I.Mục tiêu: Biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 có thể viết thành một phân số. Bước đầu biết so sánh phân số với 1.
II.Chuẩn bị : Bộ đồ dùng học Toán .
III.Các hoạt động dạy và học :
1.Ổn định :
2.Bài cũ : - Gọi:
1. Đọc các phân số sau:
2. viết thương của các phép chia sau dưới dạng phân số: 3: 5 ; 6: 7
3. Viết số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số bằng 1: 15 ; 9; 63 Gv nhận xét và ghi điểm cho HS.
3.Bài mới :
Thứ hai, ngày 09 tháng 01 năm 2012 Tập đọc BỐN ANH TÀI (tt) I. Mục đích yêu cầu: Đọc rành mạch ,trôi chảy; biết đọc với giọng kể chuyện bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phú hợp nội dung câu chuyện . Hiểu ND: Ca ngợi sức khỏe ,tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh ,cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây. (trả lời được các CH trong SGK). *KNS: KN tự nhận thức; xác định giá trị bản thân; KN hợp tác, đảm nhậmn trách nhiệm. II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ nội dung bài, băng giấy hoặc (bảng phụ) viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc; Xem trước bài trong sách. III. Các hoạt động dạy - học: 1.Ổn định : Nề nếp- hát đầu giờ 2. Kiểm tra: Chuyện cổ tích loài người.Trong “ câu chuyện cổ tích” này thì ai là người được sinh ra trước nhất? Sau khi trẻ em sinh ra, vì sao cần phải có mẹ? Bố và thầy giáo giúp trẻ em những gì? Gv nhận xét và ghi điểm. 3. Bài mới: Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS -Gv giới thiệu bài, ghi bảng. 1: Luyện đọc - Gọi 1 HS khá đọc cả bài trước lớp. - Yêu cầu Hs đọc thầm và thực hiện chia đoạn. - Đ1 Từ đầu..yêu tinh đấy. - Đ2 Phần còn lại -2 HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn đến hết bài - GV theo dõi và sửa sai phát âm cho HS( lưu ý các từ ngữ dễ sai : vắng teo, sống sót, giục, núc nác, túi bụi -Hướng dẫn Hs nghỉ hơi đúng. - 2 Hs đọc nối tiếplần haikết hợp giải thích một số từ ngữ có trong đoạn mình đọc theo gợi ý của SGK . - GV kết hợp giải nghĩa thêm một số từ nếu thấy Hs lúng túng, chưa hiểu nghĩa. Núc nác: Một loại cây thân gỗ, lá chỉ có ở ngọn, quả rất dài, dẹt và rộng. Núng thế: lâm vào thế yếu, không chống đỡ được nữa. -GV tổ chức đọc nhóm đôi - Gọi 1 – 2 HS đọc cả bài. - GV nhận xét, tuyên dương. - GV đọc diễn cảm cả bài: nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm:vắng teo, lăn ra ngủ, hé cửa, thò đầu, lè lưỡi, đấm một cái, gãy gần hết, be bờ, quật túi bụi, 2: Tìm hiểu bài. _ 1HS đọc Đ1: *Tới nơi yêu tinh ở ,anh em Cẩu Khây gặp aivà đã được giúp đở như thế nào? -1HS đọc Đ2; *Thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em chống yêu tinh? *Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh? - Theo dõi, lắng nghe. - 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo SGK. - Thực hiện chia đoạn bài văn. - HS phát âm sai - đọc lại. - HS đọc ngắt đúng giọng. - Cả lớp đọc thầm phần chú giải trong SGK. - HS đọc nhóm đôi. - 1-2 em đọc, cả lớp theo dõi. - Lắng nghe. 1. Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây chỉ gặp một bà cụ còn sống sót. Bà cụ nấu cơm cho họ ăn, cho họ ngủ nhờ và còn đánh thức họ, gịuc họ chạy trốn khi thấy yêu tinh đã phát hiện ra họ. 2. Cuộc chiến đấu giữa bốn anh em Cẩu Khây với yêu tinh:Yêu tinh đập cửa ầm ầm. Cẩu Khây hé cửa, Yêu tinh thò đầu vào, lè cái lưỡi dài như quả núc nác, trợn mắt xanh lè.Nắm Tay Đóng Cọc đấm nó một cái làm nó gãy gần hết hàm răng..Cẩu Khây nhổ cây bên đường quật túi bụi. Nắm Tay Đóng Cọc be bờ ngăn nước,Móng Tay Đục Máng khơi dòng nước ,Yêu tinh núng thế phải quy hàng. 3.Anh em Cẩu Khây chiến đấu được yêu tinh là vì cả bốn người đều có sức khoẻ, có tài riêng và biết đoàn kết, hiệp lực lại chiến đấu hết sức dũng cảm. * Ý nghĩa của câu chuyệ nầy là gì ? 3: Luyện đọc diễn cảm - Gọi 2 HS đọc bài. Cả lớp theo dõi để tìm giọng đọc phù hợp cho từng đoạn. - Gv chốt cách đọc từng đoạn: - Yêu cầu HS luyện đọc đoạn 1 ;2 theo nhóm bàn. - Gọi một số nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp nhận xét, chấm điểm. - Nhận xét, tuyên dương và ghi điểm cho HS * Ca ngợi sức khỏe ,tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh ,cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây. - 3HS thực hiện đọc theo đoạn, lớp nhận xét và tìm ra giọng đọc hay. - HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm. + Đoạn đầu: đọc với giọng giọng hồi hộp. + Đoạn sau : đọc giọng gấp gáp, dồn dập( thể hiện cuộc chiến đầu quyết liệt) Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: vắng teo, lăn ra ngủ, hé cửa, thò đầu, lè lưỡi, đấm một cái, gãy gần hết, be bờ, quật túi bụi, - 2 cặp HS xung phong đọc. - Lớp nhận xét. - Lắng nghe, ghi nhận. 4.Củng cố: Gọi 1 HS đọc bài, nêu đại ý. - Nhận xét tiết học.Gv kết hợp giáo dục HS. 5.Dặn dò : -Về nhà học bài. Chuẩn bị bài Trống đồng Đông sơn. Thứ ba, ngày 10 tháng 01 năm 2012 KHOA HỌC KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM I.Mục tiêu: - Nêu được một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí :khối ,khí độc , các loại bụi , vi khuẩn, - KNS: KN tìm kiếm và xử lí thông tin về các hành động gây ô nhiễm không khí; Kn xác định giá trị ở bản thân, qua đánh giá các hành động liên quan tới ô nhiễm không khí.Kn trình bày tuyên truyền về việc bảo vệ bầu không khí trong sạch. II.Đồ dùng dạy –học: tranh, dụng cụ thí nghiệm: hộp đối lưu, nến, que diêm, miếng giẻ, nhang. Xem trước nội dung bài. III. Hoạt động dạy –học: 1. Ổn định : Chuyển tiết. 2. Kiểm tra: Gió có mấy cấp? Bão gây ra những tác hại gì? Có thể phòng chống bão bằng những cách nào?. Ở địa phương em dùng cách gì để phòng chống bão ? 3.Bài mới : Giới thiệu bài-Ghi đề Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HSø HĐ 1 : Tìm hiểu về không khí bị ô nhiễm và không khí sạch Yêu cầu hs quan sát hình vẽ, xác định các hình thể hiện bầu không khí trong sạch, các hình thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm và trình bày trước lớp . =>Theo dõi, nhận xét : * Hình 2 thể hiện bầu không khí trong sạch, cấy cối xanh tươi, không gian thoáng đãng. *Các hình cho biết không khí bị ô nhiễm là : Hình 1, hình 3, hình 4. - Không khí có những tính chất gì? - Thế nào là không khí sạch? - Thế nào là không khí bị ô nhiễm? HĐ2 : Tìm hiểu về nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. -Yêu cầu Hs nêu những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. =>Theo dõi, kết luận : Khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn là nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm. -Yêu cầu Hs nêu những cách có thể làm để tránh gây ô nhiễm không khí. =>Theo dõi, nhận xét, nhắc nhở Hs thực hiện để bảo vệ bầu không khí trong lành. Quan sát hình vẽ, nêu ý kiến cá nhân. Trả lời câu hỏi. - Trong suốt, không màu, không mùi, không vị không có hình dạng nhất định - Không khí sạch là không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị, chỉ chứa khói bụi, khí độc, vi khuẩn với tỉ lệ thấp, không làm hại đến sức khoẻ của con người. - Không khí bị ô nhiễm là không khí có chứa một trong các loại khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn quá tỉ lệ cho phép, có hại cho sức khoẻ con người và các sinh vật khác. Liên hệ thực tế, nêu ý kiến cá nhân. -Nhận xét, bổ sung. 4. Củng cố : - Gọi 1-2 em nhắc lại nnội dung chính của bài. Nhận xét tiết học. 5.Dặn dò:- Học bài và thực hiện đúng như điều vừa học. Xem trước các bài tập trong SGK. ĐẠO ĐỨC KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (T2) I.Mục tiêu : Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động. Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng , giữ ìn thành quả lao động của họ. *KNS: KN tôn trọng giá trị sức lao động; KN thể hiện sự tôn trọng lễ phép với người lao động II.Chuẩn bị : Các câu ca dao, tục ngữ, bài hát, truyện thơ, nói về người lao động. Sưu tầm truyện, thơ, bài hát, nói về người lao động; chuẩn bị đóng vai theo tình huống. III.Các hoạt động dạy và học : 1.Ổn định : 2.Bài cũ: Vì sao phải kính trọng, biết ơn người lao động? Nêu một vài biểu hiện thái độ kính trọng, biết ơn người lao động. Nhận xét và ghi điểm cho Hs. 3.Bài mới : Giới thiệu bài-Ghi đề : Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS HĐ 1 : Hướng dẫn Hs làm bài tập Bài tập 4 : Thảo luận và đóng vai theo tình huống. -Yêu cầu 1 Hs đọc các tình huống. -Phân công tình huống, yêu cầu nhóm thảo luận và thể hiện tình huống trước lớp, Hs các nhóm theo dõi đặt câu hỏi - Gv theo dõi, nhận xét. Bài tập 5 : Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát, tranh, ảnh, truyện, nói về người lao động. -Tổ chức cho Hs trình bày miệng trước lớp - Gv nhận xét, tuyên dương những Hs kể được nhiều câu ca dao tục ngữ nói về người lao động. Bài tập 6 : Kể, viết hoặc vẽ về một người lao động mà em kính phục, yêu quý nhất. -Yêu cầu Hs kể trong nhóm 3, lựa chọn câu chuyện hay để thể hiện trước lớp . =>Theo dõi, nhận xét. -Nêu yêu cầu của đề. -Đọc các tình huống. -Nhóm 1, 3 : tình huống 1. Nhóm 2,4 : tình huống 2. Nhóm 5, 6: tình huống 3. -Nêu yêu cầu. -Trình bày miệng. -Theo dõi, bổ sung. -Nêu yêu cầu. -Tập kể trong nhóm -Thể hiện trước lớp. HĐ 2 : Trò chơi “Đoán ô chữ” -Yêu cầu Hs nghe lời gợi ý, tìm ô chữ thích hợp * Lời gợi ý và ô chữ cho trò chơi “Đoán ô chữ” 1.Người sống bằng nghề làm ruộng 2.Người lao động luôn phải đối mặt với nguy hiểm, kẻ phạm tội 3.Người coi giữ, quản lí sách báo ở thư viện 4.Nhân viên y tế trong bệnh viện, có trình độ nhất định, đảm nhiệm việc chăm sóc bệnh nhân theo chỉ dẫn của bác sĩ, 5.Người làm nghề thiết kế kiến trúc chuyên nghiệp => Gv nhận xét, ghi nhận kết quả của các em.. -Yêu cầu hs đọc lại ghi nhớ -Theo dõi lời gợi ý. -Tìm ô chữ phù hợp. -Nhận xét, bổ sung. -2,3 em đọc, lớp đọc thầm 1.Nông dân. 2.Công an. 3.Thủ thư 4.Y tá 5.Kiến tru ... thực hiện theo các yêu cầu của Gv. => Tô màu băng giấy. - Thực hiện và trả lời câu hỏi. => Tô màu băng giấy. - So sánh và - Thực hiện phát biểu thành lời. - Nhắc lại ý chính theo bàn. Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số của cùng mộtphân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho. Nếu cả tử số và mẫu số của một phân số cùng chia hết cho một số tự nhiên khác 0 thì sau khi chia ta được một phân số bằng phân số đã cho. 2: Thực hành. - Yêu cầu Hs nêu yêu cầu bài tập 1. - Yêu cầu từng cá nhân thực hiện. Lần lượt lên bảng sửa bài. - Yêu cầu Hs nhận xét và sửa bài trên bảng. - Gv sửa bài. Hs nêu yêu cầu bài tập 1. -Từng cá nhân thực hiện. Vào vở - Hs nhận xét và sửa bài trên bảng. - Sửa bài theo đáp án trên bảng. a/ 3 3 x 4 12 8 8 x 4 32 48 48 : 8 6 16 16 : 8 2 b/ 4.Củng cố : - Gọi HS nhắc lại nội dung bài - Giáo viên nhận xét tiết học. 5. Dặn dò : Xem lại bài, làm các bài tập2, BT3 .. Chuẩn bị bài tiếp theo. TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG I. Mục đích yêu cầu: Nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn mẫu (BT1). Bước đầu biết quan sát và trình bày được một vài nét đổi mới ở nơi HS đang sống(BT2). II. Chuẩn bị: Tranh minh một số nét đổi mới của địa phương. Xem trước bài. III. Các hoạt động dạy - học : 1. Ổn định : Nề nếp – Hát đầu giờ . 2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: Hoạt động dạy của Gv Hoạt động học của Hs * Hướng dẫn Hs làm bài tập. Bài 1: - Gọi 1 HS đọc nội dung bài tập 1. Cả lớp đọc thầm và sau đó lần lượt thực hiện từng nội dung của bài tập. - Yêu cầu 1Hs đọc bài :Nét mới ở Vĩnh Sơn. -Yêu cầu Hs trao đổi theo nhóm bàn các câu hỏi sau: 1. Bài văn giới thiệu những nét mới của địa phương nào? 2.Kể lại những nét đổi mới nói trên? - Yêu cầu đại diện Hs các nhóm dãy trình bày trước lớp. Các Hs khác theo dõi, nhận xét xem bạn kể lại đã đạt yêu cầu, đã rõ ràng chưa. - GV nhận xét . - 1 em nhắc lại đề. - 1 em đọc bài 1, lớp theo dõi, đọc thầm và trao đổi các câu hỏi. - Hs 2 dãy trình bày trước lớp . Các Hs khác theo dõi, nhận xét xem bạn thuật lại đã đạt yêu cầu, đã rõ ràng chưa. 1. Bài văn giới thiệu những đổi mới của xã Vĩnh Sơn, một xã miền núi thuộc huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, là một xã vốn có nhiều khó khăn nhất huyện, đói nghèo đeo đẳng quanh năm. 2. * Người dân Vĩnh Sơn trước chỉ quen phát rẫy làm nương, nay đây mai đó, giờ đã biết trồng lúa nước 2 vụ/ năm, năng suất khá cao.Bà con không thiếu ăn, còn có lương thực để chăn nuôi. * Nghề nuôi cá phát triển. Nhiều ao hồ có sản lượng hàng năm 2 tấn rưỡi trên một héc- ta. Ước muốn của người dân vùng cao chở cá về miền xuôi bán đã trở thành hiện thực. * Đời sống của người dân được cải thiện: 10 hộ thì có 9 hộ có điện dùng, 8 hộ có phương tiện nghe- nhìn, 3 hộ có xe máy. Đầu năm học 2000-2001, số học sinh đến trường tăng gấp rưỡi so với năm học trước. -Yêu cầu Hs trao đổi để rút ra dàn ý chung. -Yêu cầu một số nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung các ý. - Gv giúp Hs đưa ra dàn ý : Kể những nét đổi mới của địa phương: - Hs trao đổi =>rút ra dàn ý chung. - 3-4 nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung các ý. Mở bài : giới thiệu chung về địa phương em sinh sống( tên, đặc điểm chung) Thân bài: Giới thiệu những nét đổi mới ở địa phương. Kết bài: Nêu kết quả đổi mới của địa phương, cảm nghĩ của em về sự đổi mới đó. Bài 2: - Gv giới thiệu bài 2, yêu cầu Hs đọc yêu cầu của bài - Yêu cầu Hs xác định trọng tâm của bài. - Yêu cầu một số Hs trình bày các nét đổi mới của làng xóm, địa phương nơi em sinh sống. - Hs đọc yêu cầu của bài và xác định trọng tâm của bài. 5-6 Hs trình bày các nét đổi mới của làng xóm, địa phương nơi em sinh sống. * Gv lưu ý một số điểm: Phải nhận ra được những đổi mới của làng xóm, nơi mình sinh sống để giới thiệu những nét đổi mới đó. Một số nét đổi mới, ví dụ: phát triển phong trào trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, phát triển chăn nuôi, phát triển nghề truyền thống, hệ thống giao thông đường bộ- đường thủy, giữ gìn xóm làng, xây dựng thêm nhiều trường học, chống các tệ nạn xã hội, Chọn một hoạt động thích nhất hoặc có ấn tượng nhầt để giới thiệu. - Yêu cầu Hs thực hành giới thiệu về địa phương mình trong nhóm bàn. - Gv tổ chức thi giới thiệu về địa phương mình trước lớp.Yêu cầu Hs các nhóm theo dõi và nhận xét chéo lẫn nhau. - Gv theo dõi và nhận xét, sửa trước lớp, tuyên dương những em giới thiệu về địa phương hay nhất, đặc sắc nhất. - Hs thực hành giới thiệu về địa phương mình trong nhóm bàn. - Hs các nhóm theo dõi và nhận xét chéo lẫn nhau. - Theo dõi, lắng nghe. 4. Củng cố:-Yêu cầu 2 Hs nhắc lại nội dung bài học. Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập vào vở. KĨ THUẬT VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ TRỒNG RAU, HOA I. Mục tiêu: Biết đặc điểm ,tác dụng của một số vật liệu ,dụng cu ïthường dùngđể gieo trồng chăm sóc rau, hoa. Biết cách sử dụng một số dụng cụ trồng rau ,hoa đơn giản.. II.Chuẩn bị: Hạt giống, phân hoá học, cuốc, cào, bình tưới, vòi xịt, Xem trước nội dung bài. III. Các hoạt động dạy – học : 1. Ổn định: Chuyển tiết. 2. Bài cũ: Vì sao nên trồng nhiều rau, hoa? Rau được sử dụng như thế nào trong bữa ăn hàng ngày ở gia đình em? Vì sao có thể trồng rau, hoa quanh năm và tồng khắp mọi nơi? Gv nhận xét và ghi điểm. 3. Bài mới: Hoạt động dạy của Gv Hoạt động học của Hs - Giới thiệu bài, ghi đề bài. HĐ1 : Những vật liệu chủ yếu được sử dụng khi gieo trồng rau, hoa. - Yêu cầu Hs vận dụng kiến thức của bản thân và theo dõi nội dung trong SGK trả lời các câu hỏi sau: H. Nêu tên và tác dụng của các vật liệu cần thiết thường sử dụng khi trồng rau, hoa? - Yêu cầu các Hs khác theo dõi, nhận xét và bổ sung các ý cho hoàn chỉnh. - Gv chốt các ý : Muốn gieo trồng bất cứ ở đâu thì cũng cần phải có hạt giống. Không có hạt