Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Trần Thị Huệ

Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Trần Thị Huệ

I. Mục tiêu :

- Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.

- Biết viết, đọc các số đến sáu chữ số.

II.Đồ dùng dạy học :

- GV : bảng phụ. Các hình biểu diễn

 -HS : Kẻ sẵn khung 2 trong sách trang 9 vào nháp.

III. Các hoạt động dạy - học :

 

doc 20 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 441Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 2 - Trần Thị Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Ngày soạn : 15/ 08/ 2012
Ngày dạy: Thứ hai ngày 27 tháng 8 năm 2012
Chào cờ
----------------------------------------------
Tập đọc
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (Tiếp)
I.Mục đích yêu cầu:
- Đọc đúng: Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn. 
	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.
	- Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
	* HS khá, giỏi chọn đúng danh hiệu hiệp sĩ và giải thích được lí do vì sao lựa chọn (CH4).
	* Kĩ năng sống : - Thể hiện sự cảm thông ; Xác định giá trị ; Tự nhận thức về bản thân.Từ đó HS biết thông cảm, quan tâm bênh vực bạn yếu ở trường cũng như ở nhà và ở bất cứ đâu.
II.Đồ dùng dạy học: 
	 - GV : Tranh SGK phóng to, băng giấy hoặc (bảng phụ) viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
- HS : Xem trước bài trong sách.
III.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.ổn định : Nề nếp
2. Bài cũ : Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào ?
3. Bài mới : Giới thiệu bài - Ghi đề.
 HĐ1: Luyện đọc 
-Gọi 1 HS khá đọc cả bài trước lớp.
-Gv chia đoạn 
- Y/c HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn đến hết bài (2 lượt). GV theo dõi và sửa sai phát âm cho HS, đồng thời khen những em đọc đúng để các em khác noi theo.
- Sau lượt đọc thứ nhất, cho HS đọc lượt thứ 2, sau đó HS đọc thầm phần giải nghĩa trong SGK.Kết hợp giải nghĩa thêm.
- Y/c HS luyện đọc theo nhóm - báo cáo
- Theo dõi các nhóm đọc. Nhận xét 
- Gọi 1 - 2 HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu
HĐ2: Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi.
+ Đoạn 1: “ 4 dòng đầu”.
H: Trận mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào? Với trận địa mai phục đáng sợ như vậy bọn nhện sẽ làm gì?
 H.Nêu ý 1?
- Giáo viên chốt ý ,ghi bảng 
 + Đoạn 2:” 6 dòng tiếp theo”.
Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ ?Dế Mèn đã dùng những lời lẽ nào để ra oai?Thái độ bọn nhện ra sao khi gặp Dế Mèn?
H.Nêu ý 2 ?
- Giáo viên chốt ý ,ghi bảng 
 + Đoạn 3:” phần còn lại”.
Dế Mèn nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải?. Sau lời lẽ đanh thép của Dế Mèn, bọn nhện đã hành động như thế nào?
.Nêu ý 3 ?
- Giáo viên chốt ý ,ghi bảng
 -Yêu cầu các nhóm trình bày.Giáo viên chốt :
-Yêu cầu học sinh thảo luận theo bàn rút ra nội dung câu chuyện.
- Yêu cầu học sinh trình bày.
- Giáo viên chốt ý ghi bảng.
HĐ3: luyện đọc diễn cảm
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp.
- Gv hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
- 1 Hs đọc mẫu đoạn văn trên và nhận xét rút ra cách đọc.
- Gọi HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.
-Gọi một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi, uốn nắn.
- Nhận xét và tuyên dương.
4.Củng cố- Dặn dò: 
- Gọi 1 HS đọc lại bài và nhắc nội dung của bài.
 - Qua bài học hôm nay, em học được gì ở nhân vật Dế Mèn?
? Đặt danh hiệu cho Dế Mèn.
- GV kết hợp giáo dục HS. Nhận xét tiết 
học.
Hát.
-3 em lên đọc và trả lời câu hỏi
- Lắng nghe và nhắc lại đề bài.
- 1HS đọc, cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo SGK.
- Nối tiếp nhau đọc bài, cả lớp theo dõi đọc thầm theo.
- Cả lớp đọc thầm phần chú giải trong SGK.
- Lắng nghe.
- Thực hiện đọc giao lưu đại diện ( 4 nhóm), lớp theo dõi, nhận xét.
1-2 em đọc, cả lớp theo dõi. 
-Lắng nghe
- Thực hiện đọc thầm và trả lời câu hỏi.
*ý 1: Cảnh trận địa mai phục của bọn nhện thật đáng sợ.
- 2 - 3 học sinh trả lời. 
- Cá nhân nêu.
*ý 2 :Dế Mèn ra oai với bọn nhện.
 Dế Mèn phân tích theo cách so sánh để bọn nhện thấy .. chúng sợ hãi, cùng dạ ran cuống cuồng chạy dọc ngang, phá hết các dây tơ chăng lối
 * ý 3: Dế Mèn giảng giải để bọn nhện nhận ra lẽ phải.
- HS trả lời hs khác nhận xét, bổ sung.
- Vài em nhắc lại nội dung chính.
- 4HS thực hiện đọc. Cả lớp lắng nghe, nhận xét xem bạn đọc đã đúng chưa.
-1 học sinh đọc, các nhóm thực hiện nhận xét bạn.
Luyện đọc diễn cảm
-Hs thi đọc diễn cảm - nhận xét
- HS lắng nghe.1 HS đọc, lớp theo dõi.
-1 HS đọc lại bài và nhắc nội dung của bài.
- HS tự lên hệ bản thân.
- Học sinh khá giỏi chọn và giải thích vì sao lựa chọn.
- Lắng nghe, ghi nhận.
- Nghe và ghi bài.
Toán
Các số có sáu chữ số (Trang 8)
I. Mục tiêu :
- Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
- Biết viết, đọc các số đến sáu chữ số. 
II.Đồ dùng dạy học : 
- GV : bảng phụ. Các hình biểu diễn 
 -HS : Kẻ sẵn khung 2 trong sách trang 9 vào nháp.
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định :
2. Kiểm tra:Gọi 3 hs thực hiện y/c sau :
 Viết các số sau :Hai trăm sáu mươi lăm nghìn;Hai mươi tám vạn.
3. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề.
HĐ1 :Tìm hiểu hàng và lớp. Giới thiệu cách đọc, viết các số có 6 chữ số.
1) ôn tập về các hàng đơn vị, trăm, chục, nghìn, chục nghìn.:
- Y/c HS nêu qh giữa đơn vị các hàng liền kề.
 2) Giới thiệu số có 6 chữ số.
- Gv giới thiệu:10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn.1 trăm nghìn viết 100 000
3) Gt cách đọc,viết các số có 6 chữ số.
- Yêu cầu nhóm 2 em hoàn thành bảng 2 theo nhóm.
- Y/c cả lớp cùng n/x sửa bài.Chốt lại
HĐ 2: Thực hành.
- Giao cho HS vận dụng kiến thức đã học làm bài1, 2 và 3, 4(phần a,b) vào vở.
- Theo dõi và giúp đỡ thêm cho học sinh.
- Gọi lần lượt từng em lên bảng sửa bài.
- Chấm và nhận xét, sửa bài ở bảng theo gợi ý đáp án 
4.Củng cố - Dặn dò : 
-Gọi 1 học sinh nhắc lại cách đọc, viết các số có sáu chữ số.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học sinh hát tập thể.
- Ba em lên làm bài
- Học sinh lắng nghe.
- Từng em nêu. 1 em làm ở bảng.
- Theo dõi.
- Lắng nghe. Nhắc lại
- Nhóm 2 em thực hiện.
- Cả lớp cùng thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
- Theo dõi, lắng nghe và lần lượt nhắc lại theo bàn.
- Thực hiện đọc đề.
- Từng cá nhân thực hiện.
- Lần lượt lên bảng sửa bài.
 - Một vài em nhắc lại.
- Lắng nghe
----------------------------------------------
Âm nhạc
Đ/C Dung dạy )
----------------------------------------------------------
Đạo đức (dạy buổi 2)
Trung thực trong học tập (Tiết 2)
I. Mục tiêu : 
- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
- Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.
- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh.
- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.
- Nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập.
- Biết quý trọng các bạn trung thực và không bao che cho những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
* Kĩ năng sống : - Kĩ năng tự nhận thức về sự trung thực trong học tập của bản thân.
 - Kĩ năng bình luận, phê phán những hành vi không trung thực trong học tập. - Kĩ năng làm chủ bản thân trong học tập.
II.Đồ dùng dạy học :
 - GV : Tranh vẽ, bảng phụ.
- HS : Xem trước bài, sưu tầm các mẩu chuyện, tấm gương
 III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.ổn định : Chuyển tiết 
2. Bài cũ : Hãy nêu những hành vi của bản thân em mà em cho là trung thực?
Tại sao cần phải trung thực trong học tập?
3.Bài mới : Giới thiệu bài - Ghi đề 
HĐ1 Kể tên những việc làm đúng sai
-Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm Y/c các hs trong nhóm lần lượt nêu tên ba hành động trung thực, không trung thực.
-Y/c các nhóm dán kq thảo luận lên bảng, đại diệncác nhóm trình bày, nhận xét .=>GV KL
HĐ2:(10 phút) Xử lí tình huống.
- Yêu cầu HS TL nhóm 2 em tìm cách xử lí cho mọi tình huống và giải thích vì sao?
- Đại diện các nhóm trả lời 3 tình huống và giải thích vì sao lại xử lí như thế.
- Gv tóm tắt, nhận xét khen ngợi các nhóm.
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.
HĐ3:Làm việc cá nhân BT4(SGK): 
-Gọi HS nêu y/c bài tập 4 trong SGK.Y/c HS làm việc cá nhân BT4. Lắng nghe HS trình bày và KL:Qua các mẩu chuyện em học tập được gì ?
HĐ4 : Đóng vai thể hiện tình huống.
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.Chọn 5 HS làm ban giám khảo, sau đó mời từng nhóm thể hiện. Khen ngợi các nhóm thể hiện tốt, động viên nhóm thể hiện chưa tốt. GV kết luận 
4. Củng cố- Dặn dò : 1 học sinh nhắc lại ghi nhớ. Giáo viên nhận xét tiết học.
Trật tự
-3 em lên bảng trả lời
- Lắng nghe và nhắc lại.
- Học sinh làm việc theo nhóm, thư kí nhóm ghi lại kết quả.
- Các nhóm dán kết quả và nhận xét bổ sung cho bạn. Hs lắng nghe.
- Thảo luận nhóm 2 em.
- Trình bày ý kiến thảo luận, mời bạn nhận xét.
- HS theo dõi.
HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- Một số em trình bày trước lớp.
- Cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung. Học sinh trả lời
- Các nhóm thảo luận, lựa chọn tình huống và cách xử lí rồi phân chia vai thể hiện.Các nhóm lần lượt thể hiện, giám khảo cho điểm đánh giá các học sinh khác nhận xét bổ sung.
- Theo dõi, lắng nghe.
Thứ ba ngày 28 tháng 8 năm 2012
Toán
Luyện tập (Trang 10)
I. Mục tiêu:
- Viết và đọc được các số có đến sáu chữ số.
II.Đồ dùng dạy học : 
- GV : Bảng phụ 
- HS : SGK và vở toán.
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định : Nề nếp.
2. Bài cũ: Sửa bài tập luyện tập thêm.ghi lên bảng gọi hs lên làm Nhận xét ,sửa chữa
3. Bài mới: Giới thiệu bài - ghi đề.
HĐ1 Củng cố cách viết - đọc số.
- Yêu cầu từng nhóm ôn lại cách viết - đọc số.
- Yêu cầu các nhóm nhắc lại cách viết -đọc số.
HĐ2 : Thực hành làm bài tập.
Bài 1: Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm làm bài trên phiếu để hoàn thành bài tập.
- Yêu cầu các nhóm dán kết quả lên bảng.
- GV chấm bài làm của từng nhóm theo đáp án
 Bài 2: Gọi 1 em nêu yêu cầu của đề.
- Yêu cầu mỗi cá nhân đọc một số trước lớp và nêu tên hàng của chữ số 5 trong mỗi số đó.
- Đọc các số sau và cho biết chữ số 5 ở mỗi số trên thuộc hàng nào.
GV nghe và chốt kết quả đúng theo đáp án 
Bài 3:(Phần a,b,c) Gọi 1 em đọc đề.
- Yêu cầu từng HS làm vào vở.
- Gọi từng HS lần lượt lên bảng sửa.
- Chấm bài theo đáp án sau: Các số cần viết theo thứ tự: 4300; 24316; 24301; 180715; 307421; 999999.
Bài 4(phần a, b) Gọi học sinh nêu yêu cầu bài.
- Cho học sinh tự làm, lên bảng chữa.
- Giáo viên nhận xét kết luận.
4. Củng cố - Dặn dò:	
- Gọi 1 em nhắc lại cách đọc, viết số.
- Nhận xét tiết học.Chuẩn bị bài sau. 
 Hát
 - Ba em lên làm bài trên bảng.
Nhận xét
- Học sinh lắng nghe.
- Từng nhóm thực hiện.
- Từng nhóm cử đại diện nêu.
- Nhóm làm bài trên phiếu.
 Từng nhóm dán kết quả.
- Theo dõi.
-1 em nêu yêu cầu của đề.
- Cá nhân đọc một số trước lớp và nêu tên hàng của chữ số 5 trong mỗi số đó.
- Đọc các số sau và cho biết chữ số 5 ở mỗi số trên thuộc hàng nào.
 ...  nàng tiên.
- HS khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện, kết hợp tả ngoại hình của hai nhân vật.
* Kĩ năng sống : Tìm kiếm xử lí thông tin ; Tư duy sáng tạo.
II) Đồ dùng dạy học 
- GV : Viết yêu cầu bài tập 1vào khổ giấy to.
- HS : Vở bài tập
III)Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1Bài cũ:
 -Khi kể lại hành động của từng nhân vật cần chú ý điều gì?
 2) Bài mới : GV giới thiệu bài - Ghi đề
HĐ 1:Tìm hiểu về tính cách của nhân vật 
 GV yêu cầu HS đọc đoạn văn.
 Gvphát phiếu-Nêu yêu cầu (Bảng phụ)
- Kết luận: Những đặc điểm về ngoại hình có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật đó.
- Rút ra ghi nhớ (sgk)
 Hoạt động 2: Luyện tập
 Bài 1:GV phát mỗi nhóm một tờ giấy có y/c:
1)Chi tiết tả đặc điểm và ngoại hình của chú bé liên lạc:
 2)Chi tiết ấy nói lên :
- Sửa bài - Đánh giá kết quả của từng nhóm.
 Qua bài tập Gv khắc sâu thêm cho Hs thấy được:Ngoại hình của nhân vật có thể nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật đó.
 Bài 2: Gv treo tranh minh họa truyện thơ “Nàng tiên ốc” và yêu cầu: Kể một đoạn có kết hợp tả ngoại hình của nhân vật.
- Nhận xét chung - Tuyên dương HS kể hay.
 3)Củng cố- Dặn dò: 
-Khi tả ngoại hình nhân vật cần chú ý tả những gì?Tại sao khi tả ngoại hình của nhân vật chỉ nên tả những đặc điểm tiêu biểu?
 -Nhận xét chung tiết học.
-2 Hs kể lại câu chuyện đã giao.
- Học sinh lắng nghe.
- 3HS đọc nối tiếp.
- Hs hoạt động nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.Nhóm khác bổ sung để hoàn chỉnh.
- 3HS đọc ghi nhớ.
-2 Hs nêu yêu cầu của bài tập.
- HS hoạt động nhóm (4nhóm)
- Các nhóm dán kết quả lên bảng.
- HS xung phong kể.
- Lớp nhận xét bổ sung những thiếu sót.
- Học sinh trả lời - NX bổ sung.
- Học sinh lắng nghe.
Toán
Triệu và lớp triệu (Trang 13)
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu.
- Biết viết các số tròn triệu.
II.Đồ dùng dạy - học:
- GV : Bảng các lớp, hàng kẻ sẵn trên bảng phụ
- HS : VBT
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 - Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới;
a - Giới thiệu bài - Ghi bảng.
b - Giới thiệu hàng triệu, chục triệu, trăm triệu, lớp triệu:
- Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên các hàng đã học theo thứ tự từ lớn đến bé.
- Yêu cầu HS kể tên các lớp đã học.
- Yêu cầu học sinh viết số: 1 trăm, 1 nghìn, 10 nghìn, 1 trăm nghìn, 10 trăm nghìn.
- GV GT: 10 trăm nghìn còn gọi là 1 triệu. Vậy 1 triệu bằng mấy trăm nghìn
- ? Một triệu có mấy chữ số? Đó là những chữ số nào?
- Yêu cầu học sinh viết số 10 triệu và cũng hỏi học sinh về các số của số 10 triệu.
- Tương tự giáo viên giới thiệu số 1 trăm triệu, lớp triệu.
- Cho HS kể tên các hàng, lớp đã học.
3 - Thực hành:
Bài 1: Giáo viên cho học sinh đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu.
Bài 2: Gọi học sinh nêu yêu cầu.
- Học sinh quan sát mẫu rồi tự làm bài.
Bài 3 (cột 2): Cho Học sinh tự làm.
 - GV nhận xét.
 4 - Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên tổng kết giờ học. 
- 2 học sinh lên bảng làm bài tập
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh kể, học sinh khác nhận xét.
- 1hs lên bảng viết, cả lớp viết vở nháp.
- 1 triệu = 10 trăm nghìn.
- Học sinh trả lời, tập viết số 1 triệu vào vở nháp.
- Học sinh viết.
- Học sinh nêu.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh nêu.
- Học sinh nêu miệng.
- Nhận xét - Tròn triệu.
- Học sinh nêu yêu cầu.
- Học sinh làm bài.
- Nhận xét - tròn trục triệu, tròn trăm triệu.
- Học sinh làm bài.
- Học sinh lắng nghe.
Khoa học
Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn
Vai trò của chất bột đường
I. Mục đích yêu cầu : Qua bài HS biết :
- Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn: chất bột đường, chất béo, chất đạm, vi-ta-min, chất khoáng.
- Kểt tên những thức ăn chứa nhiều chất bột đường: gạo, bánh mì, khoai, ngô, sắn,...
- Nêu được vai trò của chất bột đường đối với cơ thể: cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ cơ thể.
II: Đồ dùng dạy học : 
- GV : Hình minh họa SGK trang 10,11, Phiếu học tập.
- Học sinh : SGK
III Các họat động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định : Hát 
2. Bài cũ : Chức năng của các cơ quan tham gia quá trình trao đổi chất .
3. Bài mới : Giới thiệu bài - Ghi đề 
*Họat động 1: Phân lọai thức ăn và đồ uống 
+ Cho HS quan sát tranh 10 SGK
Thức ăn đồ uống nào có nguồn gốc động vật, thức ăn đồ uống có nguồn gốc thực vật ?
_ Gọi lần lượt HS ghi tên thức ăn,đồ uống vào đúng cột phân lọai vào phiếu học tập 
+ Yêu cầu HS nói tên các lọai thức ăn khác có nguồn gốc động vật và thực vật
_ Tuyên dương những HS tìm được nhiều lọai thức ăn và phân lọai đúng nguồn gốc 
- Cho HS đọc phần bạn cần biết trang 10 SGK và TL các câu hỏi SGK.
Kết luận : Người ta có thể phân lọai thức ăn theo nhiều cách 
*Họat động 2: Các lọai thức ăn có chứa nhiều bột đường và vai trò của chúng 
Yêu cầu HS quan sát các tranh11 SGK
+Câu hỏi thảo luận :( Bảng phụ )=>kết luận 
*Hoạt động 3: Nguồn gốc các thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân 
+ Phát phiếu học tập cho HS - chấm bài 
4. Củng cố _Dặn dò : 
-Về đọc nội dung bạn cần biết trang11 SGK.
- Liên hệ giáo dục 
- Học sinh trả lời - Nhận xét bổ sung.
- Học sinh lắng nghe.
+ HS quan sát tranh 
+Lần lượt HS lên bảng điền vào phiếu và các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-Hs các nhóm lên bảng dán phiếu của nhóm mình và nhận xét.
- Người ta phân loại thức ăn dựa vào chất dinh dưỡng chứa trong thức ăn đó.
+Theo cách này người ta chia thành 4 nhóm .
+ Có 2 cách phân lọai thức ăn .
- Học sinh đọc và TL- n/x bổ sung.
- HS lắng nghe, ghi nhớ 
HS làm nhóm - thảo luận và báo cáo kết quả .HS nhắc lại 
+ HS làm bài 
+HS đổi chéo bài chấm Đ, S 
-HS nghe 
- Học sinh lắng nghe - Liên hệ.
Địa lý
Làm quen với bản đồ (Tiếp theo)
I.Mục tiêu: Học xong bài này học sinh biết :
- Nêu được các bước sử dụng bản đồ : đọc tên bản đồ,xem bảng chú giải,tìm đối tượng lịch sử hay địa lí trên bản đồ.
- Biết đọc bản đồ ở mức độ đơn giản:nhận biết vị trí,đặc điểm của đối tượng trên bản đồ; dựa vào kí hiệu màu sắc phân biệt độ cao, nhận biết núi, cao nguyên, đồng bằng vùng biển.
II.Đồ dùng dạy học :
- GV :Một số loại bản đồ : thế giới, châu lục, Việt Nam.
- Học sinh : SGK
III.Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.ổn định : Chuyển tiết.
2.Bài cũ : Trên bản đồ, người ta thường quy định các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây như thế nào? Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì? Nêu ghi nhớ của bài?
3.Bài mới : Giới thiệu bài - ghi đề.
HĐ1: Cách sử dụng bản đồ.
+Gv yêu càu hs dựa vào kiến thức của bài trước, trả lời các câu hỏi sau .
+ Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
+Dựa vào chú giải ở h3 (bài 2) để đọc các kí hiệu của một số đối tượng địa lí .
+Chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt Nam với các nước láng giềng trên hình 3 
+Gv giúp hs nêu được các bước sử dụng bản đồ.
HĐ2: Bài tập
+Thực hành theo nhóm
- Yêu cầu các nhóm đọc SGK, quan sát bản đồ trên bảng và thảo luận nhóm bàn theo các bài tập a, b 
+Đại diện các nhóm trình bày trước kết quả làm việc của nhóm mình - Các hs khác làm việc bổ sung 
+Gv nhận xét hoàn thiện câu trả lời của các nhóm.
HĐ3: Làm việc với bản đồ.
+Gv treo bản đồ hành chính Việt Nam lên bảng
+Gv yêu cầu một hs lên bảng đọc tên bản đồ và chỉ các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây trên bản đồ.
+Một số hs chỉ vị trí của tỉnh (thành phố) mình đang sống trên bản đồ ?
+Một số hs nêu tên tỉnh (thành phố) giáp với tỉnh (thành phố) của mình.
+Gv chú ý hướng dẫn hs cách chỉ đúng
4.Củng cố - Dặn dò:
- Gọi HS đọc ghi nhớ sgk. 
- Tuyên dương các em học tốt.
- Nề nếp.
- 2 em lên nêu
- Theo dõi.
- Hs dựa vào kiến thức của bài trước, trả lời các câu hỏi
-Hs đọc
-Hs chỉ
-Hs nêu
- Từng nhóm bàn thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày
- Theo dõi.
- HS quan sát bản đồ và lên chỉ
- Hs chỉ vị trí của tỉnh (thành phố) mình đang sống trên bản đồ
- Hs nêu tên tỉnh (thành phố) giáp với tỉnh (thành phố) của mình.
- 1- 2 em đọc ghi nhớ.
- Theo dõi, lắng nghe
Chính tả (Nghe- viết) (Dạy buổi 2)
Mười năm cõng bạn đi học 
I. Mục đích yêu cầu:
- Nghe - viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ, đúng quy định.
- Làm đúng BT2 và BT(3) a/b, hoặc bài tập chính tả phương ngữ do Gv soạn.
II. Đồ dùng dạy học : 
- GV: Bảng phụ viết sẵn đoạn văn và bài tập.
- HS: Xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ : Gọi 2 em viết bảng lớp, cả lớp viết nháp những tiếng có âm đầu là l/n, ang/an tc.
- Nhận xét và sửa sai.
2.Bài mới : Giới thiệu bài - Ghi đề.
HĐ1 : Hướng dẫn nghe - viết.
a) Tìm hiểu nội dung bài viết:
- Gọi 1 HS đọc đoạn viết chính tả 1 lượt
-Tìm những tên riêng cần viết hoa trong bài?
b) Hướng dẫn viết từ khó:
- Yc HS tìm những tiếng, từ khó trong đoạn viết
- Gọi 2 em lên bảng viết, dưới lớp viết nháp.
- Gọi HS nhận xét, phân tích sửa sai.
- Gọi 1 HS đọc lại những từ viết đúng trên bảng.
c) Viết chính tả:
- GV hướng dẫn cách viết và trình bày.
- Đọc từng câu cho học sinh viết.
- Đọc cho HS soát bài –Báo lỗi
d) Chấm chữa bài:
- Chấm 7-10 bài - yêu cầu HS sửa lỗi. 
- GV Nhận xét chung.
 HĐ2 : Luyện tập.
 - Gọi HS đọc yc bài tập 2, suy nghĩ làm bài tập vào vở. GV theo dõi HS làm bài.
- Gọi 1 HS lên bảng sửa bài.
- Yêu cầu học sinh đọc kết quả bài làm, thực hiện chấm đúng / sai.
Bài 3 : Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 3 .
- Cho HS thi giải câu đố nhanh và viết đúng - viết vào nháp. Một số em đọc lại câu đố và lời giải.
- GV nhận xét, khen ngợi những em trả lời nhanh và viết đáp án đúng, đẹp.
3.Củng cố- Dặn dò:
- Cho cả lớp xem những bài viết đẹp. 
- Nhận xét tiết học
- 2 em viết bảng lớp. Lớp viết nháp.
- Đổi nháp chấm cho nhau.
- Lắng nghe.
- 1 em đọc, lớp theo dõi, đọc thầm.
- Học sinh nêu. 
- 2 - 3 em nêu: vượt suối, khúc khuỷu, gập ghềnh, liệt, tuyển, .
- 2 HS viết bảng, dưới lớp viết nháp.-Thực hiện phân tích trước lớp, sửa nếu sai.1 HS đọc.
- Theo dõi.
-Viết bài vào vở.
- Lắng nghe soát bút mực.
- Lắng nghe.
- 1HS nêu yêu cầu, suy nghĩ làm bài tập vào vở. 
- 1 HS sửa bài, lớp theo dõi.
- Lần lượt đọc kết quả bài làm, nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi.
- HS làm bài theo 2 dãy lớp. HS dãy này đọc câu đố a, HS dãy kia trả lời nhanh và viết đúng đáp án.
- Viết đáp án vào vở bài tập.
- Theo dõi.
- Lắng nghe và ghi nhận.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_2_tran_thi_hue.doc