Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Gv: Đoàn Văn Tạo - Trường tiểu học Hà Huy Tập

Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Gv: Đoàn Văn Tạo - Trường tiểu học Hà Huy Tập

Tập đọc

Tiết 33: RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG

I. MỤC TIÊU

- Biết đọc toàn bài với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi ở đoạn đầu. Lời chú hề: vui, điềm đạm. Lời nàng công chúa: hồn nhiên, ngây thơ.

- NDung: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Tranh trang 163 trong sách giào khoa.

- Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 34 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 507Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Gv: Đoàn Văn Tạo - Trường tiểu học Hà Huy Tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2009
Tập đọc
Tiết 33: RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG
I. MỤC TIÊU
- Biết đọc toàn bài với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi ở đoạn đầu. Lời chú hề: vui, điềm đạm. Lời nàng công chúa: hồn nhiên, ngây thơ. 
- NDung: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh trang 163 trong sách giào khoa.
- Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 4 học sinh đọc phân vai truyện trong quán ăn “Ba cá bống”
(?) Em thích hình ảnh chi tiết nào trong truyện ?
2. Dạy học bài mới
 Giới thiệu bài
- Treo tranh.
(?) Bức tranh vẽ gì ?
*Việc gì xảy ra khiến cả nhà vua và các cận thần đều lo lắng đến vậy ? Câu chuyện rất nhiều mặt trăng sẽ giúp các em hiểu điều đó.
 Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài
 Luyện đọc
- Gọi 1 học sinh đọc to (lớp đọc thầm)
- Chia đọc: ( 3 đọan)
- Chú ý ngắt giọng và phát âm
- Học sinh đọc chú giải.
- Giáo viên đọc mẫu: chú ý giọng đọc.
Tìm hiểu bài
*Đoạn 1
- Yêu cầu đọc, trao đổi, trả lời câu hỏi.
(?) Chuyện gì xảy ra với cô công chúa?
(?) Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?
(?) Trước yêu cầu của công chúa, nhà vua đã làm gì?
(?) Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa ?
(?) Tại sao họ lại cho rằng đó là một đòi hỏi không thể thực hiện được ?
(?) Nội dung chính của đoạn 1 là gì ?
*Đoạn 2
- Yêu cầu đọc đoạn 2 và trao đổi trả lời câu hỏi.
(?) Nhà vua đã than phiền với ai ?
(?) Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị thần và các nhà khoa học ?
(?) Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn ?
(?) Đoạn 2 cho em biết điều gì ?
*Đoạn 3
- Yêu cầu đọc đoạn 3.
(?) Chú hề đã làm gì? Để có được “mặt trăng cho công chúa” ?
(?) Thái độ của công chúa như thế nào? khi nhận được món quà đó ?
(?) Câu chuyện rất nhiều mặt trăng cho em hiểu điều gì ?
(?) Nội dung chính của đoạn 3 là gì ?
Đoạn diễn cảm bài
- Gọi 3 học sinh đọc phân vai (người dẫn chuyện, chú hề, công chúa)
- Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc
“ Thế là chú hềbằng vàng rồi”
- Tổ chức thi đọc phân vai.
- Nhận xét và cho điểm.
3. Củng cố - dặn dò 
(?) Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao ?
- Nhận xét tiết học.
- Về đọc lại truyện.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh nêu
- Cảnh vua và các vị cận thần đang lo lắng, suy nghĩ, bàn bạc một điều gì đó.
* Đoạn 1:nhà vua.
* Đoạn 2: bằng vàng rồi.
* Đoạn 3: tung tăng khắp vườn.
- Lắng nghe, theo dõi cách đọc.
- Học sinh đọc to, lớp đọc thầm, trao đổ, trả lời câu hỏi.
+ Cô bị ốm nặng.
 + Mong muốn có mặt trăng và nói là cô sẽ khỏi ngay nếu có được mặt trăng.
+ Cho mời các vị đại thần, các nhà khoa học đến để bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa.
+ Họ nói rằng đòi hỏi của công chúa là không thể thực hiện được.
+ Vì mặt trăng ở xa và to gấp hàng ngàn lần đất nước của nhà vua.
*Công chúa muốn có mặt trăng, triều đình không biết làm cách nào tìm được mặt trăng cho công chúa.
- Học sinh đọc to, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Nhà vua than phiền với chú hề.
+ Chú hề nói trước hết phải hỏi công chúa xem nàng nghĩ về mặt trăng ntn đã. Vì chú tin rằng cách nghĩ của trẻ con khác với cách nghĩ của người lớn.
+ Công chúa nghĩ rằng mặt trăng chỉ to hơn móng tay của cô, Mặt trăng ngang qua ngọn cây trước cửa sổ và được làm bằng vàng.
*Mặt trăng của nàng công chúa.
- Học sinh đọc to, lớp đọc thầm, trao đổi, trả lời câu hỏi.
+ Tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn đặt làm ngay một mặt trăng bằng vàng, lớn hơn móng tay của công chúa, cho mặt trăng vào sợi dây chuyền vàng để công chúa đeo vào cổ.
+ Công chúa thấy mặt trăng thì vui sướng ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn.
+ Câu chuyện cho em hiểu rằng suy nghĩ của trẻ em rất khác suy nghĩ của người lớn.
*Chú hề đã mang đến cho công chúa nhỏ một “mặt trăng” như cô mong muốn.
- Học sinh đọc phân vai lớp theo dõi.
- Luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc 3 lượt.
************************************************
Toán
Tiết 81: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số.
- Biết chia cho số có ba chữ số 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 3.
- GV chữa và cho điểm .
2. Dạy học bài mới
 Giới thiệu bài:
 Hướng dẫn luyện tập, thực hành.
Bài 1: 
- HS đọc đề bài.
(?) Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính.
- Yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
(?) Bài toán hỏi gì ?
(?) Muốn biết mỗi gói muối có bao nhiêu gam muối ta cần biết gì trước?
(?) Thực hiện phép tính gì để tính số gam mối có trong mỗi gói ? 
- Y/C HS tóm tắt và giải bài toán.
- HS lên bảng làm bài tập 3
 Bài giải 
Trung bình mỗi ngày nhà máy SX được số SP là: 
 49410 : 305 = 162(sản phẩm)
 Đáp số: 162 sản phẩm 
- HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- HS nghe.
- HS đọc đề bài.
- Đặt tính rồi tính.
- HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện hai con tính. Cả lớp làm vào VBT.
- HS nhận xét bài làm của bạn. 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- HS đọc đề bài.
- Bài toán hỏi số gam mối có trong mỗi gói là bao nhiêu g
- Ta cần biết 18 kg = 18000g
- Thực hiện phép tính chia 18000 : 240
- HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào VBT.
 Tóm tắt
240 gói : 18 kg
 1 gói :... g ?
Bài giải 
 18 kg = 18000g
 Số gam mối có trong mỗi gói là: 
 18000 : 240 = 75 (g)
Đáp số: 75 g
- Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3: (HS về nhà làm bài )
- HS đọc đề bài.
(?) Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Y/C HS tự làm bài.
- HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vàoVBT.
 Tóm tắt
 Diện tích : 7140m2
Chiều dài : 105m 
Chiều rộng : ... m ?
Chu vi : ... m ?
Bài giải
Chiều rộng của sân vận động là:
7140 : 105 = 68 (m)
Chu vi của sân vận động là:
(105 + 68) : 2 = 346 (m)
 Đáp số: 68m; 346m.
- Y/C HS dưới lớp nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố - dặn dò 
- GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập số 1 phần b và chuẩn bị bài sau.
- HS nhận xét bài làm của bạn. 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
**********************************************
Khoa học
Tiết 33: ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU
 *Giúp học sinh củng cô cố kiến thức:
- Tháp dinh dưỡng cân đối
- Một số tính chất của nước và không khí, các thành phần của không khí.
- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên 
- Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động, sản xuất, vui chơi, giải trí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- H/s c.bị các tranh ảnh về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động, vui chơi
- Phiếu học tập cá nhân và giấy khổ A0.
- Các thẻ điểm 8, 9 ,10. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
1. Mô tả hiện tượng và kết quả của thí nghiệm 1?
2. Mô tả hiện tượng và kết quả của thí nghiệm 2?
3. Không khí gồm những thành phần nào? 
2. Dạy học bài mới
- Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ củng cố lại cho các em những kiến thức cơ bản về vật chất để chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối kì I.
- Học sinh trả lời câu hỏi. 
- Học sinh nghe. 
Hoạt động 1: Ôn tập về phần vật chất.
- Phát phiếu học tập cá nhân cho học sinh.
1. Em hãy hoàn thiện tháp dinh dưỡng cân đối trung bình cho một người một tháng ?
2. Không khí và nước có những tính chất nào giống nhau ?
(?) Các thành phần chính của không khí là gì 
(?) Thành phần của không khí quan trọng nhất đối với con người là gì ?
3. Hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên ? 
- Không màu, không mùi không vị.
- Không có hình dạng nhất định.
- Ô-xi và ni-tơ.
- Ô-xi. 
Hoạt động 2: Vai trò của nước, không khí trong đời sống sinh hoạt.
- Phát giấy khổ to cho các nhóm 
- Yêu cầu trình bày theo chủ đề: 
+ Vai trò của nước.
+ Vai trò của không khí.
+ Xen kẽ nước và không khí.
- Gọi các nhóm lên trình bày.
- Ban giám khảo đánh giá theo tiêu chí:
+ Nội dung đầy đủ.
+ Tranh ảnh phong phú.
+ Trình bày đẹp, khoa học.
+ Thuyết minh rõ ràng, mạch lạc.
+ Trả lời được các câu hỏi đặt ra.
- Chấm điểm trực tiếp cho mỗi nhóm. 
- Nhóm thảo luận cách trình bày. Dán tranh ảnh sưu tầm được vào giấy khổ to. Các thành viên trong nhóm thảo luận về nội dung và cử đại diện thuyết minh.
- Các nhóm khác đặt câu hỏi cho nhóm vừa trình bày để hiểu rõ hơn về ý tưởng, nội dung của nhóm bạn. 
Hoạt động 3: Cuộc thi: Tuyên truyền viên xuất sắc.
- Học sinh cùng bàn làm việc 
- Yêu cầu vẽ tranh theo đề tài:
+ Bảo vệ môi trường nước.
+ Bảo vệ môi trường không khí.
- Nhận xét, chọn những tác phẩm đẹp, đúng chủ đề, ý tưởng hay sáng tạo. 
3. Củng cố - dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Về ôn các kiến thức đã học để chuẩn bị KTĐK. 
- Thi vẽ.
- Học sinh lên trình bày sản phẩm và thuyết trình. 
***********************************************************
H­íng dÉn häc LuyÖn tõ vµ c©u
c©u kÓ
I. Môc ®Ých yªu cÇu
- Cñng cè kh¸i niÖm c©u kÓ, t¸c dông cña c©u kÓ.
- BiÕt t×m c©u kÓ trong ®o¹n v¨n. Ph©n biÖt c©u kÓ, c©u hái.
II. C¸c ho¹t ®éng d¹y häc 
Ho¹t ®éng cña GV
Ho¹t ®éng cña HS
1. KiÓm tra bµi cò
- §äc ghi nhí tiÕt luyÖn tõ vµ c©u : C©u kÓ.
- Ph©n biÖt c©u kÓ, c©u hái?
- GV nhËn xÐt.
2. H­íng dÉn häc sinh häc
YC HS lµm viÖc c¸ nh©n, lµm viÖc nhãm víi c¸c bµi tËp trong vë bµi tËp TiÕng ViÖt 4
- GV nhËn xÐt, chèt ý ®óng.
3. Cñng cè, dÆn dß
- C©u kÓ cã t¸c dông g×? Nªu t¸c dông cña c©u kÓ?
- GV nhËn xÐt, ®¸nh gi¸ tiÕt häc.
- VÒ nhµ «n bµi.
- HS tr¶ lêi, ®Æt c©u.
- C¶ líp nhËn xÐt.
- Lµm viÖc c¸ nh©n , ®æi vë chÐo ®Ó kiÓm tra.
- Lµm viÖc nhãm, ®¹i diÖn nhãm tr×nh bµy.
- HS tr¶ lêi c©u hái.
To¸n «n : chia cho sè cã 3 ch÷ sè
MUÏC TIEÂU: Giuùp HS: 
 - Bieát caùch th/h pheùp chia cho soá coù ba chöõ soá.
 - AÙp duïng ñeå tính gtrò cuûa b/thöùc soá & giaûi baøi toaùn veà soá TBC. 
II. Ho¹t ®éng 
Bµi 1. §Æt tÝnh råi tÝnh 
a. 3264 :272 b. 43339 :102
c. 16864 :124 c. 13081 : 103
HS lµm bµi – ch÷a bµi – nhËn xÐt.
GV ch÷a bµi – cñng cè
Bµi 2 Ng­êi ta xÕp nh÷ng gãi kÑo vµo 30 hép, mçi hép chøa 230 gãi ... 
-HS quan saùt vaø traû lôøi.
-HS theo doõi.
-HS laéng nghe.
-HS theo doõi.
-HS thöïc hieän thao taùc. 
-Caû lôùp.
**********************
Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2009
Tập làm văn
Tiết 34: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT.
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết được cấu tạo của đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn văn, viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiếc cặp sách. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Đoạn văn tả chiếc cặp trong bài tập1 viết sẵn trên bảng lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi đọc phần ghi nhớ trang 170
- Gọi học sinh đọc đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em.
2. Dạy học bài mới
 Giới thiệu bài
- Bài học hôm nay sẽ luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật. Thi xem bạn nào có đoạn văn miêu tả chiếc cặp đúng và hay nhất.
Hướng dẫn làm bài tập
*Bài 1
- Gọi đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu trao đổi, thực hiện yêu cầu.
- Gọi trình bày và nhận xét.
- Học sinh đọc thuộc lòng.
- Học sinh đọc đoạn văn của mình.
- Nghe.
- Học sinh tiếp nối đọc.
- Cùng bàn trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Trình bày, nhận xét.
a. Các đoạn văn trên đều thuộc thân bài trong bài văn miêu tả.
b. Đoạn 1: Đó là một chiếc cặp màu đỏ tươi..đến sáng long lanh. (tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp).
*Đoạn 2: Quai cặp làm bằng sắt.. đeo chiếc ba lô. (tả quai cặp và dây đeo)
*Đoạn 3: Mở cặp ra em thấy.. và thước kẻ (tả cấu tạo bên trong của cặp).
c. ND miêu tả của từng đoạn được báo hiệu bằng những từ ngữ:
	*Đoạn 1: màu đỏ tươi.
	*Đoạn 2: Quai cặp
	*Đoạn 3: Mở cặp ra
*Bài 2
- Gọi đọc yêu cầu và gợi ý.
- Yêu cầu quan sát chiếc cặp của mình và tự làm bài.
- Nhắc học sinh:
*Chỉ viết một đoạn văn miêu tả hình dáng bên ngoài của cặp (không phải cả bài, không phải bên trong)
* Nên viết theo các gợi ý.
* Cần miêu tả những đặc điểm riêng của chiếc cặp mình tả để nó không giống chiếc cặp của bạn.
* Khi viết chú ý bộc lộ cảm xúc của mình.
- Gọi trình bày và sửa lỗi dùng từ và diễn đạt.
*Bài 3
- Đọc yêu cầu.
- Yêu cầu quan sát bên trong cặp và tự làm theo gợi ý.
* Chỉ viết một đoạn bên trong chứ không viết cả bài.
- Trình bày - sửa lỗi diễn đạt.
3. Củng cố - dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Về hoàn thành bài văn: tả chiếc cặp sách của em
 hoặc của bạn em.
- Học sinh đọc thành tiếng.
- Quan sát cặp, nghe Giáo viên gợi ý và tự làm bài.
- Học sinh trình bày.
- Học sinh đọc to.
- Quan sát và làm bài.
- Học sinh trình bày.
**********************************************************************
Khoa học
Biết 34: KIỂM TRA HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU
- HS biết vận dụng các kiến thứ đã học để trả lời câu hỏi
- HS biết vận dụng kiến thức của mình đã đạt được vào làm bài kiểm tra
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 GV: Đề bài, nội dung câu hỏi
 HS: giấy kiểm tra ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1- Giới thiệu bài mới 
2- Đề bài : toå ra ñeà
********************************************
Toán
Tiết 84: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 5.
I. MỤC TIÊU
- Biết dấu hiệu chia hết cho 5 và không chia hết cho 5.
- Biết kết hợp dấu hiệu chia hết cho 2 và chia hết cho 5
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Giáo án + SGK + SGV + Vở BT
- HS: Sách vở, đồ dùng môn học
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
 (?) Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, cho ví dụ ?
2. Dạy học bài mới
Giới thiệu bài
- Ghi đầu bài.
 HD/HS tự phát hiện dấu hiệu chia hết cho 5:
 Tổ chức thảo luận tự phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 5:
(?) Số như thế nào thì chia hết cho 5 ?
(?) Số như thế nào thì không chia hết cho 5 ?
Luyện tập:
* Bài 1: 
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
* Bài 2: Viết số chia hết cho 5 thích hợp vào chỗ chấm.
- Nhận xét, đánh giá.
* Bài 3: 
- Với 3 chữ số : 0 ; 5 ;7 hãy viết các số có 3 chữ số mỗi số có cả 3 chữ số đố và đều chia hết cho 5.
- Nhận xét, đánh giá.
* Bài 4:
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, đáng giá
3. Củng cố - dặn dò 
- Nhận xét giờ học.
- Về học thuộc dấu hiệu chia hết cho 5.
- Các số có tận cùng là 0 ;2 ;4 ;6 ;8 thì chia hết cho 2.
- Nêu lại đầu bài.
- HS thảo luận nêu các số chia hết cho 5 và không chia hết cho 5.
20 : 5 = 4
41 : 5 = 8 dư 1
30 : 5 = 6
32 : 5 = 6 dư 2
40 : 5 = 8
53 : 5 = 10 dư 3
15 : 5 = 3
44 : 5 = 8 dư 4
25 : 5 = 5
46 : 5 = 9 dư 1
35 : 5 = 7
47 : 5 = 9
- HS thảo luận: 
+ Nhận xét chữ số tận cùng của các số chia hết cho 5.
+ Nhận xét chữ số tận cùng của các số không chia hết cho 5.
- Các số có số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5.
- Các số không có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì không chia hết cho 5.
- HS lên bảng làm bài :
a) Các số chia hết cho 5 là: 660; 3000 945; 35.
b) các số khong chia hết cho 5 là : 8 ; 57 ; 4674 ; 5553.
- HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở
a) 150 < 155 < 160 
b) 3575 < 3580 < 3585
c) 335 ; 340 ; 345 ; 350 ; 355 ; 360.
- Nhận xét, sửa sai.
- HS viết vào vở, vài HS nêu miệng.
570 ; 750 ; 705 
- Nhận xét, sửa sai.
a) Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là:
 660 ; 3000.
b) Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 là: 35 ; 945.
- Nhận xét, sửa sai.
- Về nhà học thuộc dấu hiệu chia hết cho 5.
******************************************
Âm nhạc
Biết 17: ÔN TẬP TIẾP THEO
I. MỤC TIÊU
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca một số bài hát đã học
- Tập biểu diễn bài hát
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Giáo viên: Nhạc cụ âm nhạc.
- Học sinh: Nhạc cụ, sách giáo khoa, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp kiểm tra trong tiết ôn.
2. Dạy học bài mới
 Giới thiệu bài:
- Tiết hôm nay chúng ta sẽ ôn lại 6 bài hát đã học và tập đọc thang âm 5 nốt
 Nội dung:
*Hoạt động 1: Ôn tập 6 bài hát đã học
(?) Em hãy kể tên những bài hát đã được học trong học kỳ qua?
- Giáo viên bắt nhịp cho cả lớp hát ôn lại lần lượt 6 bài hát trên mỗi bài 2 - 3 lần
- Giáo viên chú ý sửa giai điệu cho học sinh.
*Hoạt động 2: Luyện cao độ.
- Tập đọc thang âm 5 nốt hướng dẫn học sinh cách đọc và luyện đọc.
- Cho HS ôn các hình tiết tấu của bài TĐN 1,2,3
- Giáo viên nhận xét tuyên dương
3. Củng cố - dặn dò 
- Giáo viên tổng kết nội dung bài
- Nhận xét tinh thần giờ học chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra học kỳ I
- Học sinh lắng nghe
1. Em yêu hòa bình
2. Bạn ơi lắng nghe
3. Trên ngựa ta phi nhanh
4. Khăn quàng thắm mãi vai em
5. Cò lả
6. Giấc mơ của bé
- Học sinh ôn lại 6 bài hát
- Luyện đọc thang âm
- Tập gõ tiết tấu theo hình (gõ theo phách, nhịp)
***********************************************************************
H­íng dÉn häc to¸n
luyÖn tËp
I. Môc tiªu: Gióp HS
- BiÕt dÊu hiÖu chia hÕt cho 2 vµ kh«ng chia hÕt cho 2.
- NhËn biÕt dÊu hiÖu chia hÕt cho 2
- BiÐt dÊu hiÖu chia hÕt cho 5 vµ kh«ng chia hÕt cho 5.
II. C¸c ho¹t ®éng d¹y häc 
Ho¹t ®éng cña GV
Ho¹t ®éng cña HS
1. KiÓm tra bµi cò
- Cho biÕt dÊu hiÖu chia hÕt cho 2?
- Cho biÕt dÊu hiÖu chia hÕt cho 5?
- GV nhËn xÐt.
2 H­íng dÉn häc
- YC HS lµm c¸c bµi tËp cßn l¹i trong SGK.
- YC HS lµm viÖc c¸ nh©n, lµm viÖc nhãm víi c¸c bµi tËp trong vë bµi tËp To¸n 4
- GV nhËn xÐt, chèt ý ®óng.
3. Cñng cè, dÆn dß
- GV nhËn xÐt, ®¸nh gi¸ tiÕt häc.
- VÒ nhµ «n bµi.
- HS nªu
- HS lµm bµi.
- Lµm viÖc c¸ nh©n , ®æi vë chÐo ®Ó kiÓm tra.
- Lµm viÖc nhãm, ®¹i diÖn nhãm tr×nh bµy.
LuyÖn tËp lµm v¨n
luyÖn tËp x©y dùng ®o¹n v¨n miªu t¶ ®å vËt
I. Môc ®Ých yªu cÇu
- HS tiÕp tôc t×m hiÓu vÒ ®o¹n v¨n: BiÕt x¸c ®Þnh mçi ®o¹n v¨n thuéc phÇn nµo trong ®o¹n v¨n miªu t¶, néi dung miªu t¶ cña tõng ®o¹n, dÊu hiÖu më ®Çu ®o¹n v¨n.
- BiÕt viÕt c¸c ®o¹n v¨n trong mét bµi v¨n t¶ ®å vËt.
II. C¸c ho¹t ®éng d¹y häc
Ho¹t ®éng cña GV
Ho¹t ®éng cña HS
1. KiÓm tra bµi cò
- KiÓm tra chuÈn bÞ cña HS.
- GV nhËn xÐt.
2. LuyÖn tËp
- YC HS lµm viÖc c¸ nh©n, lµm viÖc nhãm víi c¸c bµi tËp trong vë bµi tËp TiÕng ViÖt 4
- Gv nhËn xÐt.
3. Cñng cè, dÆn dß
- GV nhËn xÐt tiÕt häc.
- HS ®äc vµi ®o¹n v¨n hay.
- Khen nh÷ng HS cã ý thøc häc tËp tèt.
- ChuÈn bÞ bµi sau.
- HS suy nghÜ lµm bµi
- Trao ®æi nhãm (x©y dùng kÕt cÊu ba phÇn cña bµi v¨n).
- Tr×nh bµy tr­íc líp
- C¶ líp nhËn xÐt
- C¶ líp viÕt bµi vµo vë.
**********************
Toán
Tiết 84: LUYỆN TẬP.
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiêu chia hết cho 2 và chia hết cho5
- Nhận biết được số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 trong một số tình huống đơn giản
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Giáo án + SGK + SGV + Vở BT
- HS: Sách vở, đồ dùng môn học
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
 (?) Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 5 cho ví dụ?
2. Dạy học bài mới
 Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
 Hướng dẫn luyện tập:
* Bài 1: Cho các số : ... số nào chia hết cho 2, số nào chia hết cho 5.
- Nhận xét, đánh giá.
* Bài 2:
a)Viết 3 số có 3 chữ số chia hết cho 2 
b)Viết 3 số có 3 chữ số chia hết cho 5
- Nhận xét, sửa sai.
* Bài 3: Trong các số: .... 
a) Số nào vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5.
b) Số nào chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5.
c) Số nào chí hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2.
* Bài 4: Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng là chữ số nào?
- Nhận xét, sửa sai.
* Bài 5: Gọi HS nêu miệng.
3. Củng cố - dặn dò 
- Nhận xét giờ học.
- Về học thuộc dấu hiệu chia hết 2 và 5
- Các số có tận cùng là 0 và 5 thì chia hết cho 5, các số có số tận cùng là số chẵn thì chia hết cho 2.
- HS nhắc lại đầu bài.
- Nêu yêu cầu và làm bài tập vào vở.
a) Số chia hết cho 2 là: 4568; 66814; 2050; 3576; 900.
b) Số chia hết cho 5 là: 2050; 2355; 
- Nhận xét, sửa sai.
a) Số có 3 chữ số chia hết cho 2 là: 672; 984; 756
b) Số có 3 chữ số chia hết cho 5 là: 150; 465; 970
a) Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là: 480; 2000; 9010
b) Số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 là: 296; 324.
c) Số chia hết cho 5 nhưng không chí hết cho 2 là: 345; 3995.
- Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng là chữ số 0.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS nêu miệng.
+ Số táo của Loan ít hơn 20.
+ Số táo đó chia hết cho 5 và 2. Vậy chỉ có số 10.
- Loan có 10 quả táo.
10 : 5 = 2 (quả) 10 : 2 = 5 (quả)
- Về nhà học bài
*******************************************
Thứ bảy ngày 19 tháng 12 năm 2009
 BAN GIÁM HIỆU KÍ DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP 4 TUAN 17 CO 2 BUOI.doc