Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 (2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 (2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)

I.Mục tiêu:

- Biết dấu hiệu chia hết cho 9

- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để làm các bài tập.

II. Đồ dùng:

 Phiếu học tập.

III. Các hoạt động dạy – học:

A. Kiểm tra bài cũ:

Gọi HS lên chữa bài tập.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu:

2. Hướng dẫn HS phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9:

 

doc 32 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 269Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 (2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18:	Thứ . ngày . tháng . năm 200..
Tập đọc
ôn tập (tiết)
I. Mục tiêu:
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc, hiểu.
2. Hệ thống được 1 số điều cần ghi nhớ về nội dung về nhân vật của các bài tập đọc là chuyện kể thuộc 2 chủ điểm “Có chí thì nên” và “Tiếng sáo diều”.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng trong 17 tuần.
- 1 số phiếu khổ to kẻ sẵn bài 2.
III. Các hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc bài giờ trước. 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (khoảng 1/ 6 số HS trong lớp):
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (xem bài 1 – 2 phút)
- HS đọc trong SGK (hoặc học thuộc lòng) 1 đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi vừa ở đoạn đọc cho HS trả lời.
- GV cho điểm theo hướng dẫn của Bộ giáo dục.
3. Bài tập:
Bài 2:
HS: 1 em đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- Các nhóm làm vào phiếu.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
Ông Trạng thả diều
Trinh Đường
Nguyễn Hiền nhà nghèo mà hiếu học
Nguyễn Hiền
VuaBưởi
Từ điển 
Việt Nam
Bạch Thái Bưởi từ tay trắng nhờ có chí đã làm nên nghiệp lớn
Bạch Thái Bưởi
Vẽ trứng
Xuân yến
Lê - ô - nác đô đa Vin-xi kiên trì khổ luyện đã trở thành danh họa vĩ đại
Lê-ô-nác đô đa Vin – xi 
Người tìm 
 sao
Lê Quang Long
Phạm Ngọc Toàn
Xi - ôn – cốp – xki kiên trì theo đuổi ước mơ đã tìm được đường lên các vì sao
Xi-ôn-cốp-xki 
Văn  tốt
Truyện đọc 1
Cao Bá Quát kiên trì luyện viết chữ đã nổi danh là người văn hay chữ tốt
Cao Bá Quát
Chú Đất Nung 
(1- 2)
Nguyễn Kiên
Chú dám nung mình trong lò lửa đã trở thành người mạnh mẽ hữu ích. Còn 2 người bột yếu đuối gặp nước suýt bị tan
Chú Đất Nung
Trong quán ăn  Bống
Tôn – xtôi
Bu – ra – ti – nô thông minh mưu chí đã moi được bí mật về chìa khóa vàng
Bu-ra-ti-nô
Rấttrăng
(1 + 2)
Phơ - Bơ
Trẻ em nhìn thế giới, giải thích về thế giới rất khác người lớn
Công chúa nhỏ
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài, ôn bài giờ sau kiểm tra tiếp.
Toán
Dấu hiệu chia hết cho 9 
I.Mục tiêu:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 9
- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để làm các bài tập.
II. Đồ dùng: 
	Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9:
- GV yêu cầu HS nêu các ví dụ về các số chia hết cho 9, các số không chia hết cho 9. Viết thành 2 cột.
HS: Nêu các số chia hết cho 9 và các số không chia hết cho 9.
18 : 9 = 2 17 : 9 = 1 (dư 8)
27 : 9 = 3 28 : 9 = 3 (dư 1)
36 : 9 = 4 40 : 9 = 4 (dư 4)
54 : 9 = 6 55 : 9 = 6 (dư 1) 
45 : 9 = 5
- GV gợi ý để HS tính tổng các chữ số của số đó.
HS: Tự tìm ra các số chia hết cho 9.
=> Ghi nhớ (SGK).
HS: Đọc lại ghi nhớ.
3. Bài tập:
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu và nêu cách làm.
- GV yêu cầu HS tự làm. 
Gọi HS nêu kết quả.
- Số 99 có tổng các chữ số là 9 + 9 = 18.
Số 18 chia hết cho 9. Ta chọn số 99.
- Số 108 có tổng các chữ số là: 
