Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - GV: Trần Thị Kim Vui - Trường Tiểu học B Xuân Vinh

Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - GV: Trần Thị Kim Vui - Trường Tiểu học B Xuân Vinh

TẬP ĐỌC

Bốn anh tài (phần 2)

I/ Mục tiêu:

- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung câu chuyện.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.

* Đối với HS khuyết tật đọc được to, rõ ràng, trôi chảy toàn bài.

II/ Chuẩn bị :

- Tranh minh họa bài học trong sgk.

- Bảng phụ viết những câu cần hướng dẫn HS luyện đọc.

III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :

 

doc 28 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 662Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - GV: Trần Thị Kim Vui - Trường Tiểu học B Xuân Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Thứ hai ngày 11 tháng 1 năm 2010
Tập đọc
Bốn anh tài (phần 2)
I/ Mục tiêu: 
- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung câu chuyện.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
* Đối với HS khuyết tật đọc được to, rõ ràng, trôi chảy toàn bài.
II/ Chuẩn bị : 
Tranh minh họa bài học trong sgk.
Bảng phụ viết những câu cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Bài cũ: Kiểm tra 3 HS đọc bài “Bốn anh tài” tiết 1.
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. GTB: GV giới thiệu bài học 
 2.Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
a.Hướng dẫn luyện đọc 
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn.
- GV kết hợp sữa lỗi cách đọc.
- Giúp HS hiểu được các từ mới được giải nghĩa sau bài.
- Y/C HS đọc cả bài.
b.Tìm hiểu bài
+ Tới nơi yêu tinh ở , anh em Cẩu Khây gặp ai và được giúp đỡ như thế nào?
+ Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt?
+ Thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em chống lại yêu tinh.?
+ Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh?
+ ý nghĩa của câu chuỵên này là gì?
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một trích đoạn.
- GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện đọc và thuật lại câu chuyện.
3 HS đọc.
-Theo dõi.
-HS tiếp nỗi đọc 2 đoạn 3 lượt.
Đ1:6 dòng đầu.
Đ2: còn lại.
2 HS đọc, cả lớp theo dõi.
-... gặp một bà cụ còn sống, bà cụ nấu cơm cho họ ăn và cho họ ngủ nhờ.
Yêu tinh có phép thuật phun nước như mưa.
Thuật lại cuộc chiến đấu.
Anh em Cẩu Khây... sức khoẻ và tài năng phi thường.. họ dũng cảm, đồng tâm, hiệp lực.
- Ca ngợi sực khoẻ, tài năng,.
HS tiếp nối đọc 2 đoạn , tìm giọng đọc bài văn.
“ Cẩu Khây... tối sầm lại.”
- HS luyện đọc theo cặp.
Thi đọc, bình chọn bạn đọc hay.
-Lắng nghe, thực hiện. Chuẩn bị bài tiết sau.
toán
Phân số
I: Mục tiêu: Giúp HS 
Bước đầu nhận biết về phân số, biết phân số có tử số và mẫu số; biết đọc, viết phân số
* Đối với HS khuyết tật phân biệt được phân số có tử số và mẫu số.
II: Đồ dùng dạy học:
GV: Hình vẽ SGK, bảng phụ
HS: Vở ghi, SGK
III: Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I: Kiểm tra bài cũ 
- Gọi HS chữa bài 4 
Diện tích mảnh đất trồng hoa là:
40 x 25 = 1000 (dm2)
Đáp số: 1000 dm2
- 1 học sinh chữa bài 4
- Nhận xét 
II: Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Giới thiệu phân số 
- Gắn hình tròn cho học sinh quan sát nhận xét như SGK 
- Hình tròn được chia làm mấy phần bằng nhau? 
- Mấy phần đã được tô màu? 
* Chốt: Chia hình tròn làm 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần. Ta nói đã tô màu 5 phần 6 hình tròn. Viết là (Viết số 5, viết ngạch ngang, viết số 6 dưới gạch ngang và thẳng cột với số 5)
- Cho học sinh đọc lại
- Ta gọi là phân số
- Phân số có tử số là 5 mẫu số là 6
- Hướng dẫn học sinh nhận biết:
1. Mẫu số viết dưới ngạch ngang . Mẫu số cho biết hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau, 6 là số tự nhiên khác 0 (mẫu số phải là số tự nhiên khác 0)
2. Tử số viết trên ngạch ngang. Tử số cho biết đã tô màu 5 phần bằng nhau đó 5 là số tự nhiên
- Viết , , gọi học sinh đọc
một phần hai, ba phần tư, bốn phần bẩy,
- Cho học sinh nêu nhận xét
Đây là những phân số
- Cho học sinh nêu nhận xét về phân số : mỗi chuỗi phân số có tử số và mẫu số, tử số là số tự nhiên viết trên gạch ngang, mẫu số là số tự nhiên viết dưới gạch ngang
- Quan sát
- 6 phần bằng nhau
- 5 phần đã được tô màu
- 7 học sinh đọc: năm phần sáu
- 10 học sinh nhắc lại: 
- 10 học sinh nhắc lại
- 3 học sinh đọc: 
- Học sinh nêu như SGK 
3. Thực hành
 Bài 1: 
a) Viết rồi đọc phân số chỉ số phần đã tô trong màu mỗi hình dưới đây
b) Trong mỗi phân số đó, mẫu số cho biết gì? tử số cho biết gì
Viết đọc là hai phần năm 
- Mẫu số cho biết hình chữ nhật đã được chia thành 5 phần bằng nhau
- Tử số là 2 cho biết đã tô màu 2 phần bằng nhau đó.. 
- Cả lớp làm bài, 6 học sinh lên bảng, mỗi học sinh làm 1 phần trong phần a
HS1a) 
HS2 hình 2: 
HS3 hình 3: 
HS4 hình 4:
- Cho học sinh làm phần b
- 4 học sinh nhắc lại
Bài 2: Viết theo mẫu
-GV cùng HS phân tích mẫu
-GV nhận xét 
-2HS lên bảng
Bài 3: Viết các phân số
a) Hai phần năm
b) Mười một phần mười hai
- Cả lớp làm bài, 1 học sinh lên bảng
Bài 4: Đọc các phân số , , , . 
Năm phần chín 
Tám phần mười bẩy
Ba phần hai mươi bảy..
- Mỗi học sinh đọc 1 phân số
III: Củng cố dặn dò
 - Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh ôn lại phân số
Khoa học
Không khí bị ô nhiễm
I. MụC TIÊU: Sau bài học, HS biết:
 Nêu được một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn,.
II. Đồ DùNG DạY HọC
Hình vẽ trang 78, 79 SGK.
Sưu tầm các hình vẽ, tranh ảnh về cảnh thể hiện bầu không khí trong sạch, bầu không khí bị ô nhiễm.
III. HOạT ĐộNG DạY HọC CHủ YếU
1. Khởi động (1p) 
2. Kiểm tra bài cũ (4p)
GV gọi 2 HS làm bài tập 3, 4 / 49 VBT Khoa học.
GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới (30p) 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về không khí ô nhiễm và không khí sạch.
Mục tiêu :
Phân biệt không khí sạch (trong lành) và không khí bẩn (không khí bị ô nhiễm).
Cách tiến hành : 
- GV yêu cầu HS lần lượt quan sát các hình trang 78, 79 SGK và chỉ ra hình nào thể hiện bầu không khí trong sạch? Hình nào thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm?
- Làm việc theo cặp.
- GV gọi một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp.
- Một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp.
- GV yêu cầu HS nhắc lại một số tính chất của không khí, từ đó rút ra nhận xét, phân biệt không khí sạch và không khí bẩn.
- HS nhắc lại một số tính chất của không khí.
Kết luận: Như kết luận hoạt động 1 trong SGV trang 143 
Hoạt động 2 : Thảo luận về những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.
Mục tiêu: 
Nêu những nguyên nhân gây nhiễm bẩn bầu không khí.
Cách tiến hành : 
GV yêu cầu HS liên hệ thực tế và phát biểu:
- Nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm nói chung và nguyên nhân làm không khí ở địa phương bị ô nhiễm nói riêng?
GV kết luận chung.
- Do khí thải của các nhà máy ; khói, khí độc, bụi do các phương tiện ô tô thải ra ; khí độc vi khuẩn,do các rác thải sinh ra.
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
-Yêu cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết.
- 1 HS đọc.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập ở VBT.
Thứ ba ngày 12 tháng 1 năm 2010
Chính tả 
Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp
I .Mục đích ,yêu cầu: 
 - Nghe và viết đúng chính tả bài; trình bày đúng hình thức văn xuôi.
 - Làm đúng BT 2a và 3a.
* Đối với HS khuyết tật viết đúng bài chính tả.
II .Chuẩn bị:
Bảng phụ viết bài tập ở lớp làm.
Tranh minh hoạ truyện ở bài tập 3.
III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ
- Gọi 3 HS chữa lại bài tập 3a,b.
- GV cho HS nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới: 
*. GTB: Nêu mục tiêu tiết học.
1.Hướng dẫn HS nghe, viết
- GV đọc toàn bài chính tả.
- Y/C HS đọc thầm và chú ý cách trình bày, từ ngữ dễ viết sai chính tả.
- Y/C HS gấp SGK. GV đọc chính tả.
- GV đọc soát lại một lượt.
- Chấm bài 1/3 lớp, nhận xét.
2.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài2a. Đọc thầm đoạn thơ chọn ch/tr điền vào chỗ chấm.
Bài 3a: Đáng trí bác học.
- Y/C HS hiểu được tính khôi hài của truyện đáng trí.
C. Củng cố, dặn dò (3')
Nhận xét tiết học.
Y/C HS nhớ và kể lại chuyện đãng trí bác học.
Dặn HS về nhà học và chuẩn bị bài sau.
 - 2 HS chữa lại bài.
 -Theo dõi.
- Lắng nghe, theo dõi trong SGK.
 - Đọc thầm và chú ý : Đôn- lớp, XIX , 1880, nẹp sắt, rất xóc...
 - Gấp SGK.
 - Nghe viết chính tả.
 - Soát bài .
 - Đổi chéo vở soát, gạch lỗi.
- Làm bài tập 2a tại lớp.
 - Làm bài vào vở .
 - Chữa bài, thống nhất kết qủa.
Chuyền vào vòm lá
 Chim có gì vui
 Mà nghe ríu rít
Như trẻ reo cười?
- Đãng trí, chẳng thấy, xuất trình
- HS thực hiện yêu cầu về nhà. 
Toán
Phân số và phép chia số tự nhiên
I: Mục tiêu: 
 Biết được thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (# 0) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia, mẫu số là số chia.
* Đối với HS khuyết tật BT3 Gv phải đến tận nơi gợi ý.
II: Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ, phấn màu, Hình vẽ SGK
III: Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I: Kiểm tra bài cũ 
- Gọi HS chữa bài 3 
a) b) c) d) e) 
- 1 học sinh chữa
- Nhận xét 
- Gọi học sinh chữa bài 4
+ Năm phần chín
+ Tám phần mười bảy
+ Ba phần hai mươi bảy
- 1 học sinh chữa 
- Nhận xét 
- Cho học sinh nêu tử số nêu gì, mẫu số nêu gì của 
- 1 học sinh nêu: 
II: Bài mới
1. Giới thiệu bài 
-HS ghi đầu bài
2. GV nêu từng vấn đề và hướng dẫn học sinh tự giải quyết vấn đề 
1. Nêu: Có 8 quả cam chia đều cho 4 em. Mỗi em được mấy quả cam ?
Mỗi em được 2 quả cam 8 : 4 = 2 (quả cam)
* Chốt: Kết quả của 1 phép chia số tự nhiên cho 1 số tự nhiên khác 0 có thể là 1 số tự nhiên 
2. Nêu: có 2 cái bánh, chia đều cho 4 em. Hỏi mỗi em được bao nhiêu phần của cái bánh? 
Mỗi em được cái bánh
* Chốt: Kết quả của 1 phép chia tự nhiên cho 1 số tự nhiên là 1 phân số
3. KL: thương của 1 phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên khác 0 có thể viết thành 1 phân số, tử số là số bị chia, mẫu số là số chia
- 1 học sinh trả lời 
- 1 học sinh nêu 
-HS nói
- HS nhắc lại
3. Thực hành
Bài 1: Viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số 7 : 9; 5 : 8; 6 : 19; 1 : 3
, , , 
- Cả lớp làm bài, 1 học sinh lên bảng
Bài 2: Viết theo mẫu: 36 : 9; 0 : 5; 88 : 11; 7 : 7
36 : 9 = = 4 0 : 5 = = 0
88 : 11 = = 8 7 : 7 = = 1
- Cả lớp làm bài, 2 học sinh lên bảng
Bài 3: Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng một phân số có mẫu số bằng 1: 6, 1, 27, 0, 3, 
6 = , 1 = , 27 = , 0 = , 3 = 
- Cả lớp làm bài, 1 học sinh lên bảng
III:Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh ôn lại phân số
lịch sử
Chiến thắng Chi Lăng
I: Mục tiêu: 
Nắm được một số sự kiện tiêu biểu về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn( tập trung vào trận Chi Lăng)
- Nêu các mẩu chuyện về Lê Lợi( kể chuyện Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần)
II: Đồ dùng dạy học:
- Hình lược đồ trận Chi Lăng
- Bảng phụ
- Sưu tầm một số mẩu chuyện về Lê Lợi.
III: Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Bài cũ
+ Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng, yêu cầu trả lời 2 câu hỏi cuối bài 15
+ Nhận xét việc học bài ở nhà của học sinh 
+ 2 học ... ớng dẫn làm vào giấy KT , theo dõi giúp đỡ học sinh yếu.
-GV thu bài để chấm .
3/ Củng cố: 
-Thế nào là văn miêu tả?
-Giáo dục học sinh hiểu thể loại văn miêu tảđồ vật.
-Nhận xét tiết học .
-Học sinh tự kiểm tra bài chuẩn bị cho nhau .Học sinh nối tiếp nhắc lại.
-Học sinh nối tiếp đọc đề.
-Làm bài vào giấy kiểm tra .
-Lớp thu bài.
-HS trả lời 
Lớp theo dõi.
Thể dục
Đi chuyển hướng phải, trái
Trò chơi:” Thăng bằng”
I. Mục tiêu :
 -Thực hiện cơ bản đúng đi chuyển hướng phải, trái. 
 -Học trò chơi: “Lăn bóng bằng tay ” Yêu cầu biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi.
 * Đối với HS khuyết tật biết cùng tham gia với các bạn trong lớp.
II. Đặc điểm – phương tiện :
 Trên sân trường, còi, kẻ sẵn các vạch , dụng cụ và bóng cho tập luyện bài tập “Rèn luyện tư thế cơ bản và trò chơi: Lăn bóng ”.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1 . Phần mở đầu:
-Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số.
-GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học.
 -Khởi động : HS giậm chân tại chỗ, vỗ tay và hát.
 +Chạy chậm trên địa hình tự nhiên quanh sân tập.
 +Khởi động các khớp cổ chân, cổ tay, gối, hông, vai.
 +Trò chơi : “Quả gì ăn được”.
2. Phần cơ bản:
 a) Đội hình đội ngũ và bài tập rèn luyện tư thế cơ bản:
 * Ôn tập đi đều theo 1 – 4 hàng dọc.
 -Cán sự điều khiển cho các bạn tập, GV bao quát chung và nhắc nhở những em thực hiện chưa chính xác.
 * Ôn đi chuyển hướng phải, trái
 -GV chia lớp thành các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định.
 -Tổ chức cho HS thi đua đi đều theo 1 – 4 hàng dọc và đi chuyển hướng phải trái. Lần lượt từng tổ thực hiện 1 lần và đi đều trong khoảng 10 – 15m. Tổ nào tập đều, đúng, đẹp, tập hợp nhanh được biểu dương, tổ nào kém nhất sẽ phải chạy 1 vòng xung quanh các tổ thắng.
b) Trò chơi: “Lăn bóng bằng tay”
 -GV tập hợp HS theo đội hình chơi và cho HS khởi động kĩ khớp cổ chân, đầu gối, khớp hông.
 -Nêu tên trò chơi.
 -GV hướng dẫn cách lăn bóng.
 -GV tổ chức cho hS chơi chính thức.
3. Phần kết thúc:
 -Đứng tại cho vỗ tay, hát.
 -GV cùng học sinh hệ thống bài học.
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
 -GV giao bài tập về nhà ôn động tác đi đều.
-GV hô giải tán.
6 – 10 phút
1 – 2 phút
1 phút
1 phút 
1 – 2 phút
18 – 22 phút
12– 14phút 
3 – 4 phút 
7 – 8 phút 
7 – 8 phút
4 – 6 phút
1 phút 
1 phút 
1 phút 
-Lớp trưởng tập hợp lớp 
 ====
====
====
====
5GV
-HS đứng theo đội hình 4 hàng ngang.
==========
==========
==========
==========
 5GV
-HS vẫn duy trì theo đội hình 4 hàng ngang. 
-Học sinh 4 tổ chia thành 4 nhóm ở vị trí khác nhau để luyện tập.
T1
T2
T3
T4
5GV
= ===
 = 5GV ===
= ===
= ===
= ===
-Chia HS trong lớp thành 2 đội, có số lượng người bằng nhau, mỗi đội tập hợp thành 1 hàng dọc, đứng sau vạch xuất phát và thẳng hứơng với 1 cờ đích. 
-Đội hình hồi tĩnh và kết thúc.
==== 
==== 
==== 
==== 
5GV
-HS hô “khỏe”.
Thứ sáu ngày 15 tháng 1 năm 2010
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Sức khoẻ
I.Mục đích, yêu cầu : 
 Biết thêm một số từ ngữ nói về sức khoẻ của con người và tên một số môn thể thao ; nắm được một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến sức khoẻ.
* Đối với HS khuyết tật không làm BT4
II. Chuẩn bị: 
Bảng phụ viết nội dung bài tập 1,2,3.
Vở bài tập tiếng việt lớp 4 tập 2
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ: 
 Gọi 2 HS kể về công việc trực nhật lớp. chỉ rõ câu Ai làm gì?
- GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới:
1. GTB:Nêu mục đích Y/C tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Gọi HS đọc nội dung bài tập(cả mẫu).
ND tìm các từ ngữ: 
Chỉ những hoạt động có lợi cho sức khoẻ.
Chỉ những đặc điểm của một cơ thể khỏe mạnh.
M : Vạm vỡ.
Bài 2 : Kể tên các môn thể thao mà em biết.
GV và HS nhận xét kết quả treo bảng của từng nhóm.
Bài 3: Tìm những từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống để hoàn thành các thành ngữ sau.
Bài 4: Câu tục ngữ sau nói lên điều gì?
“ Ăn đựơc, ngủ được là tiên.
Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo”
- GV gợi ý để HS hiểu rõ nghĩa
C: Củng cố dặn - dò:
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà hoàn thành vào vở bài tập 
2 HS đọc bài tập 3, tiết TLV trước.
Lớp nhận xét.
Lắng nghe.
HS đọc nội dung, xác định Y/C đề, trao đổi nhóm đôi để làm bài.
Đại diện nhóm nêu kết quả.
+ Tập thể dục, đi bộ, chạy, chơi thể thao.
+ Cân đối, lực lưỡng, rắn rõi.
- Trao đổi nhóm ( 2 bàn) 
HS ghi vào bảng phụ hoặc giấy khổ to. Thi giữa các tổ.
VD: Bóng đá, bóng chuyền.
 a)Khoẻ như voi( trâu, hùm).
b)Nhanh như cắt(gío, chớp, sóc, điện..)
- Nghĩa là có sức khoẻ tốt .
Có sức khoẻ tốt sung sướng chẳng khác gì tiên.
Lắng nghe, thực hiện.
toán
Phân số bằng nhau
I: Mục tiêu: 
 Bước đầu nhận biết tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau.
* Đối với HS khuyết tật không phải làm BT2
II: Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ, phấn màu, Băng giấy
HS: SGK
III: Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I: Kiểm tra bài cũ
 - Gọi HS chữa bài 3
8 = , 14 = , 32 = , 0 = , 
1 = 
- 1 học sinh chữa 
- Nhận xét cho điểm
II: Bài mới
1. Giới thiệu bài 
-HS ghi đầu bài
2. Hướng dẫn học sinh tính chất cơ bản của phân số 
- Dán 2 băng giấy như hình SGK
- So sánh 2 băng giấy? 
- Băng giấy một được chia làm mấy phần và tô màu mấy phần? 
- Băng giấy 2 được chia làm mấy phần và tô màu mấy phần? 
- 2 băng giấy bằng nhau
- Chia làm 4 phần bằng nhau và đã tô màu 3 phần tức là tô màu băng giấy
- Băng giấy 2 được chia làm 8 phần và tô màu 6 phần (tức là tô màu băng giấy )
* Chốt: băng giấy = băng giấy -> = 
- Cho học sinh nhận xét..
= = và = = 
- Hãy nêu tính chất cơ bản của phân số
+ Nếu nhân cả tử số và mẫu số của 1 phân số với cùng 1 số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho 
+ Nếu cả tử số và mẫu số của 1 phân số cùng chia hết cho 1 số tự nhiên khác 0 thì sau khi chia ta được 1 phân số bằng phân số đã cho
- 1 học sinh nêu như SGK
3. Thực hành
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống:
a) = = = = 
 = = = = 
= = = = 
b) = = ; = = 
 = = 
- Cả lớp làm bài, 2 học sinh lên bảng, mỗi học sinh làm 1 phần
HS1a) 
HS2b) 
Bài 2; Tính rồi so sánh kết quả
a) 18 : 3 và (18 x 4) : (3 x 4)
18 : 3 = 6
(18 x 4) : (3 x 4) = 72 : 12 = 6
Vậy 18 : 3 = (18 x 4) : (3 x4)
b) .
- Cả lớp làm bài, 1 học sinh chữa
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống:
a) = = 
 = = 
- Cả lớp làm bài, 2 học sinh lên bảng 
III: Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh ôn lại phân số bằng nhau
địa lý
Người dân ở đồng bằng Nam Bộ
 I/Mục tiêu:
 - Nhớ được tên một số dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ: Kinh, Khơ me, Chăm, Hoa,
 - Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nhà ở, trang phục của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
II/Đồ dùng dạy-học:
 - Tranh ảnh về nhà ở, làng quê, trang phục, lễ hội của người dân ở ĐBNB.
 -Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I.Kiểm tra bài cũ:
- Chỉ vị trí của ĐBNB trên bản đồ?
- Nêu 1 vài đặc điểm của ĐBNB?
II.Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2.Giảng bài:
a, Nhà ở của người dân
- Người dân ở ĐBNB thuộc những dân tộc nào?
- Quan sát hình 1, em hãy cho biết nhà ở của người dân thường phân bố ở đâu? vì sao?
* Người dân thường lập ấp, làm nhà ven sông, ngòi, kênh rạch.
- Phương tiện đi lại chủ yếu của người dân nơi đây là gì?
* Vì khí hậu nắng nóng quanh năm, ít có gió bão lớn lên người dân ở đây thường làm nhà rất đơn sơ. Nhà ở truyền thống của người dân Nam Bộ thường có vách và mái nhà làm bằng lá cây dừa nước...
2, Trang phục thường ngày của người dân ĐBNB trước ây có gì đặc biệt?
 - Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì?(cầu được mùa và những điều may mắn trong cuộc sống)
- Trong lễ hội thường có những hoạt động gì?(Đua ghe)
- Kể tên 1 số lễ hội nổi tiếng ở Nam Bộ? (lễ hội bà chúa xứ, hội xuân núi bà, lễ cúng trăng,...
III. Củng cố- dặn dò
- Đọc phần bài học trang 121
-Nhận xét tiết học.
- 2 HS
- 1 HS
-Người kinh, khơ me, chăm, hoa
- HS quan sát bản đồ
- 1 HS chỉ và trả lời
- xuồng ghe
- Trang phục phổ biến của người dân ĐBNB là quần áo bà ba và chiếc khăn rằn 
- HS làm việc theo nhóm. GV chia lớp làm 8 nhóm
- HS thảo luận theo nhóm
- Đại diện các nhóm HS trình bày trước cả lớp kết quả làm việc nhóm
- 2 HS
Tập làm văn:
Luyện tập giới thiệu về địa phương.
I. Mục tiêu:
- HS nắm được cách giới thiệu về điạ phương qua bài văn mẫu.
- Bước đầu biết quan sát và trình bày được một vài nét đổi mới ở nơi HS đang sống.
II. Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ một số nét đỗi mới ở địa phưng em.
Bảng phụ viết dàn ý của bài giới thiệu.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ: 
 Gọi HS nêu bài giới thiệu địa phương: Giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê hương em.
B.Bài mới:
1. GTB: Nêu mục tiêu tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
- GV tổ chức hướng dẫn HS làm lần lượt từng bài tập.
Bài 1: Đọc bài văn: Nét mới ở Vĩnh Sơn- trả lời câu hỏi.
Bài văn giới thiệu những đổi mới ở địa phương nào ?
Kể lại những nét đổi mới nói trên.
- GV: Đây là mẫu về bài văn giới thiệu . Hướng dẫn HS lập dàn ý một bài văn giới thiệu.
Bài 2: Gọi HS đọc, xách định Y/C của đề bài.
+ Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng của em.
- GV nhận xét , ghi điểm.
C: Củng cố dặn - dò
GV nhận xét tiết học.
Tổ chức cho HS treo các tranh ảnh về sự đổi mới của địa phương mà GV và HS đã sưu tầm được.
Dặn HS ghi bài giới thiệu vào vở bài tập, chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc lại bài.
Lắng nghe.
Trao đổi, làm bài, đại diện nhóm báo cáo kết quả.
Lớp nhận xét, thống nhất kết qủa.
+ xã Vĩnh Sơn, một xã miền núi , đói nghèo đeo đẳng quanh năm.
+ trước đây, người dân phát rẫy, làm nương nhưng nay biết trồng lúa nước2 vụ/năm, nghề nuôi cá phát triển.
- Đời sống của ngừơi dân được cải thiện.
+ Mở bài : Giới thiệu chung về địa phương em sinh sống( tên, đặc điểm chung).
+ Thân bài: Giới thiệu những đổi mới ở địa phương.
+ Kết bài: Nêu kết quả đổi mới ở địa phương, cảm nghĩ của em về sự đổi mới đó.
Đọc kĩ bài, nắm vững những Y/C tìm được nội dung cho bài giới thiệu.
Tiếp nối nhau nói nội dung các em trọn giới thiệu.
Thực hành giới thiệu những đổi mới của địa phương: + GT trong nhóm.
 + Thi giới thiệu trước lớp.
Lớp bình chọn người giới thiệu về địa phương của mình tự nhiên chân thực, hấp dẫn.
- Lắng nghe, thực hiện.
 Xác nhận của Ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20 Buoi 1 Day du Lop 4.doc