Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Đăng Tuấn

Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Đăng Tuấn

ĐẠO ĐỨC :

YÊU LAO ĐỘNG

 (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU :

- Nêu được ích lợi của lao động.

- Tích cực tham gia các hoạt động lao đọng ở trường, lớp ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.

- Không đồng tình với biểu hiện lười lao động.

KNS:

-Xác định của giá trị của lao động

-Quản lí thời gian để tham gia làm những việc vừa sức ở nhà và ở trường

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Nội dung một số câu chuyện về tấm gương lao động của Bác Hồ, của các anh hùng lao động . và một số câu ca dao tục ngữ ca ngợi lao động.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 29 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 590Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Đăng Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thöù Hai ngaøy 05 thaùng 12 naêm 2011
LỊCH SỬ : 
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC
 MÔNG - NGUYÊN
I. MỤC TIÊU : 
- Nêu được một số sự kiện về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông Nguyên:
	+ Quuyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần.
	+ Tài thao lược của các chiến sĩ mà tiêu biểu là Trần Hưng Đạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình minh họa trong SGK.
- Phiếu học tập cho HS. Sưu tầm những mẩu chuyện về anh hùng Trần Quốc Toản.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. BÀI CŨ:
- Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê ?
- Hệ thống đê điều đó đã giúp gì cho sản xuất và đời sống nhân dân ta ?
- HS lên bảng trả lời câu hỏi.
* GV nhận xét, ghi điểm.
B. BÀI MỚI :
* Hoạt động 1 : Ý chí quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần.
- Yêu cầu HS đọc SGK Lúc đó, quân Mông-Nguyên đang tung hoành khắp Châu Âu và Châu Á ... Các chiến sĩ tự thích vào tay mình hai chữ “Sát Thát” và trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc trước lớp, lớp theo dõi SGK.
- GV nêu câu hỏi : Tìm những sự việc cho thấy vua tôi nhà Trần rất quyết tâm chống giặc.
+ Trần Thủ Độ khảng khái trả lời : “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.
+ Điện Diên Hồng vang lên tiếng đồng thanh của các bô lão : “Đánh!”
+ Trần Hưng Đạo, người chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến viết Hịch tướng sĩ kêu gọi quân dân đấu tranh có câu : “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng ...”
+ Các chiến sĩ tự thích vào cánh tay mình hai chữ “Sát Thát” (giết giặc Mông Cổ”.
* Kết luận:
* Hoạt động 2 : Kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần và kết quả của cuộc kháng chiến.
- Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm. Đọc SGK và trả lời các câu hỏi.
- HS chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 em cùng đọc SGK và thảo luận.
+ Nhà Trần đã đối phó với giặc như thế nào khi chúng mạnh và khi chúng yếu ?
+ Khi giặc mạnh, vua tôi nhà Trần chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng. Khi giặc yếu, vua tôi nhà Trần tấn công quyết liệt buộc chúng phải rút lui khỏi bờ cõi nước ta.
+ Việc cả ba lần vua tôi nhà Trần đều rút khỏi Thăng Long có tác dụng ntn ?
+ Việc rút khỏi Thăng Long có tác dụng rất lớn, làm cho địch khi vào Thăng Long không thấy một bóng người, không một chút lương ăn, càng thêm mệt mỏi và đói khát. Quân địch hao tổn, trong khi đó ta lại bảo toàn được lực lượng.
- Yêu cầu đại diện các nhóm phát biểu ý kiến.
- Đại diện 2 nhóm phát biểu ý kiến. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.
- GV kết luận :
- Yêu cầu HS đọc tiếp SGK và hỏi : Kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên kết thúc thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta ?
- Sau ba lần thất bại, quân Mông-Nguyên không dám sang xâm lược nước ta nữa, đất nước ta sạch bóng quân thù, độc lập dân tộc được giữ vững.
- GV : Theo em, vì sao nhân dân ta đạt được thắng lợi vẻ vang này ?
- Vì dân ta đoàn kết, quyết tâm cầm vũ khí và mưu trí đánh giặc.
* Hoạt động 3 : Tâm gương yêu nước Trần Quốc Toản.
- Tổ chức cho HS cả lớp kể những câu chuyện mà đã tìm hiểu được về tấm gương yêu nước Trần Quốc Toản.
- Một vài HS kể trước lớp.
- GV tổng kết đôi nét về vị tướng trẻ yêu nước Trần Quốc Toản.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- 1 em đọc.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Lắng nghe
- Thực hiện
Bài sau : Ôn tập.
ĐẠO ĐỨC :	
YÊU LAO ĐỘNG
 (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU : 
- Nêu được ích lợi của lao động.
- Tích cực tham gia các hoạt động lao đọng ở trường, lớp ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
- Không đồng tình với biểu hiện lười lao động.
KNS:
-Xác định của giá trị của lao động
-Quản lí thời gian để tham gia làm những việc vừa sức ở nhà và ở trường
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Nội dung một số câu chuyện về tấm gương lao động của Bác Hồ, của các anh hùng lao động ... và một số câu ca dao tục ngữ ca ngợi lao động.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Liên hệ bản thân.
- Ngày hôm qua, em đã làm được những công việc gì ?
- 7-8 em trả lời.
+ Em đã làm được hết bài tập mà cô giáo giao về nhà.
+ Em đã giúp mẹ lau nhà.
+ Em cùng mẹ nấu cơm.
+ Em dọn dẹp phòng của mình ...
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Lắng nghe.
* Kết luận : Như vậy, trong ngày hôm qua, nhiều bạn trong lớp chúng ta đã làm được nhiều công việc khác nhau. Bạn Pê-chi-a của chúng ta cũng có một ngày của mình, nhưng chúng ta sẽ tìm hiểu xem bạn Pê-chi-a đã làm được những gì qua câu chuyện “Một ngày của Pê-chi-a”.
* Hoạt động 2 : Phân tích truyện “Một ngày của Pê-chi-a”.
- Đọc lần 1 câu chuyện “Một ngày của Pê-chi-a”.
- Lắng nghe, ghi nhớ nội dung chính của câu chuyện.
- Chia HS thành 4 nhóm. Yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi SGK.
- Tiến hành thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày kết quả.
1. Hãy so sánh một ngày của Pê-chi-a với những người khác trong truyện ?
- Trong khi mọi người trong truyện hăng say làm việc (như người lái máy cày xới đất, mẹ Pê-chi-a hái qủa chín đóng vào hòm, người công nhân lái máy liên hợp gặt lúa, người thợ xây đã cây được bức tường gạch ...) thì Pê-chi-a lại bỏ phí mất một ngày mà không làm gì cả.
2. Theo em, Pê-chi-a sẽ thay đổi như thế nào sau chuyện xảy ra ?
- Pê-chi-a sẽ cảm thấy hối hận, nuối tiếc vì đã bỏ phí một ngày. Và có thể Pê-chi-a sẽ bắt tay vào việc một cách chăm chỉ sau đó.
3. Nếu em là Pê-chi-a, em có làm như bạn không ? Vì sao ?
- Nếu là Pê-chi-a, em sẽ không bỏ phí một ngày như bạn. Vì phải lao động thì mới làm ra của cải, cơm ăn, áo mặc ... để nuôi sống được bản thân và xã hội.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận : Lao động mới tạo ra được của cải, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân và mọi người xung quanh. Bởi vậy, mỗi người chúng ta cần phải biết yêu lao động.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 2 : Bày tỏ ý kiến.
- Chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu các nhóm thảo luận, bày tỏ ý kiến về các tình huống sau.
- Tiến hành thảo luận nhóm. Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
1. Sáng nay, cả lớp đi lao động trồng cây xung quanh trường. Hồng đến rủ Nhàn cùng đi. Vì ngại trời lạnh, Nhàn nhờ Hồng xin phép hộ với lí do bị ốm. Việc làm của Nhàn là đúng hay sai ?
- Sai. Vì lao động trồng cây xung quanh trường làm cho trường học sạch đẹp hơn, các bạn học tập tốt hơn. Nhà từ chối không đi là lười lao động, không có tinh thần đóng góp chung cùng tập thể.
2. Chiều nay, Lương đang nhổ cỏ ngoài vườn với bố thì Toàn sang rủ đi đá bóng. Mặc dù rất thích đi nhưng Lương vẫn từ chối và tiếp tục giúp bố công việc.
- Việc làm của Lương là đúng. Yêu lao động là phải thực hiện lao động đến cùng, không được đang làm thì bỏ dở.
3. Để được cô giáo khen tinh thần lao động, Nam cố sức bê thật nhiều bàn ghế nặng và tranh làm hết công việc của các bạn.
- Nam làm thế chưa đúng. Yêu lao động không có nghĩa là cố làm hết sức mình, ảnh hưởng đến cả sức khỏe của bản thân, làm cho bố mẹ và người khác lo lắng.
4. Vì sợ cô giáo mắng, các bạn chê cười, Vui không dám xin phép nghỉ để về quê thăm ông bà ốm trong ngày lễ tết trồng cây ở trường.
- Vui yêu lao động là tốt nhưng ở đây, ông bà đang ốm, rất cần sự thăm hỏi, chăm sóc của Vui. Ở đây, Vui nên về thăm ông bà, làm những việc phù hợp với sức và hoàn cảnh của mình.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận : Phải tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường và nơi ở phù hợp với sức khỏe và hoàn cảnh của bản thân.
* Củng cố, dặn dò
- Hỏi : Thế nào là yêu lao động ?
- HS trả lời
- Yêu cầu HS về nhà sưu tầm các tấm gương lao động của Bác Hồ, các Anh hùng lao động; các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về ý nghĩa, tác dụng của lao động.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe
Bài sau : Yêu lao động (T2).
=================–––{———================
TOÁN : 	
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
- Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số.
- Giải toán có lời văn.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. BÀI CŨ:
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu làm các bài tập 
Tính: HS1: 75480 : 75; HS2: 12678 : 36
- 2 em thực hiện yêu cầu.
- Nhận xét và ghi điểm HS.
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bà : 
- Lắng nghe.
2. Hướng dẫn luyện tập:(29’)
* Bài 1( 2 dòng đầu) Làm việc cá nhân
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Đặt tính rồi tính.
- Yêu cầu HS làm bài.
- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi em làm 1 con tính, lớp làm vào vở BT.
- Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét bài làm bạn trên bảng.
- HS nhận xét, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở kiểm tra bài lẫn nhau.
- GV nhận xét và ghi điểm HS.
* Bài 2: Hoạt động nhóm đôi
- Gọi HS đọc đề bài.
- 1 em đọc.
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải bài toán.
- 2 nhóm đính lên bảng, lớp làm bài vào vở BT.
Tóm tắt
25 viên : 1m2
1050 viên : ... m2
Bài giải
Số mét vuông nền nhà lát được là :
1050 : 25 = 42 (m2)
ĐS : 42m2
- GV nhận xét 
* Bài 3( dành cho HSKG)
- Yêu cầu HS làm bài.
Tóm tắt
Có : 25 người
Tháng 1 : 855 sản phẩm
Tháng 2 : 920 sản phẩm
Tháng 3 : 1350 sản phẩm
1 người 3 tháng : ... sản phẩm ?
- 1 HS lên bảng làm bài
Số sản phẩm cả đội làm trong ba tháng là :
855 + 920 + 1350 = 3125 (sản phẩm)
Trung bình mỗi người làm được là :
3125 : 25 = 125 (sản phẩm)
ĐS : 125 sản phẩm.
- GV nhận xét và ghi điểm HS.
* Bài 4( dành cho HSKG)
- Yêu cầu HSKG chỉ ra chỗ sai.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà làm vở bài tập 
- Lắng nghe
- Thực hiện
Bài sau : Thương có chữ số 0.
THỂ DỤC
THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN
TRÒ CHƠI: LÒ CÒ TIẾP SỨC
I/ MỤC TIÊU: 
 -Ôn đi theo vạch kẻ thẳng,hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang.
 Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
 -Trò chơi : Lò cò tiếp sức.Yêu cầu tham gia vào trò chơi chủ động,nhiệt tình,đúng luật.
II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: 
Địa điểm : Sân trường; Còi 
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
 I/ MỞ ĐẦU
GV: phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
HS chạy một vòng trên sân tập
Khởi động
Trò chơi : Chẵn lẽ
Kiểm tra bài cũ : 4 hs
 Nhận xét
 II/ CƠ BẢN:
a.Bài tập RLTTCB :
*Ôn:Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang.
Giáo viên hướng dẫn và tổ chức HS thực hiện
 Nhận xét
*Các tổ biểu diễn tập hợp hàng ngang,dóng hàng,điểm số và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và ... ớc tràn vào cốc chiếm chỗ phần không khí bị mất đi.
3. Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không ? Vì sao em biết ?
3. Phần không khí còn lại trong cốc không duy trì được sự cháy, vì vậy nến đã bị tắt.
- Gọi 2-3 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận : 
- Lắng nghe.
* Hoạt động 2 : Khí các-bô-níc có trong không khí và hơi thở.
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
- HS hoạt động trong nhóm.
- Gọi 1 HS đọc thí nghiệm 2 SGK/67.
- 1 em đọc.
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng và giải thích.
- Quan sát, thảo luận về hiện tượng xảy ra.
- Gọi 2-3 nhóm trình bày kết quả thí nghiệm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Đại diện nhóm trình bày.
Sau khi thổi vào lọ nước vôi trong nhiều lần, nước vôi không còn trong nữa mà đã bị vẩn đục. Hiện tượng đó là do trong hơi thở của chúng ta có khí các-bô-níc.
- Kết luận : Trong không khí và trong hơi thở của chúng ta có chứa khí các-bô-níc. Khí các-bô-níc gặp nước vôi trong sẽ tạo ra các hạt đá vôi rất nhỏ lơ lửng trong nước làm nước vôi vẩn đục.
- Lắng nghe.
- Em còn biết những hoạt động nào sinh ra khí các-bô-níc ?
+ Quá trình hô hấp của người, động vật, thực vật.
+ Khi đốt các hợp chất vô cơ hay hữu cơ
+ Khi ta đun bếp.
+ Khí thải của các nhà máy.
+ Khói của ôtô, xe máy.
+ Quá trình phân hủy rác thải.
- Kết luận : Rất nhiều các hoạt động của con người đang ngày càng làm tăng lượng khí các-bô-níc làm mất cân bằng các thành phần không khí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con người, động vật, thực vật.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế.
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Thảo luận nhóm.
- Gọi các nhóm trình bày. 
+ Trong không khí còn chứa hơi nước. Những hôm trời nồm, độ ẩm không khí cao, trên sàn nhà, bờ tường, bàn ghế hơi ướt. Hiện tượng đó là do trong không khí chứa nhiều hơi nước.
+ Trong không khí chứa nhiều chất bụi bẩn. Khi ánh nắng chiếu qua khe cửa, nhìn vào tia nắng ta thấy các hạt bụi nhỏ bé lơ lửng trong không khí.
+ Trong không khí còn chứa các khí độc do khói của nhà máy, khói xe máy, ôtô thải vào không khí.
+ Trong không khí còn chứa các vi khuẩn do rác thải, nơi ô nhiễm sinh ra.
- Trong không khí còn chứa hơi nước, bụi, nhiều loại vi khuẩn. Vậy chúng ta phải làm gì để giảm bớt lượng các chất độc hại trong không khí ?
- HS tiếp nối nhau trả lời.
+ Chúng ta nên sử dụng các loại xăng không chì hoặc nhiên liệu thiên nhiên.
+ Chúng ta nên trồng nhiều cây xanh.
+ Chúng ta nên vứt rác đúng nơi qui định, không để rác thối, vữa.
+ Thường xuyên làm vệ sinh nơi ở.
* Kết luận : 
- Lắng nghe
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe
- Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
Bài sau : Ôn tập.
Thứ Sáu ngày 09 tháng 12 năm 2011
TẬP LÀM VĂN	
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU:
	Dựa vào dàn ý đã lập( TLV, tuần 15), viết được một bài văn miêu tả đồ chơi em thích với 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. BÀI CŨ:
- Gọi 2 HS đọc bài giới thiệu về lễ hội hoặc trò chơi của địa phương mình.
- HS thực hiện yêu cầu.
- Nhận xét câu trả lời và ghi điểm HS.
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài :
- Lắng nghe.
2. Hướng dẫn viết bài:
a) Tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc đề bài.
- 1 em đọc.
- Gọi HS đọc gợi ý.
- 1 em đọc.
- Gọi HS đọc lại dàn ý của mình.
- 2 HS đọc dàn ý.
b) Xây dựng dàn ý
- Em chọn cách mở bài nào ? Đọc mở bài của em.
- 2 HS trình bày : Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.
- Gọi HS đọc phần thân bài của mình.
- 1 HS giỏi đọc.
- Em chọn kết bài theo hướng nào ? Hãy đọc phần kết bài của em.
- 2 HS trình bày : Kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng.
3. Viết bài:
- HS tự viết bài vào vở.
- GV thu, chấm một số bài và nêu nhận xét chung.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe
- Nhận xét chung về bài làm của HS. Em nào viết chưa tốt về nhà viết lại.
Bài sau : Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.
TOÁN 
CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tt)
I. MỤC TIÊU : 
- Biết thực hiện phép chia cho số có năm chữ số cho số có ba chữ số ( chia hết, chia có dư).
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. BÀI CŨ
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu làm các bài tập 
Tính giá trị của biểu thức:
HS1:47376 : (18 x47); HS2: 21546 : (57x21)
- HS thực hiện yêu cầu.
- Nhận xét và ghi điểm HS.
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài 
- Lắng nghe.
2. Hướng dẫn thực hiện phép chia.
a) Phép chia 41535 : 195 (trường hợp chia hết).
- GV viết lên bảng phép chia trên, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm nháp.
- Yêu cầu HS nêu cách tính của mình.
- GV hướng dẫn lại.
41535 195
0253 213
 0585
 000
* 415 chia 195 được 2, viết 2;
2 nhân 5 bằng 10, 15 trừ 10 bằng 5, viết 5 nhớ 1;
2 nhân 9 bằng 18, thêm 1 bằng 19; 21 trừ 19 bằng 2, viết 2 nhớ 2.
2 nhân 1 bằng 2, thêm 2 bằng 4; 4 trừ 4 bằng 0, viết 0.
* Hạ 3, được 253; 253 chia 195 được 1, viết 1.
1 nhân 5 bằng 5, 13 trừ 5 bằng 8, viết 8 nhớ 1;
1 nhân 9 bằng 9, thêm 1 bằng 10; 15 trừ 10 bằng 5, viết 5 nhớ 1.
1 nhân 1 bằng 1, thêm 1 bằng 2; 2 trừ 2 bằng 0, viết 0.
* Hạ 5, được 585; 585 chia 195 được 3, viết 3.
3 nhân 5 bằng 15, 15 trừ 15 bằng 0, viết 0 nhớ 1;
3 nhân 9 bằng 27, thêm 1 bằng 28; 28 trừ 28 bằng 0, viết 0 nhớ 2.
3 nhân 1 bằng 3, thêm 2 bằng 5; 5 trừ 5 bằng 0, viết 0.
Vậy 41535 : 195 = 213
- Phép chia 41535 : 195 là phép chia hết hay phép chia có dư ?
- Là phép chia hết.
b) Phép chia 80120 : 245 (trường hợp chia có dư).
- GV viết lên bảng phép chia trên, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm nháp.
- Yêu cầu HS nêu cách tính của mình.
- Hướng dẫn lại cách tính như phần a.
- Kết quả 80120 : 245 = 327 (dư 5)
- Phép chia 80120 : 245 là phép chia hết hay phép chia có dư ?
- Là phép chia có số dư là 5.
3. Luyện tập thực hành:
* Bài 1: Làm bảng con
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Đặt tính rồi tính.
- Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính.
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 1 con tính. Lớp làm vào vở BT.
- GV nhận xét và ghi điểm HS.
* Bài 2b: Làm phiếu học tập
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Tìm x.
- Yêu cầu HS làm bài.
- b) 89658 : x = 293
 x = 89658 : 293
 x = 306
- Yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình.
- Nhận xét .
* Bài 3( dành cho HSKG)
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải.
- 1 HS lên bảng làm bài
Tóm tắt
305 ngày : 49410 sản phẩm
1 ngày : ... sản phẩm ?
Bài giải
Trung bình mỗi ngày nhà máy sản xuất được số sản phẩm là :
49410 : 305 = 162 (sản phẩm)
ĐS : 162 sản phẩm.
- Nhận xét và ghi điểm HS.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà làm VBT
- Theo dõi
Bài sau : Luyện tập.
CHÍNH TẢ
KÉO CO
I. MỤC TIÊU :
	- Nghe viết đúng đoạn Hội làng Hữu Trấp ... chuyển bại thành thắng trong bài Kéo co, trình bày đúng đoạn văn.
	- Làm đúng bài tập 2a.	
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Giấy khổ to và bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. BÀI CŨ:
- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết : tàu thủy, thả diều, nhảy dây, ngã ngửa, ngật ngưỡng, kĩ năng ...
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu
- Nhận xét về chữ viết của HS.
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài 
- Lắng nghe.
2. Hướng dẫn viết chính tả : 
a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- Gọi HS đọc đoạn văn trong SGK/155
- 1 em đọc.
- Hỏi : Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp có gì đặc biệt ? 
- Cách chơi kéo có ở làng Hữu Trấp diễn ra giữa nam và nữ. Cũng có năm nam thắng, cũng có năm nữ thắng.
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Các từ ngữ : Hữu Trấp, Quế Võ, Bắc Ninh, Tích Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, ganh đua, khuyến khích, trai tráng ...
c) Viết chính tả
d) Soát lỗi và chấm bài
3. Hướng dẫn làm bài tập 
* Bài 2 
a) Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Phát giấy và bút dạ cho một số cặp HS. Yêu cầu HS tự tìm từ.
- 2 HS ngồi cùng bàn tìm từ ghi vào phiếu hoặc ghi bằng chì vào SGK.
- Nhận xét chung, kết luận lời giải đúng.
- Chữa bài.
nhảy dây - múa rối - giao bóng.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe
Bài sau : Mùa đông trên rẻo cao.
KĨ THUẬT:
 CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN
 (Tiết 2)
I/ Mục tiêu:
 - Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học.
II/ Đồ dùng dạy- học: - Mẫu túi vải rút dây 
 -Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 + Một mảnh vải hoa hoặc màu . Chỉ khâu và một đoạn len (hoặc sợi) dài 60cm.
 + Kim khâu, kéo cắt vải, thước may, phấn gạch, kim băng nhỏ hoặc cặp tăm.
III/ Hoạt động dạy- học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định:Khởi động.
2.Kiểm tra bài cũ:(3’) Kiểm tra dụng cụ học tập. 
3.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: “Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn”
 b)Thực hành tiếp tiết 1
 -Kiểm tra kết quả thực hành của HS ở tiết 1 và yêu cầu HS nhắc lại các bước khâu túi rút dây. 
 -Hướng dẫn nhanh những thao tác khó. Nhắc HS khâu vòng 2 -3 vòng chỉ qua mép vải ở góc tiếp giáp giữa phần thân túi với phần luồn dây để giữ cho đường khâu không bị tuột.
 -GV cho HS thực hành và nêu yêu cầu, thời gian hoàn thành.
 -GV quan sát uốn nắn thao tác cho những HS còn lúng túng .
 * Hoạt động 4:Đánh giá kết quả học tập của HS.
 -GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
 -GV nêu tiêu chẩn đánh giá sản phẩm:
 +Đường cắt, gấp mép vải thẳng, phẳng.
 +Khâu phần thân túi và phần luồn dây đúng kỹ thuật. 
 +Mũi khâu tương đối đều, thẳng, không bị dúm, không bị tuột chỉ.
 +Túi sử dụng được (đựng dụng cụ học tập như : phấn, tẩy). 
 +Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định 
 -GV cho HS dựa vào các tiêu chuẩn trên để đánh giá sản phẩm thực hành.
 -GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS.
 3.Nhận xét- dặn dò:
 - Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
 - Hướng dẫn HS về nhà đọc trước bài và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “ Các chi tiết và dụng cụ của bộ lắp ghép mô hình cơ khí”.
-Chuẩn bị dụng cụ học tập.
-HS nêu các bước khâu túi rút dây.
-HS theo dõi.
-HS thực hành vạch dấu và khâu phần luồn dây, sau đó khâu phần thân túi.
- HS trưng bày sản phẩm. 
- HS tự đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên.
-HS lắng nghe.
-HS cả lớp.
=================–––{———================
KIỂM TRA
TỔ TRƯỞNG
HIỆU TRƯỞNG

Tài liệu đính kèm:

  • doclOP 4 tUAN 16.doc