a) Luyện đọc: - 1HS đọc toàn bài. - 4 HS đọc tiếp nối 4 đoạn, HS phát hiện từ khó, luyện đọc. - 4 HS đọc tiếp nối lần2, kết hợp giải nghĩa từ khó. - 4 HS đọc tiếp nối lần 3, luyện đọc câu dài. - HS luyện đọc trong nhóm 2. - 1-2 HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu. b) Tìm hiểu bài: * HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời: - Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì ? ( ... ông từ nhỏ đã mơ nước được bay lên bầu trời). * HS đọc nhầm đoạn 2 và trả lời: - Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào ? (Ông sống kham khổ dành dụm tìm mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm. Ông đã nghiên cứu và thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành phương tiện bay tới các vì sao). - Nguyên nhân chính giúp Xip-ôn-cốp-xki thành công là gì ? ( ông có mơ ước chinh phục các vì sao, có nghị lực, quyết tâm thực hiện ước mơ). - GV giới thiệu về Xi-ôn-cốp-xki. - 1 HS đọc toàn bài. - Em hãy đặt tên khác cho truyện: Người chinh phục các vì sao/ Quyết tâm chinh phục các vì sao/Từ mơ ước bay lên bầu trời. c) Hương dẫn đọc diễn cảm: - 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn, HS tìm giọng đọc của bài văn và t/h diễn cảm. - GV dán phiếu đoạn văn luyện đọc diễn cảm. - HS tìm cách đọc, 1 HS thể hiện, HS luyện đọc trong nhóm - HS thi đọc trước lớp, GV nhận xét, ghi điểm. C. Củng cố - dặn dò: - Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? - GV ghi nội dung lên bảng. - GV liên hệ gia đình. - Luyện đọc diễn cảm bài "Cao Bá Quát" - Về nhà kể lại câu chuyện. GV nhận xét giờ học. Toán: Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 I. Mục tiêu: - Giúp HS biết cách và có kĩ năng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 - Luyện tính đúng nhanh - Giáo dục HS tính cẩn thận chịu khó - Bồi dưỡng HS tính linh hoạt, sáng tạo. II.Hoạt động dạy- học; A. Bài cũ: - 1 HS giải bài tập 4. - 2 HS đặt tính và tính : .462 x 35 86 x 13 - GV nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: Giới thiệu bài. 1. Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10: - GV nêu phép tính : 27 x11 Cả lớp đặt tính và tính vào giấy nháp, 1 HS lên làm bảng lớp. X 27 HS nhận xét kết quả 297 với thừa số 27? 11 ( Để có 297 ta đã viết số 9 : là tổng của 2 và 7, xen giữa 27 số 27 ) 27 29 - GV nêu ví dụ: 35 x11 - HS nhẩm và nêu kết quả 2. Trường hợp tổng 2 chữ số lớn hơn hoặc bằng 10: - GV nêu phép tính 48 x11 - HS thử nhân nhẩm theo cách trên. - Cả lớp đặt tính - 1HS lên làm ở bảng lớp x48 11 48 48 Cách nhẩm: 528 Ta lấy 4 + 8 = 12 Viết 2 vào giữa 2 chữ số của 48 được 428 Thêm 1 vào 4 của 428, được 528 - GV nêu ví dụ : 46 x 11 HS nhẩm. Trường hợp tổng 2 chữ số = 10 làm giống hệt như trên. 3. Thực hành: Bài 1. Tính nhẩm - HS hoạt động nhóm 2 - 1HS hỏi - 1 HS trả lời và ngược lại. - HS lần lượt trả lời. 34 x 11 = 374 11x 95= 1045; 82 x 11 = 902 Bài 2: HS làm bài vào vở. a) x : 11 = 25 ; x : 11 = 87 x = 25 x 11 ; x = 78 x 11 x = 275 x = 585 Bài 3: 1 HS đọc bài tập. - Bài tập cho biết gì ? bài tập hỏi gì ? - HS giải bài vào vở. Số HS của khối lớp bốn có là: 11 x 17 = 187 (h/s). Số HS của khối lớp 5 có là : 11 x 15 = 165 (h/s). Số HS của cả 2 khối là : 187 + 165 = 352 (h/s) Đáp số: 352 (h/s). - HS có thể nêu cách giải khác. Bài 4: HS đọc bài tập. - HS hoạt động nhóm 4, trao đổi, nêu kết