Giáo án Lớp 4 - Tuần 15, Thứ 4 - Năm học 2011-2012

Giáo án Lớp 4 - Tuần 15, Thứ 4 - Năm học 2011-2012

 Tiết 4: KHOA HỌC

 TIẾT KIỆM NƯỚC

I. Mục tiêu:

 Thực hiện tiết kiệm nước.

Giấo dục HS biết tiết kiệm nước trong gia đình

KNS:

 -Kĩ năng xác định giá trị bản thân trong việc tiết kiệm,tránh lãng phí nước

 -Kĩ năng đảm nhân trách nhiệm trong việc tiết kiệm.tránh lãng phí nước

 -Kĩ năng bình luận về việc sử dụng nước

II. Đồ dùng dạy-học:

 - Giấy khổ to, bút màu cho các nhóm

III. Các hoạt động dạy-học:

 

 

doc 7 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 07/02/2022 Lượt xem 267Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 15, Thứ 4 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 30 tháng 11 năm 2011
Ngày soạn:23/11/2011 Ngày dạy:30/11/2011
Tiết 1: TẬP ĐỌC
 TUỔI NGỰA 
I. Mục tiêu:
 - Biết đọc với giọng vui, nhẹ nhàng; đọc đúng nhịp thơ, bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm một khổ thơ trong bài.
 - Hiểu ND: Cậu bé tuổi Ngựa biết bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ. ( trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4; thuộc khoảng 8 dòng thơ trong bài).
II. Đồ dùng dạy- học:
Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KTBC: Cánh diều tuổi thơ
- Gọi hs lên bảng đọc và trả lời câu hỏi:
+ Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
 Nhận xét- ghi điểm
2. Dạy-học bài mới:
 Giới thiệu bài- ghi bảng
2.1/Hướng dẫn luyện đọc-Tìm hiểu bài
a/ Luyện đọc 
- Gọi HS đọc bài
Gv chia đoạn
- Gọi hs nối tiếp đọc 4 khổ thơ của bài
- HD hs luyện đọc từ khó: triền núi, lóa, xôn xao, hoa huệ
- Gọi hs đọc 4 khổ lượt 2 
- Giải nghĩa từ mới trong bài: tuổi ngựa, đại ngàn
- Y/c hs luyện đọc cặp đôi
- Gv đọc mẫu 
b/ Tìm hiểu bài
- Y/c hs đọc thầm khổ 1 và TLCH:
 + Câu 1/sgk
- GV nhận xét –KL:
- Y/c hs đọc thầm khổ 2
 +Câu 2/sgk 
- Y/c hs đọc thầm khổ 3 và trả lời
 + Câu 3/sgk 
- Y/c hs đọc thầm khổ thơ 4 và TLCH
 +Câu 4/sgk
- Nội dung bài thơ nói lên điều gì?
2.2/HD đọc diễn cảm và HTL
- Gọi hs nối tiếp đọc lại 4 đoạn của bài
- Y/c hs lắng nghe, tìm ra giọng đọc thích hợp
- Hd đọc diễn cảm 1 khổ thơ 
 - Mẹ ơi, 
 .trăm miền 
- HD hd đọc thuộc lòng và tổ chức thi đọc thuộc lòng 
- Tuyên dương 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Hãy nêu nội dung bài thơ.
- Nêu nhận xét của em về tính cách của cậu bé trong bài thơ? 
- Về nhà HTL bài thơ 
- Chuẩn bị bài sau: Kéo co
- Nhận xét tiết học 
- 3 hs lên bảng đọc 2 đoạn của bài và trả lời
- Là người sinh năm Ngựa. 
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc bài,lớp đọc thầm
- 4 hs nối tiếp nhau đọc 4 khổ của bài
- luyện đọc:
- 4 hs đọc lượt 2
- Đọc phần chú giải 
-HS giải nghĩa từ
- Đọc cặp đôi
- HS lắng nghe 
- Đọc thầm khổ 1
+ Tuổi ngựa
+ Không chịu ở yên một chỗ, là tuổi thích đi
- Đọc thầm khổ 2
+ Rong chơi qua miền trung du xanh ngắt, qua những cao nguyên đất đỏ, ."Ngựa con" mang về cho mẹ gió của trăm miền
- Đọc thầm khổ 3
+ Màu sắc trắng lóa của hoa mơ, hương thơm ngạt ngào của hoa huệ, gió và nắng xôn xao trên cánh đồng tràn ngập hoa cúc dại.
- Đọc thầm khổ 4 và trả lời: 
- Tuổi con là tuổi đi nhưng mẹ đừng buồn, dù đi xa cách núi rừng, đường tìm về với mẹ. 
ND: Cậu bé tuổi Ngựa biết bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ. 
- 4 hs nối tiếp nhau đọc 
- Lắng nghe, tìm giọng đọc sau mỗi bạn đọc 
- hs đọc tìm từ nhấn giọng 
- HS luyện đọc theo cặp 
- HS thi đọc đoạn thơ 
- Luyện đọc thuộc lòng trong nhóm 
- Thi đọc thuộc lòng giữa các nhóm 
- 2 hs thi đọc cả bài 
Rút kinnghiêm
Tiết 2 : Mĩ thuật
Tiết 3 : Toán
 CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (Tiếp theo ) 
I. Mục tiêu: 
 - Thực hiện được phép chia số có bốn chữ số cho số có hai chữ số ( Chia hết, chia có dư )
 - BTCL: Bài 1, Bài 3(a).
 - HS có ý thức học toán tính cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Bảng phụ, phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KTBC: Chia cho số có hai chữ số
- Gọi hs lên bảng thực hiện
175 : 12 = 14 dư 7 798 : 34 = 23 dư 16
- Nhận xét, cho điểm
2. Dạy-học bài mới:
 Giới thiệu bài- ghi bảng
2.1/Trường hợp chia hết
- Ghi bảng: 8192 : 64 = ? 
- Y/c hs thực hiện vào vở nháp 
- Gọi hs lên bảng thực hiện, vừa thực hiện vừa nói. 
2.2/ Trường hợp chia có dư
- Ghi bảng: 1154 : 62 = ?
- Gọi hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp 
- Trong phép chia có dư thì số dư như thế nào so với số chia? 
2.3/ Luỵên tập, thực hành:
Bài 1: Y/c hs thực hiện BL- VBT
- GV nhận xét- KL
Bài 3: Gọi 1 hs lên bảng thực hiện
Hỏi hs qui tắc tìm một thừa số chưa biết; tìm số chia chưa biết.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà làm lại BT1 
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập
- Nhận xét tiết học 
- 2 hs lên bảng thực hiện, cả lớp thực hiện vào vở
- Lắng nghe
- Cả lớp thực hiện vở nháp
 8192 64
 64 128
 179 
 128
 512
- 1 hs lên thực hiện nói và viết như trên, cả lớp làm vào vở nháp
 1154 62
 62 18
 534 
 496
 38 
- Luôn nhỏ hơn số chia 
- HS lên bảng thực hiện, cả lớp làvở
a) 4674 : 82 = 57; 2488 : 35 = 71 dư 3
b) 5781 : 47 = 123;9146 : 72 = 127 dư 2 
 - 1 hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở 
- Vài hs trả lời
 a) 75 x X = 1800 
 x = 1800 : 75 
 x = 24 
b/ 53
 Tiết 4: KHOA HỌC 
 TIẾT KIỆM NƯỚC 
I. Mục tiêu:
 Thực hiện tiết kiệm nước.
Giấo dục HS biết tiết kiệm nước trong gia đình
KNS:
 -Kĩ năng xác định giá trị bản thân trong việc tiết kiệm,tránh lãng phí nước
 -Kĩ năng đảm nhân trách nhiệm trong việc tiết kiệm.tránh lãng phí nước
 -Kĩ năng bình luận về việc sử dụng nước
II. Đồ dùng dạy-học:
 - Giấy khổ to, bút màu cho các nhóm
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KTBC: Bảo vệ nguồn nước
Gọi hs lên bảng trả lời
+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước?
 +Để giữ gìn nguồn tài nguyên nước, chúng ta cần phải làm gì? 
- Nhận xét- ghi điểm
2. Dạy-học bài mới:
 Giới thiệu bài- ghi bảng
a/ Hoạt động 1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước(KNS)
 -Y/C HS quan sát các hình trong SGK/60,61, thảo luận nhóm đôi chỉ ra những việc nên làm và những việc không nên làm để tiết kiệm nước
- Gọi một số hs trình bày kết quả.
Kết luận: Nước sạch không phải tự nhiên mà có, chúng ta nên làm theo những việc làm tiết kiệm nước, phê phán những việc làm sai để tránh gây lãng phí nước.
b/ Hoạt động 2: Tại sao phải thực hiện tiết kiệm nước(KNS)
- Y/c hs quan sát hình 7, 8 SGK/61
- Em nhìn thấy những gì trong hình 7,8?
- Theo em, bạn nam ở hình 7a nên làm gì? Vì sao? 
 Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước? 
Kết luận: Nước sạch không phải tự nhiên mà có. 
c/ Hoạt động 3: Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước
- Y/C HS thảo luận nhóm 3 xây dựng bản cam kết tiết kiệm nước, 
- Kiểm tra, giúp đỡ các nhóm
- Gọi các nhóm dán và trình bày sản phẩm của mình
- Tuyên dương các sáng kiến tuyên truyền cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Gọi hs đọc ghi nhớ
- Vận động mọi người cùng tiết kiệm nước
- Chuẩn bị bài sau: Làm thế nào để biết có không khí? 
- Nhận xét tiết học 
-2 hs lần lượt lên bảng trả lời
- Lắng nghe
- Quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày (mỗi nhóm nêu 1 việc)
- Lắng nghe
 Quan sát
+ Hình 7: vẽ cảnh người tắm dưới vòi hoa sen, vặn vòi nước rất to.
+ Hình 8: Vẽ cảnh người tắm dưới vòi sen, vặn nước vừa phải, 
- Bạn nam nên vặn vòi nước vừa phải để tiết kiệm nước vì: để người khác có nước dùng, 
- Chúng ta cần tiết kiệm nước vì: Phải tốn nhiều tiền của, công sức mới có đủ nước sạch để dùng. 
- Lắng nghe 
- Thảo luận nhóm 3
- Trình bày sản phẩm
Rút kinh nghiệm. 
..
Tiết 5: CHÍNH TẢ ( Nghe – viết )
 CÁNH DIỀU TUỔI THƠ 
I. Mục tiêu:
 - Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn.
 - Làm đúng BT (2) a / b. 
 - HS có ý thức viết chữ rõ ràng, sạch đẹp.
II. Đồ dùng dạy-học:
 - Một số đồ chơi phục vụ cho BT2,3. (chong chóng, tàu thuỷ, búp bê)
 - Một bảng nhóm kẻ bảng để hs các nhóm thi làm BT2.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KTBC: Búp bê của ai?
- Đọc lần lượt các từ: sáng láng, sát sao, xum xuê, sảng khoái. Y/c hs viết vào B
- Nhận xét- ghi điểm
2. Dạy-học bài mới:
 Giới thiệu bài- ghi bảng
2.1/ HD hs nghe-viết:
a/- Gv hs đọc đoạn vănviết chính tả
- Y/C HS đọc thầm đoạn văn 
-Tác giả đã miêu tả cánh diều ntn?
b/-Hướng dẫn viết từ khĩ
- Hd hs phân tích viết từ kho:ù mềm mại, phát dại, trầm bổng, mục đồng. 
c/- HD hs chính tả
- Đọc lần lượt từng câu
- Đọc lại bài cho hs sốt lỗi
- Y/C HS sốt lỗi 
* Chấm bài- Nhận xét 
2.2/ HD hs làm bài tập chính tả
Bài 2a: Gọi hs đọc y/c của bài
- Y/C HS thảo luận nhóm 3, tìm tên các đồ chơi hoặc trò chơi chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch
 - Dán 3 tờ phiếu lên bảng, gọi 3 nhóm lên thi làm bài tiếp sức. 
- GV nhận xét - Tuyên dương nhóm thắng cuộc. 
ch: Đồ chơi: chong chóng, chó bông, chó đi xe đạp, que chuyền.
Trò chơi: chọi dế, chọi gà, thả chim, chơi chuyền,...
3. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà quan sát các đồ chơi của mình và tả cho bạn nghe. 
- Chuẩn bị bài sau: Kéo co
- Nhận xét tiết học 
- HS viết vào B 
- Lắng nghe
-1 hs đọc, lớp đọc thầm
 -Cánh diều mềm mại như cánh bướm non
- HS viết bang lớp ,bảng con
ù
- Viết vào vở 
- HS soát lỗi
- 1 hs đọc y/c
- Chia nhóm, tìm tên các đồ chơi, trò chơi 
- 3 nhóm hs lên thi tiếp sức
- Nhận xét 
Rút kinh nghiệm
..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_15_thu_4_nam_hoc_2011_2012.doc