Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2006-2007 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2006-2007 (Chuẩn kiến thức)

I.Mục tiêu :

 Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn, phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại ( chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất ). Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.

 Hiểu nội dung phần đầu câu chuyện : chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ .

II. Hoạt động dạy - học

 A. Kiểm tra: GV kiểm HS đọc bài “ Đôi giày ba ta màu xanh trả lời câu hỏi SGK.

 B. Bài mới.

 1. Giới thiệu bài học.

 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.

 a. Luyện đọc:

 HS nối tiếp đọc đoạn. GV kết hợp giúp HS hiểu ý nghĩa của các từ ngữ được chú thích cuối bài. Hướng dẫn HS đọc đúng.

 - HS luyện đọc theo cặp.

 - GV đọc diễn cảm toàn bài.

 b.Tìm hiểu bài:

 HS đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn 1, trả lời:

 ? Cu Chắt có những đồ chơi nào? ( Gv so sánh đồ chơi bây giờ khác xa so với xưa )

 ? Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì ?

 ? Vì sao chú bé Đất lại quyết định trở thành người đất nung ?

 GV cho Hs đọc rồi Hs cả lớp nhận xét cuối cùng đưa ra cách đọc đúng nhất

 HD Hs đọc phân vai :

 Hs được chia ra từng tốp để đọc. Mỗi tốp gồm: người dẫn chuyện, chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất

 

doc 25 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1153Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2006-2007 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Thứ hai ngày 11 tháng 12 năm 2006
Tập đọc
Chú Đất Nung
I.Mục tiêu : 
 	Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn, phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại ( chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất ). Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. 
	Hiểu nội dung phần đầu câu chuyện : chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ .
II. Hoạt động dạy - học 
 	A. Kiểm tra: GV kiểm HS đọc bài “ Đôi giày ba ta màu xanh’’ trả lời câu hỏi SGK.
 	B. Bài mới. 
 	1. Giới thiệu bài học. 
	2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
 	a. Luyện đọc: 
	HS nối tiếp đọc đoạn. GV kết hợp giúp HS hiểu ý nghĩa của các từ ngữ được chú thích cuối bài. Hướng dẫn HS đọc đúng.
	- HS luyện đọc theo cặp.
	- GV đọc diễn cảm toàn bài.
	b.Tìm hiểu bài:
	HS đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn 1, trả lời:
	? Cu Chắt có những đồ chơi nào? ( Gv so sánh đồ chơi bây giờ khác xa so với xưa )
	? Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì ?
	 ? Vì sao chú bé Đất lại quyết định trở thành người đất nung ? 
 GV cho Hs đọc rồi Hs cả lớp nhận xét cuối cùng đưa ra cách đọc đúng nhất 
 HD Hs đọc phân vai : 
 Hs được chia ra từng tốp để đọc. Mỗi tốp gồm: người dẫn chuyện, chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất 
 3. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
	Bốn HS đọc theo vai ( y/c đọc đúng diễn cảm ) 
 Cả lớp theo dõi nhận xét và Gv khen ngợi nhóm đọc tốt 
III. Củng cố, dặn dò.
	Bài văn giúp ta rút ra được bài học gì về lòng can đảm? Nêu ý nghĩa của câu chuyện?
 	Nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc.
 --------------000--------------
Chính tả
(Nghe –viết ) Chiếc áo búp bê.
	I.Mục tiêu : 
	Nhớ -viết lại chính xác, trình bày đúng đẹp, đoạn văn :Chiếc áo búp bê 
	Viết đúng chính tả tiếng bắt đầu bằng những âm , vần dễ lẫn x/s hoặc ất/ấc.
	II. Hoạt động dạy - học 
	A. Kiểm tra: 
	HS viết hai từ láy có chứa thanh hỏi, hai từ láy có chứa thanh ngã.
 Chú ý viết đúng từ có dấu thanh dể lẫn .Cả lớp nhận xét –bổ sung cho bạn .
	B. Dạy bài mới
	1. Giới thiệu bài
	2. Hướng dẫn HS nghe, viết đúng 
	GV nêu yêu cầu của bài, một HS đọc bài, đoạn cần viết 
	HS đọc thầm đoạnvăn .Ghi nhớ nội dung chú ý những từ ngữ dễ viết sai, cách trình bày.VD: các tiếng sau đây Hs hay sai : phong phanh, hạt cườm, xa tanh, loe ra, đính dọc, nhỏ xíu 
	Gv đọc Hs viết bài 
	Đọc soát lỗi, 
	GV chấm, chữa bài.
	3. hướng dẫn làm bài tập chính tả.
	Bài 2: yêu cầu HS làm bài tập 2a 
	Bài 3: HS làm bài 3b
	HS lần lượt trình bày kết quả- Nhận xét- bổ sung.
III. Củng cố, dặn dò
	GV nhận xét giờ học
--------------000--------------
Toán
Chia một tổng cho một số
I.Mục tiêu : 
	Giúp HS:
Nhận biết t/c một tổng chia cho một số , tự phát hiện t/c một hiệu chia cho 1 số,( thông qua bài tập ) 
 Tập vận dụng t/c trên trong thực hành tính toán.
II. Hoạt động dạy - học 
	A. Bài cũ: Gọi hai HS lên bảng chữa bài tập 2, 4 (SGK)
	Nhận xét, ghi điểm.
	B. Bài mới 
	1/Gv HD HS cách nhận biết t/c 1 tổng chia cho 1 số 
	VD: ( 35+ 21 ): 7
	 Gọi 1 Hs lên bảng thực hiện :
 	( 35+ 21): 7= 56:7= 8
Tương tự cho Hs khác có thể tính như sau: ( 35+ 21 ): 7 = 35: 7+ 21:7 =5+3= 8
? So sánh 2 kết quả? Ta thấy : ( 35+ 21):7 =35: 7 + 21: 7. 
Hs đứng dậy đọc nhiều lần ghi nhớ kết luận ?
	2. Thực hành :
	 Gv nêu y/c làm Bt. Hs làm bài 
 Hs làm bt vào vở 
 Gv theo dõi Hs và uốn nắn nhắc nhở các em làm bài 
 Gv chấm bài .
III. Tổng kết, dặn dò:
 - Nhận xét chung tiết học.
 - Củng cố kiến thức và nhắc nhở Hs làm bài chậm 
--------------000--------------
Khoa học
Một số cách làm sạch nước
I.Mục tiêu : Sau bài học HS có thể biết xử lí thông tin để :
 - Kể tên 1 số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách .
Nêu được tác dụng của từng giai đoạn trong cách làm sạch nước đơn giản và SX nước sạch của nhà máy nước.
Hiểu được sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống 
II. Đồ dùng dạy học
	. Một số dụng cụ lọc nước đơn giản.
	- Đọc kĩ và tìm hiểu ý nghĩa của các tranh ở trang 56,57 SGK 
III. Hoạt động dạy - học 
	A. Bài cũ:
	 ? Tại sao nguồn nước bị ô nhiễm ? 
	 ? Làm cách nào để tránh được việc nguồn nước bị ô nhiễm ? 
	 Nhận xét- ghi điểm.
 B. Bài mới
1. HĐ1:Tìm hiểu 1 số cách làm sạch nước 
	Gv cho Hs nêu 1 số cách làm sạch nước ở nhà các em đã thấy 
 Thảo luận về những việc làm sạch nước mà có hiệu quả nhất 
 Hs thảo luận nhóm để nêu ra các cách làm tốt 
 Hs đưa ra các ý kiến mà các em cho là đúng - Đại diện nhóm trình bày –Gv chốt ý đúng 
2. HĐ2: Thực hành lọc nước : ( Gv cho Hs chia nhóm và thực hành theo nhóm ) 
 Gv chọn sản phẩm nước nào trong nhất và làm đúng quy trình nhất nhóm đó thắng cuộc .
3. Tìm hiểu quy trình sản xuất nước sạch
 Gv cho Hs nêu quy trình mà các em biết sau đó cho bổ sung lại cho phù hợp ( Sách thiết kế -trang 114 .
 Gv củng cố kiến thức cho Hs : 
? Tại sao phải đun sôi nước ?
? Tại sao phải lọc nước ?
? Cách lọc nước nào là đơn giản nhất 
 ? Hiện nay ta dùng nước này đã sạch hoàn toàn chưa ? vì sao ? Nếu vậy ta phải chữa như thế nào ? 
--------------000--------------
Buổi chiều
Luyện Tiếng Việt 
Kiểm tra tháng thứ 3.
I. Mục tiêu: 
- Củng cố và kiểm tra kiến thức về TV trong tháng 11
- Rèn luyện cho HS cách làm bài kiểm tra. 
- Giáo dục HS tính tự giác làm bài và đánh giá kiến thức HS đã nắm được trong tháng, so sánh với tháng trước .
II.Đề bài: Tiếng Việt
III.Thời gian làm bài : 40 phút 
1. Câu 1:
	 a. Nhân vật chính trong câu chuyện “Một người chính trực” là ai ?
	 b. Vì sao chú bé Hiền được gọi là ông Trạng thả diều ?
2.Viết vào chổ trống:
 2 động từ bắt đầu bằng x hoặc s 
3. Tìm 2 thành ngữ nói về tính kiên trì vượt khó của con người ?
4. Đặt một câu có thành ngữ vừa tìm : 
5.Gạch dưới những từ bổ sung cho động từ trong mỗi câu sau :
	a. Em bé đã ăn xong. 
	b.Chú ấy vừa đi ra sân .
6. Viết những từ sau vào cột cho phù hợp :
 Xanh biếc, chắc chắn, tròn xoe, lỏng lẻo, mềm nhũn, xám xịt, vàng hoe, đen kịt, cao lớn, mênh mông, trong suốt, chót vót, tí xíu, kiên cường, thật thà 
Tính từ chỉ màu sắc
Tính từ chỉ hình dáng
Tính từ chỉ tính chất,
phẩm chất
 7.Viết tính từ miêu tả sự vật, hoạt động, trạng thái :
Từ chỉ sự vật,
hoạt động,
trạngthái
Tính từ chỉ màu sắc
Từ chỉ hình dáng,
tính chất,
đặc điểm
Cái bút:
viết :
bay :
8.Viết một đoạn văn ngắn kể về một bạn học sinh lớp em vượt khó để học tập trong đó có sử dụng 1 đến 2 câu thành ngữ hoặc tục ngữ đã học .
---------------------------------
Cách cho điểm :
 Gv in đề ra cho HS làm sau đó chấm theo cách cho điểm sau đây :
 * Câu 1,2, mỗi câu đúng cho 0,5 điểm 
 * Câu 3,4,5, 6, 7 mỗi câu đúng cho 1 điểm 
 * Bài làm văn 4 điểm 
 Khuyến khích số HS làm bài đúng thời gian, ý thức tự rèn luyện bản thân, tôn trọng 
định chung. 
	Khi trả bài khen ngợi HS làm đúng quy định.
--------------000--------------
Luyện Toán 
 Kiểm tra tháng thứ 3
 Môn ToáN
I. Mục tiêu: 
- Củng cố và kiểm tra kiến thức về Toán trong tháng 11
- Rèn luyện cho HS cách làm bài kiểm tra
- Giáo dục Há tính tự giác làm bài và đánh giá kiến thức HS đã nắm được trong tháng, so sánh với tháng trước. 
II.Đề bài : ( Gv in đề cho HS làm vào tờ giấy riêng và chấm bài )
1. Đặt tính và tính : 
	 a) 637 x 52 b) 479 x 305 = c) 847 x712 =
2. Tìm số tự nhiên X biết:
	 a) 13 < X < 17 b) X + 9 < 10 c) 32 : X < 5
X =  ; ; .	 =  	 X =  ; ;  ;
3.Viết số thích hợp vào chổ chấm của 3m2 5dm2 =........dm2 
A.35; B.350; C.305; D. 3050 
4.Ba hình chữ nhật ( 1), (2), (3), có cùng chiều dài và có cùng chiều rộng, xếp được thành một hình vuông có cạnh là 12 cm ( xem hình vẽ )
 A. B
	(1)	
	 D	 C
	(2)
	 K H
	(3)
	 N M
Cạnh BM cùng vuông góc với cạnh nào ?
 b. Cạnh AB cùng song song với cạnh nào ?
 c. Tính diện tích hình vuông ABMN
 d. Tính diện tích mỗi hình chữ nhật (1), (2), (3)
5. Một đội công nhân sửa đường, trong 2 ngày sửa được 3450m đường.Ngày thứ nhất sửa được ít hơn ngày thứ 2là 170m đường. Hỏi mỗi ngày đội đó sửa được mấy m đường ?
6. Mọi vật trên Mặt Trăng chỉ nặng bằng 1/6 trên Trái Đất. Hỏi 1 con voi cân nặng1 tấn 8 tạ ở trên Trái Đất thì ở trên Mặt Trăng cân nặng bao nhiêu ?
Cách cho điểm :
 - Câu: 1, 2 mỗi phép tính đúng cho 0,5 điểm 
 - Câu 3 khoanh tròn số đúng cho 0,5 điểm 
 - Câu 4 làm đúng mõi câu a,b cho 0,25 điểm 
 - Câu 5,6 mỗi bài cho 2 điểm . (Cho điểm trình bày trong các bài ) 
--------------000--------------
Hướng dẫn tự học
Hoàn thành bài tập toán tiết 66
I- Mục tiêu :
 - Gv HD HS hoàn thành bài tập toán : chia một tổng cho 1 số. 
 - Củng cố cách nhân ( chia ) một tổng cho 1 số 
II- Hoạt động dạy học :
	A. Củng cố kiến thức :
 	? Khi chia một tổng cho một số ta làm như thế nào ? 
 	? Trường hợp nhân với 1 tổng ta tính như thế nào ?
 	B. Hoạt động dạy học :
 HS làm bài tập ở (SGK). Gv theo dõi và HD cho những HS còn lúng túng 
 Chú ý các bài tính sau đây : 
* Bài toán chia cho 1 tổng, 1 hiệu : ( trường hợp biến đổi từ 1 tổng chia cho 1 hiệu và ngược lại ) để HS có thể biến đổi các biểu thức thành các bài tính tính theo cách thuận tiện 
* Bài toán có lời văn :
 Tính số nhóm bằng cách lấy số HS chia cho số HS của mỗi nhóm 
* Bài luyện tập thêm : (Tính bằng cách thuận tiện ):
 ( 30+ 24 ) :3 = ; ( 99-59 ) :2 = ; 120 :5 -75 :5 =
Gv củng cố kiến thức cho HS bằng cách cho các em hoàn thiện quy tắc sau :
 - Khi chia một tổng cho 1 số ta có thể từng số hạng của tổng cho., rồi.các kết quả lại ..
 - Khi chia một hiệu cho 1 số thì ta có thể ..số bị trừ và số trừ chorồi.
 Gv y/c HS học thuộc quy tắc và hoàn thành bài tập .
--------------000--------------
Thứ ba ngày 12 tháng 12 năm 2006 
Thể dục:
Ôn bài thể dục phát triển chung .
Trò chơi : "Đua ngựa"
I.Mục tiêu : 
	Ôn bài TD phát triển chung . Y/c thuộc động tác và tập tương đối đúng 
	Tổ chức cho HS chơi trò chơi:" đua ngựa". 
 Yêu cầu HS tập trung chú ý, phản xạ nhanh, chơi thành thạo, nhiệt tình.
II. Nội dung và phương pháp lên lớp 
	1. Phần mở đầu
	Tập trung HS ra sân, GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
	Cho HS chơi trò chơi" Làm theo hiệu lệnh"
	2. Phần cơ bản
Ôn bài TD phát triển chung 
- Ôn tập cả bài : ( Gv cho Hs tự ôn tập Gv theo dõi sau đó bổ sung những động tác Hs còn lúng túng 
Hs tự tập luyện theo nhóm dưới sự chỉ đạo của nhóm trưởng 
	b, Trò chơi vận động
	Tổ chức cho HS chơi trò chơi" đua ngựa "
	Tập hợp HS theo đội hình chơi, Cho HS nhắ ...  tiêu : Giúp HS nắm được:
- Một số tác dụng phụ của câu hỏi.
- Bước đầu biết dùng câu hỏi để thể hiện thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc y/c, mong muốn trong những tình huống cụ thể.
II. Hoạt động dạy - học .
Kiểm tra : ? Câu như thế nào là câu hỏi? Câu hỏi có những dấu hiệu gì?
Bài mới : 
Giới thiệu bài.
Phần nhận xét.
HS nêu y/c BT1:
HS đọc đoạn đối thoại giữa ông Sấm và cậu Đất trong chuyện “ Chú Đất Nung ”.
Tìm các câu hỏi có trong đoạn văn.
BT2: HS đọc y/c của bài – Suy nghĩ phân tích 2 câu hỏi.
(Theo gợi ý của Gv => Rút ra nội dung, ý nghĩa của 2 câu hỏi ( SGV).
BT3: HS đọc y/c của bài – Suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Gv nhận xét bổ sung => Kết luận ( SGV).
=> Rút ra bài ghi nhớ (SGK). gọi HS đọc lại.
	 c. Luyện tập :
	- Gọi HS nêu y/c các bài tập ( Vở BT)
	- Gv gợi ý HD HS cách làm từng bài.
HS nêu kết quả từng bài – Lớp nhận xét.
Gv bổ sung => Kết luận ( SGV).
3.Củng cố – nhận xét – dặn dò.
--------------000--------------
Buổi chiều
Khoa học
 Bảo vệ nguồn nước.
I.Mục tiêu : Sau bài học, HS biết :
- Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước 
- Cam kết thực hiện bảo vệ nguồn nước
- Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ nguồn nước
II. Hoạt động dạy - học .
1. Kiểm tra bài cũ:
	? Nêu một số cách làm sạch nước 
	? Vì sao cần thiết phải đun sôi nước
2. Bài mới : 
- Giới thiệu bài:
- Bài mới
HĐ1 : Hs làm việc nhóm đôi : Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước
	? Những việc nên làm để bảo vệ nguồn nước
	? Những việc không nên làm để bảo vệ nguồn nước
	HS nêu - GV nhận xét và bổ sung thêm
HĐ2 : Hs hoạt động theo nhóm : Chia lớp thành 3 nhóm
 Vẽ tranh cổ động bảo vệ nguồn nước
 Các nhóm hoạt động với các nội dung sau :
- Xây dựng bản cam kết bảo vệ nguồn nước 
- Thảo luận tìm ý cho nội dung tuyên truyền cổ động mọi ngời cùng bảo vệ nguồn nước
- Phân công từng thành viết hoặc vẽ từng phần của bức tranh
- HS thực hành dưới sự điều khiển của nhóm trưởng 
- Các nhóm trình bày nội dung thảo luận.
- Gv đánh giá, nhận xét
--------------000--------------
Luyện Tiếng Việt:
Luyện tập : Thế nào là miêu tả
I.Mục tiêu : 
 Củng cố cho Hs về văn miêu tả. Giúp Hs hình dung ra được những yếu tố tạo nên bài văn miêu tả để chuẩn bị cho làm văn miêu tả .
II. Hoạt động dạy - học . 
1. Củng cố kiến thức.
 ? Thế nào là miêu tả ? ( Vẽ bằng lời những điểm nổi bật của cảnh, của người,vật.)
 ? Thử nêu 1 câu văn miêu tả mà em đã viết về cái bút em đang viết ? 
2. Luyện tập :
 a. Tìm các hình ảnh miêu tả trong bài :” Chiếc áo búp bê” ?
 ( mỏng, màu mật ong, chỉ bằng bao thuốc, cổ áo dựng cao, tà áo loe ra 1 chút, mép áo được viền vải xanh rất nổi, chiếc khuy bấm như hạt cườm, nhỏ xíu .)
b. Dựa vào các ý đã miêu tả trong bài “mưa” hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh một trận mưa mà em đã có dịp chứng kiến .
 Hs có thể chỉ viết được khoảng 5 câu thôi nhưng trong đó phải viết cho được các ý miêu tả về bầu trời, mưa rơi, gió thổi, không khí, nước chảy, màu trời 
 Gv chấm bài và nắm được những y/tố cần sửa trong Hs, nhắc nhở các em sửa chữa
3. Củng cố –dặn dò :
 Luyện tập, tìm các câu văn, hình ảnh miêu tả sự vật ghi nhớ để học tập.
--------------000--------------
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Sinh hoạt theo chủ điểm:
“Noi gương anh bộ đội Cụ Hồ”
I.Mục tiêu : 
- Thông qua giờ học này giúp Hs ghi nhớ và biết ơn các anh bộ đội đã ngày đêm cầm súng bảo vệ Tổ quốc cho ta được sống hạnh phúc cùng gia đình .
- Tập và hát các bài hát, múa ca ngợi tấm gương sáng của các anh bộ đội .
II. Hoạt động học tập :
1. Anh bộ đội Cụ Hồ là ai ? Họ làm gì ? trong gia đình hoặc gần nhà em có ai đang là bộ đội không? Em có yêu mến họ không ? vì sao em lại yêu mến họ ?
2. Em hãy chọn 1 bài hát có ND nói về anh bộ đội ?
3. Thi ca hát ca ngợi anh bộ đội của em ?
 Gv cho Hs t/c thành 1 cuộc thi đua chào mừng anh bộ đội Cụ Hồ .
 III. Củng cố.
--------------000--------------
Thứ 6 ngày 15 tháng 12 năm 2006
Tập làm văn
cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật
I.Mục tiêu : HS nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu kết cấu bài, mở bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài.
- Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho 1 bài văn miêu tả đồ vật.
II. Hoạt động dạy - học .
1. Kiểm tra : ? Thế nào là miêu tả?
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài.
b. Phần nhận xét.
BT1: HS đọc bài “ Cái cối tân”.
Đọc những từ được chú thích và những câu hỏi sau bài.
HS suy nghĩ – trả lời câu hỏi?
? Bài văn miêu tả cái gì ? ( Cái cối xay gạo bằng tre ).
? Các phần mở bài và kết bài trong bài “ Cái cối tân”. Mỗi phần ấy nói điều gì ? So sánh phần mở bài và kết bài với văn kể chuyện.
( HS trả lời – Gv nhận xét => Kết luận ( SGV).
? Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào?
( Gv nêu thêm về biện pháp tu từ, so sánh, nhân hoá trong bài (SGV).
BT2: HS đọc y/c đề bài : Suy nghĩ trả lời câu hỏi.
 ? Khi tả đồ vật ta cần tả như thế nào?
Rút ra phần ghi nhớ (SGK).
Gọi HS đọc lại.
c.Luyện tập : 
HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài. Suy nghĩ làm bài ( Vở BT).
Gv theo dõi – HD thêm.
HS nêu kết quả - Lớp nhận xét.
Gv bổ sung => Kết luận ( SGV).
3.Củng cố – nhận xét – dặn dò.
--------------000--------------
Toán
chia 1 tích cho 1 số
I.Mục tiêu : Giúp HS:
- Nhận biết cách chia 1 tích cho 1 số.
- Biết vận dụng vào tính toán thuận tiện hợp lý.
II. Hoạt động dạy - học .
HĐ1: Gv ghi 3 BT lên bảng- y/c HS tính và so sánh kết quả.
	( 9 x 15 ) : 3	;	9 x ( 15 : 3 );	(9 : 3 ) x 15;
 = 135 : 3 = 45; 9 x 5 = 45; = 3 x 15 = 45.
HD HS rút ra kết luận:
	( 9 x 15 ) : 3	 = 9 x ( 15 : 3 ) = (9 : 3 ) x 15;
=> Gợi ý HS nêu kết luận : Vì 9 chia hết cho 3; 15 chia hết cho 3 nên có thể lất 1 thừa số chia cho 3 rồi nhân kết quả với tích số kia.
HĐ2: Gv ghi 2 BT lên bảng. Gv y/c tính và so sánh 2 giá trị với nhau:
	( 7 x 15 ) : 3;	7 x ( 15 : 3 ) 	HS nêu 
 = 105 : 3 = 35 ; = 7 x 5 = 35 2 giá trị bằng nhau.
Gv hỏi : ? Vì sao ta không tính : (7 : 3 ) x 15 ?
( Vì 7 không chia hết cho 3 ).
Gv nêu kết luận với trường hợp này ( vì 15 chia hết cho 3 nên có thể lấy 15 chia 3 rồi nhân kết quả với 7.
* Từ 2 VD trên, Gv gợi ý HS nêu kết luận (SGK).
	( Lưu ý điều kiện chia hết của Tsố cho số chia ).
HĐ3: Luyện tập:
HS nêu y/c nội dung các BT: Gv giải thích rõ cách giải từng bài.
Bài 1: HD các cách giải.
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện ......
* HS làm bài – Gv theo dõi kèm cặp những em yếu. 
HĐ4: Chấm bài 1 số em. – Chữa bài.
3.Củng cố – nhận xét – dặn dò.
--------------000--------------
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp tuần 14
Nội dung: 
I. Nhận xét các hoạt động trong tuần.
1.Thể dục , vệ sinh trực nhật: Tương đối nghiêm túc sạch sẽ, đúng thời gian qui định.
2. Nề nếp ra vào lớp :Tương đối tốt, không có hiện tượng Hs đi học muộn giờ
3. Nề nếp học bài làm bài: ý thức tự học của một số em tuần trước GV nhắc nhở đã chuyển biến rõ rệt
4. Chất lượng chữ viết có nhiều tiến bộ 
 Tuyên dương Hải, Hiếu, Khánh Ly
 Nhắc nhở : Thắng, Đạt, Đức
II.Triển khai kế hoạch tuần 15.
 	- Duy trì nề nếp học bài, làm bài, ý thức tự giác trong học tập
 	- Tiếp tục rèn chữ viết, đặc biệt là một số em như: Thắng, Đạt, Đức
	- Tăng cường kiểm tra việc học bài, làm bài của Hs.
	- Kiểm tra sách vở đồ dùng học tập của Hs.
--------------000--------------
Luyện Toán
Luyện tập Kiến thức tuần 14
I.Mục tiêu : 
 Luyện tập củng cố về phép chia: chia cho số có một chữ số, chia một số cho một tích
II. Hoạt động dạy - học .
1. Củng cố về lý thuyết :
 	? Nêu các nội dung đã học trong tuần?
 	? Nêu cách thực hiện phép chia cho số có một chữ số?
 	? Nêu cách thực hiện phép chia một số cho một tích?
 2. Rèn kĩ năng chia ( thực hiện phép chia ) cho một số Hs yếu
	Gọi 5 em yếu lên thực hiện:
408090 : 5 158136 : 3
	278156 : 3	 	 475980 : 5	 
 304969 : 4	 301894 :7 
 	 GV nhận xét và đánh giá . 
 3. Luyện tập thêm:
 Bài 1: Tính giá trị của biểu thức sau :
 112 : ( 7 x 4 ) 
 945 : ( 7 x 5 x 3 ) 
 	630 : ( 6 x 7 x3 ) 
 Bài 2 : Tính bằng cách thuận tiện nhất :
 	( 76 : 7 ) x 4
	( 372 x 15 ) x 9
	 Bài 3 : Điền số hoặc dấu thích hợp vào chỗ chấm :
	( 35 + 21 ) : 7 ............. 35 :7 + 21 : 7 
	6 x ( 3 + 9 ) ................ 6 x 3 ....... 9 x ..........
	91 x ( 17 -7 ) = 91 x 17 .............. 91 x .........
	80 : 40 = 80 : ( ........ x 4 )
Bài 4 :	Một khu đất hình chữ nhật có chu vi là 458 m , biết chiều dài hơn chiều rộng là 46 m . Tính diện tích khu đất hình chữ nhật đó ?
	- Hs làm bài - Gv theo dõi
	- Chấm và chữa bài .	
--------------000--------------
Hướng dẫn tự học
Luyện viết : Chú Đất Nung
I.Mục tiêu : 
- Luyện viết một đoạn trong bài “Chú Đất Nung” từ :” Chiếc thuyềnthủy tinh mà”. (SGK trang 139 ).
- HS viết đúng chính tả, trình bày đẹp, sáng sủa, chữ viết đúng cở.
- HS viết đúng các tiếng khó sau đây : xoáy, thuyền, nhũn, cũ, kỵ sĩ, vữa, cộc tuếch, 
II. Hoạt động dạy - học .
1. Củng cố kiến thức:
 ? Nêu ý nghĩa của đoạn truyện : Chú Đất Nung ? ( Muốn làm 1 người có ích phải biết rèn luyện trong gian khổ )
 ? Đọc phần 2 của câu chuyện đó ?
 ? Đọc đoạn cần viết ?
 Gv cho Hs lên bảng viết các tiếng khó đã nêu ở phần mục tiêu 
2. Thực hành:
 - Gv đọc bài, Hs viết 
 - Soát lỗi,
 - Gv chấm bài : sau khi chấm, Gv chữa bài cho Hs viết sai nhiều 
 - Hs tự chữa bài 
 ( Chú ý các em Hs thường viết sai như : Đông, Vũ, Nhật, Tú , sơn)
3. Củng cố - dặn dò 
 Gv nhắc nhở các Hs viết chưa đạt y/c phải luyện viết nhiều .
--------------000--------------
Luyện Thể dục
Luyện tập : Tuần 14 ( T1)
I.Mục tiêu : 
 - Ôn tập, củng cố các động tác thể dục đã học trong tuần :
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
- Củng cố trò chơi: " Đua ngựa"
II. Hoạt động dạy - học .
HĐ1:Phần mở đầu:
	- Tập hợp lớp,GV nêu yêu, nhiệm vụ học tập
	- HS khởi động chân tay
HĐ2: Phần cơ bản:
 	- Ôn bài thể dục phát triển chung.
	- HS cả lớp luyện tập lần 1 dưới sự điều khiển của lớp trưởng, ban cán sự lớp .
	- GV nhận xét, bổ sung những sai sót cho HS.
	- Luyện tập theo nhóm..
	- GV theo dõi và sữa chữa cho HS những động tác chưa thành thạo.
	- Thi đua biểu diễn giữa các tổ
 Biểu diễn cả lớp.
Trò chơi vận động: " Đua ngựa"
GV hướng dẫn HS chơi, phổ biến luật chơi, cử trọng tài.
HS chơi.
HĐ3:	Phần kết thúc:
- Hs làm động tác thả lỏng.
- Cùng hát bài: Lớp chúng mình
- Gv nhận xét đánh giá.
--------------000--------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14(2).doc