giống, cây giống thì không thể tiến hành trồng trọt được.Cây cần dinh dưỡng để lớn lên, ra hoa, kết quả. Phân bón là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Đất trồng là nơi cây sinh sống và cung cấp các chất cần thiết cho cây sinh trưởng và phát triển. Trong điều kiện nếu không có vườn, ruộng thì ta có thể cho đất vào những dụg cụ như chậu, thùng, xô, hộp gỗ để trồng rau hoặc hoa. HĐ2: Tìm hiểu các dụng cụ gieo trồng, chăm sóc rau, hoa. -Yêu cầu Hs theo dõi nội dung mục 2 trong SGK và nêu các đặc điểm hình dạng, cấu tạo, các sử dụng một số vật dụng thường dùng để gieo trồng , chăm sóc rau, hoa. - Gv hướng dẫn cách trình bày : + VD: Cái cuốc: có hai bộ phận là lưỡi cuốc và cán cốc. Cách sử dụng : Một tay câm giữa cán, không cxầm lười cuốc, tay kia cầm gần phía đuôi cán. - Yêu cầu Hs thực hiện nhận xét phần trình bày của bạn và bổ sung các ý cho hoàn chỉnh. - GV nhận xét, đánh giá , liên hệ giáo dục các em phải thực hiện nghiêm túc các quy định về vệ sinh và an toàn lao động khi sử dụng các dụng cụ như không đứng hoặc ngồi trước người đang sử dụng cuốc, không cầm dụng cụ để đùa nghịch. Sau khi sử dụng phải rửa sạch dụng cụ và để vào nơi quy định. - Lắng nghe và nhắc lại đề. - Hs vận dụng kiến thức của bản thân và theo dõi nội dung trong SGK trả lời các câu hỏi. - Các Hs khác theo dõi, nhận xét và bổ sung các ý cho hoàn chỉnh. - Theo dõi, lắng nghe. - Hs theo dõi nội dung mục 2 trong SGK và nêu các đặc điểm hình dạng, cấu tạo, các sử dụng một số vật dụng thường dùng để gieo trồng , chăm sóc rau, hoa. - Hs thực hiện nhận xét phần trình bày của bạn và bổ sung các ý cho hoàn chỉnh. - Theo dõi, lắng nghe. 4.Củng cố : Yêu cầu Hs đọc phần ghi nhớ trang 49. Nhận xét đánh giá tiết học. 5.Dặn dò: - Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiếp theo. SINH HOẠT LỚP I. Nhận xét, đánh giá hoạt động trong tuần 20: Lớp trưởng điều khiển cho lớp sinh hoạt. Đánh giá các hoạt động tuần 20. Các tổ trưởng báo cáo tình hình trong tổ.Nhận xét ưu khuyết của từng cá nhân. Chi đội trưởng báo cáo tình chung của chi đội. Các thành viên có ý kiến. Giáo viên tổng kết chung . Lễ phép với thầy cô giáo, hoà đồng cùng bạn bè. Thực hiện tốt mọi nề nếp của trường, lớp. Nghiêm túc thực hiện giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh lớp học sạch sẽ. Đi học chuyên cần, có ý thức đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Thực hiện tốt an toàn giao thông. Chuẩn bị đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập . Học tập chăm chỉ. Duy trì phong trào “ Đôi bạn cùng tiến “ Các em có ý thức học tập tốt,hoàn thành bài trước khi đến lớp. Tham gia các hoạt động của trường. Thực hiện trực sao đỏ, trực thư viện tốt. II. Kế hoạch tuần 21: Duy trì những kết quả đạt được trong tuần 20 cố gắng phát huy hơn nữa ở tuần 21 Tiếp tục thực hiện tốt các quy định của trường, của lớp. Thực hiện đi học chuyên cần . Duy trì phong trào “ Đôi bạn cùng tiến” Chuẩn bị đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập. Tham gia tốt các phong trào của nhà trường và sinh hoạt Đội – Sao đúng lịch. Đoàn kết, giúp đỡ bạn.
Tài liệu đính kèm: