Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2011-2012 (Bản 3 cột hay nhất)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2011-2012 (Bản 3 cột hay nhất)

Luyện từ và câu: Tiết 3 Mở rộng vốn từ: Nhân hậu- Đoàn kết.

I.Mục tiêu:

Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ , tục ngữ và từ Hán Việt thông thường) về chủ điểm Thương người như thể thương thân ( BT1, BT4); nắm được cách dùng một số tiếng “nhân”theo 2 nghĩa khác nhau:người, lòng thương người (BT2, BT3)

II.Đồ dùng dạy – học

Bảng phụ kẻ sẵn các cột a, b, c, d ở BT1,viết sẵn các từ mẫu để HS điền các từ cần thiết vào từng cột.

III.Các hoạt động dạy – học:

 

doc 25 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 08/01/2022 Lượt xem 328Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2011-2012 (Bản 3 cột hay nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
(Từ 05 / 909 /9 / 2011.)
Thứ/ngày
Môn
Tên bài dạy
2
05/09
Tập đọc
Toán
Lịch sử.
Đạo đức.
Anh văn Chào cờ.
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tt)
Các số có 6 chữ số.
Làm quen với bản đồ (tt)
Trung thực trong học tập (tt)
GV chuyên dạy
3
06/09
LT và câu
Toán
Chính tả
Mĩ thuật
Địa lí
MRVT: Nhân hậu – Đoàn kết.
Luyện tập
Mười năm cõng bạn đi học.
GV chuyên dạy 
Dãy núi Hoàng Liên Sơn
4
07/09
Tập đọc
Toán
Kĩ thuật
TLvăn
Anh văn
Truyện cổ nước mình
Hàng và lớp
Vật liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu
Kể lại hành động của nhân vật.
GV chuyên dạy
5
08/09
Âm nhạc
Toán
LT và câu
Khoa học
Kể chuyện
GV chuyên dạy 
So sánh các số có nhiều chữ số.
Dấu hai chấm.
Trao đổi chất ở người (tt)
Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
6
09/9
TLvăn
Thể dục
Toán
Khoa học
Sinh hoạt
Tả ngoại hình của nhân vật.
GV chuyên dạy
Triệu và lớp triệu
Các chất dinh dưỡng. (tt)
Tổng kết tuần
Thứ hai ngày 05 tháng 9 năm 2011
Tập đọc : Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo)
I.Mục tiêu:
	- Giọng đọc phù hợp với tích cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.
 - Hiểu được nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng hào hiệp, ghét áp bức bất công, bênh vực chị Nhà Trò bất hạnh, yếu đuối.
 - Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn(trả lời câu hoỉ
 sgk)
II. Đồ dùng dạy- học
Tranh minh họa nội dung bài học SGK.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐBT
1.Bài cũ: - Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài Mẹ ốm và trả lời câu hỏi:
+ Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những chi tiết nào?
+ Những chi tiết nào trong bài bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ.
 - GV nhận xét + cho điểm.
2.Bài mới: - GV giới thiệu bài – ghi đề.
 HĐ 1: Luyện đọc.
 a/ Cho HS đọc:
 - Cho HS đọc đoạn (với những HS đọc yếu có thể cho các em đọc từng câu).
 - Cho HS luyện đọc những từ ngữ khó phát âm lủng củng, nặc nô, co rúm ,béo múp béo míp, xuý xoá, quang hẳn
Cho HS đọc cả bài.
 b/Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ:
- GV có thể giải nghĩa thêm nếu HS lớp mình không hiểu những từ khác.
 c/ GV đọc diễn cảm toàn bài:
 HĐ 2: Tìm hiểu bài.
 Đoạn 1: (4 câu đầu)
Cho HS đọc thành tiếng.
Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi.
+ Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào?
 Đoạn 2: (Phần còn lại)
- Cho HS đọc phần 1 đoạn 2 (đọc từ Tôi cất tiếngcái chày giã gạo).
Cho HS đọc thành tiếng. 
Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi.
+ Dế Mèn đã làm thế nào để bọn nhện phải sợ?
- Cho HS đọc phần 2 đoạn 2 (đọc từ Tôi thét đến hết)
Cho HS đọc thành tiếng.
Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi.
+ Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải?
+ Có thể tặng cho Dế Mèn danh hiệu nào trong số các danh hiệu sau đây: võ sĩ, tráng sĩ, chiến sĩ, hiệp sĩ, dũng sĩ, anh hùng.
GV nhận xét và chốt lại.
+ Bài văn ca ngợi ai?
Nội dung:Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng hào hiệp, ghét áp bức bất công, bênh vực chị Nhà Trò bất hạnh, yếu đuối.
HĐ 3: Đọc diễn cảm.
- GV đọc diễn cảm đoạn văn cần luyện đọc
- Cho HS đọc diễn cảm.
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi.
-HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn.
-2 HS đọc.
-HS đọc thầm phần chú giải và một vài em giải nghĩa từ cho cả lớp nghe.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc to, cả lớp nghe.
- Trả lời.
-HS đọc thành tiếng.
- Trả lời.
-HS đọc thành tiếng.
-HS trao đổi + trả lời.
-Lớp nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS trả lời.
-Nhiều HS luyện đọc sự hướng dẫn của GV.
HS khá, giỏi trả lời CH4
3. Củng cố- Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS tìm đọc truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.
 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 Toán: Tiết 6 Các số có sáu chữ số
Mục tiêu:
Giúp HS:
Ôn lại quan hệ giữa các đơn vị các hàng liền kề
Biết viết và đọc các số có tới 6 chữ số.
Bài 1, 2, 3, 4(a, b).
II.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐBT
1.Bài cũ:
-Nêu đơn vị giữa các hàng liền kề.
 10 đơn vị =? Chục, 10 chục =? Trăm.
 10 trăm =? Nghìn, 10 nghìn =? Chục nghìn.
- Nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Nêu YC cần đạt của tiết học.
Hoạt động 1: Giới thệu số có 6 chữ số.
Ôân về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn.
Hãy nêu quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề?
Hàng trăm nghìn:
GV giới thiệu: 10 chục nghìn =1 trăm nghìn.
1 trăm nghìn viết là 100000
 c)Viêt và đọc các số có 6 chữ số:
- Đính bảng trang 8 SGK.
- Gắn các thẻ số 100000, 10000,.10, 1 lên các cột tương ứng.
- Đếm xem có bao nhiêu trăm nghìn, chục nghìn, đơn vị?
- Hướng dẫn đọc số và viết số.
- Viết số 432516, HS lấy các thẻ số 100000, 10000, 1000,100,10,1 và các tấm ghi các chữ số1,2,3.9 gắn vào các cột tương ứng trên bảng.
Hoạt động 2: thực hành.
Bài 1/9: Viết theo mẫu.
- Phân tích mẫu.
- Nhận xét, sử a sai.
Bài 2/9: Viết theo mẫu.
Bài 3/10: Đọc các số.
Bài 4(a,b)/10: Viết các số.
- 2 HS thực hiện.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Theo dõi.
- 1 HS thực hiện.
- Trả lời.
- Theo dõi và lắng nghe.
- Tự làm và đọc kết quả 23453.
- Làm miệng, cả lớp nhận xét.
- Làm vào giấy nháp.
- HS tự làm bài.
3.Dặn dò:
- Về nhà tự rèn kĩ năng đọc, viết các số có 6 chữ số.
- Nhận xét tiết học.
.
Lịch sử: Tiết 2	 Làm quen với bản đồ (tiếp theo)
I. Mục tiêu: Học xong bài, HS biết:
- Trình tự các bước sử dụng bản đồ.
- Xác định được 4 hướng chính (Bắc, Nam, Đông, Tây) trên bản đồ theo qui ước.
- Tìm một số đối tượng địa lí dựa vào bảng chú giải của bản đồ.
II. Đồ dùng dạy và học:
	- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐBT
1.Bài mới:- GV giới thiệu bài – ghi đề
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
 - GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức các bài học trước, trả lời các câu hỏi sau:
 + Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
 + Dựa vào bảng chú giải ở hình 3 (bài 2) để đọc các kí hiệu của một số đối tượng địa lí.
 + Chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt Nam với các nước láng giềng trên hình 3 (bài 2) và giải thích vì sao lại biết đó là biên giới quốc gia (căn cứ vào chú giải ở bảng kí hiệu).
 - GV giúp HS nêu được các bước sử dụng bản đồ (như SGK đã nêu).
* Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm:
 - GV yêu cầu HS làm các bài tập a,b trong SGK.
 + GV hoàn thiện câu trả lời của các nhóm.
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
 - GV treo bản đồ hành chính Việt Nam lên bảng.
 - GV yêu cầu:
 + Một số HS lên bảng đọc tên bản đồ và chỉ các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây trên bản đồ.
 + Một số HS chỉ vị trí của tỉnh (thành phố) mình đang sống trên bản đồ.
 + Một số HS nêu tên những tỉnh (thành phố) giáp với tỉnh (thành phố) của mình.
 - GV hướng dẫn HS cách chỉ. 
- HS lắng nghe và nhắc lại.
- Đại diện một số HS trả lời một số câu hỏi trên và đường chỉ biên giới phần đất liền của Việt Nam hoặc bản đồ hành chính Việt Nam treo tường.
- HS làm bài tập.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm.
- HS các nhóm khác sửa chữa bổ sung, nếu thấy câu trả lời của bạn chưa đầy đủ và chính xác.
- HS thực hiện yêu cầu của GV.
2.Củng cố – Dặn dò:
 _ HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
 - Chuẩn bị bài: Nước Văn Lang.
 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Đạo đức: Tiết 2 Trung thực trong học tập (tt)
I.Mục tiêu: 
- Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.
- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS.
- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.
II.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐBT
1.Bài cũ:
- Theo em thế nào là trung thực trong học tập?
- Nhận xét
2. Bài mới: - Giới thiệu bài: nêu yêu cầu cần đạt của tiết học.
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
Bài tập 3: 
- Chia nhóm và giao nhiệm vu.ï
- GV kết luận về cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống:
- Chịu nhận điểm kém rồi quyết tâm học rồi gỡ lại.
- Báo lại cho cô giáo biết để chữa lại cho đúng.
- Nói bạn thông cảm vì làm như vậy là không trung thực.
Hoạt động 2: Trình bày tư liệu đã sưu tầm được:
Bài tập 4:
- Yêu cầu 1 vài HS trình bày sản phẩm
- Em nghĩ gì về những mẫu chuyện về các tấm gưong đó?
- GV kết luận: xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về tính trung thực trong học tập. Chúng ta cần học tập về các tấm gương đó.
Hoạt đông 3: Trình bày tiểu phẩm
Bài tập 5:
- Mời 1, 2 nhóm trình bày tiểu phẩm đã chuẩn bị.
- Em có suy nghĩ gì về tiểu phẩm vừa xem?
- Nếu em ở vào tình huống đó, em có hành động như vậy không? Vì sao?
- GV nhận xét chung:
- 1 HS trả lời
- Lắng nghe.
- Các nhóm thảo lu ận
- Đại diện các nhóm trình bày
- Lớp trao đổi nhận xét
- Đại diện các nhóm giới thiệu
- Thảo luận lớp
- 2 nhóm trình bày
- Lớp thảo luận
- HS trả lời
3.Củng cố – Dặn dò:
- Thực hiện các nội dung ở mục “Thực hành” /SGK
- Chuẩn bị bài: Vượt khó trong học tập.
 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ ba ngày 06 tháng 9 năm 2011
Luyện từ và câu: Tiết 3 Mở rộng vốn từ: Nhân hậu- Đoàn kết.
I.Mục tiêu:
Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ , tục ngữ và từ Hán Việt thông thường) về chủ điểm Thư ... 
Hoạt động của HS
HĐBT
1.Bài cũ: - Kiểm tra 2 HS
+ Tính cách của nhân vật thường biểu hiện qua những phương diện nào?
+ Khi kể chuyện ta cần chú ý những gì?
 - GV nhận xét và cho điểm.
2.Bài mới: - GV giới thiệu bài – ghi đề.
* HĐ1 Phần nhận xét:(2 câu)
Câu 1: - Cho HS đọc đoạn văn + yêu cầu của câu 1.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng
Câu 2. - Cho HS đọc yêu cầu của câu 2.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng
* HĐ2: Ghi nhớ.
Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
* HĐ 3: Luyện tập
BT1- Cho HS đọc yêu cầu của BT1 + đọc đoạn văn.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. 
+ Những chi tiết miêu tả đó nói lên điều gì về chú bé?
BT2. - Cho HS đọc yêu cầu BT2 + đọc bài thơ Nàng tiên Ốc.
Cho HS làm việc.
Cho HS trình bày.
 - GV nhận xét + khen những nhóm biết kết hợp kể chuyện với tả ngoại hình của các nhân vật.
- 2 HS trả lời
- Lắng nghe.
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân, ghi ra giấy.
-Một số HS trình bày trước lớp.
-Lớp nhận xét. 
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân.
-Một số HS trình bày bài.
-Lớp nhận xét.
-Một số HS đọc, cả lớp lắng nghe.
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe (hoặc đọc thầm).
-HS làm vào trong SGK, dùng viết chì gạch dưới những từ ngữ miêu tả ngoại hình của chú bé liên lạc.
-1 HS lên bảng gạch chân những từ ngữ trên bảng phụ...
-Lớp nhận xét.
- Trả lời.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
-HS làm việc theo nhóm.
-Đại diện các nhóm lên kể chuyện.
-Lớp nhận xét.
3.Củng cố - Dặn dò: 
+ Muốn tả ngoại hình nhân vật ta cần tả những gì?
- Yêu cầu HS về nhà HTL phần ghi nhớ
- Nhận xét tiết học.
 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Toán: Tiết: 10 Triệu và lớp triệu
I.Mục tiêu:
Biết về hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu.
Nhận biết được thứ tự các số có nhiều chữ số đến lớp triệu.
Củng cố thêm về lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu.
II Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐBT
1.Bài cũ: - Kiểm tra 2 HS
- Cho số 653720. Nêu rõ từng chữ số thuộc hàng nào, lớp nào?
- Lớp đơn vị gồm những hàng nào? Lớp nghìn gồm những hàng nào?
- Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới:- GV giới thiệu
Hoạt động 1: Giới thiệu lớp triệu gồm các hàng: triệu, chục triệu, trăm triệu.
- Gọi HS lên bảng viết số 1000, 10000, 100000, 1000000.
- GV giới thiệu mười trăm nghìn gọi là một triệu. Viết là 1000000 (viết phấn màu).
+ Đếm xem một triệu có tất cả mấy số 0?
- Mười triệu còn gọi là một chục triệu.
- Mười chục triệu còn gọi là một chục triệu.
- Lớp triệu gồm: hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu.
- Lớp triệu gồm những hàng nào?
- Yêu cầu HS nêu lại các hàng, các lớp từ bé đến lớn.
Hoạt động 2: Thực hành:
- Làm các bài tập từ 1,2,3 (cột 2)
- 2 HS thực hiện.
- Lắng nghe.
- HS viết.
- Lắng nghe.
- 1 HS viết số mười triệu.
- 1 HS viết số mười chục triệu.
- Nêu tên hàng.
- Tự làm bài, sau đó chữa bài.
3.Củng cố – Dặn dò:
- Nội dung tiết học là gì? Lớp triệu có những hàng nào?
- Nắm tên các hàng của lớp triệu
- Nhận xét tiết học.
 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Khoa học: Tiết: 4 Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
 vai trò của chất bột đường
I. Mục tiêu: Học bài, HS biết:
- Sắp xếp các thức ăn hằng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật.
- Phân loại thức ăn dựa vào những chất dinh dưỡng có nhiều trong thức ăn đó.
- Nêu tên và vai trò của những thức ăn chứa bột đường. Nhận ra nguồn gốc của những thức ăn chứa chất bột đường.
II. Đồ dùng dạy và học:
	- Hình trang 10,11 SGK.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐBT
1.Bài cũ: - Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi:
 + Hãy kể tên các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất?
 + Giải thích sơ đồ sự trao đổi chất của cơ thể voái môi trường?
 + Hãy nói cho các bạn biết hằng ngày, vào bữa ăn sáng, trưa, tối các em đã ăn uống những gì?
 - GV ghi nhanh câu trả lời lên bảng.
2. Bài mới: - Giới thiệu và ghi tên đề bài
* Hoạt động 1: Tập phân loại thức ăn.
 Bước 1: 
 - GV yêu cầu nhóm 2 HS mở SGK và cùng nhau trả lời 3 câu hỏi trong SGK trang 10.
 - Các em sẽ nói về tên thức ăn, đồ uống mà bản thân em thường dùng hằng ngày.
 - HS quan sát các hình vẽ trong trang 10 và cùng với bạn mình hoàn thành bảng sau: (SGV)
 Câu hỏi: Người ta có thể phân loại thức ăn theo cách nào khác?
 Bước 2: Làm việc cả lớp.
 - GV gọi đại diện 1 số cặp lên trình bày kết quả mà các em đã cùng nhau làm việc.
 Kết luận:
 Người ta có thể phân loại thức ăn theo các cách sau:
 -Phân loại theo nguồn gốc, đó là thức ăn động vật hay thực vật.
 -Phân loại theo lượng các chất dinh dưỡng được chứa nhiều hay ít trong thức ăn đó. Theo cách này có thể chia thức ăn thành 4 nhóm:
 + Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
 + Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm.
 + Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo.
 + Nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng.
(Ngoài ra trong nhiều loại thức ăn còn chứa chất xơ và nước).
* Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của chất bột đường.
 Bước 1: Làm việc với SGK theo cặp.
 - HS nói tên các thức ăn chứa nhiều bột đường có ở trong hình ở trang11 SGK và cùng nhau tìm hiểu về vai trò của chất bột đường ở mục Bạn cần biết trang 11 SGK. 
 Bước 2: Làm việc cả lớp.
 - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
 + Nói tên những thức ăn giàu chất bột đường có trong các hình ở trang 11 SGK.
 + Kể tên các thức ăn chứa chất bột đường mà các em ăn hằng ngày.
 + Kể tên những thức ăn chứa chất bột đường mà em thích ăn.
 + Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường. 
 - GV nhận xét bổ sung cho hoàn chỉnh các câu hỏi.
 Kết luận: 
 Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể . Chất bột đường có nhiều ở gạo, ngo, bột mì, một số củ như khoai, sắn, củ đậu. Đường ăn cũng thuộc loại này.
 * Hoạt động 3: Xác định nguồn gốc của thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
 Bước 1: 
 - GV phát PHT cho HS tuỳ theo số lượng PHT để phát theo nhóm hoặc cá nhân.
 - Hướng dẫn HS làm việc với PHT. 
 Bước 2: Chữa bài tập cả lớp.
 - GV chữ bài tập.
- 3 HS trả lời.
- HS lắng nghe và nhắc lại.
-HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.
- HS thực hiện yêu cầu của GV.
- HS chú ý quan sát.
- HS đọc mục Bạn cần biết trang 10 SGK, trả lời câu hỏi.
- Đại diện 1 số cặp lên trình bày kết quả.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát hình vẽ trang11 và mục Bạn cần biết SGK để trả lời theo yêu cầu của GV.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nge.
- HS làm theo yêu cầu của GV.
- HS trình bày kết quả làm việc của mình trước lớp.
- HS lắng nghe.
3. Củng cố - Dặn dò: 
 - Nhắc nhở HS học bài và chuẩn bị bài: Vai trò của chất đạm và chất béo..
 - Nhận xét lớp học
 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
An toàn giao thông	
Bài1: BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. Mục đích yêu cầu: Giúp HS
	 Biết các biển báo hiệu giao thông đường bộ, thực hiện đúng theo các biểm báo hiệu giao thông đường bộ khi tham gia giao thông
	Biết tác dụng của các biển báo hiệu giao thông đường bộ.
	Có ý thức bảo quản tốt biển báo giao thông
II. Đồ dùng: 
 các hình biển báo GT
III. Hoạt động trên lớp
A. Giới thiệu bài 
B. Phát triển bài:
HĐ – TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Biển báo cấm
2. Biển hiệu lệnh
3. Biển báo nguy hiểm
-GV cho HS thi nêu các biển báo cấm mà các em biết
-Yêu cầu: +Hãy nêu đặc điểm của từng biển báo cấm
 +Hãy nêu tác dụng của biển báo cấm?
-Yêu cầu:+Hãy nêu các biển báo hiệu lệnh mà em biết?
 +Nêu đặc điểm của từng biển báo hiệu lệnh?
 +Biển báo hiệu lệnh có tác dụng gì?
- GV HD tương tưl
- GV ghi bảng Ghi nhớ
-HS trả lời
-HS quan sát biển báo trả lời
-HS quan sát biển báo trả lời
-HS quan sát biển báo trả lời
- 2 HS đọc ghi nhớ
C. Củng cố: 
Gọi HS đọc ghi nhớ
D . Hoạt động nối tiếp 
Chuẩn bị bài “Đi xe đạp an toàn”.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 02
I. MỤC TIÊU:
	- Nhận xét, đánh giá kế hoạch hoạt động lớp trong tuần 02
	- Lập kế hoạch cho tuần 03
	- Giải thích các ý kiến HS
II. HOẠT ĐỘNG:
	1. Lớp trưởng tổng kết hoạt động lớp trong tuần qua.
	2. Giáo viên nhận xét, đánh giá hoạt động lớp trong tuần qua.
	* Học tập:
	- Có một số em chưa cố gắng học tập, không học bài cũ.
	- Một số em chưa thuộc bảng cưủ chương gặp khó khăn trong việc tính nhân, chia.
	- Trong giờ học lớp còn hay nói chuyện ít chú ý bài giảng.
	- Trực nhật lớp chưa được tốt lắm.
	* Sinh hoạt :
	- Các thành viên trong lớp học các bài hát múa tiếp theo theo quy định.
	- Sinh hoạt đội đúng quy định.
	* Lao động:
	- Chưa tổ chức lao động vệ sinh trường lớp.
	3. Kế hoạch tuần 03
	- Phấn đấu học tập: Thi đua giữ gìn vở sạch, viết chữ đẹp.
	- Thi đua đạt nhiều điểm 10.
	- Sinh hoạt đội: Tiếp tục rèn luyện kỉ năng đội viên.
	- Tiếp tục hoàn thành các bài hát múa tiếp theo.
	- Lao động vệ sinh trường lớp vào chiều thứ 6.
	- Thực hiên ATGT khi tham gia giao thông.
	4. Giải thích các ý kiến HS

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 2(6).doc