I. Mục tiêu:
1. Đọc đúng các tiếng, từ khó: vương quốc, khỏi bệnh,, than phiền, khuất, . Đọc ngắt nghỉ sau mỗi dấu câu. Nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm.bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện.
2. Hiểu từ ngữ: vời, than phiền
3. Nội dung: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.
4. GD học sinh luôn ham thích tìm hiểu về tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy - học :
- Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc
TUẦN 17 Ngày soạn: 16/12/2011 THỨ 2 Ngày dạy: 19/12/2011 TIẾT 1: SINH HOẠT ĐẦU TUẦN LỚP TRỰC TUẦN NHẬN XÉT ===================================== TIẾT 2: TẬP ĐỌC: RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG (163) I. Mục tiêu: 1. Đọc đúng các tiếng, từ khó: vương quốc, khỏi bệnh,, than phiền, khuất, . Đọc ngắt nghỉ sau mỗi dấu câu. Nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm.bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện. 2. Hiểu từ ngữ: vời, than phiền 3. Nội dung: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. 4. GD học sinh luôn ham thích tìm hiểu về tự nhiên. II. Đồ dùng dạy - học : - Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động học TG Hoạt động dạy 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc bài : Trong quán ăn “Ba cá Bống” và trả lời câu hỏi: - Nhận xét – ghi điểm. 3. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài:Ghi bảng. b. Nội dung: * Luyện đọc: - Đọc bài toàn bài. - Chia đoạn: bài chia làm 3 đoạn - Đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS. - HD luyện đọc từ khó, câu khó. - Đọc nối tiếp đoạn lần 2. - Nêu chú giải - Luyện đọc theo cặp. - Đọc mẫu toàn bài. * Tìm hiểu bài : - Đọc bài và trả lời câu hỏi: + Chuyện gì đã xảy ra với cô công chúa? - Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì? + Trước yêu cầu của công chúa, nhà vua đã làm gì? Vời: Mời vào - Các vị đại thần và nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa? - Cách nghĩ của chú Hề có gì khác với cách nghĩ của các vị đại thần và các nhà khoa học? Than phiền: - Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn? + Chú Hề đã làm gì để có được mặt trăng cho công chúa? + Thái độ của công chúa như thế nào? => Câu chuyện nói nên điều gì? - Ghi nội dung lên bảng. * Luyện đọc diễn cảm: - HD giọng đọc. - Đọc nối tiếp cả bài. - Hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài. + Luyện đọc theo cặp. + Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - Nhận xét chung. 4. Củng cố – dặn dò: + Công chúa cho rằng mặt trăng ntn? - Liên hệ: Các em cần có sự tìm hiểu, suy nghĩ về các hiện tượng tự nhiên để từ đó tìm kiếm câu trả lời-> Hiểu được nhiều điều, yêu thích tự nhiên, - Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo)” - Nhận xét tiết học. 1’ 5’ 1’ 12’ 10’ 9’ 3’ - Hát - 2 HS thực hiện yêu cầu - HS ghi đầu bài vào vở - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm. - HS đánh dấu từng đoạn. - 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1. + Từ: vương quốc, khỏi bệnh,, than phiền, giường bệnh. + Câu: Nhưng ai nấycủa nhà vua. - 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2. - Nêu chú giải SGK. - HS luyện đọc theo cặp. - HS lắng nghe. - HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi. - Cô bị ốm nặng. - Công chúa muốn có mặt trăng và nói cô sẽ khỏi bệnh nếu có mặt trăng. + Nhà vua cho vời tất cả các vị đại thần, các nhà khoa học đến bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa. - Họ nói rằng đòi hỏi của công chúa là không thể thực hiện được. - Chú Hề cho rằng trước hết phải hỏi công chúa xem nàng nghĩ mặt trăng như thế nào đã. Vì chú tin rằng cách nghĩ của trẻ con khác với cách nghĩ của người lớn. - Công chúa cho rằng mặt trăng chỉ to hơn cái móng tay của cô, mặt trăng ngang qua ngọn cây trước cửa sổ và được làm bằng vàng. - Chú Hề tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn, đặt làm ngay một mặt trăng bàng vàng lớn hơn móng tay của công chúa, cho mặt trăng vào sợi dây chuyền vàng để công chúa đeo vào cổ. + Công chúa thấy mặt trăng thì vui sướng ra khỏi giường bệnh chạy tung tăng khắp vườn. - Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. - Ghi vào vở – nhắc lại nội dung - 3 HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi - HS theo dõi tìm cách đọc hay + HS luyện đọc theo cặp. + 3, 4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất. - Nhắc lại - Lắng nghe, ghi nhớ ======================================== TIẾT 3: TOÁN: LUYỆN TẬP(89) I. Mục tiêu: 1. Củng cố cách thực hiện phép chia cho số có hai chữ số. Biết chia cho số có ba chữ số. Giải toán có lời văn. 2. Vận dụng được kiến thức đã học làm bài tập. 3. HS luôn có ý thức tự giác làm bài. II. Đồ dùng dạy - học: - Phiếu học tập (BT3). III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy TG Hoạt động học 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Tìm x : 2120 : x = 424 - Chữa và cho điểm. 3. Dạy bài mới : a, Giới thiệu bài : b, Hướng dẫn luyện tập, thực hành. Bài 1: Đặt tính rồi tính - Làm bài cá nhân. - Nhận xét và cho điểm. Bài 3. (HĐCN - phiếu) - 1 HS đọc đề bài. - HD tóm tắt và giải bài : Tóm tắt Diện tích: 7140m2 Chiều dài: 105m a. Chiều rộng : ... m ? - Thu phiếu chấm. - Nhận xét bài làm trên bảng của bạn. - Nhận xét và cho điểm. 4. Củng cố, dặn dò: - Tổng kết bài. - Dặn HS chuẩn bị bài sau và làm bài trong VBT. - Nhận xét tiết học. 1’ 4’ 1’ 15’ 16’ 3’ - Hát - 1 HS lên bảng làm bài tập. HS lớp làm giấy nháp. 2120 : x = 424 x = 2120 : 424 x = 5 - HS nghe. - 1 HS đọc đề bài. - 3 HS nối tiếp lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào nháp. 54322 346 25275 108 1972 157 0367 234 2422 0435 000 3 86679 214 1079 405 9 - 3 HS nhận xét bài làm của bạn. - 1HS thực hiện y/c - 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào phiếu. Bài giải Chiều rộng của sân vận động là: 7140 : 105 = 68 (m) Đáp số: 68m. - HS nhận xét bài làm của bạn. - 1 HS nhắc lại - Chú ý ================================== TIẾT 4: KĨ THUẬT Bài 8: CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (TIẾT 4) I. Mục tiêu: 1. Sử dụng một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Đánh giá kiến thức, kĩ năng khâu, thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS. 2. HS làm thành thạo các sản phẩm. 3. GD HS biết vận dụng trong cuộc sống. II. Đồ dùng dạy- học: - GV: tranh quy trình các bài trong chương; mẫu thêu - HS: kim, chỉ, vải, kéo III. Các hoạt dộng dạy- học: Hoạt động dạy TG Hoạt động học 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra chuẩn bị của HS. III - Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Ghi bảng. 2. Nội dung bài: * HD HS lựa chọn sản phẩm: - Nêu YC và HD lựa chọn sản phẩm - HS có thể cắt, khâu thêu những sản phẩm đơn giản VD: Cắt, khâu, thêu khăn tay. - Cắt, khâu , thêu túi rút dây để đựng bút, hoặc các sản phẩm khác như váy, áo cho búp bê, gối ôm * HS thực hành: - HS thực hành làm sản phẩm đã chọn. - Theo dõi giúp đỡ những em yếu. * Đánh giá sản phẩm: - Nêu tiêu chí đánh giá sản phẩm. + Hoàn thành + Chưa hoàn thành - Nhận xét, đánh giá. 4. Củng cố - dặn dò: + Nêu cách khâu, thêu một sản phẩm em vừa làm? + Em thường sử dụng khâu, thêu vào việc gì? - Về hoàn thành sản phẩm và chuẩn bị bài sau. - Nhận xét giờ học. 1’ 3’ 1’ 20’ 7’ 3’ - Hát - HS mang dụng cụ cắt, khâu, thêu - Nghe - HS tự lựa chọn sản phẩm mà mình thích - HS thực hành làm sp. - HS trưng bày sản phẩm - Hs đánh giá bài của bạn. - HS lắng nghe - HS trả lời - Lắng nghe, ghi nhớ. ==================================== TIÊT 5: ĐẠO ĐỨC BÀI 8: YÊU LAO ĐỘNG (TIẾT 2) I. Mục tiêu: 1. Hiểu được ý nghĩa của lao động giúp con người phát triển lành mạnh, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân và mọi người xung quanh. 2. Nêu được ích lợi của lao động. Tích cực tham gia các công việc ở trường, ở lớp, ở nhà phù hợp với khả năng lao động của mình. Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động. 3. Yêu lao động, tự giác làm tốt các việc tự phục vụ bản thân. B) đồ dùng dạy- học: - GV: 1 số đồ dùng cho trò chơi sắm vai. - HS: 1 số câu chuyện có tấm gương lao động. II. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy TG Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc ghi nhớ - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: trực tiếp b. Nội dung bài: *Hoạt động 1: Kể chuyện các tấm gương yêu lao động. - Đọc bài tập 5 (sgk) - Kể về những tấm gương yêu lao động của Bác Hồ, các anh hùng lao động và của các bạn trong lớp + Theo em, những nhân vật trong các câu chuyện đó có yêu lao động không? + Vậy những biểu hiện lao động là gì? - N.xét, chốt lại: Yêu lao động và tự làm lấy công việc, theo đuổi công việc từ đầu đến cuối Đó là những biểu hiện rất đáng trân trọng và học tập. *Hoạt động 2: Hãy nghe và đoán - Đọc các gợi ý, y/c hs nghe và dự đoán câu tục ngữ, ca dao + Đây là câu tục ngữ khen ngợi những người chăm chỉ lao động sẽ được nhiều người yêu mến, còn những kẻ lười biếng, lười lao động sẽ không được ai mời hay quan tâm đến. *Hoạt động 3: Liên hệ bản thân - Viết, vẽ hoặc kể về 1 công việc trong tương lai mà em yêu thích trong thời gian 3 phút. Nội dung công việc: - Đó là công việc hay nghề nghiệp gì? - Lý do em yêu thích công việc hay nghề nghiệp đó? - Để thực hiện ước mơ của mình, ngay từ bây giờ em cần phải làm những công việc gì? - Trình bày. - N.xét, chốt lại: Mỗi bạn trong lớp đều có ước mơ về những công việc của mình, bằng tình yêu lao động. 4. Củng cố - dặn dò: - Liên hệ: Lao động là vinh quang, mọi người đều cần phải lao động vì bản thân gia đình, xã hội. Trẻ em cũng cần tham gia các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả năng của bản thân. - Về nhà thực hiện ND mục thực hành - Nhận xét tiết học. 1’ 3’ 1’ 9’ 8’ 9’ 3’ - Hát 2 em nêu. Hs kể chuyện VD: truyện Bác Hồ làm việc cào tuyết ở Pa riS, Bác làm phụ bếp trên tàu để đi tìm đường cứu nước Tấm gương anh hùng lao động: bác Lương Đình Của Tấm gương các bạn nhỏ biết giúp đỡ bố mẹ gia đình + Có yêu lao động + Vượt mọi khó khăn, chấp nhận thử thách để làm tốt công việc của mình. Tự làm lấy công việc của mình. Làm việc từ đầu đến cuối. - Lắng nghe và đoán. - Đó là câu tục ngữ: Làm biếng chẳng ai thiết Siêng việc ai cũng mời Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ. Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiều. Hs trả lời viết theo gợi ý. - Em cần phải học tập tốt, lao động tốt Cả lớp theo dõi bạn trình bày Lắng nghe. - Ghi nhớ ================================= Ngày soạn: 17/12/2011 THỨ 3 Ngày dạy: 20/12/2011 TIẾT 1: TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG (90) I. Mục tiêu: 1. Củng cố cách thực hiện được phép tính nhân, phép chia với số có nhiều chữ số. Tìm các thành phần chưa biết của phép nhân, phép chia. Biết đọc thông tin trên biểu đồ. Giải bài toán về b ... o không chia hết cho 5 và cũng không chia hết cho 2 ? - Nx, tuyên dương. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại kết luận về dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5. - Tổng kết giờ học. - Dặn HS về nhà xem lại bài tập và HD làm bài trong VBT. Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học 1’ 5’ 1’ 10’ 10’ 10’ 3’ - Hát - 2 HS lên bảng thực hiện y/c. - HS nghe. Ghi đầu bài - 1 HS đọc đề bài. - HS nối tiếp nêu kết quả: + Các số chia hết cho 2 là: 4568, 66814, 2050, 3576, 900. + Các số chia hết cho 5 là 2050, 900, 2355. - 1 HS đọc phần a. + Là số có 3 chữ số. + Là số chia hết cho 2. - 1 HS làm bảng, lớp làm vở. a) 352, 354, 688 b) 635, 670, 385 - Làm bài nhóm 4 - 1 HS đọc - 3 Nhóm làm vào phiếu, gắn kết quả: + Các số 480, 2000, 9010 vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5. + Số 296, 324. + Số 345, 3995. + Số 341. - 1 HS nhắc lại - Lắng nghe ===================================== TIẾT 2: ĐỊA LÍ: ÔN TẬP HỌC KÌ 1 I. Mục tiêu: 1. Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ. 2. Hệ thống được kiến thức qua các câu hỏi của GV. 3. Tích cực, tự giác ôn tập. II. Đồ dùng dạy học: - Chuẩn bị sẵn nội dung câu hỏi ôn tập, lược đồ dãy Hoàng Liên Sơn và đồng bằng Bắc Bộ. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy TG Hoạt động học 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc bài học bài: Thủ đô Hà Nội. - Nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài b. Nội dung ôn tập: - Đặt câu hỏi để HS trả lời nội dung kiến thức từ đầu năm: - Môn địa lý từ đầu năm chúng ta đã học được mấy chủ đề? 1, Hãy nêu đặc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn ở đó có những dân tộc nào sinh sống? khí hậu ntn? lễ hội thường tổ chức vào mùa nào? 2, Kể tên một số nghề của người dân ở HLS ,nghề nào là chính? 3, Trung du Bắc Bộ có đặc điểm gì? ở đây thích hợp cho trồng loại cây gì? 4, Tây Nguyên có đặc điểm gì? Khí hậu ra sao? Kể tên 1 số dân tộc sống lâu đời ở đây? 5, Ở TN phù hợp cho loại cây trồng và vật nuôi nào? 6, Trình bày đặc điểm địa hình sông ngòi của ĐBBB? 7, Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở ĐBBB? 8, Hãy kể tên một số lễ hội ở ĐBBB và lễ hội thường tổ chức vào mùa nào? 9, Ngoài nghề trồng lúa thì người dân ở ĐBBB còn có những nghề nào khác? 4. Củng cố, dặn dò: - Tổng kết giờ học. - Về nhà học bài chuẩn bị bài sau KT hết học kì I. - Nhận xét tiết học. 1’ 3’ 1’ 27’ 3’ - Hát - 2 HS đọc bài - Ghi đầu bài - 2 chủ đề: + Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở vùng núi và vùng trung du. + Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở đồng bằng(ĐBBB) - Dãy HLS nằm ở sông Hồng và sông Đà. Đây là dãy núi cao nhất, đồ sộ nhất nước ta có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc thung lũng hẹp và sâu. Khí hậu ở những nơi cao quanh năm lạnh, có 3 dân tộc tiêu biểu sinh sống là: Thái, Dao, Mông... lễ hội thường tổ chức vào mùa xuân. - Họ trồng lúa ngô, chè, rau và cây ăn quả nghề chính là nghề trồng lúa họ trồng trên nương rẫy, ruộng bậc thang. Ngoài ra họ còn làm một số nghề thủ công: dệt thêu, đan, rèn, đúc... - Là vùng đồi đỉnh tròn, sườn thoải vừa mang đặc điểm của vùng đồng bằng và miền núi. Thế mạnh là trồng cây ăn quả và cây công nghiệp, đặc biệt là cây chè . - TN gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau. Khí hậu ở đây có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.Một số dân tộc sống lâu đời ở đây: Gia-rai, ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng - TN có đất đỏ ba-dan màu mỡ phù hợp cho trồng cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu... có nhiều đồng cỏ thuận lợi cho việc chăn nuôi trâu bò, ngoài ra TN còn có nghề thuần dưỡng voi. - ĐB Bắc Bộ có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển. Đây là ĐB châu thổ lớn thứ hai ở nước ta do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. ĐB khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, ven các con sông có đê ngăn lũ. - Nhờ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nên ĐBBB đã trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước. - Lễ hội Chùa Hương, hội đền Hùng, hội Lim, hội Gióng... lễ hội thường tổ chức vào mùa xuân hoặc mùa thu. - Ngoài ra họ còn có rất nhiều nghề thủ công truyền thống, làng nghề. - Lắng nghe, ghi nhớ ======================================== TIẾT 3: TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT (172) I. Mục tiêu: 1. Nhận biết đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả đồ vật, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn. 2. Viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc điển bên trong của chiếc cặp sách. 3. GD lòng ham học, yêu thích bộ môn. II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ ghi gợi ý bài tập 2. III. Các hoạt động - dạy Hoạt động dạy TG Hoạt động học 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nhắc lại nội dung ghi nhớ. - Đọc bài văn em đã viết. - Nx, ghi điểm. 3. Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. b, HD HS luyện tập: Bài tập 1: Đọc các đoạn văn sau và TLCH : - Thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu hỏi sau : a) Các đoạn văn trên thuộc phần nào của bài văn miêu tả? b) Xác định nội dung miêu tả của từng đoạn văn. + Nội dung miêu tả của mỗi đoạn được báo hiệu ở câu mở đầu đoạn bằng những từ ngữ nào? - Nhận xét và chốt lại: Bài tập 2: viết một đoạn văn miêu tả đặc điểm bên ngoài chiếc cặp - HD HS làm bài. - Làm bài cá nhân. - N. xét, chấm điểm. Bài tập 3: viết một đoạn văn miêu tả đặc điểm bên trong chiếc cặp - HD HS làm bài. - Làm bài cá nhân. - Đọc bài. - N.xét, ghi điểm. 4. Củng cố - dặn dò: - Tổng kết bài. - Nhắc HS về nhà hoàn chỉnh bài văn. - Dặn HS về nhà ôn bài, chuẩn bị ôn tập kiểm tra học kỳ I. - Nhận xét tiết học. 1’ 3’ 1’ 7’ 18’ 7’ 3’ - Cả lớp hát, - 2 HS thực hiện y/c. - Nhắc lại bài. - 1 HS đọc bài - Cả lớp đọc thầm đoạn văn tả cái cặp và trao đổi nhóm đôi. - Cả ba đoạn đều thuộc phần thân bài. + Đoạn 1: Tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp. + Đoạn 2: Tả quai cặp. + Đoạn 3: Tả cấu tạo bên trong của chiếc cặp. - Đoạn 1: Đó là một chiếc cặp màu đỏ tươi. - Đoạn 2: Quai cặp làm bằng sát không gỉ. - Đoạn 3: Mở cặp ra, em thấy trong cặp có tới ba ngăn... - Các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ xung. - 1 HS đọc y/c của bài và gợi ý. - Suy nghĩ, viết bài. - 2, 3HS đọc bài viết của mình. - 1 HS đọc y/c và gợi ý. - Suy nghĩ, viết bài. - Trình bày bài. - Ghi nhớ. ====================================== TIẾT 4: CHÍNH TẢ (NGHE – VIẾT): MÙA ĐÔNG TRÊN RẺO CAO (165) (THMT: Khai thác gián tiếp) I. Mục tiêu: 1. Nghe, viết bài chính tả:“Mùa dông trên rẻo cao”. Làm các bài tập chính tả phân biệt l/n hoặc ất/âc. 2. Nghe, viết chính xác bài chính tả:“Mùa dông trên rẻo cao”. Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Thấy được những nét đẹp của thiên nhiên vùng núi cao trên đất nước ta. - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt l/n hoặc ất/âc. 3. Có ý thức luyện viết. 4. GD HS thêm yêu quý môi trường thiên nhiên. II. Đồ dùng dạy - học: - 2 phiếu ghi nội dung bài tập 3. III. Các hoạt động dạy - học: (THMT: Tìm hiểu nội dung) Hoạt động dạy TG Hoạt động học 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc cho HS viết bảng lớp. - N.xét, ghi điểm cho HS. 3. Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài: Ghi đầu bài b, Nội dung: *HD nghe, viết chính tả: * Tìm hiểu nội dung: - Đọc đoạn văn. + Những dấu hiệu nào cho biết mùa đông đã về với rẻo cao? - Chúng ta cần làm gì để gìn giữ nét đẹp của thiên nhiên vùng cao ? * HD viết từ khó: - Tìm, chọn những từ khó, dễ lẫn và viết cho đúng. - N.xét, chữa lại. * Viết chính tả: - Đọc cho HS viết bài. - Đọc cho HS soát lại bài. * Chấm chữa bài: - Thu bài chấm – n.xét. *HD làm bài tập: Bài 2a: Điền vào ô trống ... - Làm bài cá nhân. - Đọc bài và bổ sung. - N.xét, kết luận lời giải đúng: Bài 3: Chọn từ viết đúng chính tả - Tổ chức thi làm bài, chia lớp thành 2 nhóm, HS lần lượt lên gạch chân vào từ đúng. - N.xét, tuyên dương nhóm làm đúng. - Đọc lại bài hoàn chỉnh. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhắc lại quy tắc viết chính tả. - Các em cần ghi nhớ quy tắc viết chính tả để viết cho chính xác, đẹp - Về hoàn thành các bài. Chuẩn bị bài sau - N.xét giờ học. 1’ 3’ 1’ 22’ 5’ 5’ 3’ - Cả lớp hát. - 2 HS viết bảng lớp: cặp da, cái giỏ. - HS ghi đầu bài vào vở - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi. + Mây theo các sườn núi trườn xuống mưa bụi, hoa cải nở vàng trên sườn đồi, nước suối cạn dần, những chiếc lá vàng cuối cùng đã lìa cành. - Trr lời: - Viết từ khó: sườn núi, trườn xuống, chít bạc, quanh co, nhẵn nhụi, ... - Viết bài vào vở. - Soát lại bài, sửa lỗi chính tả... - 5 - 7 HS nộp vở. - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi. - HS làm bài vào VBT. + Loại , lễ , nổi . - Đọc bài, nxét, bổ sung. - Chữa bài (nếu sai). - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi. - 2 nhóm: mỗi nhóm HS nối tiếp lên ghi * Lời giải: Giấc mộng, làm người, xuất hiện, nửa mặt, lấc láo, cất tiếng, lên tiếng, nhấc chàng, đất, lảo đảo, thật dài, nắm tay. - 1HS đọc bài - 1 HS nhắc lại - Ghi nhớ. ========================================= TIẾT 5: SINH HOẠT: NHẬN XÉT TUẦN 17 I. Mục tiêu: - HS nắm được ưu, nhược điểm trong tuần của bản thân. - Phương hướng tuần 18 - Giáo dục HS có ý thức phấn đấu liên tục vươn lên. II. Lên lớp: 1. Nhận định tình hình chung của lớp: - Đạo đức: Đa số các em ngoan, lễ phép hoà nhã, đoàn kết với bạn bè, ý thức đạo đức tốt. + Phê bình một số bạn còn hay nói chuyện riêng trong lớp: Thắng, Yêu Minh, - Học tập: Đa số các em chăm học, có ý thức tốt trong học tập, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp như: Chưa, Nam, Xuân, Hải ... + Phê bình: Hưng, Thắng, An, Chưa có ý thức tự giác học tập. - Lao động vệ sinh: Đầu giờ các em đến lớp sớm để lao động, vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ, gọn gàng. + Phê bình một số bạn còn ỷ lại không tự giác vệ sinh trường lớp. - Thể dục: Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác 2. Phương hướng tuần 18: - Đạo đức: Thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy. - Học tập: + Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt. + Chuẩn bị tốt cho đợt kiểm tra cuối học kì I - Các hoạt động khác: + Tham gia mọi hoạt động của trường lớp đề ra. + Phấn đấu đạt cả tuần cờ đỏ. 3. Trò chơi: “Trán - cằm – tai” ===========================================
Tài liệu đính kèm: