I. Mục tiêu
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều.
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài. Hiểu nội dung của bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc
III. Các hoạt động dạy - học
A. KTBC: HS đọc + TLCH bài: Chú Đất Nung (phần sau)
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Dùng tranh minh hoạ
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
- Yêu cầu HS đọc, chia đoạn.
- Cho HS luyện đọc theo đoạn. GV hướng dẫn HS phát âm đúng, hiểu nghĩa các từ phần chú giải.
Yêu cầu HS đặt câu với từ: huyền ảo 1HS đọc, lớp nêu cách chia đoạn(2 đoạn). HS tiếp nối nhau luyện đọc theo đoạn (chú ý phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi, hiểu nghĩa các từ:
mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà, )
HS luyện đọc theo cặp. 1 HS đọc cả bài.
GV đọc diễn cảm toàn bài.
TUẦN 15 Thứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2009 Tiết 2: TẬP ĐỌC Cánh diều tuổi thơ I. Mục tiêu - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều. - Hiểu các từ ngữ mới trong bài. Hiểu nội dung của bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc III. Các hoạt động dạy - học A. KTBC: HS đọc + TLCH bài: Chú Đất Nung (phần sau) B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Dùng tranh minh hoạ 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc - Yêu cầu HS đọc, chia đoạn. - Cho HS luyện đọc theo đoạn. GV hướng dẫn HS phát âm đúng, hiểu nghĩa các từ phần chú giải. Yêu cầu HS đặt câu với từ: huyền ảo 1HS đọc, lớp nêu cách chia đoạn(2 đoạn). HS tiếp nối nhau luyện đọc theo đoạn (chú ý phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi, hiểu nghĩa các từ: mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà,) HS luyện đọc theo cặp. 1 HS đọc cả bài. GV đọc diễn cảm toàn bài. b. Tìm hiểu bài Cho HS đọc thầm từng đoạn, cả bài, TLCH Ý 1: Cánh diều tuổi thơ Nêu câu hỏi 1 Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Trên cánh diều có nhiều loại sáo, Ý 2: Trò chơi thả diều. Nêu câu hỏi 2 Nêu câu hỏi 3 ...các bạn hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, bạn nhỏ thấy lòng cháy lên, cháy mãi khát vọng, chọn ý đúng nhất: ý a Cho HS nêu nội dung của bài – GV chốt, ghi bảng (như mục I) c. Hướng dẫn đọc diễn cảm - Hướng dẫn để HS có giọng đọc phù hợp, thể hiện diễn cảm. - Hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 1. HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn Luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 1 3. Củng cố: Nội dung bài - Nhận xét tiết học. _______________________________________ Tiết 3: TOÁN Chia hai số có tận cùng là chữ số 0 I. Mục tiêu. Giúp HS: - Biết thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0. - Áp dụng để tính nhẩm. II. Các hoạt động dạy - học A. KTBC: Yêu cầu HS tính nhẩm: 320 : 10; 3200 : 100; 32000 : 1000 B. Bài mới 1. Giới thiệu bài – Nêu yêu cầu của tiết học 2. Giảng bài a. Phép chia: 320 : 40 (trường hợp số bị chia và sốchia đều có một chữ số 0 ở tận cùng. - GV viết lên bảng phép chia, yêu cầu HS suy nghĩ và áp dụng tính chất mốt số chia cho một tích để thực hiện phép chia trên. - GV khẳng định các cách nêu trên đều đúng, hướng dẫn lớp làm theo cách tiện lợi : 320 : (10 4) - Vậy 320 : 40 được bao nhiêu? - Cho HS nhận xét về các chữ số của 320 và 32, của 40 và 4. - GV kết luận cách làm. - Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện tính 320 : 40, có sử dụng tính chất vừa nêu trên. HS suy nghĩ sau đó nêu các cách tính của mình: 320 : (8 5); 320 : (10 4); 320 : (2 20); HS thực hiện tính: 320 : (10 4) = 320 : 10 : 4 = 32 : 4 = 8 320 : 40 = 8 Nếu cùng xoá đi một chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 thì ta được 32 và 4. HS nêu lại kết luận. 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào nháp: 320 : 40 0 8 b. Phép chia: 32000 : 400 (trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn của số chia) - Tiến hành tương tự phần a - Kết luận: để thực hiện 32000 :400 ta chỉ việc xoá đi hai chữ số 0 ở tận cùng của 32000 và 400 để được 320 và 4 rồi thực hiện phép chia 320 : 4 Khi thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 ta có thể thực hiện như thế nào? Yêu cầu HS nhắc lại kết luận xoá đi 1,2,3, chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia rồi thực hiện chia như thường. HS đọc kết luận SGK 3. Thực hành Bài 1: Cho HS xác định yêu cầu của bài rồi tự làm bài. Gọi 2 HS lên bảng chữa bài. GV cùng lớp nhận xét, chốt cách chia. Bài 2: Cho HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết sau đó làm bài vào vở. Chữa bài Bài 3: Cho HS đọc đề, phân tích đề, tóm tắt bài. Yêu cầu HS tự giải, chữa bài. 4. Củng cố: Nội dung bài HS thực hiện từng bước: + Đặt tính + Xoá những chữ số 0 tương ứng + Thực hiện phép chia Kết quả: a. 7 và 9 b. 170 và 230 2 HS chữa bài x 40 = 25600 x = 25600 : 40 x = 6400 2 HS lên bảng, mỗi em làm 1 phần a. 9 toa b. 6 toa GV nhận xét tiết học. _______________________________________ Tiết 4: CHÍNH TẢ Nghe viết: Cánh diều tuổi thơ I. Mục tiêu: - HS nghe - viết chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài: Cánh diều tuổi thơ. - Luyện viết đúng chính tả tên các đồ chơi (trò chơi)chứa tiếng bắt đầu bằng : ch / tr. - Biết miêu tả một đồ chơi (trò chơi) theo yêu cầu của bài tập 2, sao cho các bạn hình dung được đồ chơi, có thể biết chơi đồ chơi và trò chơi đó. II. Đồ dùng dạy học Một vài đồ chơi: chong chóng, búp bê,.. Một số tờ giấy khổ to viết lời giải bài tập 2a. III. Các hoạt động dạy - học A. KTBC: 2 HS lên bảng viết, dưới lớp viết vào bảng con 2 tính từ chứa tiếng bắt đầu bằng x hoặc s B. Bài mới 1. Giới thiệu bài – Nêu yêu cầu của tiết học 2. Hướng dẫn HS nghe viết - GV đọc đoạn văn - Yêu cầu HS nêu nội dung của đoạn văn - Yêu cầu HS đọc thầm, nêu các hiện tượng chính tả cần lưu ý trong bài. - Cho HS viết bảng 1 số từ khó. - Cho HS đọc thầm, ghi nhớ chính tả. - GV đọc cho HS viết bài. - Chấm, nhận xét 1 số bài Lớp theo dõi SGK HS nêu: Miêu tả cánh diều tuổi thơ. Đọc thầm, nêu các tên riêng cần viết hoa, những từ dễ viết sai: mềm mại, phát dại, trầm bổng, Đọc thầm, ghi nhớ chính tả Viết bài vào vở. Đổi vở, soát lỗi. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 2a: GV nêu yêu cầu của bài, chọn bài tập cho HS GV dán 4 tờ phiếu lên bảng, mời 4 nhóm thi làm bài tiếp sức. Lớp và GV nhận xét, tuyên bố nhóm thắng cuộc. Bài 3: Cho HS xác định yêu cầu của đề Hướng dẫn HS chọn đồ chơi hoặc trò chơi để miêu tả Các nhóm traop đổi, tìm tên đồ chơi chứa tiếng bắt đầu bằng tr / ch Lần lượt từng bạn của nhóm lên bảng viết tên các đồ chơi và trò chơi. HS cuối cùng thay mặt nhóm đọc kết quả. VD: chong chóng, chó bông, trống cơm, cầu trượt, Tiếp nối nhau cầm đồ chơi, giới thiệu, miêu tả cho các bạn biết.