quả. Câu b, đúng. C. Củng cố- dặn dò: - Muốn nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11 ta làm như thế nào ? - Làm bài tập ở vở bài tập. - GV nhận xét giờ học _________________________________ Lịch sử : Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075-1077) I. Mục tiêu: Hoc xong bài này HS biết : - Trình bày sơ lược nguyên nhân, diễn biến kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống thời Lý - Tường thuật sinh động trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Cầu. - Ta thắng được quân Tống bởi tinh thần dũng cảm và trí thông minh của quân dân. Người anh hùng tiêu biểu của cuộc kháng chiến này là Lý Thường Kiệt II. Đồ dùng dạy-học: - Phiếu học tập của HS - Lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai III. Các hoạt động dạy- học: A. Bài cũ : - Gọi 2 HS lên bảng trả lời bài cũ. B. Bài mới: *. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp. - GV yêu cầu HS đọc SGK, đoạn : “ Cuối năm 1072 - rồi rút về”. - GV đặt vấn đề cho HS thảo luận: “ Việc Lý Thường Kiệt cho quân sang đất Tống có hai ý kiến khác nhau: + Để xâm lược nước Tống. + Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống. Căn cứ vào đoạn vừa đọc, theo em ý kiến nào đúng ? Vì sao ?” - GV tổ chức cho HS thảo luận để đi đến thống nhất : ý kiến thứ hai đúng, bởi vì : Trước đó, lợi dụng việc vua Lý Thường Kiệt mới lên ngôi còn quá nhỏ, quân Tống đã chuẩn bị xâm lược: Lý Thường Kiệt cho quân đánh sang đất Tống, triệt phá nơi tập trung quân lương của giặc rồi kéo về nước. *. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp GV trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến trên lược đồ. *.Hoạt động 3: Thảo luận nhóm - GV đặt vấn đề: Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến? - HS báo cáo kết quả thảo luận. - GV kết luận nguyên nhân thắng lợi là do quân dân ta rất dũng cảm .Lý Thường Kiệt là một tướng tài. *. Hoạt động 4: Làm việc cả lớp Dựa vào SGK, GV trình bày kết quả của cuộc kháng chiến. C. Củng cố- dặn dò: - Yêu cầu HS về nhà học bài.- Chuẩn bị bài tiếp theo.- GV nhận xét giờ học. __________________________________________________________________ Thứ 3 ngày tháng năm 2008 Thể dục: Giáo viên bộ môn dạy ______________________________ Toán: Nhân với số có 3 chữ số I. Mục tiêu: - Giúp HS biết cách nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0 - Rèn khả năng tính nhanh, chính xác - Giáo dục HS tính cẩn thận chịu khó II. Các hoạt động dạy- học: A.Bài cũ: - 2 HS làm bài trên bảng. 43 x 11 ; 25 x 11 ; 56 x 11 ; 86 x 11 B.Bài mới: * Giới thiệu bài. 1.Tìm cách tính 164 x 123: - HS áp dụng tính chất nhân 1 số tự nhiên với 1 tổng để tính: 164 x 123 = 164 x (100 + 20 + 3) = 164 x 100 + 164 x 20 + 164 x 3 = 16400 + 3280 + 492= 20172. 2. Giới thiệu cách đặt tính và tính: 164 x123 492 - là tích riêng thứ nhất 328 - là tích riêng thứ hai 164 - là tích riêng thứ ba 20172 + Tích riêng thứ hai viết lùi về bên trái 1 số so với tích riêng thứ nhất. + Viết tích riêng thứ ba lùi sang trái 2 cột so với tích riêng thứ nhất. - Muốn nhân với số có 3 chữ số ta làm như thế nào ? 3. Thực hành: Bài 1: HS đặt tính vào bảng con, 3 HS lần lượt lên bảng làm 248 1163 3124 x 321 x 125 x 213 248 5815 9372 496 2326 3124 744 1163 6248 79608 145375 655412 Bài 2: HS nêu yêu cầu. - HS làm bài vào vở - HS nêu kết quả, HS khác nhận xét. Bài 3: HS nêu yêu cầu - Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào ? - HS giải bài vào vở. - 1 HS lên bảng giải. Diện tích hình vuông là: 1 x 5 x 125 = 15625 (cm2) Đáp số: 15625 m2. C. Củng cố- dặn dò: - Muốn nhân với số có 3 chữ số ta làm như thế nào ? - Về nhà làm bài tập ở vở làm bài tập. - GV nhận xét giờ học. Chính tả:(Nghe- viết) : Người tìm đường lên các vì sao I. Mục tiêu: - Nghe viết đúng chính tả, T/B đúng một đoạn trong bài “ Người..... sao.” - Làm đúng các bài tập, phân biệt các âm đầu l/n, các âm chính i/iê - Giáo dục HS có ý thức rèn chữ viết. II. Đồ dùng dạy-học: - Phiếu khổ to viết nội dung BT 26. III.Các hoạt động dạy- học: A. Bài cũ: - 2 HS lên viết bảng lớp, dưới lớp viết vào vở nháp các từ ngữ: Vườn tược, thịnh vượng, mương nước. - GV nhận xét. B. Bài mới: Giới thiệu bài 1. Hướng dẫn HS nghe, viết: - 1 HS đọc đoạn văn cần viết chính tả, cả lớp theo dõi SGK. - Yêu cầu HS nêu nội dung đoạn văn? - HS đọc thầm phát hiện các từ khó viết. - HS luyện viết : Xi-ôn-cốp-xki, cửa sổ, ngà. - GV đọc từng câu, từng bộ phận ngắn trong câu, H viết bài. - GV đọc, HS dò bài. - GV chấm, chữa 7 -10 bài. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: Bài 2b: 1 HS đọc yêu cầu. - HS làm bài vào vở bài tập. - 2 HS làm phiếu khổ to, dán bài lên bảng, trình bày cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng. Nghiêm khắc, phát minh, kiên trì, thí nghiệm, nghiên cứu, bóng đèn... Bài 3b: HS đọc bài tập, hoạt động nhóm 2,trình bày: - HS nêu: + .... kim + ... tiết kiệm. + ... tim. C. Củng cố-dặn dò: - Về nhà viết lại các TN viết sau. GV nhận xét giờ học. _________________________________ Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ : ý chí - Nghị lực I. Mục tiêu: - Hệ thống hoá và hiểu sâu thêm những từ ngữ đã học trong các bài thuộc chủ điểm Có chí thì nên. - Luyện tập mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm trên, hiểu sâu hơn các từ ngữ thuộc chủ điểm - Giáo dục HS yêu môn học. Bồi dưỡng HS làm giàu vốn từ ngữ TV II. Đồ dùng dạy-học: - 4 tờ phiếu kẻ sẵn các cột a, b. III. Các hoạt động dạy- học: A. Bài cũ: - 1 HS đọc lại nội dung ghi nhớ về 3 cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất bài LTVC (Tính từ T12). - Tìm những từ miêu tả mức độ khác nhau của các đặc điểm: đỏ. B. Bài mới.* Giới thiệu bài. Bài tập 1: 1 HS đọc yêu cầu bài. - HS đọc thầm, suy nghĩ, trao đổi theo nhóm, GVphát phiếu cho một vài nhóm - Đại diện các nhóm trình bày kết quả bài trước lớp. - Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng. a) Các từ nói lên ý chí, nghị lực của con người: Quyết chí, quyết tâm, bền gan, bền bỉ, bền lòng, kiên nhẫn, kiên quyết, vững tâm, vững chí, vững dạ, vững lòng. b) Các từ nêu lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người: Khó khăn, gian khổ, gian khó, gian lao, gian truân, thử thách, thách thức. Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài. - HS hoạt động cá nhân. - HS lần lượt nêu 2 câu mình đã đặt. ... I. Hoạt động dạy- học: 1. Giới thiệu bài : 2. HS thực hành thêu móc xích: - HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các bước thêu ( thêu 2- 3 mũi) - GV nhận xét và củng cố kỹ thuật thêu móc xích theo các bước : + B1: Vạch dấu đường thêu. + B2: Thêu móc xích theo đường vạch dấu . - GV nhắc HS một số điểm cần lưu ý khi thực hành . - HS thực hành thêu móc xích . GV quan sát, chỉ dẫn, uốn nắn cho những HS còn lúng túng. 3. Đánh giá kết quả : - HS trưng bày sản phẩm thực hành . - GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá: + Thêu đúng kỹ thuật , đường thêu phẳng không bị dúm . + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định . - HS dựa vào các tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của mình và của bạn. - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS . 4 . Nhận xét, dặn dò: - GV nhận xét thái độ học tập của HS . - Dặn HS xem trước và chuẩn bị vật liệu cho bài : Thêu móc xích hình quả cam. Thứ 6 ngày tháng năm 2008 Mỹ thuật: Giáo vên bộ môn dạy _____________________________ Toán : Chia một tích cho một số I. Mục tiêu: Giúp HS : - Nhận biết cách chia một tích cho một số. - Biết vận dụng vào tính toán thuận lợi, hợp lý . - Bồi dưỡng HS tính cẩn thận, chính xác. II. Các hoạt động dạy- học: A. Bài cũ: -1HS làm bài tập 1c, 1HS làm bài tập 2c. - GV kiểm tra vở bài tập. B. Bài mới. *Giới thiệu bài. 1. Tính và so sánh giá trị của 3 biểu thức: (9 x 15) : 3 ; 9 x (15 : 3) ; (9 : 3) x 15 - HS tính giá trị của từng biểu thức. - HS nêu, GV ghi bảng. (9 x 15) : 3 = 135 : 3 = 45 9 x (15 : 3) = 9 x 5 = 45 (9 : 3) x 15 = 3 x 15 = 45 - HS kết luận: 3 giá trị đó bằng nhau. - GV ghi: (9 x 15) : 3 = 9 x (15 : 3) = (9 : 3) x 15 2. Tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức: (7 x 15) : 3 và 7 x (15 : 3) - HS tính giá trị của từng biểu thức - 2 HS lên bảng thực hiện: (7 x 15) : 3 = 105 : 3 = 35; 7 x (15 : 3) = 7 x 5 = 35 - HS so sánh, kết luận: 2 giá trị đó bằng nhau. - ? Vì sao ta không tính (7 : 3) x 15? (vì 7 không chia hết cho 3). - GV kết luận: Từ ví dụ trên, muốn chia 1 tích cho 1 số ta làm như thế nào ? 3) HS nêu kết luận ( SGK). 4). Thực hành: Bài 1: HS nêu yêu cầu, HS làm bài vào vở. a) C1: (8 x 23) : 4 = 184 : 4 = 46 C2: (8 x 23) : 4 = (8 : 4) x 23 =2 x 23 = 46 b) C1: (15 x 24) : 6 = 360 : 6 = 60 C2: (15 x 24) : 6 = 15 x (24 : 6) = 15 x 4 = 60 Bài 2: - HS nêu yêu cầu, HS thảo luận, trao đổi. - HS nêu cách thực hiện. (25 x 36) : 9 = 25 x (36 : 9) = 25 x 4 = 100. Bài 3: - 1 HS nêu yêu cầu - GV hướng dẫn HS tóm tắt bằng sơ đồ - HS nêu cách giải và giải vào vở. 1 HS lên bảng thực hiện Giải Cửa hàng có số vải là: 30 x 5 = 150 (m) Cửa hàng đã bán số vải là: 150 : 5 = 30(m). Đáp số: 30m vải. C. Củng cố-dặn dò - G Vchấm 1 số vở HS (4-5 quyển). - Khi chia 1 tích cho 1 số ta làm như thế nào ? - Về nhà làm bài tập ở vở bài tập. GV nhận xét giờ học. _______________________________ Luyện từ và câu: Dùng câu hỏi vào mục đích khác I. Mục tiêu: 1. Nắm được một số tác dụng phụ của câu hỏi 2. Bước đầu biết dùng câu hỏi để thể hiện thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu mong muốn trong những tình huống cụ thể 3. HS có thói quen sử dụng câu đúng mục đích. II. Đồ dùng dạy- học. - Bảng phụ viết nội dung bài tập 1 ở (LT). - 4 băng giấy viết 4 ý của BT( III1) III. Các hoạt động dạy- học: A. Bài cũ: - 1 HS làm lại bài tập 1 (T14). - 1 HS làm miệng bài tập 5. B. Bài mới.* Giới thiệu bài. 1. Nhận xét: Bài 1: - 1 HS đọc đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm với cu Đất trong truyện "Chú đất nung". - Cả lớp đọc thầm lại, tìm câu hỏi trong đoạn văn. + Sau chú này nhát thế ? / Nung ấy ạ ?/ chứ sao ? Bài 2: HS đọc yêu cầu bài, suy nghĩ phân tích câu hỏi của ông Hòn Rấm trong đoạn đối thoại (Sao chú mày nhát thế ?/ Chứ sau?. Câu 1: - Câu hỏi của ông Hòn Rấm: "Sao chú mày nhát thế ?", có dùng để hỏi về điều chưa biết, vì ông Hòn Rấm biết là cu đất nhát. - Ông HR đã biết cu Đất nhát, sao còn phải hỏi ? Câu hỏi này dùng để làm gì ? + Để chê cu Đất. Câu 2: Câu "Chứ sao" của ông HR có dùng để hỏi điều gì không ? + Câu hỏi này không dùng để hỏi. - Vậy câu hỏi này có tính chất gì ? + Câu hỏi này là câu khẳng định, đất có thể nung trong lửa. Bài 3: - HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ trả lời câu hỏi. GV nhận xét, chốt lời giải đúng. + Câu hỏi này không dùng để hỏi mà để yêu cầu: Các cháu hãy nói nhỏ hơn. 2. Ghi nhớ: - Ngoài câu hỏi dùng để hỏi những điều chưa biết và tự để hỏi mình, câu hỏi còn dùng vào mục đích nào khác ? - HS đọc nội dung ghi nhớ: SGK (T142). 3. Luyện tập: Bài 1: - 4 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu, nội dung bài tập. - HS đọc thầm từng câu hỏi, suy nghĩ làm bài. - GV dán 4 băng giấy lên bảng, phát bút dạ mời 4 HS xung phong lên bảng thi làm bài, viết 4 mục đích của mỗi câu bên cạnh từng câu. - Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng. a) Câu hỏi được mẹ dùng để bảo con nín khóc (thể hiện yêu cầu). b) Câu hỏi đượcbạn dùng để thể hiện ý chê trách. c) Câu hỏi được chị dùng để chê em vẽ ngựa không giống. d) Câu hỏi được bà cụ dùng để nhờ cậy giúp đỡ. Bài 2: 4 hs đọc nối tiếp yêu cầu bài. - Hoạt động nhóm 4: 2 nhóm cùng 1 nội dung. - Đại diện nhóm trình bày: Hs khác nhận xét. a) Bạn có thể chờ hết giờ sinh hoạt, chúng mình cùng nói chuyện được không? b) Sao nhà bạn sạch sẽ, ngăn nắp thế ? c) Bài tập không khó mình làm phép nhân sai. Sao mà mình lú lẫn thế nhỉ ? d) Chơi diều cũng thích chứ ? Bài 3: hs đọc yêu cầu bài, suy nghĩ, có thể 1 HS chỉ nêu 1 tình huống. -HS tiếp nối nhau phát biểu, cả lớp và GV nhận xét tuyên dương, ghi điểm những tình huống hay. C. Củng cố- dặn dò - 1 HS nhắc lại nội dung bài. - Về nhà viết vào vở bài 3. - GV nhận xét giờ học. __________________________ Tập làm văn: Cấu tạo bài văn miêu đồ vật I. Mục tiêu: - Nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài ,trình tự miêu tả trong phần thân bài . - Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả đồ vật . - Trau dồi kỹ năng viết văn cho HS . II. Đồ dùng dạy-học: - Tranh minh hoạ cái cối xay. - Viết vào giấy khổ to bài tập III, 3-4 tờ giấy trắng... III. Các hoạt động dạy- học: A. Bài cũ: - Thế nào là văn miêu tả? - 2 HS làm bài tập III2 (làm miệng). B. Bài mới. * Giới thiệu bài: 1. Nhận xét Bài 1: - 2 HS nối tiếp nhau đọc BT1. - HS quan sát tranh minh hoạ cái cối. - HS đọc thầm lại bài văn, suy nghĩ, trao đổi trả lời lần lượt các câu hỏi. - GV nhận xét,chốt lời giải đúng: a) Bài văn tả cái cối xay bằng tre. + GV giới thiệu về tác dụng của cái cối ngày xưa. b) Phần mở bài "cái cối xay.. nhà trống" + Giới thiệu cái cối. +Phần kết bài "cái cối xay .... anh đi" nêu kết thúc của bài (tình cảm thân thiết /-/ các đồ vật trong nhà với bạn nhỏ). c) Các phần mở bài, kết bài đó giống các kiểu mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng trong văn kể chuyện. d) Tả hình dáng theo trình tự từ bộ phận lớn đển bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ phần chính đến phần phụ. + Cái vành, cái áo, 2 cái tai - lỗ tai. + Tiếp theo tả công dụng của cái cối xay lúa, tiếng cối làm vui cả xóm. + GV nói thêm về các biện pháp tu từ , nhân hoá ở trong bài. + Tác giả đã quan sát các cối xay gạo bằng tre rất tỉ mỉ, bằng nhiều giác quan. Bài 2: HS đọc thầm yêu cầu bài tập, suy nghĩ trả lời : + Khi tả 1 đồ vật, ta cần tả bao quát toàn bộ đồ vật sau đó đi vào tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật, kết hợp thể hiện tình cảm với đồ vật. 2. Ghi nhớ: - 3 HS đọc ghi nhớ SGK. 3. Luyện tập: - 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập. + HS1: Đọc phần thân bài tả cái trống trường. + HS2: Đọc câu hỏi. - Cả lớp đọc thầm đoạn thân bài tả cái trống, suy nghĩ. - GV dán tờ phiếu viết đoạn văn tả cái trống lên bảng. - HS phát biểu trả lời câu hỏi a, b, c. a) Câu văn tả bao quát cái trống. "Anh chàng này... bảo vệ" b) Tên các bộ phận của cái trống: Mình trống, ngang lưng trống, hai đầu trống. c) Từ ngữ tả hình dáng tròn như cái chum, mành được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn, nở ở giữa, khum khum nhỏ ở 2 đầu, ngang lưng quấn. - Âm thanh: ồm ồm gịuc giã "Tùng, tùng, tùng..., cắc tùng, cắc tùng", trống "xả hơi" d) HS làm bài tập câu d vào vở. - GV lưu ý HS: + có thể mở bài theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng. - HS tiếp nối nhau đọc phần mở bài, cả lớp và GV nhận xét, bình chọn. - HS tiếp nối nhau đọc phần kết luận. - GV và HS nhận xét. C. Củng cố-dặn dò - Bài học hôm nay chúng ta ghi nhớ điều gì ? - GV liên hệ giáo dục. - GV nhận xét giờ học - Về nhà hoàn thành tiếp bài tập. ____________________________ Sinh hoạt lớp I Mục tiêu: - Nhận xét, đánh giá để HS nhận thấy những ưu, khuyết điểm trong tuần 14 có phương hướng phấn đấu. - Triển khai kế hoạch tuần 15. II. Lên lớp: 1. HS sinh hoạt văn nghệ(2-3 phút) 2. Lớp trưởng nhận xét hoạt động trong tuần. 3. G nhận xét chung: * Ưu điểm: - HS chuẩn bị bài cũ tốt.(Ngân, Nương, Phương) - Chăm chú nghe giảng, xây dựng bài. - Vệ sinh trường, lớp sạch sẽ. - Có 1 số bạn tiến bộ trong học tập: Sương, Tiến, Hoà, Đình * Tồn tại: - Còn 1 số bạn chưa thuộc bảng nhân, chia (Tuyền, Hoa) - Chữ viết còn cẩu thả: Tuyết, Sương, Lanh - Thu nộp còn chậm: Hoa, Tuyền 4. Kế hoạch tuần tới: - Cần phải thuộc bảng nhân, chia trong 2 ngày nghỉ thứ 7, CN. - Cán bộ lớp tăng cường kiểm tra bảng nhân , chia vào đầu giờ - Rèn chữ viết nhiều hơn. - Duy trì công tác bồi giỏi và phụ đạo HS yếu . - Tham gia vệ sinh trường lớp sạch sẽ . - Tiếp tục nộp tiền đợt 2. GD PT Bom mìn-VLCN: Bài 4: cứu người bị nạn và chia sẻ Với người khuyết tật I.Mục tiêu: HS hiểu được -Khi gặp người bị nạn phải biết xử lý kịp thời và biết giúp đỡ, chia sẻ với người khuyết tật - Biết trân trọng , cảm phục những người bị tai nạn đang cố gắng vượt lên số phận để sống có ích II.Đồ dùng dạy-học: -SGK và tranh minh hoạ câu chuyện III.Hoạt động dạy-học: A.Bài cũ: -Tai nạn bom mìn để lại hậu quả nặng nề ntn cho nạn nhân và gia đình? B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2.Các hoạt động: * HĐ1: Sắm vai và xử lý tình huống HS HĐ nhóm 3, thảo luận, sắm vai, thể hiện * HĐ2: Tìm hiểu nội dung câu chuyện * HĐ3: Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi * HĐ4: Liên hệ bản thân GV Kết luận: Khi gặp người bị tai nạn, hãy báo cho người lớn biết. Cảm thông và chia sẻ với người khuyết tật 3. Củng cố-dặn dò:
Tài liệu đính kèm: