Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - GV: Dương Thị Phê - Trường Tiểu học Long Đống

Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - GV: Dương Thị Phê - Trường Tiểu học Long Đống

Tiết 2: TẬP ĐỌC

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1 (TIẾT 1)

I. Mục tiêu:

1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc, hiểu.

2. Hệ thống được 1 số điều cần ghi nhớ về nội dung về nhân vật của các bài tập đọc là chuyện kể thuộc 2 chủ điểm “Có chí thì nên” và “Tiếng sáo diều”.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng trong 17 tuần.

- 1 số phiếu khổ to kẻ sẵn bài 2.

III. Các hoạt động dạy và học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS đọc bài giờ trước và trả lời câu hỏi của bài.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu:

2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (khoảng 1/ 5 số HS trong lớp):

 

doc 22 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 377Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - GV: Dương Thị Phê - Trường Tiểu học Long Đống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Thứ 2 ngày 13 tháng 12 năm 2010
Ngày soạn: 10/12/2010
Tiết 2: tập đọc
ôn tập cuối học kì 1 (tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc, hiểu.
2. Hệ thống được 1 số điều cần ghi nhớ về nội dung về nhân vật của các bài tập đọc là chuyện kể thuộc 2 chủ điểm “Có chí thì nên” và “Tiếng sáo diều”.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng trong 17 tuần.
- 1 số phiếu khổ to kẻ sẵn bài 2.
III. Các hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bài giờ trước và trả lời câu hỏi của bài. 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (khoảng 1/ 5 số HS trong lớp):
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (xem bài 1 – 2 phút)
- HS đọc trong SGK (hoặc học thuộc lòng) 1 đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi vừa ở đoạn đọc cho HS trả lời.
- GV cho điểm theo hướng dẫn của Bộ giáo dục.
3. Bài tập:
Bài 2:
- HD học sinh làm bài vào vở, phiếu BT.
HS: 1 em đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- Các nhóm làm vào phiếu.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung ý kiến.
C. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, dặn học sinh về chuẩn bị cho bài sau.
---------------------------------------------------------------
Tiết 3: Toán
dấu hiệu chia hết cho 9
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 9
- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để làm các bài tập.
II. Đồ dùng: 
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên chữa bài tập tiết trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9:
- GV yêu cầu HS nêu các ví dụ về các số chia hết cho 9, các số không chia hết cho 9. Viết thành 2 cột.
HS: Nêu các số chia hết cho 9 và các số không chia hết cho 9.
18 : 9 = 2 17 : 9 = 1 (dư 8)
27 : 9 = 3 28 : 9 = 3 (dư 1)
36 : 9 = 4 40 : 9 = 4 (dư 4)
54 : 9 = 6 55 : 9 = 6 (dư 1) 
45 : 9 = 5
- GV gợi ý để HS tính tổng các chữ số của số đó.
HS: Tự tìm ra các số chia hết cho 9.
=> Ghi nhớ (SGK).
HS: Đọc lại ghi nhớ.
3. Bài tập:
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu và nêu cách làm.
- GV yêu cầu HS tự làm. 
Gọi HS nêu kết quả.
- Số 99 có tổng các chữ số là 9 + 9 = 18.
Số 18 chia hết cho 9. Ta chọn số 99.
- Số 108 có tổng các chữ số là: 
1 + 0 + 8 = 9. Vậy ta chọn số 108. 
+ Bài 2:
HS: Đọc đầu bài và tự làm.
- Gọi HS đứng tại chỗ nêu kết quả.
+ Bài 3: 
HS: Đọc đầu bài và tự làm.
- Cả lớp nhận xét, bổ xung.
+ Bài 4: GV hướng dẫn HS làm 1 vài số đầu.
HS: Đọc yêu cầu, nghe hướng dẫn và làm bài.
5
31 chia hết cho 9 vì nhẩm: 3 + 1 = 4 còn thiếu 5 nữa thì tổng là 9 và chia hết cho 9. vậy chữ số thích hợp cần viết vào là 5.
- Còn những số khác HS tự làm.
- HS làm vở, chữa bài.
C. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. Dặn hs về hoàn thiện bài tập vào vở.
----------------------------------------------------------------
Tiết 5: Đạo đức
thực hành kĩ năng cuối học kì 1
I.Mục tiêu:
- Ôn lại cho HS những kiến thức đạo đức đã học ở học kỳ I.
- Luyện tập thực hành kỹ năng hành vi đạo đức đã học.
II. Đồ dùng:
- Giấy khổ to. Bút dạ.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ:
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu và ghi đầu bài:
2. Hướng dẫn HS ôn tập:
a. Hoạt động 1:
- GV nên câu hỏi:
HS: Trả lời cá nhân, mỗi em 1 bài:
Hãy kể tên các bài đạo đức đã học trong học kỳ I?
- HS nêu lại tên 8 bài đã học ở học kì 1.
b. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
- GV chia 4 nhóm, nêu câu hỏi:
HS: Các nhóm thảo luận theo câu hỏi trong phiếu. Ghi vào phiếu.
* Nhóm 1: 
1. Thế nào là trung thực trong học tập?
2. Thế nào là vượt khó trong học tập?
- Đại diện nhóm lên trình bày nội dung của nhóm mình.
* Nhóm 2: 
1. Khi nào em nên bày tỏ ý kiến của mình?
2. Vì sao phải tiết kiệm tiền của?
- Đại diện nhóm 2 trình bày.
* Nhóm 3: 
1. Vì sao phải tiết kiệm thời giờ?
2. Vì sao phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ?
- Đại diện nhóm 3 trình bày.
* Nhóm 4: 
1. Vì sao phải biết ơn thầy giáo, cô giáo?
2. Trong cuộc sống con người có cần lao động không?
- Đại diện nhóm 4 trình bày.
- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học. Dặn HS về chuẩn bị cho bài sau.
------------------------------------------------------------
Tiết 6: Lịch sử
kiểm tra định kì cuối học kì 1
I. Mục tiêu:
- HS làm được bài kiểm tra định kỳ cuối kỳ I.
- Rèn ý thức nghiêm túc trong giờ kiểm tra.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. GV nêu yêu cầu kiểm tra:
2. Phát đề cho từng HS:
Câu 1: Điền các từ cho sẵn vào chỗ trống của đoạn văn sau cho thích hợp:
	a. Theo nhịp trống đồng.	d. Thờ.
	b. Hoa tai.	e. Nhuộm răng đen.
	c. Nhà sàn.	g. Đua thuyền.
	Người Việt cổ ở  để tránh thú dữ và họp nhau thành các làng bản. Họ  Thần Đất và Thần Mặt Trời. Người Việt cổ có tục  ăn trầu, xăm mình, búi tóc. Phụ nữ thích đeo . và nhiều vòng tay. Những ngày hội làng, mọi người thường hóa trang vui chơi nhảy múa  Các trai làng  trên sông hoặc đấu vật trên những bãi đất rộng.
Câu 2: Hãy nối tên các sự kiện (cột A) đúng với tên các nhân vật (cột B).
Cột A
Cột B
a. Chiến thắng Bạch Đằng.
1. Trần Quốc Tuấn.
b. Dẹp loạn 12 sứ quân.
2. Hùng Vương.
c. Dời đô ra Thăng Long.
3. Lý Thái Tổ.
d. Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt.
4. Lý Thường Kiệt.
e. Chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
5. Ngô Quyền.
g. Đặt kinh đô ở Phong Châu – Phú Thọ.
6. Đinh Bộ Lĩnh.
Câu 3: ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược Mông – Nguyên của quân và dân nhà Trần được thể hiện như thế nào?
3. HS làm bài kiểm tra:
4. GV thu bài.
C. Củng cố – dặn dò: 
- Nhận xét tiết học, dặn hs về chuẩn bị cho bài sau.
Tiết 7: Luyện tiếng việt
Ôn Luyện
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Học sinh đọc diễn cảm toàn bài với giọng kể nhẹ nhàng.
- Hiểu ý nghĩa bài: Trẻ em rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Các em nghĩ về đồ chơi như về các đồ vật có thật trong đời sống. Các em nhìn thế giới xung quanh, giải thích về thế giới xung quanh rất khác người.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết nội dung phần luyện đọc. 
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: 
- HS đọc đoạn 2 bài và trả lời câu hỏi.
B. Bài mới:	
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc:
HS: Nối nhau đọc từng đoạn (2 – 3 lượt).
- GV nghe, sửa sai kết hợp giải nghĩa từ, hướng dẫn cách ngắt nghỉ.
HS: Luyện đọc theo cặp.
- 1, 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Nhà vua cho vời các vị đại thần và các nhà khoa học đến để làm gì
- Để nghĩ cách làm cho công chúa không thể nhìn thấy mặt trăng.
- Vì sao một lần nữa các vị đại thần và các nhà khoa học lại không giúp được nhà vua
- Vì mặt trăng ở rất xa và rất to, tỏa sáng rất rộng nên không có cách nào làm cho công chúa không thấy được.
- Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì
- Chú muốn dò hỏi công chúa nghĩ thế nào khi thấy một mặt trăng đang chiếu sáng trên bầu trời, một mặt trăng đang nằm trên cổ công chúa.
- Công chúa trả lời thế nào
- Khi ta mất đi một chiếc răng, chiếc lưỡi mới sẽ mọcmọi thứ đều như vậy.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
HS: 3 em phân vai đọc truyện.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn theo cách phân vai.
- Thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, uốn nắn.
C. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, dặn hs về chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------------------------------
Tiết 8: Luyện toán
Ôn luyện
I. Mục tiêu: Giúp HS ôn về:
- Dấu hiệu chia hết cho 9
- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để làm các bài tập.
II. Đồ dùng: 
- Vở BT Toán 4.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên chữa bài tập tiết trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Ôn tập dấu hiệu chia hết cho 9:
- GV yêu cầu HS nêu và lấy ví dụ về dấu hiện chia hết cho 9.
HS nêu dấu hiệu chia hết chia hết cho 9 và lấy ví dụ.
18 : 9 = 2 
27 : 9 = 3 
36 : 9 = 4 
- GV gợi ý để HS tính tổng các chữ số của số đó.
HS: Tự tìm ra các số chia hết cho 9.
3. Bài tập:
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu và nêu cách làm.
- GV yêu cầu HS tự làm. 
Gọi HS nêu kết quả.
- Số 18 có tổng các chữ số là 1 + 8 = 9.
Số 9 chia hết cho 9.
- Số 1008 có tổng các chữ số là: 
1 + 0 + 0 + 8 = 9. Vậy ta chọn số 108. 
+ Bài 2:
HS: Đọc đầu bài và tự làm.
- Gọi HS đứng tại chỗ nêu kết quả.
+ Bài 3: 
- GV nhận xét, cho điểm.
HS: Đọc đầu bài và tự làm.
- Cả lớp nhận xét, bổ xung.
C. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. Dặn hs về hoàn thiện bài tập vào vở.
Thứ 3 ngày 14 tháng 12 năm 2010 
Ngày soạn: 11/12/2010
Tiết 2: luyện từ & câu
ôn tập cuối học kì 1 (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
- Ôn tập kỹ năng đặt câu, kiểm tra sự hiểu biết của HS về nhân vật qua bài tập đặt câu nhận xét về nhân vật.
- Ôn các thành ngữ, tục nữ đã học qua bài thực hành, chọn thành ngữ, tục ngữ hợp với tình huống đã cho.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Phiếu viết tên bài tập đọc, 1 số phiếu khổ to viết bài 3.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu:
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (1/6 số HS):
- GV thực hiện như tiết 1.
- HS lên bốc, đọc bài và trả lời câu hỏi của bài đọc.
3. Bài tập 2:
- HD học sinh làm và chữa bài.
- GV và cả lớp nhận xét.
HS: Đọc yêu cầu bài tập, suy nghĩ làm bài vào vở bài tập.
HS: Nối nhau đọc câu văn của mình đã đặt. 
a. Lê - ô - nác - đô đa Vin – xi, kiên nhẫn khổ công luyện vẽ mới thành tài.
b. Cao Bá Quát rất kì công luyện viết chữ
c. Bạch Thái Bưởi là nhà kinh doanh tài ba, chí lớn.
4. Bài tập 3:
- GV phát phiếu cho 1 số HS.
HS: Đọc yêu cầu bài tập, nhớ lại những câu thành ngữ, tục ngữ đã học, viết nhanh vào vở. 1 số em làm bài trên phiếu trình bày.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.
a. Nếu bạn em có quyết tâm học tập, rèn luyện cao?
- Có chí thì nên.
- Có công mài sắt có ngày nên kim.
- Người có chí thì nên
 Nhà có nền thì vững.
b. Nếu bạn em nản lòng khi gặp khó khăn?
- Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
- Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
- Thất bại là mẹ thành công.
- Thua keo này ta bày keo khác.
C. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho mọi người nghe.
-------------------------------------------------------------
Tiết 3: toán
dấu hiệu chia hết cho 3
I. Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 3.
- Vận dụng dấu hiệu để nhận biết các số ch ... ài tập, làm bài vào vở bài tập.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
- Một số em làm bài vào phiếu.
a. Các danh từ, động từ, tính từ là: 
- Danh từ: buổi, chiều, xe, thị trấn, nắng, phố, huyện, em bé, mắt, mí, cổ, móng, hổ, quần áo, sân, H’Mông, Tu Dí, Phù Lá.
- Động từ: dừng lại, chơi đùa.
- Tính từ: nhỏ, vàng hoe, sặc sỡ.
b. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm:
HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ đặt câu hỏi.
- GV gọi HS đứng tại chỗ đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm của từng câu sau:
+ Buổi chiều xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. 
+ Nắng phố huyện vàng hoe.
+ Những em bé H’Mông mắt một mí, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước sân. 
- HS đặt và đọc câu.
- Buổi chiều, xe làm gì?
- Nắng phố huyện thế nào?
- Ai đang chơi đùa trước sân?
- GV nghe HS đặt câu, nhận xét cho điểm.
C. Củng cố – dặn dò: 
- Nhận xét tiết học, dặn hs về chuẩn bị cho bài sau.
-----------------------------------------------------------------
Tiết 2: toán
luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố về các dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, và 9.
- Vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chia hết cho 2, 3, 5, 9 và giải toán.
II. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:	
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn thực hành:
+ Bài 1: 
HS: Đọc đầu bài và tự làm vào vở.
- GV gọi HS lên bảng chữa bài.
- Chốt lời giải đúng:
a. Các số chia hết cho 2 là:
4568; 2050; 35766.
b. Các số chia hết cho 3 là:
2229; 35766.
c. Các số chia hết cho 5 là:
4735; 2050.
d. Các số chia hết cho 9 là:
35766
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu, nêu cách làm và tự làm vào vở.
+ Bài 3: GV cho HS tự làm vào vở.
HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài, sau đó kiểm tra chéo lẫn nhau.
- GV chốt lại lời giải đúng:
- Kết quả là:
a. 528; 558; 588
b. 603; 693
c. 240
d. 354
+ Bài 4:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài.
- 3 em lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
a. 2253+4315–173 = 6395 chia hết cho 5
b. 6438 – 2325 x 2 = 1788 chia hết cho 2
c. 480 – 120 : 4 = 450 chia hết cho 2 và 5
d. 63 + 24 x 3 = 135 chia hết cho 5.
C. Củng cố – Dặn dò:
- GV hệ thống nội dung bài, nhận xét tiết học.
------------------------------------------------------------
Tiết 4: luyện từ & câu
ôn tập cuối học kì 1 (tiết 6)
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra và lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
- Ôn luyện về văn miêu tả đồ vật: Quan sát 1 đồ vật, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý, viết mở bài kiểu gián tiếp và lấy kết quả bài kiểu mở rộng cho bài văn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng.
- Bảng phụ ghi nội dung cần ghi nhớ.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Giới thiệu bài:
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng:
- GV kiểm tra nốt số HS còn lại trong lớp.
- HS lên bốc, đọc bài và trả lời câu hỏi của bài.
3. Bài tập:
Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS từng bước thực hiện các yêu cầu.
a. Quan sát 1 đồ dùng học tập chuyển kết quả quan sát thành dàn ý.
HS: Xác định yêu cầu của đề:
“Miêu tả đồ dùng học tập của em”.
- Một em đọc lại nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
- Một số em trình bày dàn ý của mình. Chẳng hạn dàn ý tả cái bút.
- GV và cả lớp nhận xét.
+ Mở bài: 
- Giới thiệu cái bút do ông em tặng nhân ngày sinh nhật.
+ Thân bài:
*. Tả bao quát bên ngoài:
*. Tả bên trong:
+ Kết bài:
- Viết phần mở bài kiểu dán tiếp, kết bài kiểu mở rộng.
HS: Viết bài, lần lượt từng em nối nhau đọc các mở bài.
- GV và cả lớp nhận xét.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học, dặn học sinh về ôn tập và chuẩn bị cho bài sau.
---------------------------------------------------------------
Tiết 7: luyện toán
ÔN LUYệN
I. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập về:
- Các dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, và 9.
- Vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chia hết cho 2, 3, 5, 9 và giải toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở BT Toán 4.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:	
- Nêu các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9?
Mỗi dấu hiệu cho 1 ví dụ.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn thực hành:
+ Bài 1: 
HS: Đọc đầu bài và tự làm vào vở.
- GV gọi HS lên bảng chữa bài.
- Chốt lời giải đúng:
a. Các số chia hết cho 2 là:
4568; 2050; 35766.
b. Các số chia hết cho 3 là:
2229; 35766.
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu, nêu cách làm và tự làm vào vở.
+ Bài 3:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài.
- 3 em lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
a. 2253+4315–173 = 6395 chia hết cho 5
b. 6438 – 2325 x 2 = 1788 chia hết cho 2
c. 480 – 120 : 4 = 450 chia hết cho 2 và 5
d. 63 + 24 x 3 = 135 chia hết cho 5.
+ Bài 4: GV hướng dẫn.
HS: Đọc đề toán, nghe GV hướng dẫn để tìm ra kết quả.
- Nếu xếp thành 3 hàng không thừa không thiếu bạn nào thì số bạn chia hết cho 3.
- Nếu xếp thành 5 hàng không thừa không thiếu bạn nào thì số bạn chia hết cho 5.
đ Số vừa chia hết cho 3 vừa chi hết cho 5 là: 0; 15; 30; 45; 60
Lớp ít hơn 35 nhiều hơn 20, vậy số học sinh của lớp đó là 30.
C. Củng cố – Dặn dò:
- GV hệ thống nội dung bài, nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------------
Tiết 8: luyện tiếng việt
ÔN LUYệN
I. Mục tiêu: Giúp hs ôn tập về:
- Cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài.
- Biết vận dụng kĩ năng quan sát để lập dàn ý cho bài văn miêu tả đồ vật
II. Đồ dùng:
- Vở BT Tiếng Việt 4
III. Các hoạt động dạy – học: 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Một em nhắc lại ghi nhớ giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HD học sinh làm và chữa bài tập:
- GV nêu yêu cầu bài tập.
HS: 2 em nối nhau đọc nội dung bài tập.
- Một em đọc đoạn thân bài tả cái trống và trả lời câu hỏi.
Câu a: Câu văn tả bao quát cái trống?
HS: “Anh chàng  phòng bảo vệ”.
Câu b: Tên các bộ phận được miêu tả?
- Mình trống, ngang lưng trống, hai đầu trống.
Câu c: Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của trống?
- Hình dáng: Tròn như cái chum phẳng
- Âm thanh: Tiếng trống ồm ồmHS được nghỉ.
- HD học sinh viết dànm ýa. 
- Viết dàn ý cho bài văn miêu tả cái trống
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học, dặn hs về chuẩn bị cho bài sau.
---------------------------------------------------------------
Thứ 6 ngày 17 tháng 12 năm 2010 
Ngày soạn: 12/12/2010
Tiết 2: kể chuyện
ÔN TậP cuối học kì 1 (Tiết 7)
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra HS đọc các bài trong SGK, hoặc các văn bản chọn ngoài SGK phù hợp với các chủ điểm đã học và với trình độ của HS lớp 4.
- Văn bản có độ dài khoảng 200 chữ.
II. Các hoạt động dạy – học:
1. GV nhắc nhở HS: 
- Khi đọc phải rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Đọc đúng các chữ, không được đọc sai
2. GV gọi từng HS lên đọc bài:
- GV phát đề cho từng HS.
3. Cả lớp đọc thầm để làm bài tập:
	Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng nhất:
	1. Những chi tiết liệt kê trong dòng nào cho thấy bà của Thanh đã già:
Ê Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.
Ê Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.
Ê Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.
	2. Tập hợp nào dưới đây liệt kê đủ các chi tiết nói lên tình cảm của bà đối với Thanh:
	Ê Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm .nghỉ ngơi.
	Ê Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm mến thương.
	Ê Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, che chở cho cháu.
	3. Thanh có cảm giác như thế nào khi trở về ngôi nhà của bà:
	Ê Có cảm giác thong thả, bình yên.
	Ê Có cảm giác được bà che chở.
	Ê Có cảm giác thong thả, bình yên, được bà che chở.
	4. Vì sao Thanh cảm thấy chính bà đã che chở cho mình:
	Ê Vì Thanh luôn yêu mến, tin cậy bà.
	Ê Vì Thanh là khách của bà, được bà chăm sóc yêu thương.
	Ê Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến tin cậy bà và được bà săn sóc yêu thương.
4. GV thu bài kiểm tra:
	- Nhận xét giờ kiểm tra.
	- Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài giờ sau học.
------------------------------------------------------------------
Tiết 3: toán
KIểM TRA
I. Mục tiêu:
- HS làm được bài kiểm tra định kỳ.
- Rèn ý thức nghiêm túc trong giờ kiểm tra.
II. Các hoạt động dạy – học:
- GV nêu yêu cầu của tiết kiểm tra.
1. GV phát đề cho HS làm bài:
Bài 1: Kết quả của phép cộng 572 863 + 280 192 là:
	A. 852 955	B. 853 955	C. 853 055	D. 852 055
Bài 2: Kết quả của phép trừ 728 035 - 49382 là:
A. 678753	B. 234215	C. 235215	D. 678653
Bài 3: Kết quả của phép nhân 237 x 42 là:
A. 1312	B. 1422	C. 9954	D. 8944
Bài 4: Kết quả của phép chia 9776 : 47 là:
A. 28	B. 208	C. 233 dư 25	D. 1108
Bài 5: Số thích hợp viết vào chỗ trống: 3 m2 5 dm2 =  dm2 là:
A. 35	B. 305	C. 350	D. 3050
Bài 6: Hình vẽ dưới đây ABCD là hình vuông, hình ABMN, MNCD là các hình chữ nhật và có chiều rộng bằng 12 cm.
	a. Cạnh BC vuông góc với những cạnh nào?
	b. Cạnh MN song song với những cạnh nào?
	c. Tính diện tích mỗi hình chữ nhật 1, 2, 3.
Bài 7: Một đội công nhân trong hai ngày sửa được 3450m đường. Ngày thứ nhất sửa được ít hơn ngày thứ hai là 170m đường. Hỏi mỗi ngày đội đó sửa được bao nhiêu mét đường?
2. GV thu bài.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, làm bài tập ở vở bài tập.
--------------------------------------------------------------
Tiết 4: tập làm văn
ÔN TậP cuối học kỳ I
I. Mục tiêu:
- KT lấy điểm định kì cuối học kì 1.
- Rèn kĩ năng viết và trình bày bài văn miêu tar đồ vật đã học.
II. Đồ dùng:
III. Các hoạt động dạy – học:
1. GV nêu yêu cầu, nội dung tiết KT
2. GV hướng dẫn học sinh các bước làm bài KT.
A. Chính tả: 5 điểm
Học sinh viết bài: Chiếc xe đạp của chú Tư (SGK)
B. Tập làm văn: 5 điểm.
Tả một đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi em thích.
- HS viết bài vào giấy kiểm tra.
C. Củng cố – dặn dò:
- GV thu bài.
- Nhận xét giờ học, dặn hs về chuẩn bị cho bài sau.
----------------------------------------------------------------
Tiết 5: sinh hoạt lớp
Sơ kết tuần 18
I. Mục tiêu 
- Sơ kết các hoạt động của lớp trong tuần qua
- Nêu kế hoạch hoạt động trong tuần tới 
- Giáo dục HS ý thức tự quản.
II. Chuẩn bị 
- Nội dung: 
+ Sơ kết tuần 18
+ Kế hoạch tuần 19
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức: Hát 
2. Sơ kết công tác tuần 18
Lớp trưởng đánh giá hoạt động của lớp về :
Đạo đức 
Nề nếp 
Học tập
Lao động - vệ sinh
Thể dục - sinh hoạt tập thể
3. Nêu kế hoạch tuần 19
- Tiếp tục duy trì các mặt hoạt động tốt trong tuần 
- Tích cực học và ôn các BT nâng cao theo chương trình bồi dưỡng HSG.
- Thực hành tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
- Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Duy trì tốt nề nếp tốt.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop4 tuan 18 2buoi HOANG TUAN MINH.doc