(có thể hướng dẫn các bạn chơi) GV cùng lớp nhận xét, bình chọn bạn miêu tả đồ chơi hoặc trò chơi dễ hiểu nhất, hấp dẫn nhất. 4. Củng cố: Nhận xét tiết học. _______________________________________ Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2009 Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Mở rộng vốn từ: Đồ chơi – Trò chơi I. Mục tiêu - HS biết tên một số đồ chơi, trò chơi, những trò chơi có lợi, những đồ chơi có hại. - Biết các từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi. - Giáo dục HS yêu thích đồ chơi, trò chơi. II. Đồ dùng dạy học Tranh vẽ đồ chơi, trò chơi SGK III. Các hoạt động dạy - học A. KTBC: Yêu cầu HS nói lại nội dung cần ghi nhớ của tiết LTVC trước B. Bài mới 1. Giới thiệu bài – Nêu yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: Cho HS nêu yêu cầu. - Gọi 1 HS làm mẫu tranh 1 - Cho HS nêu từng tranh. - GV cùng lớp nhận xét, bổ sung. Bài tập 2: Cho HS xác định yêu cầu. - Yêu cầu cả lớp suy nghĩ, tìm thêm những từ ngữ chỉ các đồ chơi hoặc trò chơi bổ sung cho bài tập 1. - GV cùng lớp nhận xét, bổ sung. Bài tập 3: - Nhắc HS trả lời đầy đủ từng ý, nói rõ các đồ chơi có ích, có hại như thế nào? Chơi đồ chơi thế nào thì có lợi? Chơi đồ chơi thế nào thì có hại? - GV cùng lớp nhận xét, chốt. Bài tập 4: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập, yêu cầu suy nghĩ, trả lời. Yêu cầu HS đặt 1 câu với 1 trong các từ trên. Đọc yêu cầu bài tập HS nêu: đồ chơi (diều), trò chơi (thả diều) HS tiếp nối nhau nêu, lớp nhận xét, bổ sung. Đọc yêu cầu bài tập, tự làm bài. VD: đồ chơi: quả bóng, máy bay, kiếm, súng phun nước, Trò chơi: đá bóng, đá cầu, đấu kiếm,.. 1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi SGK HS trao đổi theo nhóm nhỏ. Đại diện các nhóm trình bày, kèm lời thuyết minh. VD: b. Nếu ham chơi, quên ăn, quên ngủ, quên học thì có hại cho sức khoẻ và học tập. Lời giải: Say mê, say sưa, đam mê, mê, ham thích, Em rất ham thích trò chơi thả diều. 3. Củng cố: Nội dung bài - Nhận xét tiết học. ______________________________________ Tiết 2: KHOA HỌC Tiết kiệm nước I. Mục tiêu. Giúp HS: - Kể được những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước. - Hiểu đươc ý nghĩa của việc tiết kiệm nước. - Luôn có ý thức tiết kiệm nước và vận động, tuyên truyền mọi người cùng thực hiện. II. Đồ dùng dạy học Hình T60, 61 SGK. HS: giấy vẽ, bút màu. III. Các hoạt động dạy - học. A. KTBC: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước? B. Bài mới 1. Giới thiệu bài – Nêu yêu cầu của tiết học. 2. Nội dung * Hoạt động 1: Những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước. - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo định hướng: Em nhìn thấy những gì trên hình vẽ? Theo em việc làm đó nên hay không nên làm? - Giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. - Gọi các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét. GV chốt: Cách tiết kiệm nước Tiến hành thảo luận và trình bày trong nhóm. Các nhóm cử đại diện trình bày trước lớp. Câu trả lời đúng là: H1: vẽ 1người khoá van vòi nước khi nước đã chảy đầy chậu (nên làm) H2; vẽ 1 vòi nước chảy tràn ra ngoài chậu ( không nên làm vì gây lãng phí nước) * Hoạt động 2: Tại sao phải thực hiện tiết kiệm nước Mục tiêu: ý 2 mục I - Tổ chức cho HS hoạt động cả lớp - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 7 và 8 trang 61 để trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về hình vẽ b trong 2 hình. Bạn nam ở hình 7a nên làm gì? Vì sao? Vì sao chúng ta cần tiết kiệm nước? Suy nghĩ, phát biểu ý kiến Câu trả lời đúng là: 1. Bạn trai ngồi đợi mà không có nước vì bạn ở nhà bên xả vòi nước to hết mức. Bạn gái chờ nước chảy đầy xô bạn trai nhà bên vặn vòi nước vừa phải. 2. Bạn nam phải tiết kiệm nước vì: Tiết kiệm nước để người khác có nước dùng. Tiết kiệm nước là tiết kiệm tiền của, vì phải tốn nhiều công sức tiền của GV chốt về tác dụng của việc tiết kiệm nước. * Hoạt động 3: Cuộc thi: Đội tuyên truyền giỏi Mục tiêu: ý 3 mục I - Tổ chức cho HS vẽ tranh theo nhóm - Yêu cầu HS vẽ tranh theo nhóm với nội dung tuyên truyền, cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước. - GV đi giúp đỡ từng nhóm - Yêu cầu các nhóm thi vẽ tranh và giới thiệu, tuyên truyền - Nhận xét tranh và ý tưởng của từng nhóm Tiến hành vẽ tranh và trình bày trước nhóm Các nhóm thảo luận tìm đề tài, vẽ tranh, thảo luận về lời giới thiệu Các nhóm giới thiệu và trình bày ý tưởng của nhóm mình Cho HS quan sát hình minh hoạ 9. Gọi 2 HS thi hùng biện về hình vẽ GV kết luận: Chúng ta ... huyện người khác (biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi; tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác). - Phát hiện được quan hệ và tính cách nhân vật qua lời đối đáp; biết cách hỏi trong những trường hợp tế nhị cần bày tỏ sự thông cảm với đối tượng giao tiếp. II. Đồ dùng dạy học 4 tờ giấy khổ to kẻ bảng để HS làm BT1 (phần Luyện tập) III. Các hoạt động dạy - học A. KTBC: KT kiến thức LTVC tiết trước B. Bài mới 1. Giới thiệu bài – Nêu yêu cầu của tiết học 2. Phần Nhận xét Bài 1: GV nêu yêu cầu BT - Yêu cầu cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, làm bài. - Gọi HS nêu miệng kết quả - GV cùng lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng Bài 2: Cho HS làm vào vở BT Gọi HS đọc câu hỏi đã đặt. GV cùng lớp nhận xét cách đặt câu hỏi như vậy đã lịch sự chưa, phù hợp với quan hệ với người được hỏi chưa. Bài 3: Yêu cầu HS đọc yêu cầu, trả lời. Cho HS phát biểu, nêu ví dụ minh hoạ cho ý kiến của mình. GV kết luận Suy nghĩ, 1 số em phát biểu ý kiến. Câu hỏi: Mẹ ơi, con tuổi gì? Từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép của người con đó là: Lời gọi: Mẹ ơi Đọc yêu cầu, suy nghĩ, làm bài vào vở BT. Tiếp nối nhau đọc câu hỏi theo 2 yêu cầu a và b. a. Thưa cô, những lúc nhàn rỗi cô thích xem phim, đọc báo hay nghe ca nhạc ạ? b. Bạn có thích trò chơi điện tử không? Đọc yêu cầu, trả lời câu hỏi tránh câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng, phật ý người khác. 3. Ghi nhớ: HS đọc SGK 4. Phần Luyện tập Bài 1: Yêu cầu HS trao đổi theo cặp. GV phát phiếu cho 4 nhóm HS viết vắn tắt câu trả lời. Gọi HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả của mình. Lớp + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng. Bài 2: Gọi 2HS tìm đọc các câu hỏi trong đoạn trích truyện: Các em nhỏ và cụ già GV giải thích thêm về yêu cầu của bài: Cần so sánh để thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu các bạn hỏi nhau không? Vì sao? 5. Củng cố: Nội dung bài 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu Từng cặp HS trao đổi với nhau để tìm câu trả lời đúng. VD: đoạn a: + Quan hệ giữa 2 nhân vật là quan hệ thầy – trò. + Thầy Rơ-nê hỏi Lu-i rất ân cần, trìu mến, chứng tỏ thầy rất yêu học trò. + Lu-i trả lời thầy rất lễ phép, chứng tỏ cậu là một đứa trẻ ngoan, biết kính trọng thầy giáo. HS đọc yêu cầu của BT Đọc lại các câu hỏi, suy nghĩ, trả lời Câu các bạn hỏi cụ già là câu hỏi thích hợp thể hiện thái độ tế nhị, thông cảm, sẵn lòng giúp đỡ cụ già . Nếu hỏi cụ già bằng 1 trong 3 câu hỏi các bạn tự hỏi nhau thì những câu hỏi ấy hơi tò mò hoặc chưa thật tế nhị. Nhận xét tiết học _________________________________ Tiết 2: KHOA HỌC Làm thế nào để biết có không khí? I. Mục tiêu.Giúp HS: - Tự làm thí nghiệm để chứng minh không khí có ở xung quanh ta, xung quanh mọi vật và mọi chỗ trống. - Hiểu được khí quyển là gì? - Có lòng ham mê khoa học, tự làm một số thí nghiệm đơn giản để khám phá khoa học. II. Đồ dùng dạy học Hình T62, 63 SGK. Chuẩn bị theo nhóm: 2 túi ni lông to, dây chun, kim băng, chậu nước, chai không, 1 miếng bọt biển. III. Các hoạt động dạy học A. KTBC: Vì sao chúng ta phải tiết kiệm nước? Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để tiết kiệm nước? B. Bài mới 1. Giới thiệu bài – Nêu yêu cầu của tiết học 2. Nội dung a. Không khí có ở xung quanh ta - Cho HS cầm túi ni lông chạy trong lớp, khi chạy mở rộng miệng túi sau đó dùng dây chun buộc chặt miệng túi lại. - Yêu cầu HS quan sát các túi và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về những chiếc túi này? Cái gì làm cho túi ni lông căng phồng? Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có gì? 2 HS thực hành theo sự hướng dẫn của GV. Quan sát, trả lời: những chiếc túi ni lông phồng lên như đựng gì bên trong. không khí. xung quanh ta có không khí. GV kết luận : Không khí có ở xung quanh ta b. Không khí có ở quanh mọi vật Cho HS hoạt động nhóm theo định hướng: - Chia lớp làm 6 nhóm, 2 nhóm làm chung 1 thí nghiệm. - Kiểm tra đồ dùng của từng nhóm - Gọi 3 HS đọc nội dung 3 thí nghiệm - Yêu cầu các nhóm tiến hành làm thí nghiệm - GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn - Gọi đại diện các nhóm lên trình bày - GV ghi nhanh các kết luận của từng thí nghiệm lên bảng . 3 thí nghiệm trên cho em biết điều gì? Hoạt động nhóm Tiến hành làm thí nghiệm và trình bày trước lớp. Thí nghiệm Hiện tượng Kết luận 1 túi ni lông xẹp xuống, để tay vào chỗ thủng ta thấy mát Không khí có ở trong túi ni lông đã buộc 2 3 không khí ở trong mọi vật Kết luận: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí. Cho HS quan sát hình 5, nêu định nghĩa về khí quyển 3. Củng cố: HS đọc mục Bạn cần biết GV nhận xét tiết học. ______________________________________ Tiết 4: TOÁN Luyện tập I. Mục tiêu. Giúp HS: - Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số. - Áp dụng để tính giá trị của biểu thức số và giải các bài toán có lời văn. II. Các hoạt động dạy - học A. KTBC: 2 HS lên bảng tính, lớp làm vào giấy nháp: 1748 : 76 3196 : 68 B. Bài mới 1. Giới thiệu bài – Nêu yêu cầu của tiết học 2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1: Cho HS xác định yêu cầu Yêu cầu HS tự làm bài (mỗi em làm 2 phép tính vào vở) Gọi HS chữa bài (nêu cách thực hiện của mình) GV chốt kết quả đúng. Bài 2: Cho HS xác định yêu cầu của bài. Yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính của từng biểu thức. Cho HS làm bài, chữa bài. Bài 3: Cho HS đọc đề, tóm tắt, lập kế hoạch giải, giải vào vở. GV chấm, nhận xét 1 số bài. HS nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính 4 HS chữa bài. Kết quả: a. 19; 16 dư 3 b. 273; 237 dư 33 HS làm bài, 4 HS chữa bài, mỗi em làm 1 biểu thức. 4237 18 – 34578 = 76266 – 34578 = 41688 HS suy nghĩ, làm bài, chữa bài. Đáp số: 73 xe đạp thừa 4 nan hoa. 4. Củng cố: Nội dung bài - Nhận xét tiết học. __________________________________________ Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2009 Tiết 1: TẬP LÀM VĂN Quan sát đồ vật I. Mục tiêu - HS biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ); phát hiện được những đặc điểm riêng, phân biệt đồ vật đó với những đồ vật khác. - Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi em đã chọn II. Đồ dùng dạy học Tranh minh hoạ một số đồ chơi (SGK) Bảng phụ viết sẵn dàn ý tả một đồ chơi. Đồ chơi của HS mang đến lớp. III. Các hoạt động dạy - học A. KTBC: Đọc dàn ý bài văn tả chiếc áo. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài – Nêu yêu cầu của tiết học 2. Nhận xét Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu của bài. Cho HS giới thiệu đồ chơi của mình mang đến lớp. Cho HS quan sát đồ chơi, gọi HS trình bày kết quả quan sát của mình. Lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn quan sát chính xác, tinh tế, phát hiện được những đặc điểm độc đáo. Bài 2: Khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì? 3 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu. Giới thiệu đồ chơi, đọc gợi ý SGK, quan sát đồ chơi, viết kết quả vào nháp Tiếp nối nhau trình bày kết quả quan sát. Dựa vào gợi ý ở BT 1 để trả lời. - Quan sát theo trình tự hợp lí. - Quan sát bằng nhiều giác quan - Tìm ra những đặc điểm riêng. 3. Ghi nhớ: HS đọc SGK 4. Luyện tập GV nêu yêu cầu của bài, cho HS tự làm bài. Cho HS đọc bài. GV nhận xét, bình chọn bạn lập được dàn ý tốt nhất. HS làm bài vào vở BT: dựa vào kết quả quan sát một đồ chơi, lập một dàn ý cho bài văn tả đồ chơi đó. Tiếp nối nhau đọc dàn ý đã lập. 5. Củng cố: Nội dung bài - Nhận xét tiết học ______________________________________ Tiết 2: TOÁN Luyện tập I. Mục tiêu. Giúp HS: - Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số. - Áp dụng để giải các bài toán có liên quan. II. Các hoạt động dạy - học A. KTBC: 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào nháp: 7895 : 83 9785 : 79 B. Bài mới 1. Giới thiệu bài – Nêu yêu cầu của tiết học 2. Hướng dẫn thực hiện phép chia a. Phép chia: 10105 : 43 GV viết phép chia lên bảng, yêu cầu HS đặt tính và tính. Theo dõi HS làm bài. Hướng dẫn lại cách làm như SGK Phép chia này là phép chia hết hay phép chia có dư? Hướng dẫn cách ước lượng thương trong từng lần chia. b. Phép chia: 26345 : 35 Thực hiện tương tự phần a Trong phép chia có dư ta cần chú ý điều gì? 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào nháp 10105 43 150 235 215 00 phép chia hết. phép chia có dư, số dư là 25 số dư luôn nhỏ hơn số chia. 3. Thực hành Bài 1: Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính Yêu cầu cả lớp nhận xét bài làm của các bạn trên bảng. GV chữa bài và cho điểm HS. Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề, phân tích đề, lập kế hoạch giải, giải vào vở. GV chấm, nhận xét 1 số bài. HS làm vào vở, 4 HS chữa bài Kết quả: a. 421; 58 dư 44 b. 1234; 1149 dư 33 Đổi: 1 giờ 15 phút = 75phút 38 km 400 m = 38400 m Trung bình mỗi phút vận động viên đó đi được là: 38400 : 75 = 512 m Đáp số: 512 m 5. Củng cố: Nội dung bài - Nhận xét tiết học __________________________________ Tiết 4: LỊCH SỬ Nhà Trần và việc đắp đê I. Mục tiêu. Học xong bài này, HS biết: - Nhà Trần rất quan tâm tới việc đắp đê. - Đắp đê giúp cho nông nghiệp phát triển và là cở xây dựng khối đoàn kết dân tộc - Có ý thức bảo vệ đê điều và phòng chống lũ lụt. II. Đồ dùng dạy học Tranh: Cảnh đắp đê dưới thời Trần. III. Các hoạt động dạy - học A. KTBC: Trình bày những chính sách về nhà nước được nhà Trần thực hiện. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài – Nêu yêu cầu của tiết học 2. Nội dung Yêu cầu HS đọc SGK, tranh vẽ để tìm hiểu nội dung * Hoạt động 1: Làm việc cả lớp Sông ngòi tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng cũng gây khó khăn gì? Yêu cầu HS kể tóm tắt 1 cảnh lụt lội mà em biết thường xuyên xảy ra lụt lội 1 số HS trình bày GV kết luận: Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển song cũng có khi gây lụt lội làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp. Tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần. HS trao đổi và đi đến kết luận: Nhà Trần đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê. Có lúc vua Trần cũng tham gia việc đắp đê. * Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê? Nhân dân địa phương em đã làm gì để chống lũ lụt? Cho HS trao đổi theo nhóm đôi để thống nhất đáp án đúng: Hệ thống đê dọc theo những con sông chính được xây đắp, nông nghiệp phát triển. xây dựng các trạm bơm nước, củng cố đê điều. 3. Củng cố: Nội dung bài - Nhận xét tiết học. ______________________________________________________________
Tài liệu đính kèm: