Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Hà Thị Khuyên

Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Hà Thị Khuyên

TOÁN

DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9, DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3

I.Mục tiêu:

- Biết dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho 3

- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, 3 để làm các bài tập.

II. Đồ dùng:

 Phiếu học tập.

III. Các hoạt động dạy – học:

A. Ổn định tổ chức:

B. Kiểm tra bài cũ:

Gọi HS lên chữa bài tập.

C. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu:

2. Hướng dẫn HS phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9, 3:

- GV yêu cầu HS nêu các ví dụ về các số chia hết cho 9, các số không chia hết cho 9. Viết thành 2 cột. HS: Nêu các số chia hết cho 9 và các số không chia hết cho 9.

18 : 9 = 2 17 : 9 = 1 (dư 8)

27 : 9 = 3 28 : 9 = 3 (dư 1)

36 : 9 = 4 40 : 9 = 4 (dư 4)

54 : 9 = 6 55 : 9 = 6 (dư 1)

45 : 9 = 5

 

doc 26 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 08/02/2022 Lượt xem 220Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 18 - Hà Thị Khuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buổi sáng
Tuần 18:	Thứ hai ngày 22 tháng 12 năm 2008.
 Tập đọc
ôn tập (tiết1)
I. Mục tiêu:
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc, hiểu.
2. Hệ thống được 1 số điều cần ghi nhớ về nội dung về nhân vật của các bài tập đọc là chuyện kể thuộc 2 chủ điểm “Có chí thì nên” và “Tiếng sáo diều”.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng trong 17 tuần.
- 1 số phiếu khổ to kẻ sẵn bài 2.
III. Các hoạt động dạy và học:
A. ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc bài giờ trước. 
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (khoảng 1/ 6 số HS trong lớp):
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (xem bài 1 – 2 phút)
- HS đọc trong SGK (hoặc học thuộc lòng) 1 đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi vừa ở đoạn đọc cho HS trả lời.
- GV cho điểm theo hướng dẫn của Bộ giáo dục.
3. Bài tập:
Bài 2:
HS: 1 em đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- Các nhóm làm vào phiếu.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
Ông Trạng thả diều
Trinh Đường
Nguyễn Hiền nhà nghèo mà hiếu học
Nguyễn Hiền
VuaBưởi
Từ điển 
Việt Nam
Bạch Thái Bưởi từ tay trắng nhờ có chí đã làm nên nghiệp lớn
Bạch Thái Bưởi
Vẽ trứng
Xuân yến
Lê - ô - nác đô đa Vin-xi kiên trì khổ luyện đã trở thành danh họa vĩ đại
Lê-ô-nác đô đa Vin – xi 
Người tìm 
 sao
Lê Quang Long
Phạm Ngọc Toàn
Xi - ôn – cốp – xki kiên trì theo đuổi ước mơ đã tìm được đường lên các vì sao
Xi-ôn-cốp-xki 
Văn  tốt
Truyện đọc 1
Cao Bá Quát kiên trì luyện viết chữ đã nổi danh là người văn hay chữ tốt
Cao Bá Quát
Chú Đất Nung 
(1- 2)
Nguyễn Kiên
Chú dám nung mình trong lò lửa đã trở thành người mạnh mẽ hữu ích. Còn 2 người bột yếu đuối gặp nước suýt bị tan
Chú Đất Nung
Trong quán ăn  Bống
Tôn – xtôi
Bu – ra – ti – nô thông minh mưu chí đã moi được bí mật về chìa khóa vàng
Bu-ra-ti-nô
Rấttrăng
(1 + 2)
Phơ - Bơ
Trẻ em nhìn thế giới, giải thích về thế giới rất khác người lớn
Công chúa nhỏ
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài, ôn bài giờ sau kiểm tra tiếp.
Toán
Dấu hiệu chia hết cho 9, Dấu hiệu chia hết cho 3
I.Mục tiêu:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho 3
- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, 3 để làm các bài tập.
II. Đồ dùng: 
	Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài tập.
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9, 3:
- GV yêu cầu HS nêu các ví dụ về các số chia hết cho 9, các số không chia hết cho 9. Viết thành 2 cột.
HS: Nêu các số chia hết cho 9 và các số không chia hết cho 9.
18 : 9 = 2 17 : 9 = 1 (dư 8)
27 : 9 = 3 28 : 9 = 3 (dư 1)
36 : 9 = 4 40 : 9 = 4 (dư 4)
54 : 9 = 6 55 : 9 = 6 (dư 1) 
45 : 9 = 5
- GV gợi ý để HS tính tổng các chữ số của số đó.
HS: Tự tìm ra các số chia hết cho 9.
GV hướng dẫn HS nhận biết dấu hiệu chia hế tcho 3 tương tự như trên
=> Ghi nhớ (SGK).
HS: Đọc lại ghi nhớ.
3. Thực hành:
a) Dấu hiệu chia hết cho 9
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu và nêu cách làm.
- GV yêu cầu HS tự làm. 
Gọi HS nêu kết quả.
- Số 99 có tổng các chữ số là 9 + 9 = 18.
Số 18 chia hết cho 9. Ta chọn số 99.
- Số 108 có tổng các chữ số là: 
1 + 0 + 8 = 9. Vậy ta chọn số 108. 
+ Bài 2:
HS: Đọc đầu bài và tự làm.
- Gọi HS đứng tại chỗ nêu kết quả.
+ Bài 3: 
HS: Đọc đầu bài và tự làm.
- Cả lớp nhận xét, bổ xung.
5
+ Bài 4: GV hướng dẫn HS làm 1 vài số đầu.
HS: Đọc yêu cầu, nghe hướng dẫn và làm bài.
31 chia hết cho 9 vì nhẩm: 3 + 1 = 4 còn thiếu 5 nữa thì tổng là 9 và chia hết cho 9. vậy chữ số thích hợp cần viết vào là 5.
- Còn những số khác HS tự làm.
b ) Dấu hiệu chia hết cho 3
+ Bài 1:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm vào vở.
- GV và cả lớp chữa bài.
VD: Số 231 có tổng các chữ số là: 
2 + 3 + 1 = 6 mà 6 chia hết cho 3, vậy 231 chia hết cho 3.
- Số 109 có tổng các chữ số:
1 + 0 + 9 = 10, mà 10 không chia hết cho 3 nên số 109 không chia hết cho 3.
- 2 em lên bảng làm và giải thích tại sao em chọn số đó.
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài.
- GV chữa, chấm bài cho HS.
+ Bài 3 + 4: 
HS: Tự làm, kiểm tra chéo lẫn nhau.
- GV gọi vài HS nêu kết quả.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
đạo đức
thực hành kỹ năng cuối kỳ I
I.Mục tiêu:
- Ôn lại cho HS những kiến thức đạo đức đã học ở học kỳ I.
- Luyện tập thực hành kỹ năng hành vi đạo đức đã học.
II. Đồ dùng:
- Giấy khổ to.
- Bút dạ.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. ổn định tổ chức:
B. Bài cũ:
Gọi HS đọc ghi nhớ giờ trước.
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu và ghi đầu bài:
2. Hướng dẫn HS ôn tập:
a. Hoạt động 1:
- GV nên câu hỏi:
HS: Trả lời cá nhân, mỗi em 1 bài:
Hãy kể tên các bài đạo đức đã học trong học kỳ I?
Bài 1: Trung thực trong học tập.
Bài 2: Vượt khó trong học tập.
Bài 3: Biết bày tỏ ý kiến.
Bài 4: Tiết kiệm tiền của.
Bài 5: Tiết kiệm thời giờ.
Bài 6: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
Bài 7: Biết ơn thầy giáo, cô giáo.
Bài 8: Yêu lao động.
b. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
- GV chia 4 nhóm, nêu câu hỏi:
HS: Các nhóm thảo luận theo câu hỏi trong phiếu. Ghi vào phiếu.
* Nhóm 1: 
1. Thế nào là trung thực trong học tập?
2. Thế nào là vượt khó trong học tập?
- Đại diện nhóm lên trình bày nội dung của nhóm mình.
* Nhóm 2: 
1. Khi nào em nên bày tỏ ý kiến của mình?
2. Vì sao phải tiết kiệm tiền của?
- Đại diện nhóm 2 trình bày.
* Nhóm 3: 
1. Vì sao phải tiết kiệm thời giờ?
2. Vì sao phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ?
- Đại diện nhóm 3 trình bày.
* Nhóm 4: 
1. Vì sao phải biết ơn thầy giáo, cô giáo?
2. Trong cuộc sống con người có cần lao động không?
- Đại diện nhóm 4 trình bày.
- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, ôn bài.
Buổi chiều
Kỹ thuật
Cắt khâu thêu sản phẩm tự chọn 
I. Mục tiêu:
- Đánh giá kiến thức, kỹ năng thêu, khâu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS.
II. Đồ dùng dạy - học:
Mẫu khâu, thêu đã học.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. ổn định tổ chức:
B. Bài cũ: 
Nêu các bước khâu, thêu.
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Giảng bài:
* Cắt khâu, thêu sản phẩm khác như váy liền áo cho búp bê gối ôm:
a. Váy liền áo cho búp bê:
- GV hướng dẫn cách khâu:
HS: Chú ý nghe.
+ Cắt 1 mảnh vải hình chữ nhật kích thước 25 x 30 cm. 
+Gấp đôi theo chiều dài.
+ Gấp tiếp một lần nữa.
+ Vạch dấu vẽ cổ, tay, chân.
+ Cắt theo đường vạch dấu.
+ Gấp khâu viền đường gấp mép cổ áo, gấu tay áo, thân áo.
+ Thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích.
b. Gối ôm:
- Giáo viên hướng dẫn cách khâu, cắt (SGV).
HS: Lắng nghe + quan sát. 
3. Thực hành:
HS: Thực hành làm.
- GV quan sát HS làm và uốn nắn sửa sai cho các em. 
4. Đánh giá kết quả:
- Hai mức: + Hoàn thành A.
 + Chưa hoàn thành B.
5. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà tập khâu cho đẹp. 
-------------------------------------------------------
Tiếng anh
(Giáo viên bộ môn soạn giảng)
luyện kiến thức Toán
luyện tập nhận biết Dấu hiệu chia hết cho 2, 5
I.Mục tiêu:
- Củng cố nhận biết dấu hiệu chia hết cho 2,5.
- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 5 để làm các bài tập.
II. Đồ dùng: 
	Vở Bài tập toán, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài tập.
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài tập 1(Tr 3), Bài tập 1 (Tr 4): Củng cố nhận biết dấu hiệu chia hết cho 2, 5.
HS tự làm bài rồi nêu miẹng kết quả
Bài tập 2(Tr 3), Bài tập 2(Tr 4): Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 5 để viết cac số, chữ số thích hợp vào chỗ chấm (.)
GV đưa ra bảng phụ
2 HS làm trên bảng, cả lớp làm vào vở rồi chữa bài.
Bài tập 4(Tr 3): Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2 để viết các số chia hết cho 2 từ các chữ số đã cho
HS làm bài rồi nêu kết quả.
Bài tập 4(Tr 4): Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2 và 5 để làm bài tập.
3 HS làm bài trrên bảng, cả lớp làm vào vở rồi chữa bài
3. Củng cố- Dặn dò:
 - GV Củng cố nội dung bài.
 - Dặn dò HS . 
Thứ ba ngày 23 tháng 12 năm 2008
chính tả
ôn tập (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
- Ôn tập kỹ năng đặt câu, kiểm tra sự hiểu biết của HS về nhân vật qua bài tập đặt câu nhận xét về nhân vật.
- Ôn các thành ngữ, tục nữ đã học qua bài thực hành, chọn thành ngữ, tục ngữ hợp với tình huống đã cho.
II. Đồ dùng dạy - học:
Phiếu viết tên bài tập đọc, 1 số phiếu khổ to viết bài 3.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. ổn định tổ chức:
B. Bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài về nhà.
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (1/6 số HS):
- GV thực hiện như tiết 1.
3. Bài tập 2:
HS: Đọc yêu cầu bài tập, suy nghĩ làm bài vào vở bài tập.
HS: Nối nhau đọc câu văn của mình đã đặt. VD: 
a.	* Nguyễn Hiền rất có chí.
	* Nguyễn Hiền đã thành đạt nhờ thông minh và ý chí vượt khó rất cao.
b. Lê - ô - nác - đô đa Vin – xi, kiên nhẫn khổ công luyện vẽ mới thành tài.
c. Cao Bá Quát rất kì công luyện viết chữ
d. Bạch Thái Bưởi là nhà kinh doanh tài ba, chí lớn.
- GV và cả lớp nhận xét.
4. Bài tập 3:
- GV phát phiếu cho 1 số HS.
HS: Đọc yêu cầu bài tập, nhớ lại những câu thành ngữ, tục ngữ đã học, viết nhanh vào vở. 1 số em làm bài trên phiếu trình bày.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.
a. Nếu bạn em có quyết tâm học tập, rèn luyện cao?
- Có chí thì nên.
- Có công mài sắt có ngày nên kim.
- Người có chí thì nên
 Nhà có nền thì vững.
b. Nếu bạn em nản lòng khi gặp khó khăn?
- Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
- Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
- Thất bại là mẹ thành công.
- Thua keo này ta bày keo khác.
c. Nếu bạn em dễ thay đổi ý định theo người khác?
- Ai ơi đã quyết thì hành
 Đã đan thì lận tròn vành mới thôi.
- 	Hãy lo bền chí câu cua
Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai.
5. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị bài sau.
Tin học
(Giáo viên bộ môn soạn giảng)
-----------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu 
ôn tập (tiết 3)
I. Mục tiêu:
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
	- Ôn luyện về các kiểu mở bài và kết bài trong văn kể chuyện.
II. Đồ dùng dạy - học:
Phiếu viết tên bài tập đọc, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. ổn định tổ chức:
B. Bài cũ:
Gọi H ... sườn dốc.
b. Trung du Bắc Bộ là một vùng:
Có thế mạnh về đánh cá.
Có thế mạnh về trồng chè và cây ăn quả.
Có diện tích trồng cà phê lớn nhất nước ta.
Có thế mạnh về khai thác khoáng sản.
c. Một số dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên là:
Các dân tộc Thái, Mông, Dao.
Các dân tộc Ba – na, Ê - đê, Gia – rai.
Dân tộc Kinh.
Các dân tộc Tày, Nùng.
d. Người dân chủ yếu sống ở đồng bằng Bắc Bộ là:
Người Thái.
Người Mông.
Người Tày.
Người Kinh.
Câu 2: Đà Lạt có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành một thành phố du lịch và nghỉ mát?
Câu 3: Những điều kiện thuận lợi nào để đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước?
3. Thu bài kiểm tra:
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ kiểm tra.
	- Về chuẩn bị bài giờ sau học.
Thể dục
(Giáo viên bộ môn soạn giảng)
---------------------------------------------------------------------------
Tập làm văn
ôn tập (tiết 6)
I. Mục tiêu:
	- Tiếp tục kiểm tra và lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
	- Ôn luyện về văn miêu tả đồ vật: Quan sát 1 đồ vật, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý, viết mở bài kiểu gián tiếp và lấy kết quả bài kiểu mở rộng cho bài văn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng.
- Bảng phụ ghi nội dung cần ghi nhớ.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. ổn định tổ chức:
B. Bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài về nhà.
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng:
- GV kiểm tra nốt số HS còn lại trong lớp.
3. Bài tập:
Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS từng bước thực hiện các yêu cầu.
a. Quan sát 1 đồ dùng học tập chuyển kết quả quan sát thành dàn ý.
HS: Xác định yêu cầu của đề:
“Miêu tả đồ dùng học tập của em”.
- Một em đọc lại nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
- Chọn đồ dùng học tập để quan sát.
- Từng HS quan sát đồ dùng học tập của mình, ghi kết quả quan sát vào vở nháp sau đó chuyển thành dàn ý.
- Một số em trình bày dàn ý của mình. Chẳng hạn dàn ý tả cái bút.
- GV và cả lớp nhận xét.
+ Mở bài: 
- Giới thiệu cái bút do ông em tặng nhân ngày sinh nhật.
+ Thân bài:
*. Tả bao quát bên ngoài:
+ Hình dáng thon mảnh, vát lên ở cuối như đuôi máy bay.
+ Chất liệu gỗ rất thơm, chắc tay.
+ Màu nâu đen, không lẫn với bút của ai.
+ Nắp bút cũng bằng gỗ, đậy rất kín.
+ Hoa văn trang trí là hình những chiếc lá tre.
+ Cái cài bằng thép trắng.
*. Tả bên trong:
+ Ngòi bút rất thanh, sáng loáng.
+ Nét bút thanh đậm
+ Kết bài:
đ Em giữ gìn cây bút cẩn thận, không bao giờ quên đậy nắp, không bao giờ bỏ quên bút. Em luôn cảm thấy như có ông em ở bên.
b. Viết phần mở bài kiểu dán tiếp, kết bài kiểu mở rộng.
HS: Viết bài, lần lượt từng em nối nhau đọc các mở bài.
- GV và cả lớp nhận xét.
VD: + Mở bài kiểu dán tiếp:
đ Sách, vở, bút, giấy mực là những người bạn giúp ta trong học tập. Trong những người bạn ấy tôi muốn kể về cây bút thân thiết mấy năm nay chưa bao giờ rời xa tôi.
+ Kết bài kiểu mở rộng:
đ Cây bút này gắn bó với kỷ niệm về ông tôi, về những ngày ngồi trên ghế nhà trường tiểu học. Có lẽ rồi cây bút sẽ hỏng, tôi sẽ phải dùng nhiều cây bút khác, nhưng cây bút này tôi sẽ cất trong hộp, giữ mãi như một kỷ niệm tuổi thơ.
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà tập viết bài.
Buổi chiều
 Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
	- Tiếp tục Củng cố về các dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, và 9.
	- Vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chia hết cho 2, 3, 5, 9 và giải toán.
II. Đồ dùng dạy – học:
Vở Bài tập toán 4, bảng phụ.
II. Các hoạt động dạy – học:
A. ổn định tổ chức:
B. Bài cũ:
Nêu các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9?
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn thực hành:	
+ Bài 1(Tr 8): Củng cố các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9
HS làm bài rồi nêu kết quả
Bài tập 2(Tr 8): Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 để làm Bài tập 
a) Các số chia hết cho cả 2 và 5 là: 64620; 3560.
b) Các số chia hết cho cả 3 và 2 là: 48432; 64620.
c) Số chia hết cho cả 2, 3, 5 và 9 là: 64620
3 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm vào vở
Bài tập 3(Tr 8): Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 để làm Bài tập.
HS tự làm bài rồi nêu kết quả.
Bài tập 4(Tr 8): Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 5 để làm Bài tập.
GV đưa ra bảng phụ
1 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm vào vở rồi chữa bài.
3. Củng cố- Dặn dò:
 - GV Củng cố nội dung bài.
 - Dặn dò HS 
Luyện từ và câu
Kiểm tra (đọc) (tiết 7)	
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra HS đọc các bài trong SGK, và đọc hiểu văn bản chọn ngoài SGK phù hợp với các chủ điểm đã học và với trình độ của HS lớp 4.
- Văn bản có độ dài khoảng 200 chữ.
II. Đồ dùng dạy – học:
Phiếu ghi tên các bài tập đọc, đề kiểm tra đọc hiểu.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. GV nhắc nhở HS: 
	Khi đọc phải rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Đọc đúng các chữ, không được đọc sai
2. GV gọi từng HS lên bốc thăm phiếu và đọc bài:	
3.GV phát đề đọc hiểu cho HS.
Cả lớp đọc thầm để làm bài tập:
4. GV thu bài kiểm tra;
	- Nhận xét giờ kiểm tra.
	- Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài giờ sau học.
Luyện kiến thức toán
Luyện tập nhận biết dấu hiệu chia hết cho 3, 9
I. Mục tiêu:
	- Củng cố về các dấu hiệu chia hết cho 3 và 9.
	- Vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chia hết cho 3, 9 vào giải toán.
II. Đồ dùng dạy – học:
Vở Bài tập toán 4, bảng phụ.
II. Các hoạt động dạy – học:
A. ổn định tổ chức:
B. Bài cũ:
Nêu các dấu hiệu chia hết cho 3, 9?
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn thực hành:	
Bài tập 1(Tr 6): Củng cố dấu hiệu chia hết cho 3
HS tự làm bài rồi nêu kết quả
Bài tập 2(Tr 6): Củng cố dấu hiệu chia hết cho 3
HS tự làm bài rồi nêu kết quả
Bài tập 3(Tr 6): Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 để viết chữ số vào ô trống.
GV đưa ra bảng phụ
a) Chia hết cho 3: 450; 453; 456; 459.
b) Chia hết cho 9: 450; 459.
1 HS làm bài trên bảng; cả lớp làm vào vở rồi chữa bài
Bài tập 4(Tr 6): Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 và 9 để viết chữ số vào ô trống.
GV đưa ra bảng phụ
Số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 là: 471; 600; 3147; 8310.
1HS làm bài trên bảng; cả lớp làm vào vở rồi chữa bài.
3. Củng cố- Dặn dò:
 - GV Củng cố nội dung bài.
 - Dặn dò HS .
Thứ sáu ngày 26 tháng 12 năm 2008
âm nhạc
(Giáo viên bộ môn soạn giảng)
-------------------------------------------------------
thể dục
(Giáo viên bộ môn soạn giảng)
-------------------------------------------------------
Tập làm văn
Kiểm tra viết (tiết 8)
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra kỹ năng viết chính tả và tập làm văn của HS.
- Rèn ý thức nghiêm túc trong giờ kiểm tra.
II. Đồ dùng dạy – học:
	Đề bài.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. GV chia bài cho từng HS.
2. Giáo viên đọc chính tả cho HS viết.
3. HS làm bài tập làm văn.
4. GV thu bài chấm:
5. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ kiểm tra.
	- Về nhà chuẩn bị bài sau.
Toán
Kiểm tra định kỳ
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra kiến thức toán HS đã học trong học kỳ 1.
- Rèn ý thức nghiêm túc trong giờ kiểm tra.
II. Đồ dùng dạy – học:
	Đề bài.
II. Các hoạt động dạy – học:
GV phát đề cho HS làm bài:
GV nhắc nhở HS trước khi làm bài.
HS làm bài.
 GV thu bài chấm:
Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ kiểm tra.
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
Buổi chiều
Khoa học
Không khí cần cho sự sống
I. Mục tiêu:
- HS biết nêu dẫn chứng để chứng minh người, động vật và thực vật đều cần không khí để thở.
- Xác định vai trò của khí ôxi đối với quá trình hô hấp và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống.
II. Đồ dùng dạy - học:
Hình trang 72, 73 SGK
III. Các hoạt động dạy – học:
A. ổn định tổ chức:
B. Bài cũ:
C. Dạy bài mới:
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với con người.
- GV nêu nhiệm vụ:
HS: Làm theo như hướng dẫn mục thực hành trang 72 SGK và phát biểu nhận xét: HS thấy luồng không khí ấm chạm vào tay do các em thở ra.
- GV yêu cầu HS nín thở mô tả cảm giác của mình khi nín thở?
- Nêu vai trò của không khí đối với đời sống con người?
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với đời sống thực vật và động vật.
- GV yêu cầu:
HS: Quan sát hình 3, 4 và trả lời câu hỏi.
? Vì sao sâu bọ và cây trong hình bị chết
- Vì không có không khí.
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu 1 số trường hợp phải dùng bình ôxi.
- GV yêu cầu:
HS: Quan sát hình 5, hình 6 SGK theo cặp. Hai HS quay lại chỉ và nói:
- Tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn lâu ở dưới nước? (Bình ôxi người thợ lặn đeo ở lưng).
- Tên dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hòa tan? (Máy bơm không khí vào nước).
- GV gọi 1 vài HS trình bày kết quả quan sát H5, H6 trang 73.
- Nêu câu hỏi cho HS thảo luận:
? Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người, động vật và thực vật
? Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở
- Ôxi.
? Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng ôxi
- Những người thợ lặn, thợ làm việc trong các hầm lò, người bị bệnh nặng cần cấp cứu
=> Kết luận: Người, thực vật, động vật muốn sống được cần có ôxi để thở.
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
âm nhạc
(Giáo viên bộ môn soạn giảng)
Hoạt động tập thể
Giáo dục môi trường
I. Mục tiêu:
- HS nói được những thực trạng về môi trường ở địa phương, nêu được cách khắc phục.
- Tuyên truyền vận động mọi người có ý thức bảo vệ môi trường
II. Các Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Viết về môi trường
GV gợi ý, giao nhiệm vụ cho HS viết:
- Thực trạng môi trường nơi em ở.
- Nguyên nhân
- Biện pháp khắc phục.
HS viết bài
Hoạt động 2: Báo cáo trước lớp
- GV yêu cầu một số HS báo cáo trước lớp
- GV và cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận chung.
- GV dặn dò HS: Bảo vệ môi trường và tuyên truyền cho mọi người cùng bảo vệ môi trường.
hoạt động tập thể
kiểm điểm trong tuần
I. Mục tiêu:
- HS nhận ra những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng khắc phục.
- Phát huy những ưu điểm và khăc phục nhược điểm còn tồn tại.
I. Nội dung: 
1. GV nhận xét chung những ưu điểm và nhược điểm của lớp:
	a. Ưu điểm
:- Một số em có ý thức học tập, đi học đều, đúng giờ, làm bài đầy đủ, không nói chuyện riêng trong giờ, chữ viết tương đối đẹp đó là: .
b. Nhược điểm:
- Nhiều em ý thức học tập chưa tốt, trong lớp hay nói chuyện riêng, lười học, không làm bài tập ở nhà như:
.
- Nhiều em nhận thức quá chậm, chữ viết xấu như: .
- Một số em vệ sinh cá nhân chưa sạch: 
2. Phương hướng:	
- Những em có nhiều khuyết điểm phải cố gắng sửa chữa, khắc phục. 
- Phát huy những ưu điểm đã có.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_18_ha_thi_khuyen.doc