1 + 0 + 8 = 9. Vậy ta chọn số 108. 
+ Bài 2:
HS: Đọc đầu bài và tự làm.
- Gọi HS đứng tại chỗ nêu kết quả.
+ Bài 3: 
HS: Đọc đầu bài và tự làm.
- Cả lớp nhận xét, bổ xung.
5
+ Bài 4: GV hướng dẫn HS làm 1 vài số đầu.
HS: Đọc yêu cầu, nghe hướng dẫn và làm bài.
31 chia hết cho 9 vì nhẩm: 3 + 1 = 4 còn thiếu 5 nữa thì tổng là 9 và chia hết cho 9. vậy chữ số thích hợp cần viết vào là 5.
- Còn những số khác HS tự làm.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
đạo đức
ôn tập và thực hành kỹ năng cuối kỳ I
I.Mục tiêu:
- Ôn lại cho HS những kiến thức đạo đức đã học ở học kỳ I.
- Luyện tập thực hành kỹ năng hành vi đạo đức đã học.
II. Đồ dùng:
- Giấy khổ to.
- Bút dạ.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ:
Gọi HS đọc ghi nhớ giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu và ghi đầu bài:
2. Hướng dẫn HS ôn tập:
a. Hoạt động 1:
- GV nên câu hỏi:
HS: Trả lời cá nhân, mỗi em 1 bài:
Hãy kể tên các bài đạo đức đã học trong học kỳ I?
Bài 1: Trung thực trong học tập.
Bài 2: Vượt khó trong học tập.
Bài 3: Biết bày tỏ ý kiến.
Bài 4: Tiết kiệm tiền của.
Bài 5: Tiết kiệm thời giờ.
Bài 6: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
Bài 7: Biết ơn thầy giáo, cô giáo.
Bài 8: Yêu lao động.
b. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
- GV chia 4 nhóm, nêu câu hỏi:
HS: Các nhóm thảo luận theo câu hỏi trong phiếu. Ghi vào phiếu.
* Nhóm 1: 
1. Thế nào là trung thực trong học tập?
2. Thế nào là vượt khó trong học tập?
- Đại diện nhóm lên trình bày nội dung của nhóm mình.
* Nhóm 2: 
1. Khi nào em nên bày tỏ ý kiến của mình?
2. Vì sao phải tiết kiệm tiền của?
- Đại diện nhóm 2 trình bày.
* Nhóm 3: 
1. Vì sao phải tiết kiệm thời giờ?
2. Vì sao phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ?
- Đại diện nhóm 3 trình bày.
* Nhóm 4: 
1. Vì sao phải biết ơn thầy giáo, cô giáo?
2. Trong cuộc sống con người có cần lao động không?
- Đại diện nhóm 4 trình bày.
- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, ôn bài.
Kỹ thuật
Thử độ nảy mầm của hạt giống rau, hoa
I. Mục tiêu:
- HS biết được mục đích của việc thử độ nảy mầm của hạt giống.
- Thực hiện được các thao tác thử độ nảy mầm của hạt giống.
- Có ý thức làm việc cẩn thận, ngăn nắp, đúng quy trình.
II. Đồ dùng dạy - học:
Hạt giống, giấy thấm nước, bông
III. Các hoạt động dạy – học:
Tiết 1
A. Bài cũ: Gọi HS đọc ghi nhớ giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Giảng:
a. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát nhận xét mẫu.
- GV yêu cầu HS đọc SGK và sự hiểu biết trong thực tế để trả lời câu hỏi:
? Thế nào là thử độ nảy mầm của hạt giống
-Đem hạt giống gieo vào đĩa có lớp vải, bông có đủ độ ẩm để hạt nảy mầm.
? Tại sao phải thử độ nảy mầm của hạt giống
- Để biết hạt giống tốt hay xấu.
- GV kết luận hoạt động 1.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thao tác kĩ thuật:
- GV yêu cầu:
HS: Đọc SGK và nêu các bước thử độ nảy mầm của hạt giống.
- GV nhắc nhở HS chú ý 1 số điểm sau:
+ Đĩa dùng thử phải có đáy bằng phẳng.
+ Nên dùng bông thấm nước để thử độ nảy mầm.
+ Xếp các hạt cách đều nhau 1 khoảng cách nhất định.
- 1 – 2 em lên bảng thực hiện các thao tác thử độ nảy mầm của hạt giống.
c. HĐ3: Thực hành thử độ nảy mầm.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nêu nhiệm vụ:
HS: Thử độ nảy mầm của hạt giống rau hoa.
- GV theo dõi HS làm.
Tiết 2:
d. HĐ4: Đánh giá kết quả học tập:
HS: Nhắc lại nội dung chủ yếu và những công việc đã chuẩn bị ở tiết 1.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm và báo cáo kết quả.
HS: Trưng bày sản phẩm và tự đánh giá kết quả theo các tiêu chuẩn sau:
+ Vật liệu dụng cụ đảm bảo đúng yêu cầu.
+ Tiến hành theo đúng các bước.
+ Thử độ nảy mầm có kết quả.
+ Ghi chép được kết quả theo dõi, quan sát 
HS: Tự đánh giá sản phẩm.
- GV đánh giá kết quả học tập của HS.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
Thứ . ngày . tháng . năm 200..
Kể chuyện
ôn tập (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
- Ôn tập kỹ năng đặt câu, kiểm tra sự hiểu biết của HS về nhân vật qua bài tập đặt câu nhận xét về nhân vật.
- Ôn các thành ngữ, tục nữ đã học qua bài thực hành, chọn thành ngữ, tục ngữ hợp với tình huống đã cho.
II. Đồ dùng dạy - học:
Phiếu viết tên bài tập đọc, 1 số phiếu khổ to viết bài 3.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu:
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (1/6 số HS):
- GV thực hiện như tiết 1.
3. Bài tập 2:
HS: Đọc yêu cầu bài tập, suy nghĩ làm bài vào vở bài tập.
HS: Nối nhau đọc câu văn của mình đã đặt. VD: 
a.	* Nguyễn Hiền rất có chí.
	* Nguyễn Hiền đã thành đạt nhờ thông minh và ý chí vượt khó rất cao.
b. Lê - ô - nác - đô đa Vin – xi, kiên nhẫn khổ công luyện vẽ mới thành tài.
c. Cao Bá Quát rất kì công luyện viết chữ
d. Bạch Thái Bưởi là nhà kinh doanh tài ba, chí lớn.
- GV và cả lớp nhận xét.
4. Bài tập 3:
- GV phát phiếu cho 1 số HS.
HS: Đọc yêu cầu bài tập, nhớ lại những câu thành ngữ, tục ngữ đã học, viết nhanh vào vở. 1 số em làm bài trên phiếu trình bày.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.
a. Nếu bạn em có quyết tâm học tập, rèn luyện cao?
- Có chí thì nên.
- Có công mài sắt có ngày nên kim.
- Người có chí thì nên
 Nhà có nền thì vững.
b. Nếu bạn em nản lòng khi gặp khó khăn?
- Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
- Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
- Thất bại là mẹ thành công.
- Thua keo này ta bày keo khác.
c. Nếu bạn em dễ thay đổi ý định theo người khác?
- Ai ơi đã quyết thì hành
 Đã đan thì lận tròn vành mới thôi.
- 	Hãy lo bền chí câu cua
Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai.
5. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị bài sau.
Toán
dấu hiệu chia hết cho 3
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết dấu hiệu chia hết cho 3.
- Vận dụng dấu hiệu để nhận biết các số chia hết cho 3 và các số không chia hết cho 3.
II. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài về nhà.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS tìm ra dấu hiệu chia hết cho 3:
- GV yêu cầu HS chọn các số chia hết cho 3 và không chia hết cho 3. 
HS: Nêu các số chia hết cho 3 và không chia hết cho 3.
VD: 
3 : 3 = 1
6 : 3 = 2
9 : 3 = 3
12 : 3 = 4
15 : 3 = 5
18 : 3 = 6
4 : 3 = 1 (dư 1)
8 : 3 = 2 (dư 2)
14 : 3 = 4 (dư 2)
19 : 3 = 6 (dư 1)
25 : 3 = 8 (dư 1)
? Vậy các số như thế nào thì chia hết cho 3
- Các số có tổng các chữ số của nó chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.
? Các số như thế nào thì không chia hết cho 3
- Tổng các chữ số không chia hết cho 3 thì số đó không chia hết cho 3.
=> Ghi nhớ (Ghi bảng).
HS: Đọc ghi nhớ.
3. Thực hành:
+ Bài 1:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm vào vở.
- GV và cả lớp chữa bài.
VD: Số 231 có tổng các chữ số là: 
2 + 3 + 1 = 6 mà 6 chia hết cho 3, vậy 231 chia hết cho 3.
- Số 109 có tổng các chữ số:
1 + 0 + 9 = 10, mà 10 không chia hết cho 3 nên số 109 không chia hết cho 3.
- 2 em lên bảng làm và giải thích tại sao em chọn số đó.
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài.
- GV chữa, chấm bài cho HS.
+ Bài 3 + 4: 
HS: Tự làm, kiểm tra chéo lẫn nhau.
- GV gọi vài HS nêu kết quả.
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nêu lại ghi nhớ.
- Dặn về nhà học bài, làm bài tập.
chính tả
ôn tập (tiết 3)
I. Mục tiêu:
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
	- Ôn luyện về cá ... m tra chéo lẫn nhau.
- GV chốt lại lời giải đúng:
- Kết quả là:
a. 528; 558; 588
b. 603; 693
c. 240
d. 354
+ Bài 4:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài.
- 3 em lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
a. 2253+4315–173 = 6395 chia hết cho 5
b. 6438 – 2325 x 2 = 1788 chia hết cho 2
c. 480 – 120 : 4 = 450 chia hết cho 2 và 5
d. 63 + 24 x 3 = 135 chia hết cho 5.
+ Bài 5: GV hướng dẫn.
HS: Đọc đề toán, nghe GV hướng dẫn để tìm ra kết quả.
- Nếu xếp thành 3 hàng không thừa không thiếu bạn nào thì số bạn chia hết cho 3.
- Nếu xếp thành 5 hàng không thừa không thiếu bạn nào thì số bạn chia hết cho 5.
đ Số vừa chia hết cho 3 vừa chi hết cho 5 là: 0; 15; 30; 45; 60
Lớp ít hơn 35 nhiều hơn 20, vậy số học sinh của lớp đó là 30.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà làm bài tập vào vở bài tập.
địa lý
kiểm tra định kỳ học kỳ I
I. Mục tiêu:
- HS làm được bài kiểm tra định kỳ cuối kỳ I.
	- Rèn ý thức nghiêm túc trong giờ kiểm tra.
II. Các hoạt động dạy – học:
1. GV nhắc nhở HS trước khi kiểm tra:
2. Phát đề cho từng HS làm bài.
Câu 1: Khoanh vào chữ trước câu trả lời đúng.
a. Hoàng Liên Sơn là dãy núi:
Cao nhất nước ta có đỉnh tròn sườn thoải.
Cao nhất nước ta có đỉnh nhọn sườn dốc.
Cao thứ hai nước ta có đỉnh tròn sườn dốc.
Cao nhất nước ta có đỉnh tròn sườn dốc.
b. Trung du Bắc Bộ là một vùng:
Có thế mạnh về đánh cá.
Có thế mạnh về trồng chè và cây ăn quả.
Có diện tích trồng cà phê lớn nhất nước ta.
Có thế mạnh về khai thác khoáng sản.
c. Một số dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên là:
Các dân tộc Thái, Mông, Dao.
Các dân tộc Ba – na, Ê - đê, Gia – rai.
Dân tộc Kinh.
Các dân tộc Tày, Nùng.
d. Người dân chủ yếu sống ở đồng bằng Bắc Bộ là:
Người Thái.
Người Mông.
Người Tày.
Người Kinh.
Câu 2: Đà Lạt có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành một thành phố du lịch và nghỉ mát?
Câu 3: Những điều kiện thuận lợi nào để đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước?
3. Thu bài kiểm tra:
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ kiểm tra.
	- Về chuẩn bị bài giờ sau học.
Khoa học
Không khí cần cho sự sống
I. Mục tiêu:
- HS biết nêu dẫn chứng để chứng minh người, động vật và thực vật đều cần không khí để thở.
- Xác định vai trò của khí ôxi đối với quá trình hô hấp và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống.
II. Đồ dùng dạy - học:
Hình trang 72, 73 SGK
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với con người.
- GV nêu nhiệm vụ:
HS: Làm theo như hướng dẫn mục thực hành trang 72 SGK và phát biểu nhận xét: HS thấy luồng không khí ấm chạm vào tay do các em thở ra.
- GV yêu cầu HS nín thở mô tả cảm giác của mình khi nín thở?
- Nêu vai trò của không khí đối với đời sống con người?
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với đời sống thực vật và động vật.
- GV yêu cầu:
HS: Quan sát hình 3, 4 và trả lời câu hỏi.
? Vì sao sâu bọ và cây trong hình bị chết
- Vì không có không khí.
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu 1 số trường hợp phải dùng bình ôxi.
- GV yêu cầu:
HS: Quan sát hình 5, hình 6 SGK theo cặp. Hai HS quay lại chỉ và nói:
- Tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn lâu ở dưới nước? (Bình ôxi người thợ lặn đeo ở lưng).
- Tên dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hòa tan? (Máy bơm không khí vào nước).
- GV gọi 1 vài HS trình bày kết quả quan sát H5, H6 trang 73.
- Nêu câu hỏi cho HS thảo luận:
? Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người, động vật và thực vật
? Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở
- Ôxi.
? Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng ôxi
- Những người thợ lặn, thợ làm việc trong các hầm lò, người bị bệnh nặng cần cấp cứu
=> Kết luận: Người, thực vật, động vật muốn sống được cần có ôxi để thở.
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Thể dục
Sơ kết học kỳ I
trò chơi: chạy theo hình tam giác
I. Mục tiêu:
- Sơ kết học kỳ I. Yêu cầu HS hệ thống được những kiến thức, kỹ năng đã học, những ưu khuyết điểm trong học tập, rút kinh nghiệm từ đó cố gắng luyện tập tốt hơn nữa.
- Trò chơi “Chạy theo hình tam giác”. Yêu cầu biết tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm – phương tiện:
Sân trường, còi, kẻ sẵn vạch
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
- GV tập trung lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học.
HS: Cả lớp chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân.
- Đứng tại chỗ khởi động các khớp.
- Trò chơi: Kết bạn.
- Thực hiện bài thể dục phát triển chung 1 – 2 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp.
2. Phần cơ bản: (18 – 20 phút) 
- GV cho những HS chưa hoàn thành các nội dung đã kiểm tra được ôn luyện và kiểm tra lại 3 – 4 phút.
a. Sơ kết học kỳ I:
- GV hệ thống lại những kiến thức, kỹ năng đã học trong học kỳ I:
1. Đội hình đội ngũ và 1 số động tác thể dục rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản.
2. Quay sau.
3. Bài thể dục phát triển chung.
4. Ôn 1 số trò chơi vận động đã học.
b. Trò chơi vận động: 5 – 6 phút.
HS: Cả lớp chơi trò chơi “Chạy theo hình tam giác”.
3. Phần kết thúc:
- Đứng tại chỗ hát, vỗ tay.
- GV cùng hệ thống bài và nhận xét.
- Khen những HS thực hiện động tác chính xác.
- Giao bài về nhà.
Thứ . ngày . tháng . năm 200..
Tập làm văn
Kiểm tra (đọc) (tiết 7)	
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra HS đọc các bài trong SGK, hoặc các văn bản chọn ngoài SGK phù hợp với các chủ điểm đã học và với trình độ của HS lớp 4.
- Văn bản có độ dài khoảng 200 chữ.
II. Các hoạt động dạy – học:
1. GV nhắc nhở HS: 
	Khi đọc phải rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Đọc đúng các chữ, không được đọc sai
2. GV gọi từng HS lên đọc bài:
	- GV phát đề cho từng HS.
3. Cả lớp đọc thầm để làm bài tập:
	Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng nhất:
	1. Những chi tiết liệt kê trong dòng nào cho thấy bà của Thanh đã già:
Ê Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.
Ê Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.
Ê Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.
	2. Tập hợp nào dưới đây liệt kê đủ các chi tiết nói lên tình cảm của bà đối với Thanh:
	Ê Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm .nghỉ ngơi.
	Ê Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm mến thương.
	Ê Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, che chở cho cháu.
	3. Thanh có cảm giác như thế nào khi trở về ngôi nhà của bà:
	Ê Có cảm giác thong thả, bình yên.
	Ê Có cảm giác được bà che chở.
	Ê Có cảm giác thong thả, bình yên, được bà che chở.
	4. Vì sao Thanh cảm thấy chính bà đã che chở cho mình:
	Ê Vì Thanh luôn yêu mến, tin cậy bà.
	Ê Vì Thanh là khách của bà, được bà chăm sóc yêu thương.
	Ê Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến tin cậy bà và được bà săn sóc yêu thương.
4. GV thu bài kiểm tra;
	- Nhận xét giờ kiểm tra.
	- Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài giờ sau học.
Toán
Kiểm tra định kỳ
I. Mục tiêu:
- HS làm được bài kiểm tra định kỳ.
- Rèn ý thức nghiêm túc trong giờ kiểm tra.
II. Các hoạt động dạy – học:
1. GV phát đề cho HS làm bài:
Bài 1: Viết các số sau:
	a. Ba mươi lăm triệu bốn trăm sáu mươi hai nghìn.
	b. Một trăm sáu mươi hai triệu bai trăm bảy mươi sáu nghìn bốn trăm tám mươi chín.
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
	a. 518946 + 72529	c. 237 x 23
	b. 435260 – 82573	d. 2520 : 12
Bài 3: Tính giá trị biểu thức:
468 : 3 + 61 x 4
Bài 4: Trong các số 45; 39; 172; 270
Số nào chia hết cho 5?
Số nào chia hết cho 2?
Số nào vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5?
Số nào chia hết cho 5 mà không chia hết cho 2?
Bài 5: Trong hai ngày cửa hàng bán được 3450 kg xi măng. Biết ngày thứ nhất bán ít hơn ngày thứ hai là 150 kg. Hỏi mỗi ngày cửa hàng bán ? kg xi măng? 
Bài 6: Hình vẽ dưới đây ABCD là hình vuông, hình ABMN, MNCD là các hình chữ nhật và có chiều rộng bằng 6 cm.
	a. Cạnh BC vuông góc với những cạnh nào?
	b. Cạnh MN song song với những cạnh nào?
	c. Tính diện tích hình vuông ABCD và diện tích hình chữ nhật ABMN.
Bài 7: 	- Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
a. 3 m2 5 dm2 = dm2.	
A. 35;	B. 350;	C. 305; 	D. 3050
b. 4 tấn 73 kg = kg.	
A. 473; 	B. 4073; 	C. 4730;	D. 4037
c. 3 phút 20 giây = .giây.	
A. 50; 	B. 320; 	C. 80;	D. 200
2. GV thu bài chấm:
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ kiểm tra.
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
Kiểm tra viết (tiết 8)
I. Mục tiêu:
- HS làm được bài kiểm tra cuối học kỳ I.
- Rèn ý thức nghiêm túc trong giờ kiểm tra.
II. Các hoạt động dạy – học:
1. GV chia bài cho từng HS suy nghĩ làm bài.
Đề bài:
1. Chính tả: Viết đoạn văn xuôi hoặc thơ có độ dài 70 chữ.
2. Tập làm văn: Viết đoạn văn tả đồ vật, đồ chơi (10 câu).
3. Luyện từ và câu: Dựa vào nội dung bài tập đọc, đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng.
1) Tìm trong truyện “Về thăm bà” những từ cùng nghĩa với từ hiền:
Ê Hiền hậu, hiền lành.
Ê Hiền từ, hiền lành.
Ê Hiền từ, âu yếm.
2) Câu “Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế” có mấy động từ, mấy tính từ?
Ê Một động từ, hai tính từ. Các từ đó là:
- Động từ:.
- Tính từ: .
Ê Hai động từ, hai tính từ. Các từ đó là:
- Động từ:.
- Tính từ: .
Ê Hai động từ, một tính từ. Các từ đó là:
- Động từ:.
- Tính từ: .
3) Câu “Cháu đã về đấy ư?” được dùng làm gì?
Ê Dùng để hỏi.
Ê Dùng để yêu cầu, đề nghị.
Ê Dùng thay lời chào.
4) Trong câu chuyện “Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ”, bộ phận nào là chủ ngữ?
Ê Thanh.
Ê Sự yên lặng.
Ê Sự yên lặng làm Thanh.
2. GV thu bài chấm:
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ kiểm tra.
	- Về nhà chuẩn bị bài sau.
Hát
Tập biểu diễn
(GV chuyên dạy)
hoạt động tập thể
kiểm điểm trong tuần
I. Mục tiêu:
- HS nhận ra những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng khắc phục.
- Phát huy những ưu điểm và khăc phục nhược điểm còn tồn tại.
II. Nội dung: 
1. GV nhận xét chung những ưu điểm và nhược điểm của lớp:
	a. Ưu điểm:
- Một số em có ý thức học tập, đi học đều, đúng giờ, làm bài đầy đủ, không nói chuyện riêng trong giờ, chữ viết tương đối đẹp đó là: Hồng, Liên, Ngân, Bình, Mai.
b. Nhược điểm:
- Nhiều em ý thức học tập chưa tốt, trong lớp hay nói chuyện riêng, lười học, không làm bài tập ở nhà như: Tùng, Hoàn, Lương, Duy, Nam B, Cường
- Nhiều em nhận thức quá chậm, chữ viết xấu như: Linh, Hậu, Long, Thương, Tùng, Lương
- Một số em vệ sinh cá nhân chưa sạch: Vân, Lương, Hoàn
2. Phương hướng:
	- Những em có nhiều khuyết điểm phải cố gắng sửa chữa, khắc phục. 
	- Phát huy những ưu điểm đã có.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_18_2_cot_chuan_kien_thuc_ki_nang.doc