1. Ổn định:
2. KTBC:
- GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm, đồng thời kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác.
- Nêu những dấu hiệu chia hết cho 5, 2 ?
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giờ học toán hôm nay các em sẽ biết cách thực hiện phép chia và biết được những số nào chia hết cho 9.
b) Hướng dẫn thực hiện phép chia
- GV cho HS nêu những số nào chia hết cho 9 ?
- GV cho HS nêu những số nào không chia hết cho 9 ?
- GV cho HS nêu bảng chia 9.
- Vậy theo em những số nào thì chia hết cho 9 ?
- Theo em những dấu hiệu nào cho biết các số đó chia hết cho 9 ?
*GV chốt lại và ghi bảng HS nhắc lại.
+ Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.
- GV giảng:
VD: 72: 9 = 8
- Ta có: 7 + 2 = 9
9 : 9 = 1
VD: 657: 9 = 73
- Ta có: 6 + 5 + 7 = 18
18 : 9 = 2
- Lưu ý: + Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9.
VD: 182: 9 = 20 (dư 2)
- Ta có: 1 + 8 + 2 = 11
11 : 9 = 1(dư 2)
VD: 451: 9 = 50 (dư 1)
- Ta có: 4 + 5 + 1 = 10
10 : 9 = 1 (dư 1)
c) Luyện tập , thực hành
Bài 1
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét và sửa sai.
Bài 2
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét và sửa sai.
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề toán.
- GV cho HS thực hiện.
- Viết hai số có ba chữ số và đều chia hết cho 9.
- Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét và sửa sai.
Bài 4
- Gọi 1 HS đọc đề toán.
- GV cho HS thực hiện hoạt động nhóm đôi.
+ Tìm chữ số thích hợp viết vào chỗ.
31 ; 35; 2 5.
- Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét và sửa sai.
4. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại các dấu hiệu chia hết cho 9.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
TUẦN 18 Thứ hai Ngày soạn: 23 – 12- 2011 Ngày giảng: 26- 12- 2011 CHÀO CỜ: Nội dung do TPT soạn TOÁN: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9 I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cách thực hiện phép chia hết cho 9. - Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để làm các bài tập. II. Chuẩn bị: II Hoạt động dạy- học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định: 2. KTBC: - GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm, đồng thời kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác. - Nêu những dấu hiệu chia hết cho 5, 2 ? - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài - Giờ học toán hôm nay các em sẽ biết cách thực hiện phép chia và biết được những số nào chia hết cho 9. b) Hướng dẫn thực hiện phép chia - GV cho HS nêu những số nào chia hết cho 9 ? - GV cho HS nêu những số nào không chia hết cho 9 ? - GV cho HS nêu bảng chia 9. - Vậy theo em những số nào thì chia hết cho 9 ? - Theo em những dấu hiệu nào cho biết các số đó chia hết cho 9 ? *GV chốt lại và ghi bảng HS nhắc lại. + Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9. - GV giảng: VD: 72: 9 = 8 - Ta có: 7 + 2 = 9 9 : 9 = 1 VD: 657: 9 = 73 - Ta có: 6 + 5 + 7 = 18 18 : 9 = 2 - Lưu ý: + Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9. VD: 182: 9 = 20 (dư 2) - Ta có: 1 + 8 + 2 = 11 11 : 9 = 1(dư 2) VD: 451: 9 = 50 (dư 1) - Ta có: 4 + 5 + 1 = 10 10 : 9 = 1 (dư 1) c) Luyện tập , thực hành Bài 1 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét và sửa sai. Bài 2 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét và sửa sai. Bài 3 - Gọi 1 HS đọc đề toán. - GV cho HS thực hiện. - Viết hai số có ba chữ số và đều chia hết cho 9. - Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét và sửa sai. Bài 4 - Gọi 1 HS đọc đề toán. - GV cho HS thực hiện hoạt động nhóm đôi. + Tìm chữ số thích hợp viết vào chỗ... 31 ;35; 25. - Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét và sửa sai. 4. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại các dấu hiệu chia hết cho 9. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. - HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. - HS nghe giới thiệu bài - HS tự nêu: 9; 18; 36; 63; - HS tự nêu: 13; 92; 17; 25; - HS nêu 9: 9 = 1 18: 9 = 2 27: 9 = 3 90: 9 = 10 - HS tự nêu - HS tự nêu - HS nhắc lại. - HS đọc đề. - Tìm những số chia hết cho 9. - HS thực hiện tính nhẩm và nêu. + Số chia hết cho 9 là: 99; 108; 5643; 29385. + HS giải thích được vì sao các số trên lại chia hết cho 9. - HS đọc đề. - Tìm những số không chia hết cho 9. - HS thực hiện tính nhẩm và nêu. + Số không chia hết cho 9 là: 96; 7853; 1097. + HS giải thích được vì sao các số trên lại không chia hết cho 9. - HS đọc đề toán - 2 HS thực hiện trên bảng. - HS viết vào bảng con. - VD + 405; 765; - HS đọc đề toán - HS thực hiện. 315 ; 135; 225. - HS cả lớp lắng nghe và thực hiện. ÂM NHẠC: GVBM KHOA HỌC: GVBM BUỔI THỨ HAI ANH VĂN: GVBM TẬP ĐỌC: ÔN TẬP HKI (TIẾT 1) I Mục tiêu: 1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng (HTL), kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc- hiểu (HS trả lời được 1- 2 câu hỏi về nội dung bài đọc). Yêu cầu về kỹ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học HK I của lớp 4 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật). 2. Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều. 3. Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong SGK. Đọc diễn cảm những đoạn văn đó đúng yêu cầu về giọng đọc. II. Chuẩn bi: - Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 để học sinh điền vào chỗ trống. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Giới thiệu bài mới - GV giới thiệu nội dung học tập của tuần 18: ôn tập củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn tiếng việt của HS trong 9 tuần qua. - Giới thiệu MĐ, YC của tiết học. 2. Kiểm tra TĐ và HTL (khoảng 1/3 số HS trong lớp) - Phần ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng ở các tiết dành để kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL. GV cần căn cứ vào số HS trong lớp, phân phối thời gian hợp lí để mỗi học sinh đều có điểm. Cách kiểm tra như sau: - Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài( sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1- 2 phút). - HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu. - GV đặt một câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời. - GV cho điểm 3. Bài tập Bài 2 - HS đọc yêu cầu của bài. - GV nêu câu hỏi: + Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể ? + Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể? thuộc chủ điểm “Có chí thì nên và Tiếng sáo diều” - HS phát biểu, GV ghi bảng: - GV phát phiếu - Cả lớp và GV nhận xét theo các yêu cầu: + Nội dung ghi ở từng cột có chính xác không? + Lời trình bày có rõ ràng mạch lạc không ? Lắng nghe - HS bốc thăm đọc trước 1 –2’ - HS đọc to - HS trả lời - HS đọc đề - HS trả lời + Đó là những bài kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật để nói một điều có ý nghĩa. - HS nêu + Ông Trạng thả diều, “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi, Vẽ Trứng, Người tìm đường lên các vì sao, Văn hay chữ tốt, Chú Đất Nung, Trong quán ăn “Ba cá bống”, Rất nhiều mặt trăng. - HS đọc thầm lại các truyện Ông Trạng thả diều, “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi, Vẽ Trứng suy nghĩ, trao đổi theo cặp - Thảo luận - Trình bày kết quả - Những HS làm bài trên phiếu dán nhanh kết quả làm bài lên bảng lớp, trình bày - HS sửa bài theo lời giải đúng: Tên bài Tác giả Nhân vật Nội dung chính Ông Trạng thả diều Trinh Đường Nguyễn Hiền Nguyễn Hiền nhà nghèo mà hiếu học. “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi Từ điển nhân vật lịch sử VN Bạch Thái Bưởi Bạch Thái Bưởi từ tay trắng, nhờ có chí đã làm nên nghiệp lớn - Cho HS nhận xét - GV nhận xét sửa sai. 4/. Củng cố, dặn dò: Những em chưa có điểm kiểm tra đọc hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc. - GV nhận xét tiết học. - HS lắng nghe. ĐỊA LÝ: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ- CUỐI HỌC KÌ I ( Đề chung của trường) dcb&dcb Thứ ba Ngày soạn: 24- 12 - 2011 Ngày dạy: 27 -12 - 2011 LTVC: ÔN TẬP HKI (TIẾT 2) I/ MỤC TIÊU: - Kiểm tra đọc hiểu. - Ôn luyện kĩ năng đặt câu, kiểm tra sự hiểu biết của HS về nhân vật. - Sử dụng các thành ngữ, tục ngữ phù hợp với các tình huống cụ thể. II. CHUẨN BỊ: - Phiếu ghi tên các bài tập đọc. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ Ổn định: 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới: - Giới thiệu bài - Nêu mục tiêu tiết học. - GV ghi tựa bài lên bảng. * Kiểm tra đọc. (tiến hành như tiết 1) * Ôn luyện về kĩ năng đặt câu. - Yêu cầu HS đọc nội dung yêu cầu cầu của bài. - GV gọi HS trình bày. - GV nhận xét sửa sai. *Sử dụng thành ngữ, tục ngữ. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3. - Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận nhóm đôi và viết các thành ngữ, tục ngữ vào vở. - Gọi HS trình bày và nhận xét. a/ Nếu bạn em có quyết tâm học tập, rèn luyện cao ? b/ Nếu bạn em nản lòng khi gặp khó khăn ? c/ Nếu bạn em dễ thay đổi ý định theo người khác? - GV nhận xét cho điểm những em thực hiện tốt. - Nhận xét chung, kết luận lời giải đúng. 4/ Củng cố – Dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Về nhà xem lại bài và xem trước bài mới. - Lớp hát. . - Học sinh lắng nghe. - HS thực hiện. - Học sinh đọc yêu cầu . a/ Từ xưa đến nay, nước ta chưa có người nào đổ trạng nguyên khi mới 13 tuổi như Nguyễn Hiền. Nguyễn Hiền thành đạt nhờ thông minh và ý chí vượt khó rất cao. Nhờ thông minh, ham học và có chí, Nguyễn Hiền đã trở thành trạng nguyên trẻ nhất nước ta b/ Lê- ô- nác- đô đa Vin- xi kiên trì vẽ hàng trăm lần quả trứng mới thành danh hoạ. Lê- ô- nác- đô đa Vin- xi kiên đã trở thành danh hoạ nổi tiếng thế giới nhờ thiên tài và khổ công rèn luyện c/ Xi- ôn- cốp- xki là người đầu tiên ở nước Nga tìm cách bay vào vũ trụ. Xi- ôn- cốp- xki đã đạt được ước mơ từ thuở nhỏ nhờ tài năng và nghị lực phi thường - Học sinh đọc yêu cầu. - Thảo luận nhóm trao đổi về ý nghĩa . - HS trình bày. - Có chí thì nên. - Có công mài sắt, có ngày nên kim. - Người có chí thì nên. - Nhà có nền thì vững. - Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo. - Lửa thử vàng, gian nan thử sức. - Thất bại là mẹ thành công. - Thua keo này, bày keo khác. - Ai ơi đã quyết thì hành. Đã đan thì lận tròn vành mới thôi ! - Hãy lo bền chí câu cua. Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai ! - Đứng núi này trông núi nọ. - Học sinh lắng nghe. TOÁN: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3 I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cách thực hiện phép chia hết cho 3. - Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 để làm các bài tập. II. Chuẩn bị: III. Hoạt động dạy- học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định: 2. KTBC: - GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm, đồng thời kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác. - Nêu những dấu hiệu chia hết cho 9 ? - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài - Giờ học toán hôm nay các em sẽ biết cách thực hiện phép chia và biết được những số nào chia hết cho 3. b) Hướng dẫn thực hiện phép chia - GV cho HS nêu những số nào chia hết cho 3 ? - GV cho HS nêu những số nào không chia hết cho 3 ? - GV cho HS nêu bảng chia 3. - Vậy theo em những số nào thì chia hết cho 3 ? - Theo em những dấu hiệu nào cho biết các số đó chia hết cho 3 ? *GV chốt lại và ghi bảng HS nhắc lại. + Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3. - GV giảng: VD: 63: 3 = 21 - Ta có: 6 + 3 = 9 9 : 3 = 3 VD: 123: 3 = 41 - Ta có: 1 + 2 + 3= 6 6 : 3 = 2 - Lưu ý: + Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 3 thì không chia hết cho 3. VD: 91: 3 = 30 (dư 1) - Ta có: 9 + 1 = 10 10 : 3 = 3 (dư 1) VD: 125: 3 = 41 (dư 2) - Ta có: 1 + 2 + 5 = 8 8 : 3 = 2 (dư 2) c) Luyện tập , thực hành Bài 1 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét và sửa sai. Bài 2 - Bài tập ... à đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm. - Gọi HS đọc yêu cầu. - GV yêu cầu HS nêu: + Như như thế nào là động từ, danh từ, tính từ? - GV cho HS tự làm bài. - Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông mắt một mí, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước sân. - Gọi HS trình bày. - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét sửa sai. - Yêu cầu HS đặt câu cho bộ phận in đậm. - Gọi HS trình bày. - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét sửa sai. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết lại bài giới thiệu của em. - Dặn HS chuẩn bị bài sau - Lắng nghe. - HS thực hiện theo yêu cầu. - HS đọc yêu cầu - HS nêu. + Động từ là những từ chỉ hoạt động của người, vật, + Danh từ là từ chỉ về tên người, vật, + Tính từ là từ chỉ về hình dạng, kích thước, màu sắc, - HS thực hiện tìm. - Danh từ: buổi, chiều, xe, thị trấn, nắng, phố, huyện, em bé, Hmông, mắt, một mí, em bé, Tu Dí, Phù Lá, cổ, móng, hổ, quần áo, sân. - Động từ: dừng lại, đeo, chơi đùa. - Tính từ : nhỏ, vàng hoe, sặc sỡ. - HS đọc. - HS đọc yêu cầu - HS đặt câu. + Buổi chiều, xe làm gì ? + Nắng phố huyện như thế nào ? + Ai đang chơi đùa trước sân ? - HS lắng nghe và thực hiện. TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 II. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định: 2. KTBC: - GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm, đồng thời kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài - Giờ học toán hôm nay các em sẽ tiếp tục củng cố lại cách thực hiện phép chia hết cho 2, 3, 5, 9 . b) Hướng dẫn thực hiện Luyện tập, thực hành phép chia. Bài 1 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét và sửa sai. Bài 2 - Yêu cầu HS đọc đề. - GV yêu cầu HS làm bài. - Trong các số: 57234; 64620; 5270; 77285. a/ Số nào chia hết cho cả 2 và 5? b/ Số nào chia hết cho cả 3 và 2? c/ Số nào chia hết cho cả 2; 3; 5 và 9? - Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét và sửa sai. Bài 3 - Gọi 1 HS đọc đề toán. - GV cho HS thực hiện. - Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét và sửa sai. Bài 4 - Gọi 1 HS đọc đề toán. - Bài toán yêu cầu ta làm gì ? - GV cho HS nêu cách tính giá trị của các biểu thức. - GV cho HS thực hiện. - Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét và sửa sai. Bài 5 - Gọi 1 HS đọc đề toán. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán yêu cầu ta tìm gì ? + Vậy muốn tìm được số HS của lớp đó ta làm như thế nào ? - GV cho HS thực hiện hoạt động nhóm. - Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét và sửa sai. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. - HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. - HS nghe giới thiệu bài - HS đọc đề. - Tìm những số chia hết cho 2, 3, 5, 9. - HS thực hiện nêu. a/ Số chia hết cho 2 là: 4568; 2050; 35766. b/ Số chia hết cho 3 là: 2229; 35766. c/ Số chia hết cho 5 là: 7435; 2050. d/ Số chia hết cho 9 là: 35766. - HS đọc đề. - HS viết vào bảng con. a/ 64620; 5270. b/ 57234; 64620. c/ 64620. - HS giải thích cách tìm. - HS đọc đề toán - HS thực hiện trên bảng. a/ 528 b/ 603 c/ 240. d/ 354. - HS đọc đề toán - Thực hiện tính giá trị của biểu thức và xem giá trị đó chia hết cho những số nào trong các số 2; 5. + Nếu trong một biểu thức có dấu ngoặc đơn, ta thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc đơn trước + Nếu trong biểu thức không có dấu ngoặc đơn mà chỉ có các phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia. Thì ta thực hiện theo thứ tự nhân, chia trước cộng trừ sau - HS thực hiện. a/ 2253 + 4315 – 173 = 6395 6395 chia hết cho 5. b/ 6438 – 2325 x 2 = 1788 1788 chia hết cho 2. c/ 480 – 120: 4 = 450 450chia hết cho 2 và chia hết cho 5. d/ 63 + 24 x 3 = 135 135 chia hết cho 5. - HS đọc đề toán. + Lớp học có ít hơn 35 HS và nhiều hơn 20 HS. Nếu xếp thành 3 hoặc 5 hàng thì vừa đủ. + Tìm số HS của lớp đó. + Ta đi tìm một số mà bé hơn 35 và lớn hơn 20 vừa chia hết cho 5 vừa chia hết cho 3. - HS tìm được số HS của lớp đó là: 30 - HS lắng nghe. ANH VĂN: GVBM KHOA HỌC: GVBM BUỔI THỨ HAI LUYỆN TIẾNG VIỆT LÀM BÀI TẬP I.Mục tiêu: - HS dựa vào kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi em đã chọn với đầy đủ 3 phần: mở bài ; thân bài ; kết bài - Giúp HS nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài. - Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả đồ vật. II.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1: GV yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật - GV nhận xét, chốt lại: Muốn tả đồ vật tinh tế, tỉ mỉ ta phải bao quát toàn bộ đồ vật, tả những đặc điểm nổi bật,ko nên tả hết mọi chi tiết,mọi bộ phận như vậy sẽ lan man, dài dòng... Hoạt động 2: Luyện tập: Đề 1: Đọc đoạn văn sau: Ông cụ thợ gặt tháo cai hái ở tay ra rồi đưa cho Ban.Cậu lấy để ngắm nghía.Cái hái có một thân chính bằng gỗ dài hơn một cánh tay.Về phía giữa thân, có ghép một cái lưỡi bằng thép rất sắc.Một đầu cái thân ó buộc dây vòng để luồn cánh tay giữ cho chắc. đầu kia là một thân gỗ khác cũng có khi bằng tre gập lại gần như thước thợ đối với thân chính nhưng nhỏ hơn và vút nhọn nhưu một cái sừng.Người gặt dùng cái hái ấy để vơ lúa rồi dùng lưỡi hái ở giữa thân chính ra cắt..." a.Đoạn văn trên viết về cái gì? Hãy đặt tên cho đoạn văn? b.Đoạn văn trên ứng với phần nào trong ba phần của văn miêu tả đồ vật? c.Những câu nào trong đoạn có thể tách ra để tạo thành đoạn mở bài cho bài văn tả cái hái? - GV ghi đề lên bảng, yêu cầu HS đọc đề, nêu yêu cầu. GV nhận xét - GV kết luận nội dung BT 1 Bài tập 2: Em hãy thay lời cô chủ mới trong truyện:Búp bê của ai? Viết 1 đoạn văn tả con búp bê khi cô nhặt được và nêu trình tự quan sát được thể hiện trong đoạn văn của em. - GV ghi đề lên bảng, yêu cầu HS đọc đề, phân tích đề. - Y/C HS trình bày đoạn văn - HS nhận xét, Gv nhận xét chung. Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò: - HS nhắc lại cấu tạo bài văn miêu tả - GV nhận xét giờ học. y/c HS về nhà hoàn thành các BT trên. - HS lần lượt nêu những điều em đã được học. - HS đọc nối tiếp ghi nhớ SGK Đoạn văn viết vềcái hái, có thể đặt tên: Cái hái Đoạn văn này ứng với phần thân bài Hai câu đầu có thể tách ra làm đoạn MB - HS sinh hoạt nhóm 4 trả lời lần lượt các câu hỏi ở bài tập - HS nhận xét, - Hs viết bài vào nháp - HS trình bày. KỂ CHUYÊN: ÔN TẬP HKI (TIẾT 6) I. MỤC TIÊU: - Kiểm tra đọc hiểu (Yêu cầu như tiết 1) - Ôn luyện về văn miêu tả đồ vật. II. CHUẨN BỊ: - Phiếu ghi sẳn các bài tập đọc, học thuộc lòng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KTBC: 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - GV ghi tựa. b. Kiểm tra đọc - Tiến hành như tiết 1. c. Ôn luyện về văn miêu tả. - Gọi HS đọc yêu cầu . - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ về văn miêu tả. - Yêu cầu HS tự làm bài. *Lưu ý: + Đây là bài văn miêu tả đồ vật. + Hãy quan sát thật kĩ chiếc bút, tìm những đặc điểm riêng mà không thể lẫn với bút của bạn khác. + Không nên tả quá chi tiết, rườm rà. - HS trình bày bài làm của mình. - Cho HS nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét chung về bài viết của HS và sửa sai cho từng bài. 3. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Về nhà làm hoàn chỉnh bài văn tả cây bút của em. - Lắng nghe. - HS thực hiện theo yêu cầu. a. Mở bài: - Giới thiệu cây bút + Được tặng nhân dịp năm học mới (do ông tặng nhân dịp sinh nhật) b. Thân bài. - Tả bao quát bên ngoài. + Hình dáng thon, mảnh, tròn như chiếc đũa, vót ở trên + Chất liệu: bằng sắt (nhựa, gỗ,) rất vừa tay. + Màu nâu đen ( xanh, đỏ,. . ) không lẫn với bút của ai. + Nắp bút cũng bằng sắt (nhựa, gỗ,) đậy rất kín. + Hoa văn trang trí là hình chiếc lá tre (siêu nhân, con gấu,) + Cái cài bằng thép trắng (nhựa xanh, nhựa đỏ,) - Tả bên trong. + Ngòi bút rất thanh, sáng loáng. + Nét trơn đều, (thanh đậm) c. Kết bài: - Tình cảm của mình với chiếc bút. - HS làm bài - HS lắng nghe. - HS nêu bài làm của mình. a/Mở bài gián tiếp. + Có một người bạn luôn bên em mỗi ngày luôn chứng kiến những buồn vui trong học tập của em, đó là chiếc bút máy màu xanh. Đây là món quà em được bố tặng khi vào năm học mới. + Sách, vở, bút,là những người bạn giúp ta trong học tập. Trong những bạn ấy, tôi muốn kể về cây bút thân thiết, mấy năm nay chưa bao giờ rời xa tôi. b/Kết bài mở rộng. + Em luôn giữ gìn cây bút cẩn thận, không bao giờ bỏ quên hay quên đậy nắp. Em luôn cảm thấy có bố em ở bên mình, động viên em học tập. - HS lắng nghe về nhà thực hiện. HĐTT: SINH HOẠT ĐỘI I. YÊU CẦU: - GV cùng HS đánh giá hoạt động tuần qua. - HS nhận ra ưu, khuyết điểm của mình để phát huy, sửa chữa. - Triển khai kế hoạch tuần tới. II. NỘI DUNG: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Phần mở đầu: - T. nêu mục đích, nội dung tiết học. 2. Phần hoạt động: a) Đánh giá hoạt động tuần 17. - GVCN tổng kết, tuyên dương, nhắc nhở một số em, giúp HS nhận ra ưu khuyết điểm của mình. b) Triển khai kế hoạch - Thực hiện chủ điểm: “ Tiếp bước truyền thống Quân đội anh hùng” - Tiếp tục xây dựng nề nếp lớp. -Thi đua học tốt, giữ vở sạch- viết chữ đẹp. - Thi đua giành nhiều điểm cao chào mừng ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Thực hiện an toàn giao thông. 3. Phần kết thúc: -HS sinh hoạt văn nghệ. -T. nhận xét tiết học, dặn HS thực hiện tốt kế hoạch. - HS lắng nghe -HS hát tập thể bài “Lớp chúng mình đoàn kết “. - 3 tổ trưởng lần lượt nhận xét các tổ viên thông qua sổ theo dõi. -Lớp trưởng nhân xét chung các mặt. - HS lắng nghe HS thực hiện cá nhân, nhóm, tổ. - HS lắng nghe. dcb&dcb Thứ sáu Ngày soạn: 27- 12 - 2011 Ngày dạy: 30 - 12 - 2011 TOÁN: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ- CUỐI HỌC KÌ I LUYỆN TỪ VÀ CÂU: KIỂM TRA ĐỌC HIỂU ( Đề chung của trường ) TẬP LÀM VĂN: KIỂM TRA HỌC KÌ I ( Đề chung của Phòng ) THỂ DỤC: GVBM BUỔI THỨ HAI KĨ THUẬT: GVBM THỂ DỤC: GVBM HĐNG: GVBM dcb&dcb Chuyên môn duyệt Tổ duyệt
Tài liệu đính kèm: